Sự Chuyển Mình Mạnh Mẽ Của Một Cơ Chế Xã Hội Mới


Ma Văn Kháng đã từng tâm sự "Có sự tương hợp giữa thành nhân và đắc đạo văn chương". Chặng đường dài mấy chục năm qua c ủa Ma Văn Kháng đã chứng minh cho sự tương hợp ấy. "Tự rèn luyện mình để viết văn. Viết văn để tự rèn luyện mình" chu kỳ chuyển đổi đó không ngừng vận hành trong cuộc sống hàng ngày của Ma Văn Kháng. Từ một Đinh Trọng Đoàn ngơ ngác giờ đây đã trở thành nhà văn Ma Văn Kháng được bạn đọc mến mộ. Hàng ngàn trang sách của ông quện đặc tình yêu con người, tình yêu thiên nhiên và tình yêu cuộc sống.

Trải qua nhiều môi trường công tác, giữ nhiều chức vụ khác nhau, Ma Văn Kháng đã phát huy mọi khả năng của mình để quan sát cuộc sống ở nhiều góc cạnh. Làm việc không mệt mỏi sau mỗi chuyến đi, Ma Văn Kháng lại chắt lọc lại từng mẩu nhỏ của cuộc đời để tái hiện vào trong tác phẩm của mình. Bởi vậy, nhiều người đọc tác phẩm của Ma Văn Kháng cứ ngỡ rằng tác giả viết cho mình - Ma Văn Kháng là "nhà văn của mình".

Đến với văn học bắt đầu bằng thể loại truyện ngắn, được người đọc yêu mến qua những tập truyện ngắn đặc sắc, nhưng Ma Văn Kháng chưa hài lòng với phạm vi phản ánh của thể loại này. Ông nhận ra rằng: "Chỉ có tiểu thuyết viết theo quy luật sáng tạo nghệ thuật mới cho phép tôi chuyển hoá khối lượng vốn sống khá dày dặn sau nhiều năm tích luỹ, cho phép tôi phản ánh hiện thực một cách sâu sắc, cho phép tôi gửi gắm vào đó những suy nghĩ, những tình c ảm, những kinh nghiệm của cá nhân tôi" [30]. Như vậy, có thể thấy Ma Văn Kháng đã biến tất cả những cái mà mình đã thu lượm được, thành năng lượng tâm hồn và trào chảy ra đầu ngọn bút để tạo dựng cho mình một cái nhìn riêng đầy phong cách của một cây bút hiện thực, cảm thương, từng trải, tinh tế, gan ruột mà đằm thắm.

Nằm trong dòng chảy của văn học thời kỳ Đổi mới, các sáng tác của Ma Văn Kháng cũng có những thay đổi đáng kể với những bước đột phá về tư duy nghệ thuật. Nếu như những trang viết của Ma Văn Kháng trước thập kỷ 80 thể hiện cái nhìn mang tính sử thi, thì ở giai đoạn sau nhà văn đã chuyển sang cái nhìn thế sự đời tư. Cuộc sống hiện lên trong tác phẩm của ông giờ đây không còn đơn tuyến mà đa tuyến, nhiều chiều, cái xấu xen lẫn cái tốt, ma quỷ chen lẫn với thánh thần. Ông


quan tâm, phản ánh đến số phận con người trong nhiều quan hệ, nhiều ho àn cảnh khác nhau và cố gắng nắm bắt mọi khía cạnh của cuộc sống để lột tả nó một cách đầy đủ nhất trong tính đa dạng, toàn vẹn của nó…

Đó là một thách thức lớn đối với tất cả các nhà văn, kể cả những nhà văn luôn gắn mình với đô thị. Thách thức đó còn lớn hơn đối với một nhà văn có thời gian lâu dài sống xa nơi phố phường, đô hội như Ma Văn Kháng. Nhưng bằng tài năng, bằng sức sáng tạo và cả tấm lòng c ủa mình, Ma Văn Kháng đã thổi vào văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới một luồng sinh khí mới với cái nhìn tinh tế, sắc sảo, hướng thẳng vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống hôm nay.

1.2.2. Sự chuyển mình mạnh mẽ của một cơ chế xã hội mới

Cuộc kháng chiến chống Mỹ kết thúc thắng lợi năm 1975 đã đưa đất nước và nhân dân ta bước sang một kỷ nguyên mới - kỷ nguyên độc lập tự do và chủ nghĩa xã hội. Khi tiếng súng đã thật sự chấm dứt, thì hậu quả nặng nề của ba mươi năm chiến tranh chống Pháp và Mỹ vẫn để lại những ảnh hưởng c ủa nó, vì thế thời kỳ hậu chiến vốn đã khó khăn lại càng khó khăn. Công cuộc cải tạo và xây dựng xã hội chủ nghĩa đã bắt đầu bộc lộ những khiếm khuyết c ả trong nhận thức lẫn và thực tiễn, bên cạnh đấy là tình trạng suy tho ái về kinh tế, tệ nạn xã hội phát triển… Để đưa đất nước thoát ra khỏi cơn khủng hoảng và tình trạng bế tắc đó, Đảng ta đã lựa chọn con đường đổi mới, có thể nói đây là con đường phát triển tất yếu, có ý nghĩa sống còn của đất nước. Trong văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, Đảng ta đã kêu gọi "Đổi mới tư duy" trên tất c ả mọi phương diện và "Nhìn thẳng vào sự thật". Sự đổi mới ấy đã đem đến cho văn học một không khí mới - không khí dân chủ hoá, nói như PGS Nguyễn Văn Long "Dân chủ ho á đã thấm sâu và được thể hiện ở nhiều cấp độ bình diện của đời sống văn học" [42]. Các nhà văn được viết những gì họ nhìn thấy, cảm thấy kể cả những mặt trái của đấu tranh, mặt trái của cuộc sống. Có thể nói, dân chủ hoá đã tạo điều kiện cho văn học đề cập đến hiện thực trong và sau chiến tranh một cách toàn diện và sâu sắc hơn ở nhiều khía cạnh. Các nhà văn đã nhấn mạnh tư tưởng tôn trọng sự thật, nhìn thẳng vào sự thật vì "Sự thật luôn luôn là linh hồn của nghệ thuật chân chính" [43].

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Thực tế công cuộc đổi mới của văn học diễn ra không hoàn toàn đơn giản một chiều mà hết sức phức tạp, có nhiều ý kiến đánh giá khác nhau, thậm chí trái ngược nhau nhưng cũng chính điều này lại làm cho đời sống văn học sau Đại hội Đảng VI trở nên náo động hơn. Xét cho cùng, yếu tố quan trọng nhất để quá trình đổi mới văn học thành công là cái tâm trong sáng và trách nhiệm của người cầm bút. Nói như Hà Xuân Trường: "Đổi mới văn học, điều quan trọng nhất, quyết định là cái nhìn và cái tâm của lòng trong s áng nhân ái, cộng với ý thức đầy đủ và chức trách cao cả của văn học đối với con người, đối với cuộc đời, với nhân dân mình. Không có những cái đó thì không có đổi mới" [dẫn theo72,27].

Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 3

Xuất phát từ một cảm hứng mới, tiểu thuyết thời kỳ này cũng có những thay đổi cơ bản về phương diện nghệ thuật. Từ chỗ lấy sự kiện làm đối tượng hàng đầu để miêu tả hiện thực xã hội, tiểu thuyết đã hướng vào tâm hồn, tính cách số phận con người để soi chiếu trở lại lịch sử và xã hội. Cái nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết có những bước chuyển biến rõ rệt, tiểu thuyết đã trở thành thể loại đóng vai trò chủ đạo trong đời sống văn học. Đây chính là thể loại thích hợp, uyển chuyển và giàu khả năng nhất trong việc bám sát hiện thực cuộc sống và khám phá số phận, tính cánh con người. "Con mắt" tiểu thuyết trở thành công cụ soi chiếu cả bề rộng những vấn đề xã hội và bề sâu với từng số phận con người.

Nếu điểm những gương mặt tiêu biểu cho văn học Việt Nam thời kỳ Đổi mới, Ma Văn Kháng phải là một trong những người được ghi công hàng đầu. Cùng với Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Lê Lựu, Nguyễn Mạnh Tuấn... Ông đã dũng cảm tiên phong mở đường cho sự đổi mới của văn học Việt Nam. Đúng như đánh giá của PGS - TS Lã Nguyên "Trước làn sóng đổi mới dâng lên mạnh mẽ trong đời sống tinh thần của dân tộc, trong những điều kiện cực kỳ khó khăn của đất nước, sáng tác của Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng, Nguyễn Mạnh Tuấn…đã đốt lên nhiệt tình tìm kiếm chân lý. Hứa hẹn khả năng đổi mới văn học Việt Nam khi nó dám sòng phẳng với quá khứ, bất chấp mọi thế lực ngăn cản" [49,158]. Sự đổi mới trong tiểu thuyết của Ma Văn Kháng nói riêng và trong sáng tác của ông nói chung đều bắt đầu bằng cái nhìn nghệ thuật.


1.3. Cái nhì n nghệ thuật c ủa Ma Văn Kh áng trong ti ểu thuyết thời kỳ Đổi mới

1.3.1. Cái nhìn hiện thực sắc sảo hướng thẳng vào những vấ n đề nhức nhối trong cuộc sống

Khi chuyển hướng ngòi bút sáng tác của mình, Ma Văn Kháng đã nhanh chó ng tiếp cận một hiện thực phong phú, ngổn ngang, bộ n bề, phải trái trắng đen lẫn lộn, xen cài trong đó biết bao biến động.

Quả thực, nhiều chục năm nay, khi nói đến hiện thực trong văn học bên cạnh những mặt tích cực, phấn chấn hào hùng luôn được các nhà văn miêu tả một cách hào phóng, thì những mảng tối, những bóng đen nhiều khi còn quá gượng nhẹ, hoặc né tránh. Trong khi cái xấu, cái ác không biết từ lúc nào từ bóng tối đã lấn dần ra ánh sáng và biết bao con người lao động lương thiện đã lâm vào đau khổ, thậm chí tuyệt vọ ng. Cũng như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Nguyễn Mạnh Tuấn… Ma Văn Kháng đã "vục" vào cái sự thật tối tăm, oan khổ trong hầu hết các sáng tác của mình.

Đất nước ta vừa trải qua hai cuộc chiến tranh tàn khốc, nay trở về cuộc sống đúng với quy luật bình thường của nó, nhưng thực tế đó không hề diễn ra bình yên. Vố n đã quen với đời sống trong chiến tranh, nơi chỉ có mục tiêu duy nhất là đấu tranh giành độc lập tự do, giờ đây trước cuộc sống mới con người trở nên bỡ ngỡ, khó bề hoà nhập ngay được với cơ chế mới, hoàn cảnh sống mới. Đời sống của nền kinh tế thị trường lúc này là một thứ thuốc thử về năng lực và phẩm hạnh con người. Con người phải đứng trước những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống mà cuộc đấu tranh với chính bản thân là cuộc đấu tranh nhiều cam go nhất. Thử thách này không chỉ diễn ra với đại bộ phận người dân mà còn diễn ra ngay trong bộ máy chính quyền, quản lý Nhà nước. Trước thực tế không ít những kẻ được Đảng và Nhà nước giao trách nhiệm quản lý, giúp đỡ nhân dân đã thừa cơ hội "đục nước béo cò", đục khoét của Nhà nước, chèn ép, hành hạ những người dân lương thiện, Ma Văn Kháng đã nhanh chóng đưa hiện tượng đó lên từng trang sách của mình. Với cái nhìn sắc sảo và mới mẻ nhà văn đã nhìn hiện thực cuộc sống ở tầm vĩ mô để phát hiện nguyên nhân của sự thật đau lòng đấy chính là sự bất cập trong việc lựa


chọn cán bộ chủ chốt ở từng cơ quan, công sở, trường học. Ma Văn Kháng đã đưa ra ánh sáng sự ấu trĩ của xã hội ta một thời, đó là lý lịch hoá trong việc lựa chọn cán bộ lãnh đạo. Hơn thế, nhà văn còn nhìn thấu để leo lên được vị trí, để có được chức quyền, không ít người đã dùng thủ đoạn, kể cả những thủ đoạn trắng trợn, bỉ ổi nhất.

Trước những thói hư tật xấu đang hoành hành ngang nhiên tồn tại và ngày càng nảy nở, sinh sôi trong đời sống xã hội, làm tha hoá biến chất biết bao con người, đặc biệt là những hiện tượng tiêu cực của Cán bộ, Đảng viên trong một số cơ quan Nhà nước có thể trở nên nguy hiểm như "những tổ mối tiềm tàng trong lòng những con đê mà khô ng trừ được tận gốc". Ma Văn Kháng cảm thấy lo âu, trăn trở và muốn cất lên lời kêu cứu khẩn thiết cần phải chấn chỉnh lại cơ chế cũ của một nhà văn có cái tài, c ái tâm trong sáng, có trách nhiệm với cuộc đời trên những trang văn của mình.

Trong Mưa mùa hạ bằng mọi thủ đoạn hèn hạ và bất nhân, Hưng leo lên được quyền trưởng phò ng. Có quyền Hưng hiện nguyên hình là một kể tha ho á. To àn bộ động cơ sống của con người này toát lên mục đích thực dụng vị kỷ. Trước mặt đồng nghiệp ở cơ quan, Hưng đã trơ trẽn tuyên bố rằng: "Con người ta, anh quái nào chẳng vụ lợi… và nói chung ai cũng chính vì mình mà thôi" [25]. Biết Trọng là một kỹ sư giỏi, giầu nhiệt huyết, đầy hứa hẹn trong công tác chuyên môn, nghiên cứu khoa học và biết chắc một điều những thành công của Trọng là một điều vô cùng bất lợi đối với mình. Hưng đã lợi dụng quyền trưởng phòng để trù dập, để cản bước tiến của Trọng. Kết cục Trọng phải ở lại cơ quan chờ án kỷ luật. Hành vi thấp hèn của Hưng đã đẩy một con người tự tin, yêu đời đầy lý tưởng sống, một tâm hồn trong sáng nhiệt thành, một ý chí vươn lên mạnh mẽ rơi vào bi kịch xót xa khiến anh có lúc thầm chua chát "Nam đã chết còn anh đang chết mòn…".

Ông Lại, vốn là đồ tể ở cái ba toa cuối phố, vì "có công" "chạy ra đón bộ đội vào giải phóng thị xã" [21,102] thế là đương nhiên ông trở thành một người đã tham gia cách mạng. Đó là xuất thân và cũng là "thành tích" của Bí thư Thị uỷ của một thị xã miền cao trong Đám cưới không có giấy giá thú. Chỉ là một gã đồ tể, đi theo cách mạng có hai năm, tức hơn bảy trăm ngày cũng đã đủ vố n liếng để trở thành


một Bí thư Thị uỷ - kẻ có quyền hành tuyệt đối bao trùm lãnh địa, thực hiện quyền lực vào tất cả ngõ ngách c ủa đời sống. Chính vì thế, ông càng tỏ uy quyền bao nhiêu thì lại càng thể hiện sự ấu trĩ, vô văn hoá bấy nhiêu. Hãy nghe ông phát biểu trong buổi khai giảng năm học đầu tiên của một trường Trung học: "Hôm nay, thị xã ta khai giảng trường cấp 3, rồi đây chúng ta sẽ mở trường cấp 4, cấp 5, cấp 6. Cũng giống như Tỉnh ta có giống lợn lai kinh tế nhiều nạc, tăng trọng nhanh " [21,101- 102]. Công việc mở mang dân trí, khai sáng văn minh lại được Bí thư Thị uỷ ví như việc phát triển những giống lợn, khiến cho học sinh và những người thầy đứng ra gánh vác cái trọng trách to lớn ấy phải tủi hổ. Chưa hết, cực điểm của màn bi hài là ông đã hùng hồn tuyên bố trước toàn thể giáo viên và học sinh "Trí thức không bằng cục cứt chó khô đâu các người hãy nhớ lấy" [21,103] và tầng lớp trí thức tiểu tư sản chỉ là "cái sinh thực khí tức là cái của thằng đàn ông. Nghĩa là xung trận thì nó được kích thích thì nó cương cứng lên. Rồi sau đó lại ỉu xìu như thằng đã chết trôi" [21,103]. Làm sao có thể tưởng tưởng được những lời mạt sát vừa vô học, vừa bỉ ổi đó lại được phát ngôn từ một người đại diện cho Đảng. Đó quả thật là một thảm kịch cho một nền văn hoá mới.

Dưới c ái nhìn sắc sảo và mới mẻ của Ma Văn Kháng, chân dung của ô ng "quan Lại" được hiện lên một cách sống động, chân thực và sắc nét. Chân dung đó một lần nữa lại đươc tái hiện một cách rõ ràng hơn qua cuộc đối thoại giữa ông với thầy giáo dạy giỏi văn Đặng Trần Tự tại trường trung học số 5:

"- Anh có được người ta dạy chủ nghĩa Mác không? Có hiểu linh hồn chủ nghĩa Mác là gì không?

- Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa nhân đạo hoàn thiện, là chủ nghĩa tự nhiên hoàn bị. Lịch sử là một dòng chảy tự nhiên, ở ngo ài ý chí cá nhân. Là dòng chảy vô thức xã hội.

- Ngu! linh hồn chủ nghĩa Mác là chuyên chính!

- Người xưa nói: Ngựa vì buộc nó bằng giàm, ách nên nó mới lồng lên hung hăng. Trị người như trị ngựa, làm trái nhân tính sẽ gây rối loạn.

- Im đi! vừa phong kiến mà sặc mùi tư bản là anh! Cút! " [21,107-108].


Có thể nói đây rõ ràng là một cuộc quyết đấu giữa quyền lực và tri thức, nhưng đây là một cuộc chiến không cân sức khi tri thức và nhân cách chỉ là số ít mà quyền lực vừa đông, vừa mạnh lại có cả cái gan làm liều, do tự thị và vô học, để rồi đi đến một kết cục đ au thương, khi c ái đẹp, cái tốt, cái cao cả bị chà đạp.

Cái nhìn sắc sảo của Ma Văn Kháng còn nhận thấy hậu quả khôn lường của sự ấu trĩ và bất cập ấy. Nhà văn nhìn rõ khi cái dốt, cái ác nắm quyền lực thì hậu quả của nó thật khôn lường. Thầy giáo Tự (Đám cưới không có giấy giá thú) còn khốn đốn vì Bí thư Dương và Hiệu trưởng Cẩm. Từ một bí thư Đoàn xã trình độ văn hoá lớp 7, nhờ sức vóc, đạt giải chạy 1000 mét ở Huyện, Cẩm được đề bạt làm cán bộ Đoàn, và được mời vào dạy thể dục ở một trường c ấp II. Do có một vài năm thâm niên trong nghề, Cẩm được cử đi học Đại học theo ý đồ vạch sẵn.

Lợi dụng kẽ hở trong quản lý cùng với năng lực "chạy", Cẩm nghiễm nhiên trở thành một hiệu trưởng trường c ấp III. "Cẩm là loại trí thức giả danh dốt nát và bần tiện". Hiệu trưởng Cẩm của cái trường cấp III bất hạnh ấy, "chính là sản phẩm của một thời lấy lý lịch ba đời nghèo khổ, lấy tấn phân xanh phân chuồng làm thước đo giá trị của mỗi con người". Với lối đề bạt như vậy, lại thêm cái thói tham lam vô độ, bần tiện, liều lĩnh và luôn thèm khát địa vị, Cẩm đã làm điêu đứng, tổn thương biết bao nhiêu người chân chính như ông Thống, như Tự…

Cũng như Cẩm, Dương đã đạt lên tới đỉnh cao của danh vọng, tuy nhiên con đường tiến thân của Dương nhanh gọn hơn. Trình độ văn hoá mới chỉ là lớp nhì năm thứ nhất nhưng Dương tốt nghiệp lớp lý luận cấp cao nên ông ta được Bộ Giáo dục đưa sang làm giáo viên dạy chính trị - Bí thư chi bộ nhà trường. Là giáo viên dạy chính trị nhưng ông Bí thư chi bộ của nhà trường này đã trở nên bất hủ với lời giải thích: Mác xít là tên gộp của hai vị lãnh tụ cộng sản C.Mác và Xíttalin ghép lại. Ông còn đồng ho á với chức vụ và càng thâm niên đảm nhiệm chức vụ ông càng xa cách con người bình thường tự nhiên, càng bộc lộ rõ trình độ văn ho á cấp I của mình. Ông cho rằng: "Văn chương tự cổ vô bằng cứ. Văn chương là tư tưởng. Mà tư tưởng thì nó như con lươn rúc bùn, như anh chàng Tôn Ngộ Không bảy mươi hai phép biến hoá thần thông, sai đấy, đúng cũng đấy, lập lờ phản trắc cũng là ở đấy…"


[21,176]. Dương còn một thói xấu nữa là nhân danh cán bộ Đảng, tự cho mình có quyền bóc thư người khác để xem trộm. Thật là một hiện tượng kỳ quặc, một sự thiếu văn hoá lạ lùng. Đặc điểm của người ít học, kém trí tuệ được ông "phát huy" một cách triệt để. Ông hay quan trọng ho á và lên mặt cường điệu về vai trò của mình…Tiếc thay công tác Đảng, các động lực vĩ đại của cộng sản, cái linh hồn sống động của sự phát triển, thông qua ông Dương đã biến thành một chuỗi công việc đối phó vặt vãnh, ngờ nghệch. Có những khi ông Dương được miêu tả là một ông lão cổ hủ, dốt nát, lúc lại hiện nguyên hình là một gã cảnh sát chỉ nhằm phạt vi cảnh người bộ hành, lại có lúc hành tung c ủa một tên mật thám quỷ quyệt.

Đó là những kẻ "bất tri" nhưng lầm tưởng là "tri" và tự giao cho mình cái quyền dạy cách làm người cho giáo viên và học sinh. Ấy thế mới nảy sinh ra những nghịch lý, cái xấu ngồi trên cái tốt, c ái vô văn ho á dẫm đạp lên cái có văn hoá, cái ngu dốt ngự trị tài năng. Sự đảo ngược các giá trị đó đã làm cho những người tâm huyết như Ma Văn Kháng dằn vặt đến đau đớn. Viết về nhà trường đấy nhưng thực ra Ma Văn Kháng muốn đề cập đến một vấn đề xã hội rộng lớn hơn. Câu chuyện tiêu cực ở trường Trung học số 5 này, mang dấu ấn và là sản phẩm của một giai đoạn xã hội mang nặng tính chất giáo điều, máy móc áp đặt, lối làm việc chạy theo thành tích giả dối trong công việc, trong quan hệ đối xử giữa con người với con người. Những kẻ nắm quyền lực đã tỏ ra khô ng xứng đáng với trách nhiệm của mình và là những kẻ tồi tệ, không thể chấp nhận được.

Hướng thẳng cái nhìn sắc sảo, tinh vi của mình vào những vấn đề nhức nhối trong cuộc sống, Ma Văn Kháng còn chỉ ra cái ác, c ái xấu không chỉ tồn tại ở một cá nhân mà là một liên minh những kẻ cầm quyền tha ho á, lợi dụng chức quyền hãm hại người dân lương thiện. Trong Chó Bi - đời lưu lạc, liên minh đó bao gồm; Viễn cụt, mụ Lên, Xuân Chương và gã y sỹ nửa mùa… Viễn là chủ tịch phường, Lên là chủ nhiệm cửa hàng kinh doanh tổng hợp, Xuân Chương được phân công chuyên trách tư tưởng của cả phường. Cả ba đều thuộc diện ưu đãi của chính sách. Viễn khai là thương binh què chân, Xuân Chương khai là thương binh loại nhẹ, lý lịch ghi có thời đi thanh niên xung phong tuyến lửa, còn mụ Lên khai là vợ liệt sĩ.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 26/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí