Du Lịch Sinh Thái : Là Loại Hình Du Lịch Dựa Vào Thiên Nhiên, Chú Trọng Đến Công Tác Giáo Dục Nhận Thức Môi Trường, Có Sự Tham Gia Và Hưởng Lợi


pháp này được sử dụng để đưa ra dự báo về các chỉ tiêu phát triển và có thể được mô hình hóa bằng các phương pháp toán học.

Phương pháp phân tích SWOT : là một công cụ rất hữu dụng cho việc nắm bắt và ra quyết định thông qua việc phân tích điểm mạnh (Strengths), điểm yếu (Weaknesses) bên trong và cơ hội (Opportunities), thách thức (Threats) bên ngoài đối tượng nghiên cứu. SWOT cung cấp một công cụ phân tích chiến lược, rà soát và đánh giá vị trí, định hướng của một ngành, một tổ chức, một công ty hay của một đề án kinh doanh một cách có hệ thống nhằm giúp phân loại lựa chọn các chiến lược, chiến thuật phát triển phù hợp.


CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN‌


1.1. Một số khái niệm cơ bản về du lịch

1.1.1 Tài nguyên du lịch sinh thái

1.1.1.1. Khái niệm

Tài nguyên là tất cả các dạng vật chất, tri thức được sử dụng để tạo ra của cải vật chất hoặc tạo ra giá trị sử dụng mới phục vụ cho cuộc sống và sự phát triển của con người. Hiểu theo nghĩa này, tài nguyên là khái niệm rất rộng bao gồm đất, nước, rừng, biển, khoáng sản, năng lượng, khí hậu, cảnh quan, di sản văn hóa kiến trúc, thông tin. Tài nguyên là đối tượng sản xuất của con người. Xã hội loài người càng phát triển, số loại hình tài nguyên và số lượng mỗi loại tài nguyên được con người khai thác hoặc tạo ra ngày càng tăng.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung. Có thể hiểu đơn giản tài nguyên du lịch đề cập tới các loại tài nguyên có tiềm năng, giá trị khai thác du lịch. Đó chính là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, DTLS - văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch. Có hai loại tài nguyên du lịch :

- Tài nguyên du lịch thiên nhiên bao gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, HST, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Xây dựng chiến lược phát triển du lịch sinh thái tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2008 2015, tầm nhìn đến 2020 - 3

- Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm truyền thống văn hóa, các yếu tố văn hóa, văn nghệ dân gian, DTLS, cách mạng, khảo cổ, kiến trúc, các công trình lao động sáng tạo của con người và các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể khác có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch.

Tài nguyên DLST là bộ phận quan trọng của tài nguyên du lịch bao gồm các giá trị tự nhiên thể hiện trong một HST cụ thể và các giá trị văn hóa bản địa tồn tại và phát triển không tách rời HST tự nhiên đó.


Tuy nhiên, không phải mọi giá trị tự nhiên và văn hóa bản địa đều là tài nguyên DLST mà chỉ các thành phần và các thể tổng hợp tự nhiên, các giá trị văn hóa bản địa gắn với một HST cụ thể được khai thác, sử dụng để tạo ra các sản phẩm DLST, phục vụ cho mục đích phát triển DLST mới được xem là tài nguyên DLST.

Văn hóa bản địa là các giá trị về vật chất và tinh thần được hình thành trong quá trình phát triển của một cộng đồng dân cư, thể hiện mối quan hệ gắn bó giữa thế giới tự nhiên và con người trong không gian của một HST tự nhiên cụ thể. Văn hóa bản địa là một bộ phận cấu thành của đa dạng sinh học (ĐDSH).

Tài nguyên DLST mang một số đặc trưng như sau :

- Tính phong phú, đa dạng : là một bộ phận của tài nguyên du lịch chủ yếu được hình thành từ tự nhiên mà bản thân tự nhiên lại rất đa dạng phong phú nên tài nguyên DLST cũng có đặc điểm này.

- Tính nhạy cảm : tài nguyên DLST được hình thành trên cở sở các HST tự nhiên, sự ĐDSH mà các hợp phần này lại rất nhạy cảm với các tác động của con người nên việc sử dụng, khai thác tài nguyên DLST phải rất chú trọng đến công tác bảo tồn, gìn giữ môi trường tự nhiên.

- Thời gian khai thác khác nhau : trong các loại tài nguyên DLST, có loại có thể khai thác quanh năm nhưng cũng có loại mà việc khai thác phụ thuộc ít nhiều vào thời vụ. Sự phụ thuộc này chủ yếu dựa vào quy luật diễn biến của khí hậu, mùa di trú, sinh sản của các loài sinh vật.

- Xa khu dân cư và được khai thác tại chỗ để tạo ra sản phẩm du lịch (SPDL): tài nguyên DLST thường xa khu dân cư, chúng có nguy cơ bị suy giảm, biến mất do tác động trực tiếp của con người. Chẳng hạn, người dân chặt cây rừng, săn bắn bừa bãi để phục vụ cho nhu cầu cuộc sống. Việc thưởng thức SPDL sinh phải cũng tương tự SPDL nói chung, phải được diễn ra tại chỗ. Ví dụ, du khách phải đến tận nơi mới có thể quan sát được một hệ thực vật đặc trưng.

- Khả năng tái tạo và sử dụng lâu dài : phần lớn các tài nguyên DLST đều có khả năng phụ hồi tái tạo. Điều này có được là do bản chất tự nhiên của các tài nguyên DLST vốn dựa trên nền tảng là các tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên


thực tế cho thấy, nhiều loài quý hiếm có thể bị hủy diệt, dẫn đến tuyệt chủng do những tai biến tự nhiên hoặc do các tác động của con người.

1.1.1.2. Hệ sinh thái

"HST là hệ thống các quần thể sinh vật sống chung và phát triển trong một môi trường nhất định, quan hệ tương tác với nhau và với môi trường đó".

Theo độ lớn, HST có thể chia thành HST nhỏ (bể nuôi cá), HST vừa (một thảm rừng, một hồ chứa nước), HST lớn (đại dương). Tập hợp tất cả các HST trên bề mặt trái đất thành một HST khổng lồ sinh thái quyển (sinh quyển). HST bao gồm hai thành phần: vô sinh (nước, không khí,...) và sinh vật. Giữa hai thành phần trên luôn luôn có sự trao đổi chất, năng lượng và thông tin.

1.1.1.3. Đa dạng sinh học

Công ước Quốc tế về ĐDSH định nghĩa : “ĐDSH là sự khác biệt trong mọi cơ thể sống có từ mọi nguồn, từ các HST ở đất liền, ở biển, và ở các HST khác ở nước, và mọi tổ hợp sinh thái mà các cơ thể sống là thành phần hợp thành; ĐDSH cũng bao gồm sự đa dạng trong loài, giữa các loài và các HST. ĐDSH bao gồm cả các nguồn tài nguyên di truyền, các cơ thể hay các phần của cơ thể, các chủng quần, hay các hợp phần sinh học khác của HST, hiện đang có giá trị sử dụng hay có tiềm năng sử dụng cho loài người”.

Nói ngắn gọn, ĐDSH là mức độ phong phú của thiên nhiên sống, là toàn bộ tài nguyên thiên nhiên tạo nên do tất cả các dạng sống trên trái đất. ĐDSH có ba mức độ :

- Đa dạng di truyền : thể hiện sự đa dạng gen trong mỗi loài

- Đa dạng loài : thể hiện sự đa dạng về các loài sinh vật cùng tồn tại và phát triển trong một không gian lãnh thổ nhất định.

- Đa dạng sinh thái : thể hiện sự đa dạng của các kiểu cộng đồng sinh thái khác nhau tạo nên tạo nên cơ thể sống và mối liên hệ giữa chúng với nhau

ĐDSH là thước đo tính đa dạng về gen, về loài và các HST trong một vùng hay trên toàn thế giới. Đối với con người và trái đất nói chung, ĐDSH có các chức năng chính rất quan trọng như là cơ sở sinh tồn của sự sống trên trái đất trong đó có


con người; Cung cấp trực tiếp cho con người nguồn lương thực, thực phẩm, nguồn nguyên liệu, Cung cấp những nguồn gen quý giá để bổ sung cho các vật nuôi và cây trồng; Cung cấp nguồn dược liệu đảm bảo sức khỏe cho con người; Phục vụ đời sống tinh thần, là nguồn cảm hứng về thẩm mỹ, nghệ thuật, văn hóa của con người

1.1.2. Phân loại tài nguyên du lịch

Tài nguyên DLST được hình thành trên cơ sở các HST điển hình và ĐDSH :

- HST rừng nhiệt đới

- HST núi cao

- HST đất ngập nước

- HST sông, hồ, suối thác

- HST nông nghiệp (vườn, trang trại)

- HST biển, đảo

- HST đồng cỏ tự nhiên

Phần lớn các HST này thường tập trung quanh các VQG và khu bảo tồn thiên nhiên nên việc khai thác các tiềm năng DLST để phục vụ phát triển du lịch thường gắn với các khu vực này.

1.1.3. Các loại hình du lịch

1.1.3.1. Du lịch sinh thái : là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, chú trọng đến công tác giáo dục nhận thức môi trường, có sự tham gia và hưởng lợi của các cộng đồng địa phương, gắn kết với các giá trị văn hóa bản địa.

DLST rừng : mục tiêu của du khách là tìm về với thiên nhiên, mong muốn tham quan, tìm hiểu, nghiên cứu sự ĐDSH, các hệ động thức vật dưới nhiều hình thức như đi bộ trong rừng, xem chim, xem thú ăn đêm, ngủ đêm trong rừng, nghỉ dưỡng...

DLST sông hồ : du khách có cơ hội tham quan sông nước, nghỉ dưỡng, vui chơi thể thao nước, tìm hiểu sinh hoạt của cư dân địa phương.

DLST vườn : du khách sẽ đến tham quan những vườn trái cây, thưởng thức hương vị trái cây, hòa mình vào cuộc sống nông thôn.


Các loại hình DLST khác : du khách sẽ có dịp tham quan chiêm ngưỡng các cảnh quan thiên tạo, để từ đó nâng cao sự hiểu biết về môi trường tự nhiên của du khách.

1.1.3.2. Du lịch văn hóa : là loại hình du lịch mà du khách muốn cảm nhận bề dày văn hóa của một quốc gia, một vùng thông qua các di tích văn hóa, lịch sử, phong tục tập quán còn hiện diện.

Du lịch văn hóa mang một số nét đặc trưng như sau :

- Tính tổng hợp : Du lịch văn hóa mang nhiều hình thái như vừa vật chất và vừa tinh thần; vừa cổ đại và vừa cận, hiện đại; vừa có văn hóa bản địa truyền thống và vừa có văn hóa nước ngoài du nhập...

- Tính khu vực : mỗi yếu tố, giá trị văn hóa đều có những nét đặc trưng riêng liên quan đến một vùng, một khu vực cụ thể.

- Tính kế thừa : tất cả các công trình văn hóa đều là kết quả của quá trình diễn biến lâu dài và mang tính kế thừa.

- Tính xung đột : nảy sinh do sự va chạm, tiếp xúc giữa các nền văn hóa khác nhau giữa các du khách, nhân viên phục vụ và cộng đồng địa phương.

1.1.3.3. Khái niệm về sản phẩm du lịch

SPDL là tập hợp các dịch vụ, hàng hóa cần thiết để thỏa mãn nhu cầu của khách du lịch trong chuyến đi du lịch, được tạo nên bởi sự kết hợp của việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với việc sử dụng các nguồn lực như cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một vùng hay một quốc gia nào đó.

Dịch vụ, hàng hóa phục vụ du lịch bao gồm dịch vụ vận chuyển, lưu trú, ăn uống, vui chơi giải trí, thông tin, hướng dẫn, hàng hóa tiêu dùng, đồ lưu niệm và những dịch vụ, hàng hóa khác nhằm đáp ứng nhu cầu của khách du lịch.

SPDL là sự kết hợp của các yếu tố hữu hình (hàng hóa) và các yếu tố vô hình (dịch vụ) nên bản thân nó mang một số nét đặc trưng cơ bản. SPDL luôn gắn kết với yếu tố tài nguyên du lịch. Do đó, SPDL không thể dịch chuyển đưa đến tận tay người tiêu dùng (du khách) như những sản phẩm hàng hóa khác, mà để thưởng thức và thỏa mãn nhu cầu tham quan của mình, bản thân du khách phải đến tận nơi có


SPDL. Chính đặc tính này đã làm cho quá trình tạo ra và tiêu dùng SPDL trùng nhau về không gian và thời gian, SPDL không thể cất đi và tồn kho như các sản phẩm thông thường khác.

Bên cạnh đó, phần lớn việc tiêu dùng SPDL chỉ có thể diễn ra tập trung vào một số thời điểm nhất định. Chẳng hạn, du lịch trượt tuyết được khai thác vào mùa có tuyết rơi, du lịch biển thường vào mùa khô. Vì vậy, các hoạt động kinh doanh du lịch thường mang tính mùa vụ. Du khách đi tham quan rất đông vào mùa cao điểm và rất ít (hoặc không có) vào mùa thấp điểm. Tính mùa vụ du lịch khác nhau ở từng quốc gia, từng vùng, từng điểm du lịch và phụ thuộc vào các yếu tố như thời tiết, khí hậu, loại hình du lịch, điều kiện văn hóa – xã hội...

Mặt khác, do khách hàng rất muốn được chăm sóc như những con người riêng biệt nên dịch vụ du lịch thường mang tính cá nhân hóa và không đồng nhất. DN du lịch rất khó đưa ra các tiêu chuẩn dịch vụ nhằm làm thỏa mãn tất cả các khách hàng trong mọi hoàn cảnh vì sự thỏa mãn đó phụ thuộc vào sự cảm nhận và mong đợi của khách hàng.

1.1.3.4. Khái niệm về chiến lược du lịch

Theo Quinn (1980): “Chiến lược là mô thức hay kế hoạch tích hợp các mục tiêu chính yếu, các chính sách, và chuỗi hành động vào một tổng thể được cố kết một cách chặt chẽ

Chandler (1962): “Chiến lược là việc xác định các mục tiêu, mục đích cơ bản dài hạn; áp dụng một chuỗi các hành động; phân bổ các nguồn lực cần thiết”.

Chiến lược du lịch là việc đề ra các mục tiêu định hướng, phát triển du lịch trong dài hạn cùng với khả năng kết hợp các nguồn lực, hành động để thực hiện.

1.2. Du lịch sinh thái

1.2.1. Khái niệm du lịch sinh thái

Theo Giám đốc điều hành UNEP, Klaus Toepfer, "có nhiều định nghĩa về DLST, song mục tiêu chung là DLST có thể tạo cơ hội cho phát triển ngành du lịch theo các hướng giảm thiểu các ảnh hưởng tiêu cực và thúc đẩy bảo tồn ĐDSH của trái đất. Nếu được quản lý hợp lý, DLST có thể là một công cụ cung cấp quỹ bảo vệ


các khu vực nhạy cảm về mặt sinh thái và phát triển kinh tế xã hội đối với các cộng đồng dân cư sống trong hoặc gần các địa điểm này1".

Thuật ngữ Du lịch sinh thái (Ecotourism, được viết tắt từ chữ Ecological Tourism) đã xuất hiện từ những năm 1980, được đề cập như là loại hình du lịch hướng về thiên nhiên, lấy thiên nhiên làm nền tảng phát triển. Bên cạnh yếu tố thiên nhiên, DLST nhấn mạnh đến ý nghĩa bảo vệ môi trường, nâng cao ý thức, trách nhiệm của du khách và sự hưởng lợi của cộng đồng địa phương do các hoạt động du lịch mang lại.

Năm 1987, Hector Ceballos – Lascurain đưa ra một định nghĩa đầu tiên về DLST. Theo Lascurain, “DLST là du lịch đến những khu vực tự nhiên còn ít bị thay đổi với những mục đích đặc biệt như nghiên cứu, tham quan với ý thức trân trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa được khám phá”.

Định nghĩa của Hiệp hội DLST quốc tế (TIES – The International Ecotourism Society, năm 1991): “DLST là việc đi lại có trách nhiệm tới các khu vực thiên nhiên mà bảo tồn được môi trường và cải thiện phúc lợi xã hội”.

Trên quan điểm phát triển và bảo vệ môi trường, các tổ chức phi chính phủ (NGO – Non Government Organization) nhìn nhận :

DLST có nghĩa là việc viếng thăm những vùng còn tương đối hoang sơ nhằm mục đích tham quan, thưởng thức và nghiên cứu phong cảnh, hệ ĐTV, cũng như nhận thức khía cạnh văn hóa quá khứ và hiện tại ở khu vực đó. Ngoài ra, DLST còn được xem như du lịch cộng đồng vì nó mang lại lợi ích cho người dân địa phương (và được ủng hộ bởi người dân địa phương), đồng thời DLST góp phần bảo tồn các khu vực văn hóa và thiên nhiên.

Định nghĩa của Australia :

“DLST là du lịch dựa vào thiên nhiên, có liên quan đến sự giáo dục và diễn giải về môi trường thiên nhiên, được quản lý bền vững về mặt sinh thái”.

Trong một nghiên cứu về DLST năm 2001, David A.Fennell2 đã thống kê,

phân tích 85 định nghĩa về DLST từ các nước, các tổ chức, cá nhân nhằm tìm ra



1 Nguồn : WTO, bản dịch Infoterra – http://www.nea.gov.vn

Xem tất cả 167 trang.

Ngày đăng: 23/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí