Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 13

Với riêng loại động sản cầm cố là sim-thẻ điện thoại, thẻ game, dạng rủi ro nằm chủ yếu ở việc sụt giảm giá trị tài sản qua đó ảnh hưởng tới khả năng xử lý tài sản cầm cố. Có thể nêu ra một số rủi ro như sau:

- Sim-thẻ điện thoại, thẻ game bị sử dụng trái phép trong quá trình bảo

quản.

Dạng rủi ro này rất dễ xảy ra. Do về bản chất, cách thức sử dụng sim-thẻ

điện thoại, thẻ game là rất dễ dàng. Chỉ cần cào lớp tráng, thấy được đoạn mã số là có thể sử dụng.

- Sim-thẻ điện thoại, thẻ game bị hết thời hạn sử dụng.

Rủi ro này sẽ dễ dàng nhận thấy và dễ xảy ra đối với tổ chức tín dụng nhận cầm cố trong trường hợp bên cầm cố là các đại lý cấp 1, cấp 2 của các nhà mạng (chứ không phải các nhà mạng). Nếu sim-thẻ điện thoại, thẻ game nhận cầm cố bị quá hạn sử dụng, đương nhiên giá trị lợi ích vật chất từ sim, thẻ đó sẽ không thể hình thành, vì ở đây, nhà mạng (hoặc nhà phát hành game) là bên có quyền hạn quyết định việc sim, thẻ nào được sử dụng.

- Thẻ game không còn giá trị sử dụng do game bị đình chỉ hoặc chấm dứt khai thác.

Theo quy định của pháp luật về lĩnh vực công nghệ thông tin, các game (trực tuyến) muốn được phát hành cần phải được sự chấp thuận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Trong quá trình khai thác, nếu có các sự cố xảy ra, game hoàn toàn có thể bị thu hồi giấy phép và đình chỉ khai thác. Hay như vì nhiều lý do mà nhà phát hành quyết định không khai thác game nữa.

Trong bất kỳ trường hợp nào như kể trên, thẻ game đều có thể trở nên vô giá trị và khi đó sẽ ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng tới quyền lợi hợp pháp của tổ chức tín dụng nhận cầm cố.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

3.2. Hoạt động của công ty chứng khoán

3.2.1. Cầm cố tiền gửi

Cầm cố tài sản trong hoạt động của tổ chức tín dụng công ty chứng khoán tại Việt Nam - 13

Về cơ bản, việc cầm cố tiền gửi là khá an toàn đối với công ty chứng khoán.

Đối với tiền trong tài khoản giao dịch chứng khoán, khách hàng chỉ có thể lựa chọn: Rút tiền mặt (hoặc chuyển sang tài khoản khác theo dịch vụ tiện ích chuyển tiền của từng công ty chứng khoán) hoặc sử dụng để mua chứng khoán.

Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK

3.2.2. Cầm cố chứng khoán

3.2.2.1. Rủi ro xác định sai giao dịch bảo đảm

Hiện tại, theo thực tế quy định tại Nghị định số 163/2006/NĐ-CP về Giao dịch bảo đảm, cũng như Thông tư số 74/2011/TT-BTC về Giao dịch chứng khoán, đối với chứng khoán, biện pháp bảo đảm được áp dụng là cầm cố. Nhưng theo quy định tại Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK, biện pháp bảo đảm áp dụng với chứng khoán ký quỹ được xác định là thế chấp.

Về mặt hiệu lực pháp lý, theo quy định tại Điều 2 về “Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật”, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008, quyết định của Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước không được xác định là văn bản quy phạm pháp luật (hiện tại, Uỷ ban Chứng khoán Nhà nước là cơ quan trực thuộc Bộ Tài chính theo Nghị định số 66/2004/NĐ-CP ngày 19-02-2004 của Chính phủ về việc chuyển Uỷ ban Chứng khoán vào Bộ Tài chính). Do vậy, đương nhiên Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK có giá trị hiệu lực pháp lý thấp hơn Nghị định số 163/2006/NĐ-CP, cũng như Thông tư số 74/2011/TT-BTC.

Nếu trong hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ mà các bên xác định biện pháp bảo đảm được áp dụng với chứng khoán kỹ quỹ là thế chấp sẽ dẫn tới rủi ro bị quy kết xác định sai bản chất, hình thức giao dịch bảo đảm. Điều này có thể ảnh hưởng tới hiệu lực của giao dịch bảo đảm.

3.2.2.2. Rủi ro không được công nhận một phần chứng khoán làm tài sản bảo đảm

Điểm c, khoản 3, Điều 8 về “Tài khoản giao dịch ký quỹ”, Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định:

“Khách hàng chỉ được sử dụng tiền mặt, chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ và các quyền liên quan đến chứng khoán này để làm tài sản thế chấp cho các khoản vay để thực hiện giao dịch ký quỹ “ [39, khoản 3, Điều 8]

Trong đó, chứng khoán được phép giao dịch kỹ quỹ là những chứng khoán đáp ứng điều kiện theo quy định, được các công ty chứng khoán công bố dựa trên danh sách các mã chứng khoán không được phép giao dịch kỹ quỹ do Sở giao dịch chứng khoán lựa chọn ra.

Khoản 2, Điều 12 về “Hạn chế giao dịch ký quỹ”, Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định việc không sử dụng những chứng khoán không được cho vay ký quỹ làm tài sản bảo đảm như sau:

Trường hợp chứng khoán không còn nằm trong danh sách chứng khoán được phép giao dịch ký quỹ, công ty chứng khoán không được thực hiện cho vay mới đối với các chứng khoán này và không được tính chứng khoán này làm tài sản đảm bảo trên tài khoản giao dịch ký quỹ cho các khoản vay mới. [39, khoản 2, Điều 12]

Thông thường, trong hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ, khách hàng và công ty chứng khoán thoả thuận toàn bộ tài sản trên tài khoản giao dịch chứng khoán (tài khoản giao dịch thông thường, tài khoản giao dịch ký quỹ) đều được sử dụng làm tài sản bảo đảm.

Theo đó, có thể hiểu, công ty chứng khoán và khách hàng đã thoả thuận sử dụng cả những loại chứng khoán khác không phải chứng khoán được phép ký quỹ nhưng vẫn thuộc sở hữu của khách hàng trên tài khoản để làm tài sản bảo đảm. Nhưng nếu thoả thuận như vậy, nếu dẫn ra các quy định tại Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số

637/QĐ-UBCK thì có thể quy kết thoả thuận về loại chứng khoán làm tài sản bảo đảm giữa công ty chứng khoán và khách hàng là trái quy định của pháp luật. Điều này gây ra rủi ro vô hiệu đối với giao dịch bảo đảm với lý do vi phạm điều cấm của pháp luật theo quy định tại Điều 122 về “Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự” và Điều 127 về “Giao dịch dân sự vô hiệu”, Bộ luật Dân sự năm 2005.

3.2.2.3. Rủi ro xác định giá bán chứng khoán khi xử lý tài sản cầm cố

Như đã nêu ở những phần trên, phương thức xử lý chứng khoán cầm cố để thu hồi nợ vay của công ty chứng khoán trên thực tế hay được áp dung, cũng như được ghi nhận tại Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK là phương thức bán chứng khoán.

Trên cơ sở nhận uỷ quyền của khách hàng, khi đủ điều kiện xử lý tài sản cầm cố, công ty chứng khoán đặt lệnh bán chứng khoán cầm cố, tiền thu được sẽ được khấu trừ nợ vay.

Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK không quy định về giá bán chứng khoán trong trường hợp công ty chứng khoán xử lý tài sản cầm cố. Do đó, để chủ động, công ty chứng khoán và khách hàng sẽ thoả thuận về việc xác định giá bán chứng khoán. Điều này tiềm ẩn rủi ro cho công ty chứng khoán nếu điều khoản thoả thuận không đủ rõ ràng, chặt chẽ, khách hàng có thể có quan điểm cho rằng giá bán chứng khoán của công ty chứng khoán là không phù hợp, ảnh hưởng tới lợi ích hợp pháp của khách hàng.

Trường hợp tiền bán chứng khoán không đủ thanh toán dư nợ ký quỹ, và khách hàng không thực hiện thanh toán toán theo thoả thuận với công ty chứng khoán, Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK quy định cho phép công ty chứng khoán thực hiện việc thu hồi nợ theo phương thức thỏa thuận trong Hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ (khoản 3, Điều 19 về “Xử lý tài sản thế chấp”). Quy định này mặc dù gợi mở quyền chủ động thoả thuận về phương thức thu hồi nợ với khách

hàng của côn ty chứng khoán tại hợp đồng mở tài khoản giao dịch ký quỹ; nhưng cũng chưa đủ rõ ràng để công ty chứng khoán có thể áp dụng trên thực tế.

3.2.2.4. Giải pháp

Điều cần làm trước hết là cần sửa đổi, bổ sung, thay thế một số quy định tại Quy chế Hướng dẫn giao dịch ký quỹ chứng khoán ban hành kèm theo Quyết định số 637/QĐ-UBCK theo hướng đồng bộ, thống nhất cách hiểu với các văn bản quy phạm có giá trị hiệu lực cao hơn về giao dịch bảo đảm áp dụng với chứng khoán là cổ phần, cổ phiếu nói chung, cổ phần, cổ phiếu đăng ký lưu ký nói riêng.

Điều này giúp loại trừ rủi ro liên quan đến hiệu lực giao dịch nhận cầm cố chứng khoán của công ty chứng khoán; đồng thời sẽ tạo cơ sở pháp lý tăng cường khả năng thu hồi nợ vay thực tế của công ty chứng khoán. Do khi đó, toàn bộ chứng khoán trên tài khoản của khách hàng đều được sử dụng làm tài sản cầm cố, khả năng thanh khoản sẽ đa dạng hơn, công ty chứng khoán có nhiều cơ hội hơn để thu hồi nợ vay của khách hàng.

Bên cạnh đó, cũng nên xem xét đưa vào quy định mở rộng dạng tài sản bảo đảm mà công ty chứng khoán được phép nhận bảo đảm để bảo đảm cho khoản vay ký quỹ. Điều này cũng sẽ giúp công ty chứng khoán chủ động hơn rất nhiều trong việc xử lý tài sản bảo đảm thu hồi nợ vay, thay băng việc chỉ được nhận tài sản bảo đảm là tiền và chứng khoán như hiện tại. Đương nhiên, việc quy định này cần phải có lộ trình và hệ thống để bảo đảm các công ty chứng khoán có thời gian chuẩn bị về mặt nhân sự, quy trình nghiệp vụ.

Đối với rủi ro về xác định giá bán tài sản bảo đảm, như đã nêu, Thông tư liên tịch số 16/2014/TTLT-BTP-BTNMT-NHNN quy định trường hợp xử lý bán tài sản bảo đảm không qua đấu giá chưa hoàn toàn tạo được sự chủ động về xác định giá bán tài sản cho bên nhận bảo đảm. Sau lần hạ giá bán cuối cùng, bên nhận bảo đảm lại chỉ được dụng phương thức nhận chính tài sản bảo đảm để thay cho nghĩa vụ trả nợ. Với công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ giao

dịch ký quỹ, việc nhận chính chứng khoán cầm cố là điều khó khăn, thiếu cơ sở pháp lý cũng như thực tế.

KẾT LUẬN

Vai trò của các giao dịch bảo đảm đối với hoạt động nghiệp vụ của các tổ chức tín dụng hay công ty chứng khoán là cực kỳ quan trọng. Nếu có một phép so sánh tương đối, thì hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh giao dịch bảo đảm trong hoạt động của tổ chức tín dụng đa dạng, phong phú hơn rất nhiều so với hoạt động của công ty chứng khoán. Điều này có thể lý giải do phạm vi sử dụng giao dịch bảo đảm của công ty chứng khoán là khá hẹp, khi chỉ được pháp luật thừa nhận sử dụng giao dịch bảo đảm để bảo đảm cho nghĩa vụ trả nợ vay trong giao dịch ký quỹ chứng khoán.

Mặc dù giữ vai trò quan trọng, nhưng thực sự, hành lang pháp lý cho giao dịch bảo đảm nói chung và cầm cố tài sản nói riêng vẫn chưa thực sự hoàn thiện. Một số yếu tố cơ bản cần thiết để xác định nội hàm của các khái niệm nhằm phân biệt các giao dịch, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự (điển hình là cầm cố tài sản - thế chấp tài sản) chưa được quy định một cách thống nhất. Đặc biệt, chế định xử lý tài sản bảo đảm ccòn nhiều bất cập, kém hiệu quả nên chưa thực sự hỗ trợ được bên nhận bảo đảm xử lý tài sản bảo đảm để thu hồi nợ. Hệ thống các quy phạm pháp luật hướng dẫn có phần rời rạc, thiếu hệ thống, dẫn tới chưa có sự phối hợp đồng bộ và thống nhất về cách hiểu, cách thực hiện thủ tục giữa các cơ quan có thẩm quyền; điều này làm cho quá trình giải quyết kéo dài, ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của bên bảo đảm. Để mô tả quá trình cấp tín dụng đến khi thu hồi nợ, có chuyên gia trong ngành ngân hàng đã kết luận: Ngân hàng đứng cho vay nhưng quỳ đòi nợ. Trong lĩnh vực chứng khoán, điều đầu tiên có thể nhận thấy là hệ thống quy phạm pháp luật quy định về nghiệp vụ giao dịch ký quỹ của công ty chứng khoán còn nhiều bất cập, hạn chế, gây khó khăn, rủi ro cho công ty chứng khoán trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

Trước thực tế đó, nhu cầu phải có sự thay đổi từ hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh giao dịch bảo đảm trong hoạt động của tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán đã trở nên bức thiết. Trong khi chờ hoạt động sửa đổi, bổ

sung pháp luật, các tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán phải tự mình chủ động nhận diện được rõ ràng các rủi ro (trong đó có rủi ro pháp lý) khi thực hiện các nghiệp vụ kinh doanh, nhất là các nghiệp vụ rủi ro như cấp tín dụng, cho vay giao dịch ký quỹ.

Trong phạm vi luận văn này, do hiểu biết của tác giả còn nhiều hạn chế, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều, nên không ít nhận định, đánh giá còn mang tính võ đoán. Nhưng hy vọng, ở góc độ nào đó, những ý kiến về quy phạm thực định của pháp luật Việt Nam về giao dịch bảo đảm, về cầm cố tài sản, cùng với thông tin về rủi ro pháp lý có thể xảy ra đối với tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán sẽ phần nào có giá trị áp dụng thực tế. Từ đó, một mặt đóng góp các ý kiến hoàn thiện pháp luật, mặt khác có thể hỗ trợ ngay tổ chức tín dụng, công ty chứng khoán xử lý một số vấn đề về rủi ro pháp lý trong hoạt động nghiệp vụ cấp tín dụng, cho vay của mình.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/10/2023