Số Liệu Các Hình Phạt Chính Được Áp Dụng Của T Òa Án

Bảng 2.4: Số liệu các hình phạt chính được áp dụng của Tòa án

Đơn vị tính: Bị cáo



Năm


Tổng số bị cáo

Số liệu hình phạt chính được áp dụng


Cảnh cáo


Phạt tiền

Cải tạo không giam giữ

Cho hưởng án

treo

Tù có thời hạn

2016

550

0

1

3

86

460

2017

493

0

2

0

72

419

2018

348

0

0

1

59

288

2019

358

0

1

0

65

292

2020

268

0

1

2

68

197

Tổng

2017

0

5

6

350

1656

Số %


0

0,24%

0,3%

17,35%

82,1%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 88 trang tài liệu này.

Áp dụng hình phạt tù có thời hạn từ thực tiễn quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh - 7

(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND Gò Vấp)

Trên đây là bảng số liệu ghi nhận tỷ lệ áp dụng hình phạt của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp trong thời gian 05 năm (2016 -2020).

Qua bảng số liệu trên tỷ lệ áp dụng hình phạt tại quận Gò Vấp: Áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với 1.656 bị cáo chiếm 82,1%. Hình phạt tù có thời hạn chiếm tỷ lệ rất lớn 82,1%, chưa tính đến số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn nhưng cho hưởng án treo. Tòa án áp dụng hình phạt tù có thời hạn có nhiều mức khác nhau và phổ biến. Áp dụng hình phạt tù nhưng cho hưởng án treo đối với 350 bị cáo chiếm 17.35%; Áp dụng hình phạt cải tạo không giam giữ đối với 6 bị cáo chiếm 0.3%; Áp dụng hình phạt tiền đối với 5 bị cáo chiếm tỷ lệ 0.24%.

Bảng 2.5: Số liệu áp dụnghình phạt tù có thời hạn

Đơn vị tính: Bị cáo



Năm


Tổng số bị cáo

Số liệu phạt tù có thời hạn được áp dụng

Tù từ 3 năm

trở xuống

Tù từ 3 năm

đến 7 năm

Tù từ trên 7 năm

đến 15 năm

Tổng hợp

hình phạt

Bị cáo

Tỷ lệ

%

Bị

cáo

Tỷ lệ

%

Bị cáo

Tỷ lệ

%

Bị

cáo

Tỷ lệ

%

2016

550

482

87,63

59

10,72

6

1,09

3

0,54

2017

493

421

85,39

65

13,18

4

0,81

3

0,60

2018

348

293

84,19

45

12,93

10

2,87

0

0

2019

358

304

81,91

48

13,40

5

1,39

1

0,27

2020

268

199

74,25

62

23,13

5

1,86

2

0,74

(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND Gò Vấp)

Qua phân tích số liệu áp dụnghình phạt tù có thời hạn tại Tòa án quận Gò Vấp thấy: Áp dụng phạt tù từ 3 năm trở xuống đối với 1.699 bị cáo, chiếm tỷ lệ 84,23 %, tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn; Áp dụng phạt tù từ 3 năm đến 7 năm đối với 279 bị cáo, chiếm tỷ lệ 13,8 % tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn; Áp dụng phạt tù từ 7 năm đến 15 năm đối với 30 bị cáo, chiếm 1,48% tổng số bị cáo bị áp dụng phạt tù có thời hạn; Tổng hợp hình phạt tù từ 9 bị cáo, chiếm 0,44% tổng số bị cáo bị áp dụng hình phạt tù có thời hạn.

Bảng 2.6: Số liệu về nhân thân của bị cáo

Đơn vị tính: Bị cáo



Năm


Bị cáo

Phân tích đặc điểm nhân thân các bị cáo đã bị xét xử


Cán bộ công chức


Đảng viên

Tái phạm, tái phạm nguy hiểm


Nghiện ma túy


Dân tộc thiểu số


Nữ

Từ đủ 14 đến dưới 16

tuổi

Từ đủ 16 đến dưới 18

tuổi


Từ 18

đến 30

tuổi

2016

550

2

1

28

59

0

56

9

7

388

2017

493

0

0

12

61

0

48

13

5

354

2018

348

0

0

21

48

0

51

5

10

213

2019

358

0

1

34

56

1

45

8

13

200

2020

268

1

1

26

35

0

55

6

15

129

(Nguồn: Số liệu thống kê tội phạm của TAND Gò Vấp)

Từ những bảng thống kê trên đây có thể thấy công tác xét xử luônđược chú trọng, căn cứ các quy định của Bộ luật Hình sự, Tòa án tuyên các bản án được bảo đảm đúng pháp luật và công bằng. Hình phạt Tòa án áp dụng đã nghiêm trị những kẻ cầm đầu, ngoan cố chống đối, lưu manh…Đồng thời thể hiện chính sách khoan hồng đối với những người tự thú, ăn năn hối cải. Trong quá trình xét xử tại phiên tòa, Hội đồng xét xử thục hiện việc xét hỏi đúng trình tự, đồng thời xem xét, làm rò các tình tiết định tội; các tình tiết định khung hình phạt; các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, các đặc điểm về nhân thân của bị cáo.

Hội thẩm nhân dân ngang quyền với Thẩm phán, nên trong quá trình nghị án Hội đồng xét xử cùng thảo luận và quyết dịnh theo đa số, vì vậy quyết định của Hội

đồng xét xử là quyết định mang tính tập thể của đa số thành viên Hội đồng xét xử. Việc nghị án chỉ được căn cứ vào những chứng cứ, tài liệu đã được thẩm tra tại phiên tòa, trên cơ sở xem xét đầy đủ, toàn diện chứng cứ của vụ án, ý kiến của kiểm sát viên, bị cáo, người bào chữa, người tham gia tố tụng khác.Từ đó, áp dụng hình phạt và mức hình phạt phù hợp với tính chất, mức độ nguy hiểm của tội phạm được thực hiện.

Ví dụ: Bản án số 59/2018/HSST ngày 08/05/2018 của TAND quận Gò Vấp. Khoảng 17 giờ ngày 17/4/2017, Lê Minh C, Phạm Văn, Trần Minh C và Lê Tứ T cùng với K và T (chưa rò lai lịch) đi nhậu cùng nhau. Sau đó cả bọn về công ty Đại Hưng Thịnh ngủ, khi về đến nơi C và H ở ngoài sân cự cải việc thanh toán tiền nhậu, H cầm 01 vỏ chai bia sài gòn và 01 cây sắt tròn phi 18 dài 78,5cm đứng ngoài sân kêu C ra nhưng C không ra, H liền chạy vào nhà đánh C nên C chụp 01 con dao đang để trên kệ đâm H hai nhát trúng vào ngực trái và lưng phải gây thương tích.

Ngày 31/5/2017, anh Phạm Văn H làm đơn yêu cầu khởi tố xử lý hình sự đối với Lê Minh C.

Hội đồng xét xử đã xem xét các tình tiết ảnh hưởng đến việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn đối với người phạm tội trong suốt quá trình xét xử.Hội đồng xét xử nhận định: Hành vi của Lê Minh C đã xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của anh Phạm Văn H được chứng minh bởi Bản kết luận giám định pháp y về thương tích với tỷ lệ thương tật toàn bộ là 46% vĩnh viễn. Hành vi hại đến tính mạng, sức khỏe của Lê Minh C là bất hợp pháp, rất nguy hiểm cho xã hội, vì vậy Lê Minh C đã phạm tội “ cố ý gây thương tích”. Do Lê Minh C có hành vi xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác nên phải bị xử lý theo theo điểm c khoản 3 Điều 134 Bộ luật Hình sự, có mức án từ 5 năm đến 10 năm tù.

Hành vi phạm tội của bị cáo sau khi đã xem xét và khung hình phạt đã được xác định. Hội đồng xét xử tiếp tục nhận định về các tình tiết giảm nhẹ: Bị cáo tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại; bị cáo phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; bị cáo thành khẩn khai báo ăn năn hối cải nên được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm b, c, s khoản 1, khoản 2 Điều 51 Bộ luật Hình sự.

Cuối cùng hội đồng xét xử quyết định áp dụng điểmc khoản 3 Điều 134, điểm b,c,s khoản1, 2 Điều 51 BLHS.Xử phạt bị cáo Lê Minh C 04 (bốn) năm tù.

Hội đồng xét xửđã cân nhắc các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và quyết định áp dụng mức phạt tù có thời hạn đối với bị cáo là phù hợp với tính chất hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện.

Ví dụ: Bản án số 131/2017/HSST ngày 14/6/2017 của TAND quận Gò Vấp. Khoảng 17 giờ ngày 27/01/2015, chị Hồ Yến Nhật A cùng với Hồ Thị Kim

H đang đứng trước nhà số 9/17 đường số 6, phường 3, quận Gò Vấp, trên tay chi A có cầm 01 chiếc Ipad để xem hình, bất ngờ Lê Trương Minh T điều khiển xe gắn máy Yamaha Classico biển số 59V1-26927 chạy ép sát chị A từ phía sau rồi giật máy tính bảng tẩu thoát về hướng chợ Tân Sơn Nhất. Chị A, chị H truy hô đuổi theo. T chạy được một đoạn rồi quẹo trái thì bị ngã xe nên vứt lại chiếc Ipad xuống đất rồi dựng xe lên tiếp tục chạy về hướng bãi giữ xe của chợ Tân Sơn Nhất thì bị quần chúng nhân dân bắt giữ.

Trong quá trình xét xử, bị cáo Lê Trương Minh T không thừa nhận hành vi phạm tội, bị cáo T cho rằng bị cáo không có hành vi cướp giật chiếc Ipad của người bị hại, bị cáo chỉ thừa nhận hành vi do lúc chạy xe nhanh thiếu quan sát nên va quẹt vào tay của người bị hại làm rớt chiếc Ipad xuống đất vì sợ bị bắt đền nên bỏ chạy.

Hội đồng xét xử đã công bố các lời khai của người bị hại và các nhân chứng, công bố bản sơ đồ hiện trường xác định điểm rơi của chiếc Ipad cách vị trí người bị hại đứng gần 100m, bị cáo vẫn không thừa nhận hành vi phạm tội của mình. Hội đồng xét xử nhận định: các lời khai của người bị hại và các nhân chứng cùng với các chứng cứ có trong hồ sơ vụ án, phù hợp với kết luận điều tra của Công an quận Gò Vấp, với bản cáo trạng của Viện kiểm sát quận Gò Vấp. Hành vi cướp giật tài sản của người khác của bị cáo T, đã xâm phạm quyền sở hữu hợp pháp về tài sản của người khác.Vì vậy Lê Trương Minh T đã phạm tội cướp giật tài sản theo khoản 2 Điều 136 BLHS, có mức án từ 03 năm đến 10 năm tù.

Sau khi nhận định về hành vi của bị cáo và xác định khung hình phạt.Hội đồng xét xử tiếp tục nhận định về các tình tiết giảm nhẹ, các tình tiết tăng nặng: Bị cáo không thành khẩn khai nhận tội nên không được hưởng tình tiết giảm nhẹ quy

định tại khoản 1 điều 46 bộ luật hình sự, bị cáo có nhân thân xấu đã từng bị xử lý về hành vi cướp giật tài sản.Hội đồng xét xử quyết định áp dụng điểm d khoản 2 Điều 136 BLHS. Xử phạt bị cáo Lê Trương Minh T 03 năm 6 tháng tù.

Hội đồng xét xử đã cân nhắc các tình tiết tăng nặng giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị cáo và quyết định áp dụng mức phạt tù có thời hạn đối với bị cáo là phù hợp với tính chất hành vi phạm tội mà bị cáo đã thực hiện.

2.3. Nhận xét, đánh giá về thực trạng áp dụng hình phạt tù có thời hạn của TAND quận Gò Vấp.

2.3.1. Những hạn chế, vướng mắc trong áp dụnghình phạt tù có thời hạn của TAND quận Gò Vấp.

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, cũng có những thiếu sót, sai lầm gây ảnh hưởng không nhỏ tới quyền, lợi ích hợp pháp của người phạm tội, cũng như uy tín của cơ quan thực thi pháp luật.Vấn đề này được nhận thấy qua thực tiễn xét xử, việc áp dụng hình phạt tù có thời hạn vẫn còn nhiều hạn chế, vướng mắc và thường gặp phải tập trung chủ yếu ở những dạng sau đây:

- Một là, quyết định hình phạt không đúng (quá nặng; quá nhẹ; miễn trách nhiệm hình sự, miễn hình phạt, cho hưởng án treo không đúng…)

Trong khi xét xử các vụ án hình sự, do Hội đồng xét xử đã xác định không đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tội và nhân thân của các bị cáo, xác định sai khung hình phạt, điểm, khoản và điều luật áp dụng…Do đó, việc áp dụng hình phạt không đúng pháp luật đối với người thực hiện hành vi phạm tội đã có những sai sót vướng mắc là tất yếu. Cụ thể như sau:

+Quyết định hình phạt cho hưởng án treo không đúng do đánh giá xem xét tính chất mức độ hành vi phạm tội và nhân thân của người phạm tội không đúng.

Khoảng 20 giờ ngày 27/5/2016, ông Nguyễn Văn C đang ngồi trông coi tiệm Internet “Không Gian Xanh” (địa chỉ số 85 Nguyễn Kiệm, phường 3, quận Gò Vấp), nhìn thấy Nguyễn Văn L đi ngang qua nên gọi L để đòi số tiền 450.000 đồng mà L chơi game chưa trả, L và C cải nhau, L bỏ đi về. Sau đó bị cáo Nguyễn Văn L gọi điện thoại cho Nguyễn Công D đến tiệm Internet “Không Gian Xanh” để đánh nhau, Nguyễn Công D đồng ý và D rũ thêm Huỳnh Tuấn A, Trần Mạnh D và P cùng đi. Khi

đến tiệm Internet “Không Gian Xanh”, Huỳnh Tuấn A, Trần Mạnh D và P đứng ngoài, còn Nguyễn Văn L và Nguyễn Công D xông vào tiệm, bị cáo L cầm 01 con dao tự chế dài 50cm chém làm bể 08 cái màn hình máy vi tính Samsung và 02 tấm cửa kính của tiệm Internet (gây thiệt hại 7.900.000 đồng) và tấn công ông Nguyễn Văn C, ông C thấy vậy bỏ chạy bằng lối cửa sau, còn bị cáo D dùng roi điện rượt đuổi một số người chơi game. Sau đó, L và D nhìn thấy 01 chiếc điện thoại hiệu Nokia 1202 và 01 chiếc điện thoại hiệu Gionee L800 gold, nghĩ là của ông C nên chiếm đoạt. Ông C đến công an phường 3, quận Gò Vấp trình báo vụ việc.

Tại bản án hình sự sơ thẩm số 239/2016/HSST ngày 12/8/2016, bị cáo Nguyễn Văn L bị Tòa án nhân dân quận Gò Vấp áp dụng điểm d khoản 2 Điều 133, Khoản 1 Điều 143; điểm b, p khoản 1,2 Điều 46 kết án về tội “cướp tài sản” và tội “hủy hoại tài sản” xử phạt mức án 05 năm tù về tội cướp tài sản và 06 tháng tù về tội hủy hoại tài sản, tổng hợp hình phạt chung 02 tội là 05 năm 06 tháng tù. Bị cáo Nguyễn Công D bị Tòa án nhân dân quận Gò Vấp áp dụng khoản 1 Điều 133; điểm b, khoản 1,2 Điều 46 kết án về tội “cướp tài sản” xử phạt với mức án 03 năm tù nhưng cho hưởng án treo, thời gian thử thách là 05 năm.

Sau khi xẩy ra sự việc, cha ruột của bị cáo L đã bồi thường cho chủ tiệm Internet “Không Gian Xanh”, số tiền 9.000.000 đồng, chủ tiệm nhận tiền và làm đơn bãi nại.

Nhận thấy trong vụ án này:Bị cáo Nguyễn Văn L là người khởi xướng, chủ mưu và trực tiếp rủ Nguyễn Công D thực hiện tội phạm.Bị cáo D tham gia vụ án với vai trò đồng phạm, người giúp sức tích cực. Bị cáo được rũ đi đánh nhau, nhưng bị cáo D còn rũ thêm người cùng tham gia, có chuẩn bị hung khí là dao và roi điện…làm phương tiện thực hiện tội phạm.Khi những người trong tiệm Internet hoảng sợ bỏ chạy, các bị cáo chiếm đoạt tài sản. Hành vi của các bị cáo đã tấn công người bị hại, làm họ hoảng sợ bỏ chạy thoát thân, bỏ tài sản, bị chiếm đoạt…. thể hiện sự coi thường pháp luật, tính mạng, tài sản của người khác nên cần phải nghiêm trị nên các bị cáo phạm tội “cướp tài sản” thuộc trường hợp “sử dụng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác”, nhưng bản án sơ thẩm xét xử đối với bị cáo Nguyễn Văn L theo điểm d Khoản 2 Điều 133 là đúng người, đúng tội,

áp dụng tình tiết giảm nhẹ phù hợp, tuy nhiên, đối với bị cáo Nguyễn Công D lại xét xử bị báo theo Khoản 1 Điều 133, cho bị cáo D hưởng án treo là không đánh giá đúng tính chất, mức độ hành vi phạm tôi của bị cáo D dẫn đến quyết định hình phạt cho hưởng án treo không đúng.

Bản án này đã bị Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp kháng nghị sửa bản án sơ thẩm, áp dụng Khoản 2 Điều 133 BLHS đối với bị cáo Nguyễn Công D. Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp đã được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm chấp nhận sửa bản án sơ thẩm.

+ Quyết định mức phạt quá nặng hoặc quá nhẹ do áp dụng không đúng các tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ trách nhiệm hình sự.

Ví dụ 1: Bản án hình sự sơ thẩm số 118/2018/HSST ngày 18/7/2018 của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

Khoảng 13 giờ 15’ ngày 271/11/2017, Đội CSĐT tội phạm về ma túy Công an Quận Gò Vấp bắt quả tang An Kim C đang tang trữ 01 gói nylon chứa heroin trại trước nhà số 587 đường Thống Nhất, phường 16, quận Gò Vấp nên lập biên bản phạm tội quả tang.

Tại Cơ quan điều tra, An Kim C đã khai nhận hành vi phạm tội và khai do nghiện heroin nên Công có đến khu vực hẻm giáo xứ Bắc Dũng đường Thống Nhất gặp một thanh niên (không rò lai lịch) hỏi mua heroin với số tiền 100.000 đồng. Sau khi mua, C cất ma túy vào túi quần tìm nơi sử dụng nhưng đến trước nhà 587 đường Thống Nhất thì bị kiểm tra và bắt giữ.

Tại Bản kết luận giám định số 41/KLGĐ-H ngày 14/12/2017 cửa Phòng kỷ thuật hình sự Công an Thành phố Hồ Chí Minh kết luận: Chất bột màu trắng trong gói nylon (bên trong 01 gói giấy báo) được niêm phong, bên ngoài có chữ ký và ghi tên An Kim C và hình dấu Công an phường 16, quận Gò Vấp gửi đến giám định là ma túy ở thể rắn có khối lượng 0,1354gram, loại heroin.

Căn cứ vào các tình tiết của vụ án, Hội đồng xét xử xét thấy hành vi của bị cáo An Kim C phạm tội “Tàng trữ trái phép chất ma túy” quy định tại điểm o khoản 2 Điều 249 Bộ luật hình sự để xét xử bị cáo An Kim C thuộc trường hợp “tái phạm

nguy hiểm”. Hội đồng xét xử quyết định áp dụng điểm o khoản 2 Điều 249; điểm s khoản 1 khoản 2 Điều 51, Điều 38 Bộ luật hình sự xử phạt An Kim C 05 năm tù.

Trong lý lịch của bị cáo An Kim C thể hiện: Năm 2009, bị cáo bị Tòa án nhân dân quận Gò Vấp xử phạt 01 năm 06 tháng tù về tội “Cướp giật tài sản”. Năm 2011,bị cáo bị Tòa án nhân dân quận Gò Vấp xử phạt 01 năm 06 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”.Năm 2013, bị cáo bị Tòa án nhân dân quận Gò Vấp xử phạt 02 năm tù về tội “Trộm cắptài sản”. Năm 2015,bị cáo bị Tòa án nhân dân Quận 12 xử phạt 01 năm 06 tháng tù về tội “Trộm cắp tài sản”.

Như vậy, xét về nhân thân, bị cáo An Kim C có 04 tiền án bị xét xử về các tội do cố ý, chưa được xóa án tích nhưng trong đó có 03 tiền án do Tòa án nhân dân quận Gò Vấp xét xử bị cáo về các tội chiếm đoạt tài sản, là tình tiết định tội trong lần bị cáo C bị xét xử về tội “Trộm cắp tài sản” vào năm 2015 tại Tòa án nhân dân Quận 12 với tài sản chiếm đoạt trị giá 200.000 đồng và tại bản án này không xác định bị cáo C phạm tội thuộc trường hợp “tái phạm”. Nên theo nguyên tắc có lợi cho bị cáo, coi như bị cáo C đã bị kết án, chưa được xóa án tích lại phạm tội do cố ý trong vụ án này nên thuộc trường hợp “tái phạm”, là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự theo điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015. Khi quyết định hình phạt, Tòa án cấp sơ thẩm đã căn cứ điểm o khoản 2 Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015 để xử phạt bị cáo An Kim C với tình tiết định khung tăng nặng “tái phạm nguy hiểm”, là không phù hợp với các tình tiết khách quan của vụ án, với quy định của pháp luật tại khoản 2 Điều 53 Bộ luật Hình sự năm 2015.

Bản án này đã bị Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp kháng nghị theo trình tự phúc thẩm theo hướng không áp dụng tình tiết “tái phạm nguy hiểm” theo điểm o khoản 2 Điều 249 Bộ luật Hình sự năm 2015, áp dụng tình tiết tái phạm tại điểm h khoản 1 Điều 52 Bộ luật Hình sự năm 2015. Kháng nghị của Viện kiểm sát nhân dân quận Gò Vấp đã được Tòa án nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh xét xử phúc thẩm chấp nhận sửa bản án sơ thẩm.

Ví dụ 2: Bản án hình sự sơ thẩm số 201/2018/HSST ngày 15/11/2018 của Tòa án nhân dân quận Gò Vấp, Thành phố Hồ Chí Minh.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 24/06/2022