Ngôn Ngữ Biểu Thị Thời Gian Đồng Hiện

Nhìn chung, thời gian tâm lý được xem là yếu tố thời gian đã được khúc xạ qua tâm trạng, tâm lý của nhân vật, góp phần biểu hiện thế giới nội tâm phong phú của con người.

Ví dụ:


Dặt nhặt jậynẹng jậytốu óm Dì lẩy jậynẹng jậytốu cụng

Dặt nhặt jạm sậy mộn hau mùng


Si tọng manh nhệt mùng jạynhau. [5, bài 98]

(Một ngày nhớ nàng nhớ đến tối Đêm đêm nhớ nàng nhớ đến sáng Ngày ngày nhớ nàng ra cửa trông Đêm đêm cùng trăng ngóng trời hồng).

Thời gian ở khúc ca trên có sự vận động từ sáng đến tối, từ tối đến đêm. Yếu tố thời gian này nằm trong chính sự vận động tâm lý của chủ thể trữ tình. Nhân vật ở đây đang chìm đắm trong nỗi nhớ mong người yêu da diết, triền miên theo tháng ngày, không phút giây ngừng nghỉ. Thời gian vật lý nằm trong thời gian tâm lý đã góp phần thể hiện những cung bậc cảm xúc của người đang yêu.

Thời gian tâm lý còn biểu hiện qua sự cảm nhận về thời gian có sự vận chuyển liên tục qua các canh trong ngày, các tháng trong năm của chủ thể diễn xướng. Theo đó, nằm trong suy nghĩ của người hát, dòng thời gian cứ trôi đi như dòng chảy tất yếu của thời gian hiện tại. Song gắn với dòng thời gian ấy là cảm xúc, là tâm trạng của con người.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 145 trang tài liệu này.

Ví dụ:


Nghệ thuật lời thơ trong dân ca Sán Chí Qua khảo sát tư liệu sưu tầm ở xã Kiên Lao, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang - 11

Tháng hai, hoa đồng niên nở, xuân qua, khiến lòng người nảy sinh tâm trạng nhớ nhung, mong đợi:

Nhầy nhệt tùng nện vạ chắn hại Cănh chỉc cnặn phặn cấy jắn lai Pặt cạc jéng nẹng jặm cnệt lỉu

Sùi trỉ hộ nhặt tặc phòng nẹng. [5, bài 838]

(Tháng hai tháng hoa đồng niên Chính lúc phân xuân gửi thư sang Bất giác nhớ nàng lòng day dứt Nào biết ngày nào được gặp nàng).

Tháng ba, khi hoa bạch bốn nở, tiết trời thanh minh trong sáng lòng người lại nảy sinh tâm trạng hân hoan, hy vọng:

Jam nhệt pẹc pôn vạ sắm hại Cnặn manh cọc hổi tốu cnặn phặn Vặn lẻng nhầy nhặn côu kết ậy

Cnên nên cnặn cằu chải sội trọng. [5, bài 839]

(Tháng ba tháng hoa bạch bồn nở Thanh minh cốc vũ tiết sáng trong Hai người cùng cảnh cùng cam kết Ngàn năm tình cũ vẫn trong lòng).

Thời gian tâm lý còn thể hiện qua sự gắn định thời gian với nỗi nhớ, niềm thương của nhân vật trữ tình khi yêu. Theo đó, xuất hiện các cụm từ chỉ thời gian như: ba năm, ngàn năm, nghìn năm, mười năm… đi kèm với những từ chỉ tâm trạng của con người, gợi lên những mối tình sâu nặng bền chặt qua thời gian.

Ví dụ:


Jéng mỏi tỏ clíu nẩy

Jây nẹng mảo tăc cnộu nẹng cạy Mẹng cặm tú sỉ nhặn cnạy chôi

Vung lang jậy jéng cú cnện nên. [5, bài 59]

(Mong nàng chỉ có một mình anh Nhớ nàng chẳng thể lấy nàng về Nay nàng đã là vợ người khác

Để anh nhung nhớ tới ngàn năm).


Thời gian "ngàn năm" ở đây tồn tại trong tâm thức của nhân vật, là con số ước lệ, gợi chiều dài nỗi nhớ của kẻ chung tình.

3.2.1.3. Ngôn ngữ biểu thị thời gian đồng hiện

Sự đồng hiện về thời gian có thể hiểu là sự đan lồng giữa thời gian khách quan và thời gian chủ quan, thời gian hiện thực và thời gian tâm lý của con người. Cụ thể là tại thời điểm hiện tại người hát có thể hồi tưởng về quá khứ, hay nghĩ tới tương lai. Sự đồng hiện thời gian quá khứ - hiện tại, hiện tại - tương lai đã phản ánh thế giới tinh thần, tình cảm phong phú của người Sán Chí. Có thể nói trong ba phạm trù thời gian: hiện tại, quá khứ, tương lai thì thời gian hiện tại luôn là mốc thời gian xác định để từ đó người hát có thể linh hoạt di chuyển thời gian hay chủ đề, tránh sự nhàm chán, đơn điệu.

* Sự đồng hiện giữa thời gian hiện tại và thời gian quá khứ

Dấu hiệu chủ yếu để nhận biết thời gian quá khứ xuất hiện trong lời hát của người Sán Chí là qua phó từ "cú" (đã) - chỉ thời gian đã qua.

Trong hát xắng cộ, nhân vật có sự hồi tưởng về quá khứ nhiều hơn là "người khách" từ nơi khác đến. Sau những câu hát chào mừng, thăm hỏi, hai bên bắt đầu cuộc hát với nhiều nội dung khác nhau. Trong đó có thời điểm "khách" hồi tưởng lại quãng đường đến nơi hẹn rồi kể lại cho "bạn hát" nghe những mong tìm được sự đồng cảm, sẻ chia. "Khách" nhớ và kể lại cuộc hành trình đến nơi hẹn phải trải qua nhiều sông sâu, núi cao, rừng rậm.

- Lạng sạn vắn jệt sạn tanh. [5, bài 419] (Chàng đã đi qua đỉnh núi tuyết).

- Lạng lại hẹng sịch sạn kẹt. [5, bài 420] (Chàng đến đi qua chân núi đá).

Lắng nghe lời ca, người nghe như được trải nghiệm trong hành trình đầy nhọc nhằn ấy của "khách". Khách là chàng trai còn kể lại những gì trông thấy khi đến bản làng - nơi em sinh sống, đưa cô gái - bạn hát trở về với không gian gần gũi quen thuộc

- Lạng lại hẹng mỏi cnụn pện. [5, bài 409] (Chàng đã đi qua thôn làng em).

Những câu chuyện nằm trong sự hồi tưởng và được kể lại của nhân vật - người hát còn là: những sự kiện "khách" gặp hoặc chứng kiến trên đường đến nơi hẹn, hoặc chuyện kể của anh như: anh là người dạy trẻ dưới gốc cây già; dạy tốt được mời lên kinh thành, trên kinh thấy bán nhiều vải đẹp…

Cũng có khi người hát hồi tưởng lại quá khứ tươi đẹp để khẳng định nỗi cô đơn, trống trải của mình trong hiện tại khi biết người yêu đã "thay lòng đổi dạ".

Ví dụ:

Tạng cnụ còng mỏi kệt tịu jặm Hau hau xặn xặn mảo tíu lang Cặm nhặt dảu nhặt tộ jốt mỏi

Tộ nhặt tộ jốt mỏi lây lang. [5, bài 189]

(Ban đầu cùng muội kết tâm giao Lời lời tiếng tiếng chẳng bỏ chàng Hôm nay nhiều người đến hỏi muội

Nhiều người nhiều lẽ muội bỏ chàng).

Nhớ về quá khứ đẹp đẽ với những câu thề nguyền hẹn ước để rồi quay về với thực tại khi tất cả tình yêu đã không còn, chàng trai càng thấy thấm thía sự xót xa, đau đớn khi bị người yêu phụ bạc. Nhớ lại kỷ niệm của một thời và đối diện với hoàn cảnh hiện tại rồi cất lên lời hát cũng là cách để nhân vật có thể nguôi ngoai, vơi bớt tâm trạng, tìm được sự đồng cảm của người bạn hát.

Người Sán Chí đôi khi còn hồi tưởng về quá khứ xa xăm của những năm tháng chiến tranh loạn lạc, giặc đến tàn phá quê hương trong thời điểm hiện tại.

Ví dụ:


Cấy hòi nện lai jam nhệt jam


Tạp Vụng pánh mả kêp jạy nam. [5, bài 1032]

(Mồng ba tháng ba năm Kỷ Hợi Binh mã Đáp Hoàng cướp tây nam).

Thời gian quá khứ được xác định gắn với những sự kiện lịch sử không thể quên trong tâm trí của người Sán Chí. Hồi tưởng lại lịch sử có thể xem như một hành động trân trọng, biết ơn quá khứ đau thương, anh dũng của đồng bào cũng như để truyền dạy cho thế hệ sau hiểu biết về quá khứ của dân tộc mình. Nhiều khi cả hai bên hát như bị cuốn hút vào những câu chuyện quá khứ đầy ly kỳ, hấp dẫn… Song họ không thể quên thời gian hiện tại - thời gian đang hát của mình. Chẳng hạn trong hát xắng cộ, đêm hát kéo dài đến cả chục giờ đồng hồ, người hát có thể kể lể, ôn lại những sự việc đã trải qua khoảng 3 - 4 giờ, song đôi khi họ lại nhắc nhở nhau về thời điểm hiện tại bằng tín hiệu như: tiếng gà gáy, tiếng trống chiêng vang, hay các canh giờ… Vì thế, sau đó người hát có thể linh hoạt thay đổi chủ đề, tạo hứng thú cho cuộc hát.

Nhìn chung, yếu tố thời gian không đi theo tuyến tính, một chiều, thời gian có sự đẩy lùi về quá khứ rồi quay về hiện tại là một thành công trong sáng tạo nghệ thuật của người Sán Chí. Hồi tưởng lại những câu chuyện đã qua của mình, của dân tộc mình cũng là cách để đồng bào Sán Chí suy ngẫm, nhận biết sâu sắc về quá khứ và để trân trọng hơn cuộc sống hiện tại.

* Sự đồng hiện giữa thời gian hiện tại - tương lai

Người Sán Chí không chỉ hoài niệm về quá khứ đã qua mà còn biết hy vọng và hướng tới tương lai tốt đẹp. Song thời gian tương lai xuất hiện ít hơn thời gian quá khứ.

Dấu hiệu nhận biết thời gian tương lai trong sịnh ca Sán Chí là thông qua các từ dùng để hỏi: khi nào; bao giờ; bao lâu… (trong đó "bao lâu" với chức năng hỏi về thời gian diễn ra trong tương lai được sử dụng nhiều hơn cả).

Trong lời hỏi về thời gian tương lai, người Sán Chí luôn mong muốn những điều tốt đẹp, hạnh phúc sẽ đến với mình.

Ví dụ:

Mảo phọng lạu líu nảy

Cấy sậy vắn lẻng tặc xặn cạ Dảu phọc dổi lang cnâu tặc mỏi

Mảo dòng kéng tến dì cú cnặn.[5, bài 29]

(Em phong tình đấy anh ơi

Bao giờ hai đứa được cưới nhau Có phúc thì chàng cưới được thiếp Chẳng lo cày cấy sống bạc đầu).

Nhân vật trữ tình ở khúc ca trên nghĩ đến tương lai sẽ có ngày được thành thân, kết đôi với người mình yêu. Dù chưa xác định được thời gian cụ thể nhưng có thể thấy nhân vật ở đây đã tưởng tượng về một viễn cảnh tươi sáng phía trước. Lối suy nghĩ ấy sẽ giúp nhân vật sống có hy vọng và lạc quan hơn trong tình yêu.

Trong hát xắng cộ, vào thời điểm canh tư, canh năm - sắp phải chia tay bạn hát, các chàng trai, cô gái Sán Chí thường có tâm lý hướng về tương lai và ướm lời hỏi thử đối phương khi nào mới lại gặp nhau? Cách hỏi về thời gian diễn ra trong tương lai ấy như một lời thông báo, nhắn gửi đến bạn hát: mong bạn hát sẽ quay lại vào một dịp nào đó gần nhất để lại được đoàn tụ, ca hát, cùng nhau trò chuyện, tâm tình.

Nhìn chung, sự đồng hiện hai dòng thời gian hiện tại - tương lai cho thấy ý thức về dòng chảy thời gian, về sự hiện hữu của mình trong tương lai của người Sán Chí. Họ nhận thức được tương lai đâu đó nhưng cũng thật gần gũi với đời sống hiện tại. Tương lai không hẳn là thời gian xa ngái, viển vông, nằm

ngoài tầm với của con người mà gắn với bản thân, với sự việc và mong ước của con người Sán Chí.

Vậy nên, hướng về tương lai, hy vọng về phía trước cũng là một thái độ trân trọng, thể hiện ý thức gắn bó nhiều hơn với hiện tại của đồng bào.

Tóm lại, thời gian đồng hiện giữa hai phạm trù thời gian hiện tại - quá khứ; hiện tại - tương lai đã làm nên giá trị nghệ thuật cho sịnh ca của người Sán Chí. Đôi khi, sự chuyển đổi bất ngờ từ hiện tại ngược về quá khứ rồi chìm dần trong thế giới huyền bí, xa xưa; từ hiện tại mường tượng về tương lai, mơ đến lúc đoàn viên, hạnh phúc… tưởng chừng sẽ khiến cuộc hát bị rời rạc, gián đoạn nhưng thực chất lại tạo nên sức lôi cuốn, hấp dẫn, thú vị. Sự biến thiên không nhất quán về mặt thời gian như vậy đã góp phần làm nên giá trị nghệ thuật trong dân ca của người Sán Chí.

3.2.2. Ngôn ngữ biểu thị không gian nghệ thuật

Cùng với thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật được xem là yếu tố quan trọng trong thế giới nghệ thuật của tác phẩm văn học nói chung. “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm thể hiện con người và thể hiện một quan điểm nhất định về cuộc sống…” [32, 87].

Không gian nghệ thuật đôi khi mang ý nghĩa biểu tượng, thậm chí trở thành hình tượng ước lệ mang ý nghĩa cảm xúc, tư tưởng. Nghĩa là thông qua không gian nghệ thuật, người đọc có thể nhận thấy quan niệm về thế giới, con người, quan niệm thẩm mỹ cũng như ý đồ sáng tạo nghệ thuật của tác giả.

Không gian nghệ thuật trong dân ca Sán Chí được xem là sản phẩm sáng tạo của người Sán Chí, thể hiện quan niệm về vũ trụ, nhân sinh cũng như phản ánh phong tục, tập quán, thói quen của đồng bào. Dựa trên khái niệm không gian nghệ thuật, qua việc khảo sát, phân tích, tìm hiểu các bài dân ca Sán Chí chúng tôi tạm chia không gian nghệ thuật sịnh ca thành hai dạng: Không gian thiên nhiên (không gian bên ngoài con người) và không gian sinh hoạt (không gian gắn với các hoạt động của con người).

3.2.2.1. Ngôn ngữ biểu thị không gian thiên nhiên

Có thể nói, không gian thiên nhiên trong sịnh ca Sán Chí đã góp phần thêu dệt lên bức tranh thiên nhiên vùng núi cao với nhiều hình ảnh, màu sắc, âm thanh, đường nét phong phú, đa dạng. Bức tranh thiên nhiên qua sự cảm nhận của chủ thể trữ tình hiện lên với những đường nét vừa dữ dội, hoang vu, rắn rỏi lại vừa mềm mại, thơ mộng, trữ tình. Sự dữ dội của thiên nhiên toát lên từ độ cao, độ sâu, độ khúc khuỷu của núi, của sông, của thác đá mặt ghềnh; hay từ âm thanh ầm ầm vang động của những thác nước cao, của dòng suối chảy sâu trong rừng thẳm.

Hình ảnh của núi rừng gợi lên không gian đặc trưng của nhiều vùng thuộc trung du, miền núi. Với người Sán Chí, do sinh sống chủ yếu ở những nơi có địa hình cao, dốc nên hình ảnh của núi, của rừng đã in sâu vào tâm trí, trong câu hát của họ.

Núi xuất hiện ở 21/318 khúc ca ban ngày; trong 65/553 khúc ca ban đêm. Không gian núi được khám phá, phát hiện khá đa dạng với nhiều loại cây mọc trên núi: trúc, cây cổ thụ, trầm hương, tùng, bách… nhiều loài chim sống chốn núi rừng: sẻ, vượn, hạc… Song gây ấn tượng mạnh, rùng rợn hơn cả khi nói tới núi là hình ảnh của những "núi đá", "núi tuyết", mây núi mịt mù che phủ, núi trập trùng, núi tiếp núi.

Ví dụ:

Lạng lại hẹng cú sịc sạn kẹc

Sịc sạn cạnh căn nào cnặm cnặm. [5, bài 421]

(Chàng đến đi qua chân núi đá Núi đá tiếng vọng cứ ầm ầm...).

Có thể nói không gian núi hiện lên vừa hùng vĩ lại vừa khắc nghiệt vô cùng. Những dãy núi cao thấp chồng chất với đá chắn, với dây rừng níu… làm cản bước chân của "người khách" khi đến nơi hát gặp bạn, làm cho sinh hoạt của đồng bào trở nên khó khăn, đôi khi núi còn trở thành thử thách gian nan trên con đường trèo đèo vượt suối đến với điểm hẹn tình yêu của trai gái. Vậy nên, chàng trai khi cất tiếng hát đã muốn giãi bày với cô gái về những khó

khăn, trắc trở gặp phải của mình, mong muốn tìm được sự đồng cảm, sẻ chia của người yêu:

Lạng lại hẹng cú jệt sạn tanh Jệt sạn vắn mầu óm cnặn cnặn Jệt sạn vắn mầu cnặn cnặn óm

Mảo kến nhặt tạu mảo kến thện. [5, bài 419]

(Chàng đã đi qua đỉnh núi tuyết Mây mù trên núi tối sầm sầm Mây mù trên núi sầm sầm tối

Chẳng thấy mặt trời, chẳng thấy trời).


Người Sán Chí còn cảm nhận được sự hùng vĩ, dữ dội của không gian thiên nhiên qua hình ảnh dòng sông hay những con thác mặt ghềnh xuất hiện đó đây.

Dòng sông xuất hiện 34 lần/318 khúc hát ban ngày; 33 lần/553 khúc hát ban đêm. Sông qua điểm nhìn của người Sán Chí trước hết là dòng sông địa lý - dòng sông chảy trôi theo quy luật vận động của vạn vật trong tự nhiên, vũ trụ. Dòng sông ấy có lúc êm ả, hiền hoà như đang chìm đắm trong giấc ngủ bình yên: "Dòng sông chảy, đẹp khôn xiết" nhưng nhiều khi lại âm u, mờ mịt như đang dậy sóng trong lòng [5,bài 662]. Trong cảm nghĩ của người Sán Chí, dòng sông địa lý đôi khi trở thành dòng sông tâm trạng - dòng sông chuyên chở cho những khát vọng hạnh phúc, cho nỗi nhớ đầy vơi trong tình yêu của con người. Con sông trở thành đối tượng để con người bộc bạch tâm trạng, chẳng hạn:

Kẹc cạng mùng kến vạ tun chắn Mảo tặc tô lại sạu sẳng jậy

Jam kẹng pháo sặn hối pặt tặc

Kẹc cạng jéng mùng cú cnện nên.[5, bài 74]

(Cách sông nhìn thấy đoá hoa đẹp Chẳng được tới gần nâng trên tay Ba canh trăn trở ngủ chẳng được

Cách sông nhìn nhau quá ngàn năm).


Con sông vừa là hình ảnh tượng trưng cho không gian cách trở trong tình yêu, vừa là cầu nối cho đôi trai gái đến được với nhau [5,bài 224].

Bên dòng sông còn là không gian lý tưởng cho những người yêu nhau hẹn hò, trao lời nguyện ước:


Lai tốu cạng pện vặn tạch tủn (Đi đến bên sông cùng thề thốt

Xem tất cả 145 trang.

Ngày đăng: 29/05/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí