Kinh Nghiệm Về Liên Kết, Hợp Tác Trong Phát Triển Ktdl


việc. Đặc biệt, ba quốc gia trên là những trung tâm đào tạo về nguồn nhân lực du lịch của khu vực. Chính nguồn nhân lực chuyên nghiệp, chất lượng cao là một trong những yếu tố giúp nâng tầm vị thế và năng lực cạnh tranh của ba quốc gia trên như những điểm đến du lịch quốc tế.

Hai là, chăm lo đào tạo đội ngũ hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp: có thể nói hướng dẫn viên là người quan trọng nhất để đưa nền văn hóa của nước mình giới thiệu cho các du khách quốc tế. Họ là đại diện của nước nhà đón khách, do vậy khách có yêu quý đất nước họ đến hay không, có ấn tượng tốt và muốn quay trở lại hay không thì công sức lớn là từ người hướng dẫn viên. Ở Xingapo để được trở thành hướng dẫn chuyên nghiệp, được cấp thẻ, đòi hỏi người lao động phải học rất vất vả và trải qua quá trình thi cử cũng rất khó khăn. Chính vì lý do đó, cho đến nay ở quốc gia này đã có được đội ngũ hướng dẫn viên rất chuyên nghiệp. Hơn thế nữa, đội ngũ hướng dẫn viên này rất biết cách chào mời và dẫn khách đến những nơi giải trí, những nơi bán hàng để làm giàu thêm cho những cơ sở kinh doanh đi kèm với du lịch ở đất nước mình. Ở Trung Quốc cũng rất chú trọng đào tạo nguồn nhân lực chuyên nghiệp: quốc gia này đã thiết lập được mạng lưới các cơ sở đào tạo du lịch rộng khắp cả nước, cũng như chương trình đào t ạo du lịch đa dạng, phương pháp giảng dạy hiện đại, kết hợp với nền tảng cơ sở hạ tầng chất lượng phù hợp với thực tế là minh chứng rõ nét nhất về vấn đề này. Nguồn nhân lực được đào tạo bài bản đã đóng vai trò ch ủ chốt trong thiết kế, thực hiện các chương trình quảng bá hiệu quả rất cao. KTDL ở Trung Quốc chuyển đổi mang tính đột phá qua 4 giai đoạn và hiện đang tham gia vào quá trình hội nhập du lịch toàn cầu với sức bật mạnh mẽ. Kinh nghiệm của họ thực sự quý báu đối với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi từ du lịch chính trị và thụ động sang du lịch kinh tế và chủ động HNKTQT.

2.3.4. Xây dựng và đa dạng hóa sản phẩm du lịch

Một là, phát huy giá trị văn hóa, tín ngưỡng và những yếu tố hấp dẫn khác trong xây dựng sản phẩm du lịch.


Việc phát huy những giá trị văn hóa, tín ngưỡng và những yếu tố hấp dẫn khác trong xây dựng sản phẩm du lịch là một nhân tố tạo ra sự khác biệt trong sản phẩm du lịch của từng vùng, từng quốc gia. Nếu Trung Quốc và Thái Lan đã rất thành công trong khai thác các giá trị văn hóa, tín ngưỡng thì Xingapo lại tạo nên sự hấp dẫn đối với du khách bằng sự độc đáo trong khai thác sản phẩm “du lịch xanh”. Và điều quan trọng nhất ở đây là cả ba quốc gia đã tạo nên những sự khác biệt cho những sản phẩm du lịch của quốc gia mình để thu hút du khách. Chẳng hạn:

Thái Lan đã phát huy tốt các giá trị văn hóa, tín ngưỡng trong xây dựng sản phẩm du lịch. Đến đất nước Thái Lan du khách không thể không nhớ tới những nét văn hóa độc đáo trong các sản phẩm du lịch văn hóa. Thái Lan đã rất thành công trong việc phát huy những giá trị văn hóa, tín ngưỡng để thu hút khách du lịch. Điều đó đã tạo nên sự khác biệt trong các sản phẩm du lịch của Thái Lan so với sản phẩm du lịch của các quốc gia khác.

Xingapo đã phát triển sản phẩm “du lịch xanh” và xây dựng thương hiệu với những yếu tố hấp dẫn khác biệt. Điều đầu tiên ấn tượng nhất khi du khách đến với đất nước Xingapo là cảnh quan và môi trường rất sạch. Chính điều này đã làm nên một Xingapo khác biệt với các quốc gia khác. Mặt khác, ở quốc gia này cũng chú trọng phát triển sản phẩm du lịch cạnh tranh phù hợp với nhu cầu thị trường (casino). Đặc trưng nhất của sản phẩm du lịch là chương trình du lịch. Xingapo cung cấp cho thị trường quốc tế rất nhiều chương trình du lịch, trong đó có sản phẩm casino phù hợp với nhu cầu, thị hiếu của nhiều du khách. Họ phân mảng thị trường khách du lịch quốc tế và đưa ra những chương trình phù hợp cho từng thị trường. Các chương trình cho du khách Châu Âu khác chương trình cho du khách Châu Á và Châu Úc, Châu Mỹ… Ngay cả trong cùng một thị trường thì cũng có các chương trình ph ục vụ riêng cho từng nước khác nhau, tùy theo nhu cầu và khả năng chi trả của du khách. Nhờ vậy, Xingapo đã có bước tiến dài trên con đường phát triển KTDL. Mặc dù là một đất nước nhỏ bé nhưng Xingapo đã trở thành một điểm đến hấp dẫn trong con mắt du khách ở khắp nơi trên thế giới. Với nỗ lực của Cục xúc tiến du lịch


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 198 trang tài liệu này.

Xingapo, của các cơ quan hữu quan Chính phủ và các DNDL, đất nước này được dự kiến xây dựng thành một thủ đô của du lịch, một bức tranh sinh động và hấp dẫn của ngành công nghiệp trong tương lai không xa.

Trung Quốc tạo sự khác biệt về sản phẩm du lịch trên nền tảng giá trị văn hóa: Trên cơ sở khai thác các giá trị văn hóa - lịch sử, Trung Quốc cung ứng ra thị trường nhiều sản phẩm du lịch độc đáo, khác biệt, ấn tượng. Sự khác biệt trong các sản phẩm du lịch dựa vào nền tảng giá trị văn hóa là lợi thế cạnh tranh và giá trị bền vững làm nên sức sống lâu bền trong chuỗi sản phẩm KTDL của Trung Quốc.

Kinh tế du lịch ở các tỉnh Bắc Trung Bộ trong hội nhập kinh tế quốc tế - 10

Hai là, coi trọng việc nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm du lịch.

Về quy mô và chất lượng sản phẩm du lịch: sản phẩm du lịch của điểm đến đóng vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao sức cạnh tranh của KTDL của mỗi vùng và quốc gia. Sản phẩm du lịch đơn điệu, kém hấp dẫn sẽ là thế yếu trong cạnh tranh và khó có thể lôi kéo được khách du lịch. Vì vậy, đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch chính là chiến lược mà cả ba nước đều coi trọng để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Họ đầu tư phát triển DLST, văn hóa, du lịch sự kiện, chuyên đề, MICE, mua sắm, nghỉ dưỡng, leo núi, lặn biển,... theo hướng khác biệt đã thực sự mang lại hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của ba nước trong thời gian qua.

Về sản phẩm du lịch đặc thù: ba nước đều quan tâm phát triển sản phẩm du lịch đặc thù để tạo lợi thế trong cạnh tranh. Chẳng hạn, sản phẩm đặc thù của Trung Quốc là các sản phẩm du lịch mang đậm tính văn hóa, lịch sử; sản phẩm du lịch đặc thù của Thái Lan là các sản phẩm du lịch mua sắm, lễ hội. Sản phẩm du lịch đặc thù của Xingapo là du lịch xanh, casino...

Về chiến lược giá cả: Thái Lan là nước rất thành công trong chiến lược giá cả sản phẩm du lịch. Họ thường tổ chức các sự kiện để thu hút khách du lịch vào mùa thấp điểm như chiến dịch “siêu giảm giá”, giảm giá vé máy bay và các dịch vụ mặt đất... Đây là bài học quan trọng nhằm giảm tính chất mùa vụ, kích thích nhu cầu du lịch, tăng xuất khẩu tại chỗ và nâng cao hiệu quả kinh doanh cho DNDL thương mại và dịch vụ, đặc biệt là các cơ sở lưu trú.


Ba là, quan tâm xây dựng và phát triển sản phẩm du lịch là ưu tiên trong chiến lược phát triển KTDL: ở Thái Lan để phát triển sản phẩm du lịch nhằm nâng cao sức cạnh tranh trong HNKTQT, Tổng cục Du lịch Thái Lan đề xuất xây dựng chính sách quốc gia về phát triển DLST đúng hướng và hình thành hệ thống du lịch bền vững. Du lịch văn hóa và sinh thái liên quan đến quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân văn, phát triển xã hội, tham gia của cộng đồng dân cư và cải thiện cuộc sống của họ. Vì vậy, chính sách gắn với những vấn đề này được Thái Lan xem là chính sách tổng thể, trong đó mỗi vấn đề lại có tác động tích cực đến vấn đề khác nhằm làm cho cả hệ thống được tốt hơn như: môi sinh, quản lý nguồn tài nguyên du lịch, du lịch bền vững, phát triển KT - XH, sự tham gia của cộng đồng địa phương. Những chính sách và chiến lược đó gắn với yêu cầu đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng và dịch vụ du lịch, kiến trúc cảnh quan, bảo vệ môi trường, tổ chức quản lý và khai thác các khu du lịch văn hóa và sinh thái của Thái Lan.

Bốn là, coi trọng việc cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho KTDL: ở Thái Lan việc cung cấp thông tin và hướng dẫn cho khách du lịch là nhiệm vụ quan trọng của ngành. Ngoài ra, các DNDL và khách sạn có thể giới thiệu các sản phẩm du lịch của chính họ, Tổng cục Du lịch Thái Lan sẽ hỗ trợ chi phí xúc tiến quan hệ công chúng, quảng cáo để thu hút khách du lịch truy cập và cập nhật thông tin.

Năm là, kinh nghiệm về người điều hành du lịch tốt: điều hành du lịch là những người thiết kế tour du lịch, đặt các dịch vụ cho khách và bàn giao mọi chi tiết về đoàn khách cho hướng dẫn viên trước khi đón một đoàn khách quốc tế vào đất nước mình. Điều hành của Xingapo có một điểm khá hơn điều hành Việt Nam là họ làm việc rất chăm chỉ bất kể thời gian tối hay sáng sớm. Bất cứ khi nào có trường hợp cần giải quyết, bất cứ phát sinh nào xảy ra họ thường ngay lập tức đến gặp đoàn khách và giải quyết nhanh chóng.

2.3.5. Kinh nghiệm về liên kết, hợp tác trong phát triển KTDL

Với tính chất là ngành kinh tế tổng hợp, có tính liên ngành, liên vùng và xã hội hóa cao, sự phát triển KTDL không chỉ bó hẹp trong một quốc gia,


lãnh thổ mà luôn vươn ra khỏi phạm vi hành chính một địa phương, quốc gia và khu vực. Việc liên kết KTDL giữa các lãnh thổ khác nhau cho phép khai thác những lợi thế tương đối của nhau về tài nguyên du lịch, về vị trí trong giao thương về hạ tầng, cơ sở vật chất - kỹ thuật và các nguồn lực khác để phát triển KTDL. Đồng thời, liên kết KTDL giữa các chủ thể hành chính còn tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn đối với các bên liên quan nhằm thu hút đầu tư từ các nguồn vốn trong và ngoài nước, thu hút khách du lịch đến mỗi địa bàn nhằm thu lợi nhuận, đồng thời giải quyết việc làm cho nguồn lao động tại địa phương.

Các nước có nền du lịch phát triển như: Xingapo, Thái Lan... đã cùng nhau liên kết, hợp tác từ rất sớm. Họ liên kết để kết nối tour, để tạo ra những sản phẩm du lịch đặc trưng, chuyên biệt cho mỗi quốc gia. Hình thức liên kết của họ là liên kết nội vùng, ngoại vùng và liên kết đa ngành. Đặc biệt, ở Thái Lan sự liên kết giữa KTDL với ngành Hàng không rất chặt chẽ, nhằm tạo ra những tour du lịch hấp dẫn với mặt bằng giá cả cạnh tranh… để thu hút khách du lịch quốc tế.

2.3.6. Kinh nghiệm về miễn thị thực cho khách du lịch, tạo môi trường chính trị ổn định, đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách.

Miễn thị thực cho khách du lịch là chính sách có tính chiến lược nhằm thu hút khách quốc tế. Thái Lan đã áp dụng rất thành công chính sách này; điều đó đã góp phần thúc đẩy việc thu hút khách quốc tế đến nước này trong thời gian qua. Trong bối cảnh hiện nay miễn thị thực vẫn được coi là một trong những chính sách quan trọng nhằm tăng tính cạnh tranh, qua đó kích thích nhu cầu và thúc đẩy khách du lịch lựa chọn điểm đến này thay vì lựa chọn điểm đến khác.

Môi trường chính trị ổn định, đất nước an bình, môi trường sinh thái trong sạch là điều kiện lý tưởng cho việc thu hút khách du lịch. Đây là một trong những thế mạnh của KTDL ở Xingapo. Quốc gia này hiện nay được coi là một trong những điểm tham quan an toàn nhất thế giới. Các biện pháp an ninh được thắt chặt trong các khu vực quan trọng, những nơi nhạy


cảm khác nhằm đảm bảo cho Xingapo vẫn tiếp tục là điểm đến an toàn trong tương lai. Vấn đề an toàn giao thông cũng được du khách quan tâm khi đi du lịch tại nước ngoài. Tại Xingapo, các phương tiện giao thông đi rất đúng luật, tai nạn giao thông rất ít vì mọi người có ý thức cao trong việc chấp hành luật lệ giao thông. Người tham gia giao thông, đặc biệt là du khách thường hay đi bộ để thăm quan, họ có thể yên tâm sang đường vì ở quốc gia này có một sáng kiến rất hay được áp dụng cho khách đi bộ. Khi người đi bộ muốn sang đường, họ chỉ cần ấn nút trên cột đèn tín hiệu là đoàn xe ô tô sẽ dừng và người đi bộ có thể qua đường. Bên cạnh đó, loại bỏ các phiền toái và lo lắng cho du khách trong chuyến du lịch là điều mà Xingapo đã làm rất tốt. Ở quốc gia này hầu như không bao giờ có trường hợp khách bị chèo kéo để sử dụng dịch vụ hoặc ăn xin. Điều này là một yếu tố khiến khách du lịch quốc tế hài lòng và đánh giá cao.

Ở Thái Lan, trước đây quốc gia này thu hút được nhiều khách du lịch cũng chính nhờ lợi thế trên. Nhưng sau khi xảy ra bất ổn về chính trị, xã hội, KTDL Thái Lan đã chịu thiệt hại nặng nề. Trước khi xảy ra bất ổn về chính trị, thu nhập từ khách du lịch của Thái Lan chiếm tới gần 7% GDP và cũng là ngành thu hút nhiều nhân công. Năm 2008, ngành này thu về 540 tỷ bạt (khoảng 15,4 tỷ USD). Nhưng sau khi các cuộc biểu tình nổ ra, ngành này đã bị thiệt hại rất lớn - đợt suy giảm mạnh nhất của KTDL trong gần 5 thập kỷ qua. Trong năm 2009, mức thiệt hại của KTDL ở Thái Lan lên tới 200 tỷ Bạt, hơn 2 triệu người làm trong ngành này đã bị ảnh hưởng. Những diễn biến trong KTDL của Thái Lan cho thấy, nếu để xảy ra những biến cố phức tạp trong các ngành dịch vụ, nhất là những ngành liên quan đến người nước ngoài, thì ảnh hưởng xấu sẽ rất lớn, việc khắc phục sẽ rất khó khăn và tốn kém thời gian, tiền bạc.

Những kinh nghiệm trên là những bài học bổ ích mà Việt Nam nói chung, các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng có thể và cần vận dụng để phát triển KTDL trong HNKTQT. Tuy nhiên, trong quá trình vận dụng Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Trung Bộ nói riêng cần chú ý đến tính đặc thù của quốc gia, của vùng để đề ra những chủ trương, chính sách phát triển phù hợp nhằm đem lại hiệu quả KTDL cao nhất.


Chương 3

THỰC TRẠNG KINH TẾ DU LỊCH Ở CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ TRONG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ TỪ NĂM 2000 ĐẾN NAY


3.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA CÁC TỈNH BẮC TRUNG BỘ CÓ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH

3.1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của các tỉnh Bắc Trung Bộ

3.1.1.1. Điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: Bắc Trung Bộ là dải đất hẹp ngang, kéo dài từ dãy Tam Điệp ở phía Bắc tới dãy núi Bạch Mã ở phía Nam - là ranh giới tự nhiên giữa Bắc Trung Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ, gồm sáu tỉnh: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế. Diện tích tự nhiên của vùng: 52.534,2 km2. Phía Tây là dãy núi Trường Sơn, phía Bắc giáp với nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, với Tây Bắc và đồng bằng sông Hồng, phía Nam giáp duyên hải miền Trung và phía Đông giáp Biển Đông.

- Về giao thông: Nằm trên trục giao thông xuyên Việt, Bắc Trung Bộ có nhiều tuyến đường ngang Đông - Tây quan trọng, có hệ thống đô thị ven biển gắn liền với sáu tỉnh gồm: Thanh Hoá, Vinh, Hà Tĩnh, Đ ồng Hới, Thừa Thiên - Huế với các khu công nghiệp, trung tâm thương mại, dịch vụ du lịch và các cảng biển: Nghi Sơn, Cửa Lò, Cửa Hội, Chân Mây... Ngoài ra, Bắc Trung Bộ nằm tương đối gần đường hàng hải quốc tế, chịu sự ảnh hưởng trực tiếp của các vùng phát triển năng động trong khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, mở ra khả năng to lớn trong quan hệ về mọi mặt thông qua hệ thống đường biển.

- Về khí hậu: Khí hậu ở các tỉnh Bắc Trung Bộ mang tính chất chuyển tiếp của khí hậu Bắc Bộ, vẫn có một mùa đông lạnh, nhưng ngắn hơn (90 ngày). Nhiệt độ thường cao hơn vùng đồng bằng Bắc Bộ 1 - 2 0C, tổng lượng nhiệt 8.200 - 9.2000C, số giờ nắng 1/460 - 1.920 giờ. Độ ẩm không khí là 82 - 87%. Diễn biến của khí hậu trong năm thường gây nên những biến cố như gió phơn Tây Nam (gió Lào), gây hạn hán, nóng bức (từ tháng 5 - tháng 7).


- Về thuỷ văn: Tuy biến động khá phức tạp nhưng tiềm năng nước của vùng khá phong phú. Vùng có 21 lưu vực sông, mật độ sông suối khá dày, đạt

9.75 km/km2, riêng vùng núi cao đạt 1 km - 1,8 km/ km2. Do địa hình dốc, lưu

vực nhỏ nên sông ngắn, độ dốc lớn, dòng chảy nhỏ, thuỷ lợi thích hợp, giữ nước trong mùa mưa, điều tiết nước trong mùa khô. Nguồn nước ngầm khá phong phú, đáng chú ý là nguồn suối khoáng, nước nóng.

- Tài nguyên tự nhiên

+ Tài nguyên đất: Ở các tỉnh Bắc Trung Bộ tài nguyên đất rất đa dạng về chủng loại và diện tích đất chưa sử dụng còn khá nhiều. Có 3 loại đất chính: đất đỏ vùng trung du miền núi gồm đất đỏ feralit, đất đỏ bazan… thích hợp cho trồng cây công nghiệp dài ngày hoặc khai thác nông nghiệp, trồng cây ăn quả, chăn nuôi gia súc; đất phù sa bồi tụ ven sông hoặc đồng bằng ven biển thích hợp với trồng cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày.

+ Tài nguyên nước: Bắc Trung Bộ là vùng có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, nguồn cung cấp nước dồi dào, với trữ lượng thuỷ sản và môi trường thuỷ sản lớn, có nhiều cửa sông đổ ra biển với mực nước sâu, thuận lợi để xây dựng cảng sông, cảng biển, đánh bắt và nuôi trồng thuỷ sản.

+ Tài nguyên rừng: Tài nguyên rừng được đánh giá là một trong những thế mạnh to lớn để phát triển ngành lâm nghiệp. Tổng trữ lượng gỗ của Bắc Trung Bộ là 124,737 triệu m3 và 1,5 triệu cây nứa, luồng, chiếm 17,9% trữ lượng gỗ và 25,4% trữ lượng tre nứa toàn quốc. Tài nguyên rừng của vùng chỉ đứng sau Tây Nguyên và chính nó đã cung cấp một phần quan trọng về gỗ và lâm sản hàng hoá cho đồng bằng Sông Hồng, đáp ứng một phần cho việc sản xuất gỗ ở nước ta.

+ Về tài nguyên biển: Bắc Trung Bộ có bờ biển dài 670 km, với 23 cửa sông, trong đó có nhiều cửa sông lớn có thể xây dựng cảng phục vụ cho vận tải, đánh bắt cá như: Nghi Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò, Cửa Hội (Nghệ An) v.v... Tài nguyên biển đa dạng và phong phú - là những thế mạnh góp phần

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/08/2022