Mô Hình Nghiên Cứu Thực Nghiệm Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Mô Hình Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn:


Phương pháp và trình tự nghiên cứu được tác giả tiến hành như sau:

- Để đánh giá thực trạng hoạt động của ngân hàng thương mại, các chỉ tiêu đánh giá được dựa trên khung phân tích CAMELS – hệ thống giám sát xếp hạng các ngân hàng ở Mỹ và bộ chỉ số lành mạnh tài chính (Financial Soundness Indicators – FSIs) theo chuẩn IMF.

- Để so sánh định vị các NHTM VN với các nước thành viên còn lại trong CPTPP, các chỉ tiêu đánh giá được sử dụng các yếu tố vĩ mô đặc trưng như: năng lực tài chính, các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lời, mức độ phát triển và đóng góp của ngành ngân hàng đối với nền kinh tế, mạng lưới hoạt động.

- Để đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các NHTM VN khi hội nhập CPTPP luận án vận dụng mô hình SWOT để xây dựng khung phân tích, các lập luận và đánh giá dựa trên cơ sở lý thuyết được đề cập trong chương 2; Các kết luận và thảo luận kết quả dựa trên các giả thuyết được đặt ra trong luận án.

- Hàm ý chính sách được xây dựng trên cơ sở lý thuyết và kết quả nghiên cứu của đề tài.

3.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Luận án có 3 mục tiêu tiến hành nghiên cứu thực nghiệm:

Mục tiêu 2. Đo lường năng lực cạnh tranh và chiều hướng tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP.

Mục tiêu 3. Đo lường mức độ ổn định và chiều hướng tác động của các yếu tố đến mức độ ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP.

Mục tiêu 4. Đo lường tác động của năng lực cạnh tranh đến ổn định ngân hàng trong bối cảnh hội nhập CPTPP.

Để giải quyết 3 mục tiêu trên, luận án sử dụng ba mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng để đo lường tác động của của các yếu tố đến năng cạnh tranh, mức độ ổn định ngân hàng, và tác động của cạnh tranh đến ổn định của 31 ngân hàng thương mại Việt Nam.

Các biến trong mô hình được xác định như sau:

Biến phụ thuộc: năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định ngân hàng, mức độ ổn định ngân hàng dưới tác động của cạnh tranh.

Biến độc lập bao gồm:


Biến mô tả theo đặc điểm riêng có của từng ngân hàng (bao gồm: Logarit tự nhiên của tổng tài sản, tỷ lệ vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tốc độ tăng của tổng tài sản, tỷ lệ cho vay/ tổng tài sản, tỷ lệ vốn huy động/ tổng tài sản, mức độ đa dạng hóa, tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng).

Các yếu tố vĩ mô như tỷ lệ lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP.

Trong mô hình nghiên cứu của luận án, để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đến mức độ ổn định và năng lực cạnh tranh của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP, có đo lường yếu tố tác động đến ngân hàng trong nước từ sự hiện diện của các NHNNg, dựa trên nghiên cứu của Manlagnit (2011), Claessens và cộng sự (2000) có 2 chỉ tiêu được sự dụng đại diện bao gồm: (1) Tỷ trọng tài sản của NHNNg trên tổng tài sản hệ thống các TCTD trong nước (FS1), (2) Số lượng NHNNg trên tổng số lượng ngân hàng của hệ thống TCTD.

Biến giả Original được tác giả đưa vào mô hình đại diện cho hình thức sở hữu Nhà nước (Orginal = 1) hoặc không có sở hữu Nhà nước (Original = 0).

3.2.2.1. Mô hình nghiên cứu thực nghiệm cho các ngân hàng thương mại Việt Nam Mô hình nghiên cứu năng lực cạnh tranh của các NHTM VN:

Dựa trên nghiên cứu của (Berger et al, 2009), (Fu et al, 2014) luận án sử dụng chỉ số Lerner để đo lường sức mạnh cạnh tranh của các NHTM VN. Ariss (2010) chỉ ra rằng chỉ số Lerner có giá trị càng nhỏ hàm ý rằng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng cao và ngược lại, chỉ số Lerner có giá trị càng cao hàm ý rằng mức độ cạnh tranh giữa các ngân hàng càng yếu đồng nghĩa với sức cạnh tranh (NLCT) của các ngân hàng càng mạnh. Chỉ số Lerner được xác định bằng tỷ lệ chênh lệch giữa giá đầu ra và chi phí biên so với giá đầu ra, thông qua công thức:

Lernerit = (Pit – MCit)/Pit

Trong đó:

- i là biến đại diện ngân hàng, t là thời gian.

- P là giá đầu ra được tính bằng tổng doanh thu trên tổng tài sản.

- MC là chi phí biên của ngân hàng.


Các biến kiểm soát liên quan đến mô hình sẽ được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án. Mô hình được đề xuất như sau:

Lernerit = Ф0 + Ф1Lerner it-1 + Ф2ETAit + Ф3B_SIZEit + Ф4LTAit + Ф5LLPit + Ф6HDVit + Ф7HHIit + Ф8GroTAit + Ф9FS1it + Ф10FS2 + Ф11GDPt +

Ф12INFt + Ф13Originalt + eit (MH1)

Mô hình nghiên cứu mức độ ổn định của các NHTM VN:

Dựa trên nghiên cứu được đề xuất bởi (Goetz, M. R, 2017), (Fernandez, Garza Garcia, 2017), (Berger et al, 2009) luận án sử dụng chỉ số Zscore để đo lường mức độ ổn định của các NHTM VN. Zscoreit là chỉ số đo lường mức độ ổn định của ngân hàng i vào năm t. Chỉ số Zscore được xác định thông qua công thức:

𝑍𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑡

= 𝐸𝐴𝑇𝑖𝑡+𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡

𝜕𝑅𝑂𝐴

𝑖𝑡

Mô hình hồi quy được xây dựng gồm biến phụ thuộc là chỉ số Zscore và các biến kiểm soát liên quan được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án. Mô hình được đề xuất như sau:

ZscoreMH2it = Ф0 + Ф1Zscoreit-1 + Ф2ETAit + Ф3B_SIZEit + Ф4LTAit + Ф5LLPit + Ф6HDVit + Ф7HHIit + Ф8GROTAit + Ф9FS1it + Ф10FS2 + Ф11GDPt +

Ф12INFt + Ф13Originalt + eit (MH2)

Mô hình nghiên cứu tác động của cạnh tranh đến mức độ ổn định của các NHTM VN:

Mô hình hồi quy được xây dựng gồm biến phụ thuộc là chỉ số Zscore và các biến kiểm soát liên quan được điều chỉnh phù hợp với mục tiêu nghiên cứu của luận án. Mô hình được đề xuất như sau:

ZscoreMH3it = Ф0 + Ф1Zscoreit-1 + Ф2Lerner it + Ф3ETAit + Ф4B_SIZEit + Ф5LTAit + Ф6LLPit + Ф7HDVit + Ф8HHIit + Ф9GROTAit + Ф10FS1it + Ф11FS2

+ Ф12GDPt + Ф13INFt + Ф14Originalt + eit (MH3)

Trong đó:

- i là biến đại diện ngân hàng, t là thời gian; eit là sai số ngẫu nhiên; Ф0 … Ф13 là các tham số ước lượng.

- Lernerit: chỉ số đo lường năng lực cạnh tranh của ngân hàng i vào năm t.


- Zscoreit-1: chỉ số đo lường mức độ ổn định ngân hàng của năm trước (biến trễ - được giải thích trong phương pháp ước lượng)

Ý nghĩa các yếu tố tác động đến mức độ ổn định và sức mạnh cạnh tranh của NHTM VN Biến độc lập:

Nhóm yếu tố đặc trưng ngân hàng:

EAT : Quy mô vốn chủ sở hữu B_SIZE : Quy mô vốn của ngân hàng LTA : Quy mô tín dụng

HDV : Khả năng huy động vốn

LLP : Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng HHI : Khả năng đa dạng hóa thu nhập GroTA : Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản

Nhóm yếu tố môi trường cạnh tranh

FS1 : số lượng NHNNg trên tổng số lượng ngân hàng tại VN

FS2 : Tỷ trọng tài sản NHNNg so với tổng tài sản hệ thống TCTD

Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô

GDP : Tốc độ tăng trưởng GDP

INF : Tỷ lệ lạm phát

Biến giả:

Original : 1 – thuộc sở hữu Nhà nước, 0 – không thuộc sở hữu Nhà nước

3.2.2.2. Ý nghĩa và phương pháp đo lường các biến trong mô hình nghiên cứu Nhóm yếu tố đặc trưng ngân hàng:

Biến ETA: tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản được nhiều nghiên cứu sử dụng để đo lường mức độ tự chủ về tài chính của ngân hàng và khả năng bù đắp tổn thất bằng VCSH (Maudos,J. and Solis, L., 2009).

Biến B_SIZE: Quy mô vốn của ngân hàng, là chỉ số đại diện cho quy mô ngân hàng i trong năm t, được tính bằng logarit tự nhiên của tổng tài sản (đơn vị tính là triệu đồng) tại thời điểm cuối năm tài chính ((Lee, Chien-Chiang & Hsieh, Meng-Fen & Yang, Shih-Jui, 2014); (Sarah Sanya, Simon Wolfe, 2011)). Tuy nhiên quy mô tài sản lớn yêu cầu năng lực quản lý


phải tốt hơn, nếu không sẽ dẫn đến rủi ro cao hơn gây ra ảnh hưởng đến sự ổn định ngân hàng (Athanasoglou et al, 2006)

Biến LTA: Quy mô tín dụng được tính bằng tỷ lệ giữa dư nợ cho vay trên tổng tài sản. Biến này đại diện cho quy mô giao dịch của NHTM. Quy mô tín dụng tăng cũng là yếu tố phải ánh chuyên môn cao trong chiến lược cạnh tranh và xây dựng thương hiệu ngân hàng (Maria Chelo Manlagnit, 2011). Đồng thời cũng thể hiện năng lực đáp ứng được nhu cầu tín dụng cho nhiều phân khúc khách hàng khác nhau, góp phần đẩy mạnh vị thế của ngân hàng trong thị trường chung. Hoạt động tín dụng được xem là nguồn thu quan trọng trong doanh thu của ngân hàng. Khi dư nợ tín dụng càng cao đóng góp rất lớn vào thu nhập. Vì vậy, yếu tố này phản ánh năng lực quản trị tốt của các nhà quản lý ngân hàng (Esin Sadikoglu and Cemal Zehi, 2010). Vì vậy quy mô tín dụng được kỳ vọng tương quan cùng chiều với sức cạnh tranh của NHTM. Tuy nhiên nếu ngân hàng cho vay quá nhiều hoặc mở rộng cho vay sang những lĩnh vực rủi ro cao, thậm chí ngân hàng không quản lý tốt các khoản vay, sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực làm ngân hàng giảm lợi nhuận, ảnh hưởng đến ổn định ngân hàng. Trong bối cảnh các NHTM Việt Nam trong giai đoạn vừa qua ẩn chứa nhiều nguy cơ do tỷ lệ nợ xấu tăng cao, rủi ro thanh khoàn gia tăng,…vì vậy tỷ lệ này được kỳ vọng tác động ngược chiều đến ổn định ngân hàng. Biến HDV: Khả năng huy động vốn được tính bằng tổng vốn huy động trên tổng tài sản.

Là chỉ số phản ánh tỉ lệ huy động vốn của ngân hàng i trong năm t, được đo bằng tổng nguồn vốn huy động chia cho tổng tài sản ( (Adrian C.H. Lei and Zhuoyun Song, 2013); (Lepetit et al, 2008)). NHTM có Khả năng huy động vốn lớn đồng nghĩa với việc ngân hàng đó có uy tín trên thị trường và có cơ sở để phát triển các nghiệp vụ khác của mình, tiềm năng phát triển thị trường và mở rộng thị trường hoạt động. Vì vậy biến HDV được kỳ vọng tương quan gian cùng chiều với sức cạnh tranh của ngân hàng và ổn định ngân hàng

Biến LLP: Tỷ lệ chi phí dự phòng rủi ro tín dụng đại điện cho rủi ro tín dụng.

Biến HII: Mức độ đa dạng hóa thu nhập đại diện cho các khoản thu nhập từ lĩnh vực kinh doanh phi truyền thống. Hoạt động đa dạng hoá thu nhập được xem xét dựa trên cấu trúc thu nhập ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi và ngoài lãi. Nếu như nguồn thu của ngân hàng có được duy nhất từ lãi thì được gọi là tập trung, nhưng nếu nguồn thu này có được từ lãi và thu nhập ngoài lãi thì được gọi là đa dạng hoá. Cụ thể, sự đa dạng hoá giữa hai loại thu nhập


chính của ngân hàng bao gồm thu nhập từ lãi và thu nhập ngoài lãi được đo lường bởi chỉ số HHI, là chỉ số đo lường sự thay đổi trong thu nhập của ngân hàng ( (Sarah Sanya, Simon Wolfe, 2011); (Antonio Trujillo‐Ponce, 2013)). Chỉ số này được tính: HHI = 1 – [(NON/NETOP)2 + (NET/ NETOP)2]. Trong đó: NON là thu nhập ngoài lãi, được tính bằng tổng thu nhập từ phí, hoa hồng hay các khoản từ hoạt động dịch vụ, kinh doanh ngoại hối và vàng, mua bán chứng khoán kinh doanh, mua bán chứng khoán đầu tư, hoạt động khác, thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần; NET là thu nhập từ lãi, được đo lường bằng thu nhập từ lãi thuần; NETOP là thu nhập ròng, được xác định bằng tổng của thu nhập không từ lãi và thu nhập từ lãi và NETOP = NON

+ NET. HII càng cao thì mức độ đa dạng hóa thu nhập càng cao.

Biến GroTA: Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản là chỉ số đo lường tăng trưởng tài sản của ngân hàng i trong năm t, được tính bằng tỉ lệ tăng trưởng giá trị tổng tài sản của năm hiện hành so với năm liền trước đó. GroTA được đưa vào mô hình để kiểm soát tác động của các chiến lược mở rộng nhanh chóng đến khả năng tạo lợi nhuận cũng như nguy cơ phá sản của ngân hàng ( (Lee, Chien-Chiang & Hsieh, Meng-Fen & Yang, Shih-Jui, 2014); (Sarah Sanya, Simon Wolfe, 2011))

Nhóm yếu tố môi trường cạnh tranh

Để đo lường mức độ ảnh hưởng của NHNNg đến hiệu quả cạnh tranh của ngân hàng nội địa, trong các nghiên cứu của (Claessens, 2001), (Joen et al, 2011), (Philip Molyneux et al, 2013): xác định số lượng các ngân hàng thuộc sở hữu nước ngoài và chia số này cho tổng số ngân hàng tại một quốc gia cụ thể; đo lường mức độ gia nhập của NHNNg được dựa trên tài sản của ngân hàng đó bằng cách xác định tổng tài sản nước ngoài của các NHNNg và chia cho tổng số tài sản ngân hàng nội địa.

Biến FS1: Số lượng NHNNg trên tổng số lượng NH toàn hệ thống TCTD.

Biến FS2: Tỷ trọng TS NHNNg so với tổng tài sản hệ thống TCTD.

Nhóm yếu tố kinh tế vĩ mô

Biến GDP: Tốc độ tăng trưởng GDP. Có nhiều nghiên cứu thực nghiệm về ảnh hưởng của tốc độ tăng trưởng GDP đến hiệu quả hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu của Abreu và Mendes (2003) chỉ ra rằng tốc độ tăng trưởng GDP tác động tích cực đến hoạt động kinh doanh


ngân hàng. Nghiên cứu của (Ali Nasserinia, 2017) cho thấy quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và hoạt động kinh doanh ngân hàng là ngược chiều.

Biến INF: Tỷ lệ lạm phát. Lạm phát cũng gây ra sự sụt giảm giá trị tài sản của ngân hàng, đồng thời gia tăng nguy cơ rủi ro vỡ nợ cho các khoản vay. Từ đó ảnh hưởng đến doanh thu, chi phí, và lợi nhuận của ngân hàng, tức là làm cho tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng gặp nhiều biến động, ảnh hưởng đến hiệu quả và mức độ cạnh tranh trong hoạt động ngân hàng. Nghiên cứu của (Arief Putranto et al, 2014) chỉ ra rằng tỷ lệ lạm phát tác động tích cực đến khả năng sinh lời của ngân hàng. Ngược lại, nghiên cứu của (Husni Ali Khrawish, 2011) lại kết luận về mối tương quan âm của hai yếu tố trên. Mặt khác, nghiên cứu của (May Wahdan, Walid El Leithy, 2017), (Demirguc-Kunt, Asli; Huizinga, Harry;, 2016) lại cho thấy các biến số của nền kinh tế vĩ mô không ảnh hưởng đến tình hình kinh doanh hay mức độ cạnh tranh ngân hàng.

Biến giả:

Biến ORIGIN: 1 – sở hữu Nhà nước, 0 – không thuộc sở hữu Nhà nước

Bảng 3.1: Tóm tắt các biến trong mô hình hồi quy và tương quan kỳ vọng


STT

Biến

Các nghiên cứu có liên

quan

Kỳ

vọng

Ý nghĩa

Cách tính

Biến phụ thuộc


1


Lerner


(Berger et al, 2009), (Fu et al, 2014)


Chỉ số đo lường sức cạnh tranh của

NH


(P - MC)/P


2


Zscore

(Goetz, M. R, 2017),

(Fernandez, Garza

Garcia, 2017), (Berger et al, 2009)


Chỉ số đo lường mức độ ổn định của

NH

𝑍𝑠𝑐𝑜𝑟𝑒𝑖𝑡

= 𝐸𝐴𝑇𝑖𝑡 + 𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡

𝜕𝑅𝑂𝐴𝑖𝑡

Biến độc lập




Nhóm yếu tố đặc trưng ngân hàng

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - 12



1


Lernerit – 1

(Berger et al, 2009), (Fu et al, 2014)


+

Sức cạnh tranh của năm

trước

Giá trị Lerner của năm trước (t - 1)


2


Zscoreit-1

(Goetz, M. R, 2017),

(Fernandez, Garza

Garcia, 2017), (Berger et al, 2009)


+

Chỉ số đo lường mức độ ổn định của

NH năm trước


Giá trị Zscore của năm trước (t - 1)

3

ETA

(Am J Prev Med, 2012)

+

Quy mô

VCSH

VCSH/Tổng tài sản


4


B_SIZE

(Fernandez, Garza Garcia, 2017)), (Berger et

al, 2009)


+

Quy mô tài sản


Ln (Tổng tài sản)


5


LTA

(Maudos, J. and Solis,

L., 2009), (Maria Chelo Manlagnit, 2011)


-

Quy mô tín dụng

Dư nợ cho vay/Tổng tài sản


6


HDV

(Maudos, J. and Solis, L., 2009), (Maria Chelo

Manlagnit, 2011)


+

Khả năng huy động vốn

Tổng vốn huy động/Tổng tài sản


7


LLP

(Fu et al, 2014), (Klaus

Schaeck, Martin Cihák, 2013)


-

Tỷ lệ chi phí

dự phòng rủi ro tín dụng

Chi phí dự phòng rủi ro tín dụng/Tổng dư nợ


8


HHI

Elsas & cộng sự (2010); (Sarah Sanya, Simon Wolfe, 2011);

Trujillo!Ponce (2013)


+

Mức độ đa dạng hóa thu nhập

HHI = 1 – [(NON/NETOP)2 + (NET/ NETOP)2]


9


GroTA

(Lee, Chien-Chiang & Hsieh, Meng-Fen & Yang, Shih-Jui, 2014);


+

Tốc độ tăng trưởng tổng tài sản

(Tổng tài sản năm hiện tại – Tổng tài sản năm trước)/ Tổng tài sản năm

trước

Xem tất cả 267 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí