Đánh Giá Về Việc Kiểm Tra, Đánh Giá Hoạt Động Bồi Dưỡng Kĩ Năng Dhph Cho Giáo Viên Thcs Thị Xã Chí Linh, Tỉnh Hải Dương

Bảng 2.8. Đánh giá về việc kiểm tra, đánh giá hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương



S T T


Nội dung kiểm tra

Mức độ đánh giá



Thứ bậc

Thường xuyên

Đôi khi

Chưa bao giờ

SL

%

SL

%

SL

%


1

Kiểm tra hồ sơ dạy học theo yêu cầu DHPH của giáo viên.


202


41


256


52


35


7.1


2.34


1


2

Kiểm tra hồ sơ quản lý của tổ chuyên môn trong các hoạt

động sinh hoạt chuyên môn.


124


25


283


57


86


17


2.08


2

3

Tổ chức dự giờ, đánh giá giờ dạy theo yêu cầu DHPH.

83

17

265

54

145

29

1.87

4


4

Đánh giá kết quả học tập của học sinh chú trọng vào sự phát triển cá nhân theo hướng tiếp

cận năng lực.


69


14


305


62


119


24


1.90


3

Trung bình của nhóm

120

24

277

56

96

20

2.05


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Bồi dưỡng kỹ năng dạy học phân hóa cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương - 9

Kết quả ở bảng 2.8 cho ta thấy: việc thực hiện kiểm tra đánh giá hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV THCS còn chưa được đề cao đúng mức, có

X 2, 05 ; trong đó, việc kiểm tra kế hoạch là chủ yếu, có X 2,34 . Việc thực


hiện dự giờ, đánh giá giờ dạy theo yêu cầu DHPH còn chưa thường xuyên X 1,87 . Hoạt động đánh giá kết quả học tập của học sinh chú trọng vào sự phát triển cá nhân theo hướng tiếp cận năng lực còn chưa được chú trọng đúng mức.

Qua quan sát, trò chuyện với các khách thể điều tra chúng tôi nhận thấy:

hàng năm Hiệu trưởng đã có triển khai kế hoạch bồi dưỡng GV, trong đó có kế hoạch bồi dưỡng kĩ năng DHPH, tuy nhiên quá trình thực hiện còn ít kiểm tra, điều chỉnh kịp thời.

Nhìn chung việc kiểm tra, đánh giá còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức. Do đó, cần phải có các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả việc bồi dưỡng cho GV một cách phù hợp, thiết thực, đảm bảo tính khả thi thì việc

bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên mới đạt hiệu quả cao. Tạo động lực để GV chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kĩ năng DHPH của mình.

2.2.4. Thực trạng về các yếu tố ảnh hưởng đến việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Để nắm rõ mức độ các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương, tôi đã tiến hành khảo sát trên 493 người bao gồm, 41 Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, 39 tổ trưởng chuyên môn và 413 giáo viên của các nhà trường THCS trong toàn thị xã. Kết quả như sau:

Bảng 2.9. Đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương


S T T


Yếu tố ảnh hưởng

Mức độ ảnh hưởng



Thứ bậc

Ảnh

hưởng nhiều

Ít ảnh hưởng

Không

ảnh hưởng

SL

%

SL

%

SL

%


1

Sự quan tâm của chính quyền địa phương, các lực lượng xã

hội, cha mẹ học sinh


271


55


192


39


30


6.1


2.49


7


2

Nhận thức CBQL, giáo viên về công tác bồi dưỡng kĩ năng

DHPH


370


75


123


25


0


0


2.75


4

3

Nhu cầu bồi dưỡng của giáo

viên

385

78

108

22

0

0

2.78

3


4

Năng lực của đội ngũ giảng

viên thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng


266


54


227


46


0


0


2.54


5

5

Phương pháp và hình thức bồi

dưỡng

251

51

242

49

0

0

2.51

6

6

Các điều kiện về cơ sở vật

chất, phương tiện dạy học.

208

42

243

49

42

8.5

2.34

8


7

Công tác kiểm tra đánh giá của CBQL về việc thực hiện

DHPH


414


84


79


16


0


0


2.84


2


8

Các cơ chế quản lý tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi

dưỡng và tự bồi dưỡng.


444


90


49


9.9


0


0


2.90


1

Trung bình của nhóm

326

66

158

32

9

1.8

2.64


Kết quả bảng 2.9 cho ta thấy: các yếu tố chính ảnh hưởng đến công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên đều được các khách thể đánh giá có

mức độ ảnh hưởng cao, X 2, 64 . Ảnh hưởng lớn nhất là yếu tố “Các cơ chế

quản lý tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng”, X 2, 9 . Việc xác định đúng đắn các yếu tố ảnh hưởng đến bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS giúp các nhà quản lý xác định được nguyên nhân dẫn đến kết quả bồi dưỡng thấp để có các biện pháp quản lý hợp lý hơn.

Như vậy, nếu được sự quan tâm đúng mức của CBQL về công tác bồi

dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên, nếu có đội ngũ giảng viên có chất lượng tốt và đa dạng hóa được các mô hình bồi dưỡng, nắm bắt chính xác nhu cầu bồi dưỡng của GV thì việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS sẽ đạt được kết quả tốt, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục trong giai đoạn hiện nay.

2.3. Đánh giá chung về thực trạng hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương

Việc tổ chức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương trong những năm gần đây đã được các cấp lãnh đạo quan tâm chỉ đạo triển khai hầu hết trong các trường THCS ở thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương và đã đạt được những kết quả nhất định. Cán bộ quản lý, các lực lượng trong các nhà trường đã bước đầu quan tâm tới tầm quan trọng của việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên trong công cuộc đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục. Công bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên đã đi vào nền nếp ở một số nhà trường và mang lại kết quả cao trong công tác dạy và học tại nhà trường, đóng góp chung cho ngành GD&ĐT của thị xã. Tuy nhiên, nhìn chung công tác này vẫn chưa được các nhà trường quan tâm đúng mức, công tác bồi dưỡng vẫn còn chưa có kế hoạch cụ thể. Cá biệt, cán bộ quản lý ở một số trường còn chưa chủ động, sáng tạo trong công tác bồi dưỡng đội ngũ nói chung, bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên nói riêng. Các hoạt động chuyên môn của nhà trường còn mang tích chất rập khuôn, thực hiện chỉ đạo của cấp trên một cách máy móc và đôi khi còn mang tính hình thức.

- Về nhận thức: Cá biệt, cán bộ quản lý ở một số trường còn chưa chủ động, sáng tạo trong công tác bồi dưỡng đội ngũ nói chung, bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên nói riêng. Các hoạt động chuyên môn của nhà trường còn mang tích chất rập khuôn, thực hiện chỉ đạo của cấp trên một cách máy móc và đôi khi còn mang tính hình thức.

- Trình độ lý luận và kĩ năng DHPH của đội ngũ CBQL và của GV còn nhiều hạn chế, một bộ phận không nhỏ GV ngại thay đổi, lười tiếp cận với cái mới gây cản trở cho quá trình bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên.

- Nội dung, phương pháp, hình thức tổ chức và kiểm tra đánh giá công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên còn mờ nhạt, chưa có nhiều dấu ấn tổ chức của nhà quản lý: Các lớp bồi dưỡng GV THCS của thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương thường được tổ chức dưới dạng bồi dưỡng tập trung theo chuyên đề (nội dung kiến thức, đổi mới phương pháp, công tác quản lý,…), bồi dưỡng thường xuyên trong năm học, bồi dưỡng thực hiện chương trình sách giáo khoa, chuẩn kiến thức kĩ năng… Tuy nhiên còn có nội dung, phương pháp và hình thức bồi dưỡng được cán bộ quản lý và GV đánh giá là chưua phù hợp. Mặc dù trong những năm qua chất lượng thi HSG cấp tỉnh và chất lượng thi vào lớp 10 THPT nới riêng, chất lượng giáo dục nói chung của thị xã Chí Linh luôn đứng ở tốp đầu của tỉnh Hải Dương. Nhưng công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương cần phải được quan tâm hơn nữa.

- Cơ sở vật chất, tài liệu bồi dưỡng cho GV còn thiếu. Trong mỗi đợt bồi dưỡng, CBQL chưa làm cho giáo viên thấy được nhu cầu cần bồi dưỡng, phần lớn giáo viên tham gia bồi dưỡng với tâm lý bắt buộc, thiếu tinh thần tự giác. Các chính sách nhằm tạo động lực, động viên, khuyến khích GV THCS tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chưa được quan tâm.

* Nguyên nhân:

Nhận thức của một bộ phận CBQL và của GV còn chưa đúng đắn về DHPH, tâm lý ngại thay đổi nên chưa thấy hết tầm quan trọng của công tác bồi

dưỡng kĩ năng DHPH cho GV THCS, từ đó nên việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên còn chưa được quan tâm.

- CBQL còn chưa chú ý đến nhu cầu của GV, còn đưa ra hình thức tổ chức bồi dưỡng đơn điệu, nội dung bồi dưỡng kĩ năng DHPH còn chưa đi sâu vào những kĩ năng cụ thể mà giáo viên còn yếu, còn thiếu.

- Sự phối hợp chỉ đạo trong tổ chức bồi dưỡng nói chung và hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV nói riêng giữa các cấp quản lý còn thiếu chặt chẽ, chưa đồng bộ.

- Chưa có những qui định, hưỡng dẫn, nguồn tài liệu cần thiết để tổ chức công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho GV THCS từ Bộ GD&ĐT nên các nhà trường còn lúng túng trong thực hiện.

- Việc đầu tư kinh phí cho cơ sở vật chất, trang thiết bị và chế độ đãi ngộ cho công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH còn hạn chế.

- Các nội dung kiểm tra chuyên môn, đánh giá viên chức giáo viên hàng năm còn thiếu các tiêu chí thể hiện sự quan tâm đúng mức tới công tác bồi dưỡng và tự bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên nói chung trong đó có công tác bồi dưỡng kĩ năng DHPH của giáo viên.

- Cách kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh còn chưa phù hợp theo định hướng đổi mới giáo dục, chưa đánh giá được các năng lực của học sinh, các nội dung kiểm tra còn nặng về học thuộc máy móc.

- Sĩ số lớp đông, nhiều khi có sự phân hóa cao (ở các trường ít lớp), phương pháp dạy học của giáo viên còn nặng về truyền thụ kiến thức, giáo viên còn tâm lý sợ “cháy giáo án” và tâm lý “dạy cho xong” dẫn tới ngại đổi mới phương pháp dạy học nói chung và thực hiện dạy học theo yêu cầu DHPH nói riêng.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2


Qua đánh giá kết quả khảo sát giáo viên và cán bộ quản lý về nhận thức của họ đối với DHPH, công tác bồi dưỡng kỹ năng DHPH, thực trạng bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên THCS, chúng tôi nhận thấy:

- Thực tế đang diễn ra mâu thuẫn là CBQL đều thấy được tầm quan trọng của kỹ năng DHPH nhưng chưa có biện pháp để nâng cao kỹ năng DHPH cho GV. Một mâu thuấn nữa là GV nhận thức được vai trò quan trọng của kỹ năng DHPH nhưng kỹ năng DHPH hiện tại của GV còn thấp.

- Phòng GD&ĐT thị xã Chí Linh nói chung, các trường THCS trên địa bàn nói riên đã bước đầu quan tâm tới việc bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên. Tuy nhiên các hoạt động DHPH và bồi dưỡng kỹ năng DHPH còn mang tính hình thức, chưa phát huy được hiệu quả thể. Việc thực hiện các chuyên đề bồi dưỡng hiệu quả còn thấp do chất lượng báo cáo viên chưa cao, công tác chuẩn bị về chuyên môn, cơ sở vật chất còn chưa được chu đáo, công tác đánh giá nghiệm thu kết quả còn chưa được chú ý.

- Công tác kiểm tra, đánh giá kỹ năng DHPH của giáo viên còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính hình thức. Do đó, cần phải có các biện pháp kiểm tra đánh giá kết quả việc bồi dưỡng cho GV một cách phù hợp, thiết thực, đảm bảo tính khả thi thì việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên mới đạt hiệu quả cao. Tạo động lực để GV chủ động tự học, tự bồi dưỡng nâng cao kĩ năng DHPH của mình.

- Phòng GD&ĐT thị xã Chí Linh nói chung, các trường THCS trên địa bàn nói chung chưa có các cơ chế quản lý tạo động lực cho giáo viên tham gia bồi dưỡng và tự bồi dưỡng kỹ năng DHPH.

Thông qua quá trình nghiên cứu thực trạng chúng tôi nhận thấy kỹ năng DHPH của giáo viên THCS trên địa bàn thị xã Chí Linh tỉnh Hải Dương còn yếu. Bên cạnh đó việc bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên của các cấp quản lý còn chưa được quan tâm, đầu tư đúng mức so với lý luận về vai trò của

nó. So với lý luận, thực trạng về hoạt động bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên gặp nhiều khó khăn, vướng mắc cần phải điều chỉnh, khắc phục. Đây là cơ sở thực tiễn đặc biệt quan trọng để tiến hành bồi dưỡng kỹ năng DHPH cho giáo viên nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ, thực hiện tốt các yêu cầu đổi mới giáo dục theo chương trình phổ thông mới.

Chương 3

BIỆN PHÁP BỒI DƯỠNG KỸ NĂNG DẠY HỌC PHÂN HÓA CHO GIÁO VIÊN THCS THỊ XÃ CHÍ LINH, TỈNH HẢI DƯƠNG‌

3.1. Nguyên tắc đề xuất các biện pháp

3.1.1. Đảm bảo tính pháp lý

Nguyên tắc này đòi hỏi việc bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên THCS thị xã Chí Linh, tỉnh Hải Dương phải đảm bảo chấp hành chủ trương của đảng, đúng theo pháp luật, đúng theo các văn bản chỉ đạo của Nhà nước, của ngành, của các cấp quản lý giáo dục. Tài liệu và nội dung tài liệu, các điều kiện thực hiện biện pháp đề xuất cần được thẩm định, kiểm duyệt kỹ lưỡng. Việc đề xuất biện pháp phải dựa trên đường lối lãnh đạo của Đảng, bám sát mục tiêu mà nghị quyết của Đảng đề ra, tránh chệch hướng và vi phạm pháp luật, vi phạm các văn bản quy phạm pháp luật khác.

3.1.2. Đảm bảo tính mục tiêu

Mục tiêu luôn là một yếu tố quan trọng đối với tất cả các hoạt động, đặc biệt là đối với hoạt động bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên. Nó bảo đảm cho cả quá trình tổ chức bồi dưỡng đi đúng hướng. Xác định được mục tiêu cho hoạt động rất quan trọng nhưng việc dùng mục tiêu đó để định hướng xuyên suốt trong quá trình tổ chức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên diễn ra cũng quan trọng không kém. Nếu như đã xác định được mục đích giáo dục rồi nhưng lại không dùng nó để định hướng thì việc xác định mục đích cũng không có giá trị. Bởi lẽ dù mục tiêu có hay đến bao nhiêu, hợp lý đến mức nào mà không dùng nó để định hướng, để điều chỉnh quá trình hoạt động thì mô hình kĩ năng DHPH cho giáo viên của GV nhắm tới sẽ không bao giờ đạt được.

Các biện pháp tổ chức bồi dưỡng kĩ năng DHPH cho giáo viên phải dựa trên cơ sở các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng, Nhà nước, của Bộ Giáo dục và Đào tạo, của địa phương; tuân thủ Luật giáo dục, Điều lệ trường trung học và các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan… Các biện pháp phải

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 19/05/2022