Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 9


và hiện đại, vấn đề cá nhân - gia đình, vấn đề lý tưởng và hiện thực, vấn đề đạo đức giữa con người với con người… Bởi với Ma Văn Kháng, bạn đọc không phải là người tiếp thu một cách thụ động, không phải là đối tượng để "mách nước", "chỉ bảo" mà là đối tượng độc thoại chân lý. Mặt khác chân lý cũng chỉ có thể nảy sinh trong quá trình cọ sát, va xiết giữa các ý kiến khác nhau. Điều này đã tạo nên tính chất dân chủ, bình đẳng, gần gũi trong mối quan hệ giữa nhà văn và bạn đọc, một sự đổi mới so với văn học giai đoạn trước.

Với Ma Văn Kháng, văn chương là "chuyện đời", là "dòng đời, mạch sống với những dòng chìm nổi, mạch ngầm, mạnh lộ thiên". Để nắm bắt được chiều sâu hiện thực ấy, nhà văn luôn có ý thức nâng cao tầm triết luận trong sáng tác của mình.

Đã từng sống và làm việc ở nhiều môi trường khác nhau, hơn ai hết Ma Văn Kháng là người chứng kiến những éo le trái ngang của cuộc đời nên ông hiểu sâu sắc những nghịch cảnh trong xã hội đương thời. Mỗi chi tiết của câu chuyện, mỗi lời nhân vật hay chính toàn bộ tác phẩm là sự khái quát về một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Giọng điệu triết lý, triết luận được thể hiện hầu hết qua c ác tác phẩm thời kỳ Đổi mới Mưa mùa hạ, Mùa lá rụng trong vườn, Đám cưới không có giấy giá thú… Thời kỳ này quan điểm nghệ thuật của Ma Văn Kháng đã có sự chuyển biến rõ rệt. Không gồng mình lên để phê phán cái ác, cái xấu ở đời như Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan…, Ma Văn Kháng đã theo một cách riêng của chính mình để suy ngẫm về lẽ đời, về cuộc sống, để bảo vệ những giá trị thiêng liêng của cuộc sống.

Trong c ác sáng tác viết về gia đình, Ma Văn Kháng đã khai thác thành công ngôn ngữ độc thoại nội tâm để nhân vật bộc lộ tình cảm, nghĩ suy, quan niệm về cuộc sống của mình. Nắm vững quy luật phát triển, nhà văn để cho nhân vật lý giải các mối quan hệ trong cuộc sống gia đình. Luận (Mùa lá rụng trong vườn) khi bàn về tương lai của gia đình đã khẳng định: "Gia đình, cái hình thái kết hợp lạ nhất của loài người, hình ảnh thu nhỏ của đời sống xã hội, rồi đây trong bước phát triển vũ bão của cuộc sống còn nảy nở thêm bao s ắc thái mới mẻ trong các mối quan hệ,


nhưng với nó, ước mong no ấm, yên vui, hạnh phúc có bao giờ thôi là ước mong muôn thủa vĩnh hằng" [22,63].

Giọng điệu triết lý, triết luận của đoạn văn trước hết được tạo bởi sự am hiểu sâu sắc của tác giả về gia đình. Theo ông, gia đình - "Cái hình thái kết hợp lạ nhất của loài người" ấy luôn vận động và phát triển khô ng ngừng. Chính nó là tiêu điểm đánh dấu sự vận động của xã hội loài người. Nhưng cái đích cuối cùng mà nó hướng tới bao giờ cũng là sự yên ấm hạnh phúc.

Khi chứng kiến tấn bi kịch gia đình, nhìn thấy những thay đổi ngoài xã hội đường phố, Luận đã tỏ rõ cơn bi phẫn từ vị trí nạn nhân "Có bao giờ con người hài lòng với mặt tối của hịên thực. Căm phẫn là cần nhưng không khó với bất cứ ai có lương tri. Chửi rủa càng là sự dễ dàng. Một chỗ đứng cao hơn, mà vẫn không là kẻ trong cuộc, mà không phải là bàng quan, là chai lỳ, vô cảm là thế nào" [22,266]. Trong cơn nhiễu loạn nhiều chiều của cuộc sống, Luận điềm nhiên phân tích và có những kết luận thuyết phục từ sự đối chiếu giữa hai thái độ ở hai hoàn cảnh khác nhau "Cái thiện, cái hợp lý bao giờ cũng có sức mạnh tự thân. Và thiên hướng trở về với cái thiện cái hợp lý là mạnh mẽ, ở ngay cả trong lúc cái xấu còn mạnh" [22,267]. Trước bất kỳ sự việc gì Luận cũng dành thời gian để suy ngẫm và rút ra một điều gì đó, một kết luận nào đó cho riêng mình. Mỗi một sự quan sát của Luận đều có thể trở thành một trải nghiệm, một kinh nghiệm quý báu đối với anh. Luôn luôn phân tích, lý giải là cách để Luận tìm ra những biện pháp tốt nhất, hữu ích nhất cho công việc của mình cũng như cho những vấn đề của anh và gia đình.

Trong sáng tác của mình, Ma Văn Kháng thường sử dụng giọng điệu triết lý, triết luận rất tự nhiên. Giọng điệu đó có khi từ lời của người kể chuyện, có khi từ chính nhân vật trong chuyện. Qua đó làm tăng ý vị hấp dẫn và chiều sâu tư tưởng của tác phẩm.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.

Không phải là thường xuyên, nhưng có lúc Ma Văn Kháng còn sử dụng giọng điệu triết lý triết luận để bộc lộ quan điểm của mình về nghề văn. Ông cho rằng, "Văn là văn. Văn không phải là chính trị, kinh tế học được hình ảnh hoá. Văn cũng chẳng phải là cỗ đại xa mang nhãn hiệu Komatsu hay Côccum có sức chở ba chục


Nghệ thuật tiểu thuyết của Ma Văn Kháng thời kỳ đổi mới - 9

tấn hay chiếc xe bò bánh gỗ chở lổng chổng trên nó mấy thứ hàng tư tưởng rẻ tiền hay đắt giá. Văn là chính nó, ở chỗ nó chỉ có mỗi một nhiệm vụ là miêu tả con người một cách văn chương. Nó tự nhiên như đời sống vì chính nó là đời sống. Chi phối nó chỉ có một sức mạnh duy nhất của đời sống" [26,149]. Tác phẩm văn học vố n là sản phẩm sáng tạo của nhà văn, bởi vậy, theo Ma Văn Kháng văn học phải phản ánh cuộc sống nhưng phản ánh theo kiểu của nó. Cái lối thưởng thức tác phẩm dùng gương soi vào đời sống để xem nó đúng hay sai với nguyên mẫu rồi từ đó định giá cho nó giờ không còn phù hợp nữa. Ma Văn Kháng đã thực hiện những điều tâm niệm của mình, thông qua việc bày tỏ quan niệm về văn chương và nghề văn. Ông luôn nỗ lực sống thực với cuộc sống, dùng ngay đời sống, chứ không phải một cái gì khác ở ngoài đời sống. Chính điều đó đã đem lại cho văn chương của Ma Văn Kháng sự gần gũi với cuộc đời và con người.

Thực ra không phải đến Ma Văn Kháng tính triết lý trong văn chương mới xuất hiện. Tính triết lý trong văn chương đã xuất hiện ngay từ những năm đầu thế kỷ XX, đặc biệt là giai đoạn 1930 - 1945. Các nhà văn thường qua hình tượng nhân vật của mình để phát biểu những chiêm nghiệm, những nhân sinh quan, những khát vọ ng lý tưởng mà họ đam mê ô m ấp, ước mơ. Lý tưởng ước mơ vốn đẹp mà cuộc đời lại khắc nghiệt vô cùng. Trong số những nhà văn giai đoạn này, Nam Cao được coi là người thành công hơn cả. Xoáy sâu vào bi kịch tinh thần của những con người trí thức, những con người có tài năng, có nhân cách, có lý tưởng xã hội cao cả, muốn sống bằng lao động sáng tạo của mình, nhưng vì gánh nặng cơm áo mà cuộc sống của họ trở nên vô nghĩa, họ đều phải trăn trở, xót xa vì cho đến chết mà vẫn chưa làm được gì cả "Chết mà vẫn chưa sống".

Nhân vật Thứ trong Sống mòn từng ôm mộng vào Đại học, được sang Tây, được nhìn xa biết rộng, để tu luyện thành tài và phụng sự cái lý tưởng của mình - lý tưởng đó "đem những sự thay đổi lớn lao cho c ái xứ sở của mình". Bao nhiêu ước mơ, mộng tưởng đẹp đẽ, cao xa là thế, vậy mà, Thứ cũng chỉ là ông giáo nghèo khổ sống lay lắt. Có những lúc Thứ phải thốt lên một cách đau đớn "Sao mà cái đời nó tù túng, chật hẹp, nó bần tiện thế! Không bao giờ dám nhìn cao một tí. Chỉ những lo


ăn, lo mặc. Hình như tất cả nguyện vọng, tất cả mong ước, tất cả mục đích c ủa đời chỉ là mỗi ngày hai bữa. Bao nhiêu tài trí, sức lực đều chỉ dùng vào việc ấy, khổ sở cũng vì thế, mòn mỏi tài năng cũng vì thế nốt" [5].

Nếu trong các sáng tác c ủa Nam Cao giọng điệu triết lý của ông tập trung đi sâu phản ánh và tố cáo bản chất của xã hội cũ, bằng cách để những nhân vật này rơi vào bi kịch đứng giữa ngã ba đường, giữa lý tưởng nghề nghiệp và nhu cầu cơm áo, gạo tiền, thì ở Ma Văn Kháng, ông đã để cho nhân vật của mình được soi chiếu nhiều chiều, nhiều góc độ trong nhiều mối quan hệ của đời sống. Nhân vật của Ma Văn Kháng nhiều khi trở thành nạn nhân của cái ác, c ái xấu, cái bỉ ổi đê tiện và quyền lực. Chính vì vậy, giọng điệu triết lý, triết luận của Ma Văn Kháng mang một sắc thái mới với một độ sâu lắng cần thiết trong tác phẩm.

Ma Văn Kháng đã mở rộng, đào sâu bằng những trực cảm, dự báo những suy tư triết luận về cuộc đời về số phận trí thức Việt Nam. Tiểu thuyếtĐám cưới không có giấy giá thú của Ma Văn Kháng ngay từ đầu đã cuốn hút người đọc bởi những suy nghĩ, những chi tiết mới mẻ, sống động, qua cách thể hiện đầy tâm huyết của nhà văn. Nhân vật chính của cuốn tiểu thuyết là thầy giáo dạy giỏi văn - Đặng Trần Tự. Trải qua hai mươi năm thực hiện cuộc hành trình tâm hồn để đi tới ngày "thành hôn" của mình với những điều mình tôn thờ, Tự đã phải trải qua bao gian truân vất vả, Ma Văn Kháng nhiều lần triết luận về vấn đề này: "Cuộc hoà hợp của thi sĩ với đối tượng yêu dấu của mình là một cuộc hôn phối tuyệt đẹp. Đó là cuộc hôn nhân của thi sĩ với lý tưởng"; "Vì sao Tự không gặp được lý tưởng, cuộc kết hôn của anh với cái đẹp của chủ nghĩa mà anh tôn thờ không thành? Một đám cưới không thành một hành trình trắc trở" [21,331]. Trước số phận, bi kịch của mỗi nhân vật trí thức trong tác phẩm, nhà văn không tố khổ, không kêu cứu một chiều mà ông đã đối thoại với bạn đọc: "Trách ai bây giờ. Phải ngồi lại với nhau để bàn bạc cho ra nhẽ. Vở bi kịch còn đang tiếp diễn và không chỉ là cá biệt. Việc này có quan hệ với tất cả. Mỗi người trong tất c ả, hãy cất tiếng nói của mình từ thực nghiệm của chính mình" [21,367].


Trong cái nhìn của Ma Văn Kháng, cuộc sống hôm nay còn nhiều điều bất ổn, cái xấu đang xâm nhập vào từng gia đình, từng cá nhân làm ảnh hưởng khô ng ít đến sự phát triển chung của dân tộc. Trước sự thật nhức nhối, Ma Văn Kháng luôn trăn trở day dứt về những thực trạng đau lòng: "Học sinh cứ đỗ nhiều đi, nhưng kỹ sư ra trường xây cầu thì đổ. Huân chương thì mỗi năm một nhiều, nhưng xã hội mỗi năm một thêm suy đồi, thân phận con người bé nhỏ vẫn không thoát khỏi vòng khốn đốn" [21,331].

Khái quát cuộc sống bằng giọng điệu triết lý, triết luận với những lý giải sâu sắc, chứng tỏ trách nhiệm của các nhà văn trước cuộc đời. Nỗi trăn trở lớn nhất của nhà văn là căn bệnh thành tích. Ma Văn Kháng nhìn thấy rõ hậu quả khôn lường của nó. Sự phân tích lý giải của ông như một lời cảnh báo cho tất cả chúng ta. Tác giả muốn cùng người đọc nhìn nhận lại hiện thực của cuộc sống từ đó nhìn lại chính con người mình, xét lại toàn bộ những suy nghĩ, hành động của mình, để thay đổi theo tinh thần mới của Đảng.

Vốn là một nhà văn luôn có xu hướng tăng cường đậm đặc giọng điệu triết lý, đối thoại trong sáng tác của mình, trong các tác phẩm của Ma Văn Kháng nhiều khi người đọc bắt gặp từ những câu chuyện tưởng chừng như rất vặt vãnh, bé nhỏ nhưng qua sắc thái giọng điệu triết lý, bàn luận, nhận xét của nhà văn hay của nhân vật trong tác phẩm, đ ã làm tư tưởng, chủ đề mở rộng, tầm triết lý, khái quát của tác phẩm được nâng cao. Đúng như Phó giáo sư - Tiến sĩ Lã Nguyên từng nhận xét: "Mang chiều sâu của triết luận nhân bản về đời sống, nội dung xã hội của tác phẩm Ma Văn Kháng bao giờ cũng vượt ra ngo ài ý nghĩa đề tài, chất liệu".

Bên cạnh những vấn đề được phản ánh trong các tác phẩm, Ma Văn Kháng còn chú ý đến những nghịch cảnh ở đời, từ đó nhà văn suy nghĩ, nghiền ngẫm về những lẽ đời trớ trêu vô nghĩa. Giọng điệu triết lý trong sáng tác thời kỳ này của Ma Văn Kháng đã mang lại những hiệu quả thể hiện cao.

Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời ngoài sự thành công trong việc xây dựng hình tượng nhân vật bà Lãng, Ma Văn Kháng còn đặt ra nhiều vấn đề khác: vấn đề đạo đức, đạo lý truyền thống, vấn đề "bung ra" c ủa cơ chế mới, vấn đề đồng


tiền trong các mối quan hệ. Để được cùng độc giả luận bàn, thể hiện suy nghĩ, chiêm nghiệm của mình về những vấn đề đó, Ma Văn Kháng đã cho nhân vật người bà một giọng điệu triết lý sắc sảo: "Giàu có mà không dạy nhau ăn ở cho ra con người thì cũng dễ tan cửa nát nhà"; "Hoàng kim hắc thế tâm", Các cụ đã dạy như vậy, "Còn nghèo túng mà không giữ lòng kiên trinh thì thành phường luồn cúi, nô bộc cả". Đó là những vấn đề rất xưa nhưng không bao giờ cũ cả.

Trong tiểu thuyết Côi cút giữa cảnh đời tác giả đã cho nhân vật bà Lãng cùng gia đình chịu đựng biết bao nhiêu khó khăn, cùng cực. Có nhiều lúc bà đã phải phẫn uất kêu trời vì nỗi cơ cực ở đời, mọi cơ cực ấy đều đè nặng trên đôi vai gầy mỏng manh của bà. Ở cái tuổi gần bẩy mươi bà phải cưu mang hai đứa trẻ côi cút, chấp nhận mọi nỗi tủi nhục nhưng khô ng bao giờ tuyệt vọng vì bà luôn tin rằng: "Ở hiền gặp lành" và quả thật trong quãng đời khốn khó của bà, bà luô n được giúp đỡ, cảm thông của những người lương thiện, nhân hậu. Cho dù có những lúc bà cùng hai đứa cháu côi cút sống trong giây phút cảm tưởng không thể vượt qua được để giành giật sự sống, lúc đó bà vẫn kiên cường chống chọi với mọi thế lực để đem lại niềm tin cho các sinh linh bé nhỏ, chênh vênh giữa dò ng đời đen bạc. Cuối cùng "Sự sống đã chiến thắng. Em Thảm đã sống nhờ nội lực tiềm tàng, nhờ nghị lực chống trả phi thường và nhất là nỗi khát khao muố n cho đời hiểu rằng: Sự sống của những kẻ vùi dập là bất diệt chăng?" [23,161].

Không chỉ những thế bà Lãng, còn cho những người xung quanh mình niềm tin để đến với những hạnh phúc ngọt ngào thương yêu. Như cô Quyên khi xa phường Ngọc Sinh vào Nam chăm sóc chồng, cô luôn mang trong mình c âu nói từ cuộc đời bình dị tháng ngày của bà: "Dẫu có thế nào thì cũng cứ phải cứng cỏi gánh vác, chống trả, vì đã có một chân lý được đúc thành vàng thoi: hết cơn bĩ cực đến tuần thái lai. Trong vận động đời sống, điều vô lý sẽ bị chính ngay đời sống xoá bỏ" [23,167]. Cho dù, cuộc đời khó có thể đạt tới sự công bằng hoàn toàn, nhưng không thể có chuyện cứ mãi bất công, lộn xộn, bê bối. Bà luôn tin vào một ngày mai, xã hội có sự thay đổi, con cái, gia đình rồi sẽ đoàn viên sum họp và hạnh phúc như


ngày tháng vố n có. Niềm tin của bà đã chiến thắng, ngày đó đã đến, hạnh phúc lại trở về với gia đình, bà đã tìm lại được sự công bằng từ chính cuộc đời này.

Qua hình tượng bà Lãng ta thấy, Ma Văn Kháng vẫn luôn tự tin vươn tới cái tốt đẹp bằng niềm tin ở mỗi người "Người ta sống, hành động có niềm tin. Niềm tin vào sức mạnh lớn lao", Chính từ niềm tin ấy, mà các nhân vật của Ma Văn Kháng đều là những con người có lòng tin mãnh liệt vào tương lai, tư duy hành động của họ đều hướng vào mục đích cao c ả. Họ đã xây dựng cho mình lý tưởng tôn thờ, niềm đam mê khát vọ ng, thái độ sống giữa rất nhiều quan niệm nhân sinh của người đời, để rồi suốt đời họ trung thành với lý tưởng mà mình đã cống hiến. Ma Văn Kháng thể hiện rất rõ điều này trong quá trình xây dựng nhân vật Khiêm (Ngược dòng nước lũ), ông Thuần (Chó Bi - đời lưu lạc)

Khiêm (Ngược dòng nước lũ) là một nhà văn, hơn ai hết anh ý thức về quyền cá nhân rất rõ rệt. Đó là ý thức quyền tự do sáng tạo của người nghệ sĩ. Anh đã nói một cách thẳng thắn "Tôi trước hết là một nhà văn. Tôi sống thành thật với mình, tôi trung thành cảm xúc của mình". Bằng sự trải nghiệm cuộc sống, đặc biệt trong chiến tranh, Khiêm đã xác định được lý tưởng sự nghiệp của mình. Với anh văn chương phải phục vụ cho mục đích cao nhất là cuộc sống con người, phải giúp cho người đọc "Nhìn rõ hơn cái nguyên cớ khuất chìm của tình trạng suy đồi nhân thế" [26,150] và Khiêm đã đạt đến đỉnh cao của vinh quang mà bất cứ người cầm bút nào cũng mơ ước.

Với ông Thuần trong Chó Bi - đời lưu lạc cũng vậy, cả cuộc đời ông luôn tin vào lẽ sống mà mình đã định, tự tin vào chân lý vĩnh cửu của cuộc đời. Trước những bi kịch xảy đến gia đình, ông vẫn hết sức bình thản, tự tin vì ông luôn tâm niệm một điều rằng "Đi trên đường lớn thì không một sức mạnh trần thế nào chống lại được" [24,413]. Bởi vậy, khi đối mặt với bi kịch ông không hề buô ng xuôi, tuyệt vọ ng mà ngược lại, vẫn giữ cho mình một cốt cách không đổi "Không lẽ người anh hùng lại bó tay trước các thế lực đương quyền tha hoá". Ông trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, vững chãi như cây tùng, cây bách mà cường quyền bạo lực không thể lay chuyển, ô ng đã dồn hết tâm trí cùng bạn bè để đưa ra ánh sáng sự thật.


Giữa dò ng đời vẫn đang cuộn chảy, Ma Văn Kháng đã có một cái nhìn đầy nhân văn, đầy tình hữu ái với mong mỏi đem đến cho xã hội những điều tốt đẹp nhất. Chính vì vậy, mỗi trang văn của Ma Văn Kháng như một bức thông điệp nóng bỏng của cuộc đấu tranh diễn ra ở từng lúc, từng nơi để giành lại giá trị thiêng liêng của cuộc sống. Ngòi bút c ủa Ma Văn Kháng đầy đ au đớn, day dứt trước cuộc sống thực tại, nhưng không u ám, không hằn học vì tác giả vẫn tin tưởng và trân trọng vào điều thiện.

Với giọng điệu triết lý, triết luận, nhà văn đã tạo hiệu quả cao trong việc bộc lộ nhân sinh quan và thể hiện sự tổng kết của bản thân mình về cuộc đời về con người, về xã hội hôm nay. Ngo ài ra, Ma Văn Kháng còn muốn gửi gắm một nhận định: "Chân lý có thể nảy sinh trong quá trình va chạm giữa các ý kiến khác nhau, là cách người cầm bút được nối lời, tiếp lời để tranh luận, để đối thoại với ý thức xã hội, ý thức nghệ thuật". Qua đó, nhà văn muốn giãi bày bằng suy tư, chiêm nghiệm, lý giải về con người nói chung.

Như vậy, bằng sự am hiểu và suy ngẫm của nhà văn về cuộc đời, các sáng tác của Ma Văn Kháng mang đậm màu sắc triết lý, triết luận, có lúc thì hiện diện rõ ràng, có khi bảng lảng trong lời trần thuật. Chính giọng điệu triết lý, triết luận trong sáng tác của Ma Văn Kháng đã cuốn hút người đọc vào mạch truyện, gợi lên trong lòng chúng ta những suy tư, trăn trở về cuộc đời. Đồng thời, nhờ có giọng điệu này mà người đọc có cơ hội soi lại mình qua mỗi trang văn của ông.

Với giọng điệu triết lý, triết luận, tác phẩm của Ma Văn Kháng đã đem đến một sức nặng nghệ thuật riêng, một sức hấp dẫn riêng về mặt trí tuệ. Giọng điệu triết lý còn thể hiện một cái nhìn tích cực và nghiêm túc, một khao khát muốn vươn tới cái đẹp, muốn tìm chân lý của nhà văn. Tất cả, đều cho chúng ta thấy một Ma Văn Kháng hiểu đời, hiểu người và hiểu ho àn cảnh.

2.2.3. Giọng điệu mỉa mai, châm biếm

Như chúng ta đã biết, khi đất nước đang trong giai đoạn chuyển mình cùng với những c ái mới, cái tiến bộ là những tàn dư của xã hội cũ, cái lạc hậu, mà ngày một ngày hai không thể xoá bỏ được. Điều này đã tạo ra những kẽ hở, tạo cơ hội thuận

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 26/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí