a) Giá so sánh (giá cố định)
Là giá được xác định theo mặt bằng của một năm gốc. Đó là năm mà nền kinh tế quốc gia ít có biến động lớn và khoảng cách thời gian giữa năm gốc và năm hiện hành không quá xa.
b) Giá hiện hành: là giá được xác định theo mặt bằng của năm tính
toán.
c) Giá sức mua tương đương: là giá được xác định theo mặt bằng
quốc tế và hiện nay được tính theo mặt bằng giá của Mỹ.
- Ứng dụng và ý nghĩa của các loại giá:
+ Giá cố định phản ánh thu nhập thực tế, thường sử dụng để tính tốc độ tăng trưởng kinh tế giữa các thời kì và có ý nghĩa so sánh giữa các thời kì.
+ Giá hiện hành: Phản ánh thu nhập danh nghĩa, thu nhập đạt được tại thời điểm tính toán, thường được sử dụng trong việc xác định các chỉ tiêu có liên quan đến vốn đầu tư, cơ cấu ngành kinh tế, ngân sách, thương mại.
Để quy đổi GDP thực tế thành GDP danh nghĩa và ngược lại cần sử dụng thông tin về chỉ số giảm phát GDP.
Có thể bạn quan tâm!
- Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh - 1
- Giáo trình Kinh tế phát triển Phần 1 - Lê Mỹ Linh Thanh - 2
- Các Nhân Tố Tác Động Đến Tăng Trưởng Kinh Tế
- Tăng Trưởng Kinh Tế Và Mức Độ Để Đáp Ứng Phúc Lợi Cho Con Người Trong Phát Triển Kinh Tế
- Các Mô Hình Về Sự Bất Bình Đẳng Về Tăng Trưởng Kinh Tế
Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.
+ Giá sức mua tương đương: dùng để so sánh theo không gian, dùng để so sánh mức sống bình quân giữa các quốc gia, là cơ sở để các tổ chức quốc tế xem xét việc cho vay vốn và thời hạn vay vốn, xác định mức đóng góp vốn của các nước.
1.2.2. Đánh giá cơ cấu kinh tế
- Cơ cấu kinh tế là tương quan giữa các bộ phận trong tổng thể nền kinh tế, thể hiện mối quan hệ hữu cơ và sự tác động qua lại cả về số và chất lượng giữa các bộ phận với nhau.
- Các mối quan hệ này được hình thành trong những điều kiện kinh tế xã hội nhất định và luôn vận động theo những mục tiêu cụ thể.
- Nếu thước đo tăng trưởng phản ánh sự thay đổi về lượng thì xu thế chuyển dịch cơ cấu kinh tế thể hiện mặt chất của nền kinh tế trong quá trình phát triển. Vì vậy khi đánh giá sự phát triển kinh tế cần xem xét một cách toàn diện các góc độ của cơ cấu kinh tế.
1.2.2.1. Cơ cấu ngành kinh tế
- Cơ cấu ngành kinh tế thể hiện cả mặt định lượng và định tính.
+ Mặt định lượng: là qui mô và tỉ trọng chiếm GDP, lao động, vốn của mỗi ngành trong tổng thể kinh tế quốc dân.
+ Mặt định tính: thể hiện vị trí, tầm quan trọng của mỗi ngành trong hệ thống kinh tế quốc dân.
Ví dụ: Các nước đang phát triển, nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp, tỉ trọng nông nghiệp chiếm 20 – 30%.
Các nước phát triển: tỉ trọng này là 1 – 7%.
- Trong quá trình phát triển, cơ cấu ngành kinh tế của mỗi quốc gia đều có sự chuyển đổi theo xu hướng chung: tỉ trọng nông nghiệp giảm dần, công nghiệp và dịch vụ tăng dần.
Bảng 1: Cơ cấu ngành theo GDP cho một số nhóm nước năm 2005
Nguồn: Báo cáo phát triển thế giới 2005 – Ngân hàng thế giới
Bảng 2: Cơ cấu GDP theo ngành một số nước trong khu vực (1990- 1999) (Đơn vị: %)
1.2.2.2. Cơ cấu vùng kinh tế
- Sự phát triển kinh tế thể hiện ở cơ cấu vùng kinh tế theo góc độ thành thị và nông thôn.
- Ở các nước đang phát triển, kinh tế nông thôn chiếm tỉ trọng rất
cao.
65%.
Ví dụ: những năm 90:
+ 45 nước có mức thu nhập thấp: tỉ lệ dân số ở nông thôn là 72%.
+ 63 nước có mức thu nhập tiếp theo: tỉ lệ dân số ở nông thôn là
+ Các nước phát triển: tỉ lệ dân số ở thành thị là 80%.
- Xu hướng phổ biến ở các nước đang phát triển là luôn có dòng di
dân từ nông thôn ra thành thị để thoát khỏi sự nghèo khổ. Dòng di cư này càng lớn tạo ra áp lực rất mạnh đối với Chính phủ.
- Việc thực hiện các chính sách công nghiệp hoá nông thôn, đô thị hoá, phát triển hệ thống công nghiệp, dịch vụ nông thôn làm tỉ trọng kinh tế thành thị ở các nước đang phát triển ngày càng tăng, tốc độ dân số thành thị tăng so với tốc độ tăng trưởng dân số chung. Đây là xu thế hợp lý trong quá trình phát triển.
1.2.2.3. Cơ cấu thành phần kinh tế
- Là dạng cơ cấu phản ánh tính chất xã hội hoá về tư liệu sản xuất và tài sản của nền kinh tế quốc dân, nó thể hiện ở hai loại hình thức sở hữu là sở hữu công cộng và sở hữu tư nhân.
- Ở các nước phát triển và xu hướng ở các nước đang phát triển là khu vực kinh tế tư nhân thường chiếm tỉ trọng cao, nền kinh tế phát triển theo hướng tư nhân hoá.
- Ở nước ta hiện nay đang tồn tại 6 thành phần kinh tế:
+ Kinh tế nhà nước + Kinh tế tư bản tư nhân
+ Kinh tế tập thể + Kinh tế tư bản nhà nước
+ Kinh tế cá thể, tiểu chủ + Kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài Các thành phần kinh tế trên đều có môi trường và điều kiện phát
triển như nhau, trong đó kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo. Sau nhiều năm qua, thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và có vốn đầu tư nước ngoài có xu hướng phát triển tốt.
1.2.2.4. Cơ cấu khu vực thể chế
- Là dạng cơ cấu phản ánh nền kinh tế được phân chia dựa trên cơ sở vai trò các bộ phận cấu thành trong sản xuất kinh doanh và qua đó đánh giá được vị trí của mỗi khu vực cũng như mối quan hệ giữa chúng trong quá trình thực hiện sự phát triển.
- Các đơn vị thể chế thường trú trong nền kinh tế gồm 5 khu vực:
Khu vực Chính phủ: gồm tất cả các hoạt động thực hiện bằng ngân sách nhà nước, bảo đảm các hoạt động công cộng, tạo điều kiện bình đẳng cho các khu vực thể chế và thực hiện công bằng xã hội.
Khu vực tài chính: thực hiện mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trên thị trường tài chính.
Khu vực phi tài chính: thực hiện chức năng sản xuất hàng hoá và dịch vụ với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận trên thị trường hàng hoá và dịch vụ.
Các hộ gia đình: có chức năng và hành vi của họ là tiêu dùng, ngoài ra họ cũng có thể tham gia vào hoạt động sản xuất dưới hình thức cung cấp sức lao động cho doanh nghiệp hoặc sản xuất dưới dạng các đơn vị sản xuất cá thể.
Các tổ chức vô vị lợi: phục vụ hộ gia đình với nguồn tài chính quyên góp tự nguyện như các tổ chức từ thiện, cứu trợ, giúp đỡ người tàn tật… họ hoạt động không vì lợi nhuận.
1.2.2.5. Cơ cấu tái sản xuất
- Là cơ cấu kinh tế hiểu theo góc độ phân chia tổng thu nhập của nền kinh tế theo tích luỹ – tiêu dùng.
- Phần tiêu dùng dành cho tích luỹ tăng lên và chiếm tỉ trọng cao là điều kiện cung cấp vốn cho quá trình tái sản xuất mở rộng của nền kinh tế, đây là xu thế phù hợp trong quá trình phát triển kinh tế.
- Việc gia tăng tỉ lệ thu nhập dành cho tích luỹ tái đầu tư phải có tác dụng dẫn đến gia tăng mức thu nhập dành cho tiêu dùng.
1.2.2.6. Cơ cấu thương mại quốc tế
- Cơ cấu này phản ánh thành phần hoạt động ngoại thương trong sự phát triển kinh tế của mỗi nước.
- Ở các nước đang phát triển: thường xuất khẩu sản phẩm thô với giá trị thấp nhưng lại nhập khẩu một khối lượng lớn hàng hoá nguyên vật liệu đầu vào, hàng hoá tiêu dùng cuối cùng, dẫn đến thường rơi vào tình trạng thâm hụt thương mại quốc tế.
- Theo xu thế chung các nền kinh tế đều có xu hướng mở trong quá trình phát triển do đó mức độ thâm hụt thương mại quốc tế giảm dần, tỉ trọng xuất khẩu hàng thô giảm, tăng dần hàng hoá có giá trị kinh tế cao.
1.2.3. Đánh giá sự phát triển xã hội
Tiến bộ xã hội mà trọng tâm là vấn đề phát triển con người là mục tiêu cuối cùng của phát triển. Sự phát triển xã hội được đánh giá ở các khía cạnh sau:
1.2.3.1. Một số chỉ tiêu phản ánh nhu cầu cơ bản của con người
a) Các chỉ tiêu phản ánh mức sống
- Nhu cầu mức sống vật chất thể hiện ở nhu cầu hấp thụ calori tối thiểu bình quân 1 ngày đêm của con người đảm bảo khả năng sống và làm việc bình thường, có xét đến cơ cấu nam, nữ, trọng lượng cơ thể, điều kiện khí hậu, môi trường.
- Để thoả mãn nhu cầu này, con người phải có một khoản thu nhập nhất định để chi tiêu cho lương thực, thực phẩm. Các chỉ tiêu phản ánh mặt này gồm:
+ Chỉ tiêu GNI/người là thước đo chính thể hiện việc bảo đảm nhu cầu hao phí vật chất cho dân cư mỗi quốc gia. GNI/đầu người càng cao phản ánh mức sống vật chất của nhân dân càng lớn.
+ Ngoài ra, còn có chỉ tiêu: mức lương thực/người, tỉ lệ lương thực nhập khẩu/người.
- Ở các nước phát triển, chỉ tiêu GNI/người rất cao: bình quân 27.680 USD. Mỹ: 37.610 USD, Thụy Sỹ: 32.030 USD, Nauy: 37.300 USD.
- Nhóm 45 nước đang phát triển chỉ đạt 2190 USD. Việt Nam: 1996: 1263 USD
2001: 2070 USD
2002: 2240 USD
2003: 2490 USD
Đây là mức cao hơn mức trung bình của các nước có mức thu nhập thấp nhưng thấp hơn so với mức trung bình của thế giới (7570 USD).
- Thu nhập bình quân đầu người là điều kiện vật chất cơ bản để phát triển con người.
b) Nhóm chỉ tiêu phản ánh giáo dục và trình độ dân trí
Theo Liên hợp quốc đưa ra các chỉ tiêu:
Tỉ lệ người lớn biết chữ ( 15 tuổi): phân theo khu vực, giới tính. Tỉ lệ nhập học các cấp tiểu học, trung học cơ sở, phổ thông trung
học.
Số năm đi học trung bình ( 7 tuổi).
Tỉ lệ ngân sách chi cho giáo dục/tổng ngân sách hoặc GDP. Kinh tế càng phát triển thì chỉ tiêu này càng cao.
c) Nhóm chỉ tiêu về tuổi thọ bình quân và chăm sóc sức khoẻ
Bao gồm:
Tuổi thọ bình quân.
Tỉ lệ trẻ em chết yểu ( 1 năm, 5 năm).
Tỉ lệ các bà mẹ tử vong do sinh sản.
Tỉ lệ trẻ em suy dinh dưỡng do không đảm bảo tiêu chuẩn chiều cao, cân nặng…
Tỉ lệ chi ngân sách cho y tế.
d) Nhóm chỉ tiêu về dân số và việc làm.
Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên.
Tỉ lệ thất nghiệp thành thị.
Tỉ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn. Nhận xét:
Các nước đang phát triển có tốc tăng trưởng dân số cao hơn mức trung bình thế giới. Theo WB: dân số hàng năm tăng 92 triệu người, trong đó 82 triệu là từ các nước đang phát triển.
Tốc độ tăng dân số cao làm cho tốc độ tăng trưởng lao động lớn hơn so với khả năng tăng trưởng việc làm dẫn đến tình trạng thất nghiệp.
Các chỉ tiêu trên phụ thuộc vào trình độ phát triển kinh tế, mức thu nhập dân cư, chính sách của Chính phủ.
Mỹ, Nhật: các chỉ tiêu xã hội rất tốt.
Trung Quốc, Việt Nam: thu nhập thấp nhưng Liên hợp quốc đánh giá cao những chỉ tiêu phát triển con người.
e) Chỉ số phát triển con người – HDI (Human Development Index)
- Là chỉ số đánh giá tổng hợp và xếp loại trình độ phát triển kinh tế
– xã hội chung giữa các quốc gia hay giữa các địa phương.
- HDI chứa đựng 3 yếu tố cơ bản:
+ Tuổi thọ bình quân.
+ Trình độ giáo dục: đánh giá bằng tỉ lệ người biết chữ, tỉ lệ đi học đúng độ tuổi.
+ Mức thu nhập bình quân trên đầu người tính theo GDP.
- HDI tính theo phương pháp chỉ số: 0 HDI 1. HDI càng lớn thể hiện sự phát triển cho con người càng cao.
- HDI được tính cho quốc gia, từng vùng miền.
- Nếu xét theo thu nhập bình quân đầu người thì các nước công nghiệp phát triển gấp 6 lần so với các nước đang phát triển, nhưng nếu xét theo HDI thì chỉ gấp 1,6 lần.
Năm 2002: + Nauy: HDI = 0,958 max
+ Nêgia: HDI = 0,292 min
Việt Nam: + 2001: Cao nhất là Bà Rịa Vũng Tàu HDI = 0,835. Hà Nội thứ 2: 0,798
Thành phố Hồ Chí Minh thứ 3: 0,796
+ 2002: HDI = 0,688
+ 2004: HDI = 0,691 đứng 109/177 nước
1.2.3.2. Chỉ tiêu nghèo đói và bất bình đẳng
a) Chỉ tiêu nghèo đói và bất bình đẳng về kinh tế
- Chỉ tiêu này phụ thuộc vào:
+ Tổng thu nhập quốc dân.
+ Chính sách phân phối và phân phối lại nhằm điều tiết thu nhập giữa các tầng lớp dân cư trong xã hội theo hướng bảo vệ người nghèo và giải quyết vấn đề công bằng xã hội.
- Các chỉ tiêu bao gồm:
+ Tỉ lệ hộ nghèo có phân chia theo từng vùng, dân tộc.
+ Hệ số dãn cách thu nhập xác định mức chênh lệch thu nhập giữa bộ phận dân cư giàu và nghèo trong xã hội.
- Theo tiêu chuẩn của WB – 2002: xác định tỉ lệ thu nhập của 40% dân số có mức thu nhập thấp nhất trong xã hội chiếm trong tổng thu nhập dân cư cho thấy:
+ Nếu tỉ lệ này chiếm 17%: đạt mức độ bình đẳng xã hội khá cao; 12-17%: tương đối bất bình đẳng; 12%: bất bình đẳng lớn.
+ Xét trên toàn cầu, khoảng 10 năm – thập kỉ 90 thế kỉ 20 cho thấy: phần thu nhập của 40% dân số nghèo nhất chỉ chiếm khoảng 15% so với tổng thu nhập toàn cầu, trong khi thu nhập của 20% dân số giàu nhất thế giới chiếm 50%, điều đó là khá bất bình đẳng. Hiện nay có xu hướng cải thiện.
b) Chỉ tiêu đánh giá về bất bình đẳng xã hội
- Mức độ phân biệt đối xử đối với phụ nữ và vấn đề bạo lực trong gia đình.
- Mức độ thực hiện dân chủ cộng đồng: thể hiện ở vị thế của cộng đồng dân cư trong việc tham gia các quyết định liên quan đến cuộc sống của họ.
- Tính minh bạch trong hệ thống tài chính ở các cấp địa phương.
- Mức độ trong sạch của quốc gia: tình trạng tham nhũng, hiện tượng tiêu cực của tầng lớp quan chức Chính phủ.