Tác Động Của Chất Thải Nguy Hại Tới Môi Trường Đất:


1.4.2. Tác động của chất thải nguy hại tới môi trường đất:

CTR vứt bừa bãi ra đất hoặc chôn vào đất chứa các chất độc hại và chất hữu c khó phân hủy làm thay đổi thành phần và pH của đất

Chất thải chứa kim loại, đặc biệt kim loại nặng : chì, kẽm, đồng .. thường có nhiều ở khu khai thác mỏ, KCN. Kim loại này tích lũy trong đất, thâm nhập vào cơ thể theo chuỗi thức ăn và nước uống, ảnh hướng đến sức khỏe. Chất thải gây ô nhiễm đất ở mức độ lớn: chất tẩy rửa, phân bón, thuốc BVTV…

Bãi rác là nơi sinh sống của loài côn trùng gặm nhấm, loài này di động mang vi trùng gây bệnh truyền cho cộng đồng

1.4.3. Tác động của chất thải nguy hại tới môi trường khí:

Khí thoát ra từ các hố hoặc bãi làm phân, bãi chôn lấp rác chứa VOC, CH4, ..., các khí độc hại hữu cơ vết…

Khí từ các lò thiêu chứa: bụi, SO2, NOx, CO, CO2, dixon, kim loại…

Bụi sinh ra trong quá trình thu gom vận chuyển, chôn lấp rác chứa các vi trùng, các chất độc hại lẫn trong rác

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 113 trang tài liệu này.

1.4.4. Tác động của chất thải nguy hại tới sức khỏe con người:

As: có độc tính mạnh, khả năng gây ung thư cao

Nghiên cứu, đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn - 3

Amiang: khi hít phải có thể gây ung thư và trung biểu mô

Cd: là tác nhân gây hủy hoại phổi, gây bệnh thận và kích ứng đường tiêu

hóa


Cr: gây ung thư, rối loạn gen và nhiều bệnh khác

Chất thải y tế: các loại chất thải y tế ko đc xử lý trước khi đưa ra ngoài

môi trường có thể gây nhiễm trùng, truyền mầm bệnh và các vi khuẩn có hại

- Phân loại theo tính chất, mức gây độc và ý nghĩa:

a. Phân loại theo tính chất,

- Dễ nổ: Các chất thải ở thể rắn hoặc lỏng mà bản thân chúng có thể nổ do kết quả của phản ứng hóa học (khi tiếp xúc với ngọn lửa, bị va đập hoặc


ma sát) hoặc tạo ra các loại khí ở nhiệt độ, áp suất và tốc độ gây thiệt hại cho môi trường xung quanh.

- Dễ cháy:

Chất thải lỏng dễ cháy: Các chất thải ở thể lỏng, hỗn hợp chất lỏng hoặc chất lỏng chứa chất rắn hòa tan hoặc lơ lửng, có nhiệt độ chớp cháy thấp theo chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại.

Chất thải rắn dễ cháy: Các chất thải rắn có khả năng tự bốc cháy hoặc phát lửa do bị ma sát trong các điều kiện vận chuyển.

Chất thải có khả năng tự bốc cháy: Các chất thải rắn hoặc lỏng có thể tự nóng lên trong điều kiện vận chuyển bình thường, hoặc tự nóng lên do tiếp xúc với không khí và có khả năng bốc cháy.

Chất thải tạo ra khí dễ cháy: Các chất thải khi tiếp xúc với nước có khả năng tự cháy hoặc tạo ra khí dễ cháy.

- Oxy hóa: Các chất thải có khả năng nhanh chóng thực hiện phản ứng oxy hóa tỏa nhiệt mạnh khi tiếp xúc với các chất khác, có thể gây ra hoặc góp phần đốt cháy các chất đó.

- Ăn mòn: Các chất thải thông qua phản ứng hóa học gây tổn thương nghiêm trọng các mô sống hoặc phá hủy các loại vật liệu, hàng hóa và phương tiện vận chuyển. Thông thường đó là các chất hoặc hỗn hợp các chất có tính axit mạnh hoặc kiềm mạnh theo chuẩn kỹ thuật môi trường về ngưỡng chất thải nguy hại.

- Có độc tính:

Gây kích ứng: Các chất thải không ăn mòn có các thành phần nguy hại gây sưng hoặc viêm khi tiếp xúc với da hoặc màng nhầy.

Gây hại: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây các rủi ro sức khỏe ở mức độ thấp thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.


Gây độc cấp tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tử vong, tổn thương nghiêm trọng hoặc tức thời cho sức khỏe thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

Gây độc từ từ hoặc mãn tính: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe một cách từ từ hoặc mãn tính thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

Gây ung thư: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây ra hoặc tăng t lệ mắc ung thư thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

Gây độc cho sinh sản: Các chất thải có các thành phần nguy hại có khả năng gây tổn thương hoặc suy giảm khả năng sinh sản của con người thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

Gây đột biến gien: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây ra hoặc tăng tỷ lệ tổn thương gen di truyền thông qua đường ăn uống, hô hấp hoặc qua da.

- Sinh khí độc: Các chất thải có các thành phần mà khi tiếp xúc với không khí hoặc với nước sẽ giải phóng ra khí độc, gây nguy hiểm đối với người và sinh vật

- Có độc tính sinh thái: Các chất thải có các thành phần nguy hại gây tác hại nhanh chóng hoặc từ từ đối với môi trường và các hệ sinh vật thông qua tích lũy sinh học.

- Lây nhiễm: Các chất thải có vi sinh vật hoặc độc tố sinh học gây nhiễm trùng hoặc bệnh tật cho người và động vật.

- Chất thải phóng xạ:

b. Phân loại theo mức gây độc:

Nhóm độc tố cực mạnh: LC 50 <1mg/l Nhóm độc tố mạnh: 1-10 mg/l

Nhóm độc tố trung bình: 10 – 100 mg/l Nhóm độc tố yếu: 100 – 1000mg/l


Nhóm độc tố rất yếu: LC 50>1000 mg/l Phân loại theo độ bền

Không bền vững: 1-12 tuần

Bền vững trung bình: 1 – 18 tháng Bền vững: 2-5 năm

Rất bền vững: >5 năm

c. Phân loại theo danh mục quản lý:

Mỗi chất thải được ấn định một ký hiệu nguy hại của US- EPA gồm 1 chữ cái và 3 chữ số đi kèm. Các chất thải được chia theo 4 danh mục: F, K, P,

U. Danh mục được phân chia như sau:

Danh mục F: chất thải nguy hại thuộc nguồn ko đặc trưng Danh mục K: chất thải nguy hại thuộc nguồn đặc trưng

Danh mục P và U: chất thải và các hóa chất thương phẩm nguy hại (clo, các loại axit, bazo,...)

d. Ý nghĩa của việc phân loại theo tính chất:

Việc phân loại chất thải nguy hại theo tính chất sẽ thuận lợi cho việc lưu giữ chất thải nguy hại tại nguồn trước khi đưa đi và tránh để các chất thải nguy hại tương thích với nhau ở gần nhau; Tùy theo tính chất của từng chất thải, sẽ có cách bảo quản và chọn phương pháp vận chuyển và xử lý phù hợp, tránh được sự cố xảy ra


Chương 2

MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1. Mục tiêu nghiên cứu


- Đánh giá được thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

- Đề xuất giải pháp quản lý chất thải nguy hại góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và xử lý chất thải nguy hại tại t nh Lạng Sơn.

2.2. Đối tượng nghiên cứu


Đối tượng nghiên cứu: Chất thải nguy hại; xác định tính chất, thành phần chất thải nguy hại của các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

2.3. Phạm vi nghiên cứu


- Phạm vi không gian: Tất cả các khu, cụm công nghiệp và các cơ sở sản xuất kinh doanh phát sinh chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

- Phạm vi thời gian thực hiện: Đề tài được thực hiện trong tháng 12/2018 và tháng 3/2019 tại thành phố Lạng Sơn.

2.4. Nội dung nghiên cứu


- Thực trạng chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

- Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.

- Phân tích các thuận lợi, khó khăn trong việc quản lý chất thải nguy hại trên địa bà thành phố Lạng Sơn.

- Đề xuất các giải pháp quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn thành phố Lạng Sơn.


2.5. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập tài liệu thứ cấp: Kế thừa, tổng hợp có chọn lọc các số liệu thứ cấp. Căn cứ vào tài liệu điều tra thống kê tổng hợp đã được lưu hành có hiệu lực của Sở và thành phố, để tổng hợp các số liệu thu được theo từng mục đích sử dụng. Các kết quả điều tra hiện có về hiện trạng môi trường của thành phố Lạng Sơn, Quy hoạch môi trường t nh Lạng Sơn, các báo cáo chủ nguồn thải chất thải nguy hại của các cơ sở có phát sinh chất thải nguy hại, báo cáo chất thải nguy hại của t nh Lạng Sơn...

Phương pháp khảo sát, điều tra thực địa, thu thập tài liệu:

Thu thập tài liệu, số liệu: Gửi phiếu điều tra đến các đơn vị được điều tra khảo sát, 50 phiếu.

Điều tra, khai thác thông tin, thu thập phiếu chuyển thể sang bản in và file dữ liệu máy tính. Tổng hợp lại kết quả và nhận xét rút ra kết luận:

- Khảo sát thực địa tổng hợp với sự tham gia của các cán bộ, công nhân, người dân thuộc các lĩnh vực có liên quan;

- Xác định khối lượng và loại chất thải, căn cứ vào nguồn thải, dòng thải chính, quy mô, công suất của từng loại hình, công đoạn hoạt động, các bước tra cứu phân loại nguồn thải:

+ Bước 1: Căn cứ danh mục nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính để sơ bộ xác định một chủ nguồn thải đang được xem xét có thể phát sinh các chất thải nằm trong những nhóm nào, có thứ tự bao nhiêu. Lưu ý là một cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có thể liên quan đến một số nguồn thải hoặc dòng thải khác nhau do bao gồm nhiều hoạt động khác nhau, do đó phát sinh những chất thải nằm trong nhiều nhóm khác nhau.

+ Bước 2: Căn cứ vào thứ tự nêu trên để xác định vị trí của nhóm chất thải phân loại theo nhóm nguồn hoặc dòng thải chính trong danh mục chất thải;

+ Bước 3: Rà soát trong nhóm nguồn hoặc dòng thải chính nêu trên để xác định phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải liên;


+ Bước 4: Rà soát trong phân nhóm chất thải phân loại theo phân nhóm nguồn hoặc dòng thải nêu trên để xác định từng loại chất thải căn cứ vào tên của chúng. Phân loại và áp mã CTNH tương ứng nếu chất thải được phân định là CTNH;

+ Bước 5: Trong trường hợp một hỗn hợp chất thải không có tên tương ứng trong danh mục, việc phân loại và áp mă CTNH theo nguyên tắc sau:

Khi hỗn hợp chất thải ch có một chất thải thành phần có tên tương ứng trong danh mục chi tiết được phân định là CTNH thì áp mã của CTNH này;

Khi hỗn hợp chất thải có hai hay nhiều chất thải thành phần có tên tương ứng trong danh mục chi tiết được phân định là CTNH thì có thể sử dụng tất cả các mã CTNH tương ứng hoặc áp một mã CTNH đại diện theo thứ tự ưu tiên sau: Mã CTNH của chất thải thành phần có tỷ trọng lớn hơn trong hỗn hợp; khi không xác định r được tỷ trọng, thì áp mã của chất thải thuộc loại (nếu có) hoặc mã của CTNH có thành phần nguy hại với giá trị ngưỡng CTNH thấp nhất;

Cần phân biệt hỗn hợp chất thải với chất thải có thành phần nguy hại bám dính hoặc hỗn hợp chất thải mà các thành phần đã được hòa trộn với nhau một cách tương đối đồng nhất về tính chất hóa-lý tại mọi điểm trong khối hỗn hợp chất thải theo quy định tại QC KTMT về ngưỡng CTNH.

+ Bước 6: Trong trường hợp không tìm được mã CTNH cụ thể theo nguồn thải hay dòng thải thì áp các mã CTNH nếu vượt ngưỡng CTNH theo quy định tại QCKTMT về ngưỡng CTNH:

+ Đánh giá hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn trong khu vực hiện đang quản lý, xử lý;

+ Điều tra phỏng vấn: Phỏng vấn trực diện, phỏng vấn qua phiếu điều tra, liệt kê đầy đủ và chi tiết những thông tin cần thu thập và đối tượng có phát sinh chất thải nguy hại; câu hỏi được sử dụng ngắn và đơn giản; dự kiến


phỏng vấn 50 người; nội dung phỏng vấn tập trung vào những vấn liên quan đến hoạt động của cơ sở, khối lượng chất thải nguy hại phát sinh, công tác thu gom, xử lý, quản lý chất thải tại cơ sở.

Phương pháp xử lý số liệu:

Số liệu thu thập được thông qua phiếu điều tra, qua điều tra thực địa được tổng hợp, tính toán, đánh giá nhận xét mức độ ảnh hưởng, khuyến cáo, kiến nghị cơ sở quản lý tốt hơn.

Xem tất cả 113 trang.

Ngày đăng: 22/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí