Cái Nhìn Con Người Tinh Tường Nghiêng Về Những Giá Trị Văn Hoá Truyền Thống


Văn Kháng đã nhìn rất rõ sự chao đảo của mỗi gia đình trong xã hội hôm nay và nhà văn cũng nhận thấy vai trò của gia đình trong sự phát triển chung của xã hội.

1.3.2. Cái nhìn con người tinh tường nghiêng về những giá trị văn hoá truyền thống

Cũng như các nhà văn thời kỳ đổi mới, tự nhận thấy dòng văn học chỉ hướng tới quần chúng để phát hiện ra con người mới với những phẩm chất công dân, phẩm chất cách mạng vì cái "ta" chung lúc này không còn phù hợp nữa nên Ma Văn Kháng đã có sự đổi mới tư duy nghệ thuật để bắt kịp với xu thế chung c ủa thời đại.

Trong thời kỳ Đổi mới, nếu Nguyễn Mạnh Tuấn tạo dựng hình mẫu người cán bộ tương lai trong bối cảnh cực kỳ sôi động; Nguyễn Khải có ý thức đi tìm vẻ đẹp của con người trong mỗi cuộc lựa chọn…thì Ma Văn Kháng lại săn tìm vẻ đẹp của con người trong các giá trị đạo đức truyền thống. Để rồi trong thập kỷ chuyển mình của văn học Việt Nam đương đại, tiểu thuyết Ma Văn Kháng đã ẩn chứa dấu hiệu đổi mới, mở ra những bình diện mới trong phương thức chiếm lĩnh hiện thực, trong sự lý giải và thể hiện con người.

Kể từ Mưa mùa hạ (1982) "tác phẩm là kết quả của những cơn ngẫu hứng dài chứa chan thi vị và hạnh phúc làm người". Ma Văn Kháng đã chuyển từ cái nhìn sử thi từ các tiểu thuyết viết về đề tài miền núi sang cái nhìn thế sự, đời tư, miêu tả con người ở chiều sâu tâm hồ n với những ước vọng tốt lành và cả những toan tính tầm thường, nhỏ nhen ích kỷ. Với Ma Văn Kháng cuộc sống hôm nay không hề đơn giản, nó chứa đựng bao nhiêu bất cập, phức tạp và bất trắc ngay từ những việc nhỏ nhặt xảy ra trong cuộc sống hàng ngày. Cái nhìn sắc sảo đã hướng Ma Văn Kháng vào từng ngõ ngách của đời sống hiện thực để soi rọi, phân tích lẽ đời, thói đời với tất cả các cung bậc của tình cảm và các mối quan hệ ở mọi góc cạnh, mọi phương diện, nhất là thế giới nội tâm trong mỗi con người.

Khác với cái nhìn sử thi về con người, con người lúc này không chỉ đơn thuần có nghĩa vụ công dân đối với đất nước mà còn có nghĩa vụ đối với gia đình, với mọi người và với chính bản thân mình. Ma Văn Kháng nhìn thấu con người trong cuộc sống hôm nay nhiều khi cái xấu, cái tốt, cái thiện, cái ác đan xen vào nhau khó tách bạch, thậm chí cái xấu, cái ác còn ẩn náu sau cái thiện, cái tốt để phá hoại cái tốt,


cái thiện. Trong thực tế có cái ác thuộc về bản chất, có cái ác, cái xấu lại được sinh ra từ sự tác động của môi trường, ho àn cảnh… hoàn cảnh nhiều khi chi phối và tạo ra bi kịch cho con người.

Thế giới con người trong cái nhìn của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới đông đủ các giai tầng trong xã hội và vì thế kiểu nhân vật cũng vô cùng phong phú, đa dạng và phức tạp. Với cái nhìn đầy trách nhiệm của mình, trước hết Ma Văn Kháng đã thấy rõ con người trước mọi bão táp vẫn giữ được giá trị đạo đức, văn hoá truyền thống, đó là những con người trí thức chân chính, những con người thị dân chân chính. Cái nhìn tinh vi s ắc sảo, nhà văn cũng đã phát hiện không ít những con người bị tác động của cơ chế thị trường đánh mất đi nhân cách làm người của mình…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Xuất phát từ cái nhìn nhân đạo, mong tìm kiếm những điều tốt đẹp cho sự phát triển nhân cách con người, Ma Văn Kháng đã đặt con người trong mối quan hệ nhiều chiều, nhiều bình diện đó là con người của đời sống riêng tư, của xã hội, của tự nhiên. Cái nhìn đó thể hiện một tư duy rất mềm dẻo, linh hoạt của Ma Văn Kháng. Ông đã thể hiện một tư duy nghệ thuật về con người của riêng mình.

Đọc các tác phẩm của Ma Văn Kháng có một điều dễ nhận thấy là, ô ng nghiêng hẳn về những giá trị tinh thần cội nguồn của truyền thống dân tộc mà phân loại đánh giá con người. Có thể nói, ngay từ đầu sự nghiệp văn chương, Ma Văn Kháng đã ý thức được sứ mệnh ngòi bút của mình viết là để khẳng định, bảo vệ giá trị chân chính của con người. Khô ng ngừng tìm tòi, đổi mới ngòi bút c ủa mình nhưng tất c ả sự đổi mới ấy đều được dựa trên những giá trị nhân văn chân chính. Bởi vậy, trong sáng tác của Ma Văn Kháng người đọc nhận thấy có không ít nhân vật biết vượt qua mọi bão táp cuộc đời để gìn giữ những giá trị ấy.

Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 5

Ngay trong những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, Ma Văn Kháng đã dành nhiều tâm huyết, tình cảm để xây dựng những con người trí thức chân chính. Nhân vật Trọng trong Mưa mùa hạ - vốn là một trí thức trẻ, tài năng, tâm hồ n trong s áng được kế thừa những đức tính tốt đẹp của người cha. Tốt nghiệp Đại học "loại xuất sắc", giỏi chuyên môn, rất thông thái và năng động, say mê đến cuồng nhiệt với khoa học nhưng lại bị "va vấp liên tục" bởi lẽ lúc bấy giờ cuộc sống có một luồng


gió độc từ bên ngo ài thổi vào, len lỏi từng góc cạnh của gia đình, thậm chí của từng con người. Trước những thói tệ tầm thường, đang ghen ghét, vây bủa và vùi dập nhưng anh vẫn vững vàng để thực hiện khát vọ ng và hoài bão của mình. Là người con của sông nước, Trọng đến với ngành thuỷ lợi bằng tất cả niềm say mê, nhiệt tình và tâm huyết. Yêu những con đê xanh có hàng ngàn năm tuổi, Trọng gắn bó với nó như máu thịt của đời mình. Ma Văn Kháng thực sự rung động khi miêu tả nhân vật Trọng, miêu tả cuộc chiến đấu của anh và đồng đội để bảo vệ con đê, hay nói đúng hơn là để bảo vệ đạo lý, nền văn minh dân tộc.

Tr ước những bủa vây của tệ nạn tiêu cực và sự bức bách c ủa vấn đề cơm áo hàng ngày, Ma Văn Kháng đã nhìn thấy sự ho ài nghi, phân vân ở mỗi người, nếu chỉ một tho áng do dự, ho ặc không tỉnh táo, quyết đoán là con người có thể sa ngã. Ý thức sâu sắc được điều này, Trọng đã lấy niềm say mê của mình, lấy công việc làm vui, vật lộn với mưa gió bão lụt, chiến đấu với quỷ thần không một chút đắn đo do dự. Gặp biết bao khó khăn, trở ngại trong quá trình nghiên cứu và tham gia trực tiếp vào cuộc đấu tranh giữa cái xấu, c ái tốt người kỹ sư trẻ tuổi này nhận ra rằng: "Cuộc đấu tranh trên những con đê có cái gì để gần gũi lắm với đời sống hiện nay". Bởi vậy, anh đã trực tiếp xuố ng hiện trường, tìm hiểu nguyên nhân, nghiên cứu gốc rễ của vấn đề để từ đó tìm ra hướng giải quyết, khắc phục hòng tiêu diệt lũ mối đục khoét trong lòng đê. Biết Hưng đố kỵ và lợi dụng quyền hành để loại anh ra khỏi công việc mà anh hằng say mê, gián tiếp phủ nhận công trình khoa học của mình, Trọng đã không đầu hàng. Không chỉ vậy, lá đơn xin vào Đảng bị kẻ xấu cố tình xuyên tạc, đặt điều nhưng Trọng không nản chí, anh đã trả lời thẳng với ông Chánh: "Tôi sẽ tiếp tục công việc của tôi, cũng như tôi sẽ vào Đảng" [25,280].

Ở Trọng luôn thể hiện một lý tưởng sống đứng đắn, một tâm hồn trong sáng nhiệt thành, một ý chí vươn lên mạnh mẽ đối lập hoàn toàn với những con người tiêu cực, những thấp hèn đang hoành hành trong xã hội.

Cũng như Trọng, ông giáo Cần - cha Trọng trong Mưa mùa hạ, một trí thức tài năng và tâm huyết, vì bị thói đời chèn ép, vì cảnh ngộ riêng phải xin nghỉ hưu sớm. Tr ước những hiện tượng tiêu cực ngoài xã hội, ông đã sống những ngày đêm tâm


trạng rối bời, u ám, ngọn lửa niềm tin hắt hiu muốn tắt, nhìn cuộc đời như một bức tranh xám xịt. Lương tâm trong sạch và ý thức dân tộc vẫn còn chưa nguội lạnh đã trào lên trong ông những trăn trở triền miên để phản ứng lại những cái xấu xa ngoài đời.

Những mẫu hình nhân vật này còn được Ma Văn Kháng tiếp tục khám phá ở các cấp độ cao hơn, với c ái nhìn đa diện hơn, trong s áng tác của mình sau này. Đó là những mẫu người như ông Bằng, Luận (Mùa lá rụng trong vườn); thầy giáo Đặng Trần Tự (Đám cưới không có giấy giá thú); Khiêm (Ngược dòng nước lũ ); và kiểu người lý tưởng như ông Thuần (Chó Bi - đời lưu lạc)…Họ là những trí thức chân chính suốt đời theo đuổi lý tưởng cao đẹp nhưng lại bị ném chìm vào một xã hội thực dụng, trong s ự băng ho ại về đạo đức và nhân cách nhưng vẫn cố gắng dùng sức lực nhỏ bé của mình để giữ gìn những giá trị đạo đức tốt đẹp của truyền thống dân tộc Việt.

Là một trí thức cũ sống hết mình với đạo đức truyền thống, ông Bằng (Mùa lá rụng trong vườn) luôn ung dung tự tại, ý chí nghị lực một cách thâm trầm, lấy sự bình ổn cân bằng làm căn bản, dùng thiện tâm để đối xử, bằng sự giúp ích cho đời để hiện diện. Ông sống theo phương châm "Coi trọng đạo lý, rời xa phù phiếm, kết hợp với đạo đức cuộc sống và tinh hoa của cha ông" [22,51]. Với cốt cách và chí hướng ấy, cả đời ông là một quá trình phấn đấu không mệt mỏi. Ông đã từng sống những ngày tháng hào hùng của Cách mạng tháng Tám năm 1945 ở thành Nam, đã từng gương cao lá cờ đỏ sao vàng vác ba lô đi kháng chiến ở Yên Bái, Tuyên Quang, rồi cũng đã có lúc hai vợ chồ ng phải xay lúa giã gạo thuê kiếm thêm tiền lưng gạo nuôi con… Hành trình của ông trên cõi đời lắm chông gai là thế nhưng cốt cách tinh thần riêng của ông không vì gặp khó khăn trở ngại mà nao núng, lu mờ.

Không phải là người có tài năng xuất chúng nhưng ông Bằng luô n chỉnh chu, đức độ và luôn có tinh thần cầu thị, được đồng nghiệp và mọi người nể trọng và tin cậy. Đối với gia đình, ông luô n lấy đạo đức, nhân cách, tình yêu và niềm tin của bản thân đối với văn ho á, đạo đức truyền thống của dân tộc để giáo dục con cái: "P hải giữ gìn các con ạ. Giữ gìn từ những cái nho nhỏ, vì từ cái nho nhỏ cộng lại thành văn hoá, nền tảng đạo lý đấy…" [22,60]. Suốt cuộc đời, ông vẫn luôn giữ được


phẩm giá cao ngạo, cứng cỏi cho mình mà không một thế lực hay thói hư tật xấu nào có thể làm ông lung lay chao đảo, ngược lại, như ngày càng được củng cố một cách vững chắc hơn. Ông dường như chính là hiện thân của ý thức hướng về cội nguồn dân tộc và giữ gìn truyền thống.

Nếu như ông Bằng là hình mẫu của lớp trí thức cũ thì Luận là hình mẫu của lớp trí thức hôm nay. Là một nhà báo, Luận luô n tỏ ra năng nổ, thông minh, trí tuệ sắc sảo, có lý tưởng, có trách nhiệm, có tình yêu thương tận tuỵ và biết xây dựng hạnh phúc gia đình trong điều kiện đời sống còn nhiều khó khăn. Vốn coi nhẹ giá trị vật chất, Luận chỉ chăm lo đến việc bồi bổ giá trị tinh thần, bồi dưỡng kiến thức để hoàn thiện kho tàng học vấn của anh và phục vụ cho nghề nghiệp. Luận "mê say đuổi theo sự làm giàu về một phương diện khác: Trí tuệ, tình cảm, đạo đức (…) hướng ho àn toàn về vẻ đẹp tinh thần, vẻ đẹp bên trong" [22,158]. Ta thấy, dường như không lúc nào Luận được nghỉ ngơi thực sự, anh làm việc cả khi đang ngủ, cả khi đang ăn. Trằn mình vào cuộc sống, ý thức được mối quan hệ cá nhân - gia đình- xã hội, ở nhà báo Luận luôn toả sáng một vẻ đẹp truyền thống với lòng nhân hậu, đằm thắm bao dung. Trước sự xói mòn khá nghiêm trọng về đạo đức trong nền kinh tế thị trường, những con người như Luận là một phần nhỏ để ngăn chặn những cơn sóng dữ không cho nó len lỏi vào từng cá nhân trong gia đình.

Với một nhãn quan tinh tường, Ma Văn Kháng đã hướng cái nhìn của mình vào số phận con người ở những cảnh đời khác nhau, để bầy tỏ sự xúc động chân thành trên mỗi trang văn của mình. Là một thầy giáo tài năng và tâm huyết, đã có hai mươi năm thâm niên trong nghề dạy học, Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) chính là hình ảnh của một nhà giáo lý tưởng "Mô phạm mà vẫn khô ng mờ nhạt lòng nhiệt thành nhiệt thành, tinh thần triệt để, cùng chiều sâu tri thức, sự phong phú của tình c ảm và sức lan toả của tư duy đã tạo nên một anh giáo Tự mực thước mà vẫn sâu sắc, đôn hậu mà vẫn uyển chuyển, đa cảm mà vẫn rắn rỏi, khô ng dễ uốn mình, cảm thông với mỗi sa sảy, yếu đuối của học trò" [70]. Thế nhưng Tự lại bị thói đời ngu dốt, vụ lợi và thói tham quyền cố vị của những kẻ đội lốt trí thức như Bí thư Dương, Hiệu trưởng Cẩm… chèn ép, trù dập không một lối thoát. Hơn nữa Tự còn


phải sống với một thực trạng cay đắng về sự phản trắc của vợ - một người đàn bà chỉ biết chạy theo đồng tiền và quên đi thiên chức làm vợ, làm mẹ, thậm chí cả những đạo lý trên đời.

Tìm hiểu kỹ về vấn đề này chúng tôi thấy, Nam Cao cũng đã hướng cái nhìn của mình vào tầng lớp trí thức như Hộ trong Đời thừa, suốt đời ôm mộng văn chương những mong "chỉ viết một quyển thôi, nhưng quyển ấy sẽ ăn giải Nobel và dịch ra mọi thứ tiếng trên to àn cầu" nhưng mộng không thành vì miếng cơm manh áo ghì sát đất. Cũng như Hộ, Thứ trong Sống mòn khát khao ho ài bão và khát vọng về lý tưởng nghề nghiệp. Bao nhiêu mơ ước, mộng tưởng đẹp đẽ là thế, vậy mà rốt cuộc, Thứ cũng chỉ là một ông giáo sống lay lắt mà đến không khí để thở cũng phải dè xỉn. Như vậy, Thứ và Hộ đều là những trí thức giàu nghị lực, lắm khát vọng nhưng rốt cuộc cũng chỉ là những kẻ sống mò n, sống trong đời thừa, ngay cả khi chết vẫn chưa làm được gì.

Khác với Nam Cao, bằng cái nhìn tinh tế sâu sắc và mới mẻ về người trí thức, Ma Văn Kháng không những thấy Tự nghèo, mà còn phải đối mặt với biết bao bỉ ổi, thô bạo và độc ác tinh quái cả trong gia đình và nơi công sở. Mặc dù phải sống trong những môi trường nhố nhăng đồi bại ấy, Tự vẫn có ý thức giữ gìn nhân cách người thầy để trở thành một tấm gương sáng về đạo đức trước biết bao thế hệ học sinh. Hết lòng truyền tải kiến thức và chăm lo vun xới những mầm xanh tương lai của tổ quốc, Tự đã dũng cảm lên tiếng để bảo vệ quyền lợi chính đáng cho các em để rồi bị quy chiếu là phần tử về tư tưởng có vấn đề. Đó là điều mà không phải bất kỳ người thầy nào cũng làm nổi. Thuật giáo viên dạy toán cùng trường với Tự đã nói: "Thầy phải ra thầy, khẩu hiệu hay tuyệt, nếu vậy, ở đây, anh Tự ở lại trường. Còn thì: tôi cút, ô ng cút, ông Dương cút, bà Thảnh cút". Chưa hết Thuật cũng từng nói trước hội đồng nhà trường rằng: "Thầy Tự đây được 10 điểm, tôi chỉ đáng 5, bà Thảnh 2. Còn ông, ô ng Cẩm điểm1 hay là dêzô ". Như vậy, ở cái trường Trung học số 5 này, chỉ có một mình Tự mới xứng đáng được gọi là thầy mà thôi.

Không c hỉ ở người thầy chân chính, Ma Văn Kháng còn nhận thấy phẩm chất của tầng lớp trí thức chân chính trong nhiều lĩnh vực. Là người lãnh đạo giỏi, ông


Thuần (Chó Bi - đời lưu lạc) đã mạnh dạn cải c ách trong sản xuất kinh doanh, đưa xí nghiệp vào con đường lớn. Chính vì thế những kẻ bảo thủ, bất lương đã ghen ghét tìm cách hãm hại ông, dẫn đến quãng đời bảy năm tù tội chất chứa bao oan khốc cay đắng. Nhưng ông vẫn tỏ thái độ tự tin bình tĩnh, bởi ông tin vào lẽ sống của mình cũng như đã tin vào chân lý vĩnh cửu. Trước sự nghi vấn của cơ quan chức trách, ông còn là con người thấu tình đạt lý, hiểu được đến tận cùng lẽ đời khi thường khi biến, thế nên cái thất bại của ông cũng chỉ là nhất thời thất thế của người quân tử trước kẻ tiểu nhân mà thôi. Vì xác định cho mình có một cách sống, ông luôn giữ được một phong thái đàng hoàng tự tin.

Cùng với Tự, Trọng, ông Thuần, nhà văn Khiêm trong "Ngược dòng nước lũ" cũng chất chứa trong mình bao phẩm chất tốt đẹp. Sống giữa đám đông tầm thường giả dối Khiêm đã biết tự vượt lên để bảo toàn khí tiết. Anh đã trải đời mình trên những trang viết để cho ra đời cuốn tiểu thuyết "Bến bờ". Nghiệt ngã thay khi "Bến bờ" hoàn thành thì cũng là lúc Khiêm bị cách chức, bị tước đoạt, do sự trả thù cá nhân hèn hạ của những kẻ vô học nắm quyền lực. Nhưng với cách sống thanh cao, trong sáng, luôn coi nhẹ địa vị quyền lực, anh đã tỉnh táo đề nhìn thấu đáo sự đốn mạt, bán rẻ nhân cách, tham lam quyền hành của một đám đông hỗn loạn trong cơ quan văn hoá.

Bằng cái nhìn tinh tế và mới mẻ, nhân vật trí thức lý tưởng của Ma Văn Kháng đều có những nhân cách đáng trân trọng. Họ không bị tiền bạc danh lợi cám dỗ, không bị cuốn vào xu thế thực dụng của số đông, luôn đấu tranh vượt lên hoàn cảnh số phận, để bảo toàn nhân phẩm. Họ không bị tha hoá, không chịu nhuộm đen, dù phải một mình "ngược dòng nước lũ". Họ dường như vượt lên trên mọi toan tính tầm thường.

Với một nhãn quan tinh tường Ma Văn Kháng không chỉ thấy ở tầng lớp trí thức chân chính hôm nay có những cái tốt, cái cao cả, mà nhà văn còn nhìn thấy mặt hạn chế, nhược điểm ở họ, điều đó cho thấy cái nhìn của Ma Văn Kháng rất đa diện, đa chiều. Nhìn chung những trí thức của Ma Văn Kháng đều là những người có lý tưởng, có nhân cách cao thượng, nhưng đôi khi họ lại nhu nhược, dễ đầu hàng và


chấp nhận hoàn cảnh. Tự, Khiêm, ông Thuần đều là những người như thế. Bi kịch của cuộc đời họ một phần cũng là do sự nhu nhược của chính họ tạo nên. Qua những nhân vật trí thức này, Ma Văn Kháng muốn gửi tới một thông điệp, người trí thức lý tưởng khô ng chỉ cần có cái tài, cái tâm mà còn phải biết hành động, dám hành động để tự khẳng định mình trong mọi hoàn cảnh.

Không chỉ tập chung khám phá tìm hiểu, con người và cuộc sống của tầng lớp trí thức chân chính, cái nhìn đa chiều của Ma Văn Kháng thấy cả những tri thức tha hoá, tri thức lưu manh. Thuật giáo viên dạy Toán của trường Trung học số 5 đại diện tiêu biểu cho giới trí thức tha hoá. Được xếp vào bậc tài trí trong giáo giới trong thành phố. Thuật vốn là một tài năng đích thực nhưng cuộc đời Thuật lại rơi vào vết trượt dài trên con đường tha hóa và bị lôi cuốn vào vòng xoáy đời thường với lối sống thực dụng, coi trọng lợi ích vật chất. Thuật đã ngang nhiên tuyên bố rằng: "Tôi không có động cơ khác nào là… tiền! Tiện đây, tôi xin công khai tô i dạy thêm một cua năm mươi giờ, bất kể giá cả trượt lên, hay trượt xuống, chỉ biết thu về đúng một chỉ" [21,152]. Học trò đã đặt biệt hiệu cho anh "Thuật… chó" không chỉ bởi Thuật nuôi và kinh doanh chó giống mà còn có một nguyên nhân khác xuất phát từ tư cách của anh. Cái biệt danh này vô tình đã khái quát sự tha hoá của Thuật. Thuật đã đánh mất nhân cách, từ bỏ tư cách của một người thầy, anh ta thông thuộc chuyện buôn bán chó hơn là nghiệp vụ giảng dạy. Kể cả cô giáo Thảnh, là một trí thức nhưng đã để những khát vọng vật chất, những khát vọng tầm thường lôi cuốn, trở thành trơ tráo, không còn nhân cách. Cũng như tầng lớp trí thức, tầng lớp thị dân trong cái nhìn của Ma Văn Kháng gồm đủ loại người tốt có, xấu có và những kẻ tha hoá cũng có.

Tiếp cận hiện thực, nghiên cứu khám phá hiện thực và con người nhiều tầng, ngòi bút của Ma Văn Kháng đã phát hiện ra vẻ đẹp của những giá trị đạo đức truyền thống. Trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ Đổi mới ta còn thấy xuất hiện rất nhiều những người tốt, những công dân lương thiện luô n quan tâm đến mọi người, sẵn sàng sẻ chia và cứu giúp nhau trong những lúc khó khăn như bà Lãng, cô Quyên, cô Đại Bàng…(Côi cút giữa cảnh đời). Cuộc đời của hai đứa trẻ côi cút

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 26/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí