SWOT được trình bày dưới dạng một ma trận gồm 2 hàng 2 cột và chia làm 4 phần. Mỗi phần tương ứng với những Điểm mạnh (Strengths), Điểm yếu (Weaknesses), Cơ hội (Opportunities), và Nguy cơ (Threats). Từ cấu trúc mô hình như trên, ta có:
Điểm mạnh là những tác nhân bên trong tổ chức mang tính tích cực hoặc có lợi giúp tổ chức đạt được mục tiêu.
Điểm yếu là những tác nhân bên trong tổ chức mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của chính tổ chức đó.
Cơ hội là những tác nhân bên ngoài (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tích cực hoặc có lợi giúp tổ chức đạt được mục tiêu.
Nguy cơ là những tác nhân bên ngoài (thị trường kinh doanh, xã hội, chính phủ…) mang tính tiêu cực hoặc gây khó khăn trong việc đạt được mục tiêu của tổ chức.
Mục đích của phân tích SWOT là nhằm xác định thế mạnh mà tổ chức đang nắm giữ cũng như những điểm hạn chế cần phải khắc phục. Cuối cùng, kết quả SWOT cần phải được áp dụng một cách hợp lý trong việc đề ra một Kế hoạch hành động (Action plan) thông minh và hiệu quả .
Sau khi đã hiểu rõ về S, W, O, T, cần lấp đầy các thông tin ở bảng phân tích trên. Tuy nhiên việc lấp đầy này không hoàn toàn đơn giản khi mà nội tại tổ chức thường khó nhận ra điểm mạnh, điểm yếu của chính mình. Đồng thời việc lập ra các chiến lược để nắm bắt cơ hội nhanh và hiệu quả nhất, đồng thời có những biện pháp ứng phó thách thức kịp thời cũng là vấn đề then chốt mà một đơn vị, tổ chức kinh doanh .
Strengths – Điểm mạnh
Điểm mạnh chính là lợi thế của riêng tổ chức, DN, dự án, sản phẩm … Đây phải là những đặc điểm nổi trội, độc đáo mà đơn vị, tổ chức đang nắm giữ khi so sánh với đối thủ cạnh tranh. Để xác định được điểm mạnh cần trả lời được các câu hỏi: Hoạt động nào của tổ chức, đơn vị làm tốt và tốt nhất? Những nguồn lực nội tại mà tổ chức, đơn vị có là gì? tổ chức, đơn vị sở hữu lợi thế về con người, kiến thức, danh tiếng, kỹ năng, mối quan hệ, công nghệ… như thế nào? Dưới đây là một vài lĩnh vực mà tổ chức, đơn vị có thể sử dụng làm cơ sở để bạn tìm ra điểm mạnh của mình:
Nguồn lực, tài sản, con người
Kinh nghiệm, kiến thức, dữ liệu
Tài chính
Marketing
Cải tiến
Giá cả, chất lượng sản phẩm
Chứng nhận, công nhận
Quy trình, hệ thống kỹ thuật
Kế thừa, văn hóa, quản trị ...
Tổ chức, đơn vị cần mạnh dạn, sáng suốt và luôn đúng mực khi đánh giá điểm mạnh của mình, đặc biệt khi so sánh với đối thủ.
Weaknesses – Điểm yếu
Điểm yếu chính là những việc tổ chức, đơn vị làm chưa tốt. Nếu cảm thấy lúng túng thì cách tìm ra điểm yếu đơn giản nhất chính là dò lại những lĩnh vực đã gợi ý trên kia như nguồn lực, tài sản, con người…, nếu ở khoản nào không có điểm mạnh thì ở đó sẽ tồn tại điểm yếu, kém. Ngoài ra tổ chức, đơn vị cần trả lời được những câu hỏi sau: Công việc nào tổ chức, đơn vị làm kém, thậm chí tệ nhất? Việc gì tổ chức, đơn vị đang né tránh? Lời nhận xét tiêu cực nào tổ chức, đơn vị nhận được từ người tiêu dùng và thị trường …
Điểm yếu là những vấn đề đang tồn tại bên trong nội tại tổ chức mà chúng cản trở trên con đường đạt được mục tiêu của tổ chức, đơn vị. Khi nhìn thẳng thắn vào sự thật, nhận ra những giới hạn của chính tổ chức, đơn vị mình, sẽ trả lời được câu hỏi Đâu là điểm yếu? để từ đó tìm ra giải pháp vượt qua.
Opportunities – Cơ hội
Những tác động từ môi trường bên ngoài nào sẽ hỗ trợ việc kinh doanh của tổ chức, đơn vị thuận lợi hơn? Tác nhân này có thể là:
Sự phát triển, mở rộng của thị trường
Đối thủ cạnh trang đang tỏ ra chậm chạp, yếu kém.
Xu hướng công nghệ thay đổi
Xu hướng toàn cầu
Hợp đồng, đối tác, chủ đầu tư
Mùa, thời tiết
Chính sách, luật …
Threats - Nguy cơ
Yếu tố bên ngoài nào đang gây khó khăn, cản trở cho tổ chức, đơn vị trên con đường đi đến thành công hay bức phá chính là Nguy cơ.
Sau khi tìm ra nguy cơ, điều tổ chức, đơn vị cần làm là đề ra phương án giải quyết và phương án này thường là nâng cao kỹ năng quản trị để không bị những nguy cơ nhấn chìm hoàn toàn. tổ chức, đơn vị đã có chiến lược đối phó với những rủi ro tiềm tàng này chưa? Nếu chưa, hãy nhanh chóng vạch ra và triển khai những cách khả thi để giảm bớt độ nghiêm trọng, hoặc né tránh (nếu được) những nguy cơ này.
Mở rộng SWOT
Sau khi đã trả lời một cách chính xác 4 yếu tố: Điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - nguy cơ, tổ chức (đơn vị) cần đưa ra những chiến lược phù hợp. Và sau đây là 4 chiến lược căn bản mà tổ chức (đơn vị) có thể tham khảo để đạt được mục tiêu của mình:
Chiến lược SO (Strengths - Opportunities): theo đuổi những cơ hội phù hợp với điểm mạnh của tổ chức (đơn vị).
Chiến lược WO (Weaks - Opportunities): vượt qua điểm yếu để tận dụng tốt cơ hội. Chiến lược ST (Strengths - Threats): xác định cách sử dụng lợi thế, điểm mạnh để giảm thiểu rủi ro do môi trường bên ngoài gây ra.
2.3. Các bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến nghiên cứu
2.3.1. Các nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại
Để nghiên cứu về NLCT, nền tảng cho lý thuyết theo cách tiếp cận cấu trúc thị trường, sức cạnh tranh ngân hàng được đo lường dựa trên mô hình SCP (Structure-Conduct- Performance), khơi nguồn bởi Mason (1939) và theo cách tiếp cận phi cấu trúc thị trường, sức cạnh tranh ngân hàng được đo lường dựa trên mô hình của tổ chức NEIO (New Empirical Industrial Organization). Các nghiên cứu thực nghiệm đo lường sức cạnh tranh của ngân hàng, các học giả thường sử dụng hai phương pháp phổ biến:
Thứ nhất, phương pháp Panzar và Rosse (1987) được sử dụng rộng rãi trong các nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh ngân hàng do tính toán đơn giản và dữ liệu dễ dàng có sẵn. Đây là phương pháp sử dụng chỉ số thống kê H để xác định điều kiện cạnh tranh trong một ngành (cạnh tranh hoàn hảo, cạnh tranh độc quyền, độc quyền). Trong cả hai trạng thái cân bằng ngắn hạn và cân bằng dài hạn, chỉ số này đều mang giá trị âm đối với thị trường độc quyền hay độc quyền nhóm. Chỉ số thống kê H đã được nhiều học giả nghiên cứu sử dụng. (Claessens, 2001) sử dụng để đo lường sức cạnh tranh của hệ thống ngân hàng thương mại cho các quốc gia phát triển và đang phát triển trong giai đoạn 1999-2001. Kết quả nghiên cứu đã không tìm thấy bằng chứng tồn tại mối quan hệ nghịch biến giữa mức độ tập trung thị trường và sức cạnh tranh của ngân hàng. Đồng thời, nghiên cứu cũng chỉ ra rằng các ngân hàng nước ngoài có quy mô lớn tham gia vào thị trường cạnh tranh ít hơn và chính phủ bãi bỏ dần các ràng buộc thì sự cạnh tranh trong hệ thống ngân hàng sẽ gia tăng. (Carbó, S, Humphrey, D, Maudos, 2009) đánh giá sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại 14 quốc gia phát triển ở châu Âu trong giai đoạn 1995-2001. Kết quả cho thấy sức cạnh tranh của ngân hàng thương mại châu Âu chủ yếu tập trung ở thị trường tiền gửi và cho vay truyền thống. (Soedarmono, W., Machrouh, 2011) cũng sử dụng chỉ số thống kê H để đo lường sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại 12 quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á gồm Trung Quốc, Hồng Kông, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Pakistan, Philippines, Hàn Quốc, Sri Lanka, Đài Loan, Thái Lan và Việt Nam giai đoạn 2001-2007. Kết quả nghiên cứu cung cấp bằng chứng rằng, sức cạnh tranh của các ngân hàng càng lớn khi mức độ an toàn về vốn càng cao. Tuy nhiên, tại các thị trường ít có tính cạnh
tranh thì mức độ an toàn của vốn càng cao cũng không đủ đối phó khi những rủi ro đạo đức xảy ra, từ đó dẫn đến nguy cơ phá sản cao cho các ngân hàng.
Thứ hai, phương pháp Lerner (Lerner, A.P, 1934) được các học giả sử dụng rất nhiều trong nghiên cứu thực nghiệm về cạnh tranh ngân hàng do phương pháp này ước lượng theo từng năm và cho từng loại hình sở hữu khác nhau của mỗi ngân hàng. Đây là phương pháp sử dụng chỉ số Lerner để xác định sức cạnh tranh trong ngân hàng. Chỉ số Lerner cũng được nhiều học giả trên thế giới sử dụng. Ví dụ, nghiên cứu của Berger và cộng sự (2009) sử dụng dữ liệu của các ngân hàng thương mại giai đoạn 1999-2005 tại 23 quốc gia phát triển để ước lượng sức cạnh tranh. Kết quả cho thấy chỉ số Lerner trung bình là 22% và dao động trong khoảng từ
-55% đến 59%. (Fungáčová et al, 2013) cũng sử dụng chỉ số Lerner cho 76 ngân hàng thương mại Trung Quốc giai đoạn 2002-2011 để đo lường sức cạnh tranh. Kết quả cho thấy chỉ số Lerner trung bình của các ngân hàng thương mại Trung Quốc là rất cao, đạt mức 37,8% và dao động trong khoảng từ 27,7% đến 42,1%. Fu và cộng sự (2014) sử dụng chỉ số Lerner đo lường sức cạnh tranh của các ngân hàng thương mại tại 14 quốc gia châu Á - Thái Bình Dương giai đoạn 2003-2010. Kết quả cho thấy chỉ số này ở mỗi quốc gia là khác nhau và giảm dần trong giai đoạn 2005-2008. Giá trị Lerner cao nhất là Trung Quốc (39,14%) và thấp nhất là Pakistan (21,29%). Dựa trên các nghiên cứu đó, trong những năm khủng hoảng tài chính toàn cầu 2007- 2008, so sánh chỉ số Lerner ở Trung Quốc cao hơn so với các quốc gia khác.
Trong khi đó, xét trên thị trường ngân hàng ở Việt Nam so với Trung Quốc, một nước có hệ thống ngân hàng khá tương đồng, thông qua chỉ số Lerner được sử dụng để đo lường sức cạnh tranh của các NHTM VN trong bối cảnh hội nhập CPTPP.
2.3.2. Các nghiên cứu về mức độ ổn định của ngân hàng thương mại
Nghiên cứu của Diamond và Dybvig (1983) cũng tiếp cận ổn định tài chính dựa trên phân tích và đánh giá khả năng chịu đựng của ngân hàng trước các điều kiện và diễn biến bất ổn. Nghiên cứu mô tả mô hình tháo chạy ngân hàng khi những người gửi tiền hàng loạt rút tiền ra khỏi ngân hàng. Hành động lan tỏa nhanh chóng kéo theo hiện tượng các ngân hàng khác cũng rơi vào tình trạng bất ổn không mong muốn. Bên cạnh đó, tồn tại nhiều nghiên cứu tiếp cận trên quan điểm duy trì ổn định trong hoạt động ngân hàng.
Điển hình, theo Swamy (2014), trong bối cảnh hiện nay, các ngân hàng chiếm hơn 70%
- 80% của HTTC, ổn định tài chính ngân hàng được đánh giá đóng vai trò quan trọng nổi trội hơn trong các công việc đảm bảo sự ổn định tài chính. Ngân hàng là cơ quan tạo tiền, hỗ trợ vốn cho tăng trường kinh tế, hay tổ chức và cá nhân. Mặc khác, ngân hàng được xem như một doanh nghiệp đặc biệt vì dễ bị tổn thương hơn các ngành khác. Tình hình tài chính và các vấn đề liên quan đến hoạt động ngân hàng thường đặc biệt vì góp phần đại diện cho HTTC của một quốc gia. Với sự kết nối này, nếu một ngân hàng thiếu an toàn sẽ dẫn đến nguy cơ cho các ngân hàng khác, tạo ra sự lây lan trong toàn hệ thống. Do vậy, ổn định tài chính của ngân hàng chính yếu vẫn là làm cách nào giảm đến mức tối thiểu những tác động tiêu cực đến nền kinh tế từ các vấn đề bất ổn tài chính ngân hàng gây ra. Nghiên cứu cũng cho rằng ổn định tài chính ngân hàng phụ thuộc vào các yếu tố nội tại ngân hàng và các yếu tố vĩ mô của nền kinh tế.
Trong bài nghiên cứu về các yếu tố phản ánh ổn định của hệ thống ngân hàng của hai tác giả (Jahn, Kick, 2011) có nêu khái niệm về ổn định tài chính ngân hàng như sau: “Sự ổn định tài chính của hệ thống ngân hàng là trạng thái ổn định mà trong đó hệ thống ngân hàng thực hiện các chức năng của mình một cách có hiệu quả bao gồm phân phối nguồn lực, phân tán rủi ro và phân phối thu nhập”.
Theo (Pierre Monnin, Terhi Jokipiia, 2013) khi nghiên cứu về tác động của ổn định ngân hàng đến nền kinh tế của 18 nước trong OECD đã đưa ra định nghĩa về ổn định ngân hàng như sau: Bất ổn tài chính là xác suất của ngành ngân hàng trở nên không có khả năng trả được nợ trong quý tiếp theo. Do đó, xác suất này càng thấp tương ứng với ổn định càng tăng và ngược lại. Cụ thể, nếu giá trị thị trường của tài sản trong tất cả các NH nhỏ hơn tổng nợ phải trả, ngân hàng suy giảm hay thậm chí không có khả năng trả nợ, tức là ngân hàng đang bất ổn.
Một nghiên cứu khác của (Segoviano, Goohart, 2009) về phương pháp đo lường ổn định ngân hàng, hai tác giả định nghĩa xác suất dẫn đến kiệt quệ của ngân hàng là nội dung đánh giá ổn định của ngân hàng đó.
2.3.3. Các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng thương mại
Có nhiều nghiên cứu được tiến hành để đo lường mức độ tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng. Trong đó có hai quan điểm chính được nghiên cứu chủ yếu là: quan điểm thứ nhất: cho thấy rằng sự cạnh tranh trong ngành ngân hàng dẫn đến mất ổn định, trong khi
quan điểm thứ hai cho rằng có mối quan hệ tích cực tồn tại giữa cạnh tranh và ổn định của các NHTM.
Quan điểm cạnh tranh - dễ tổn thương, được đề xuất bởi (Keeley, Michael C, 1900). Ý tưởng chính của quan điểm này là sự cạnh tranh của ngân hàng cao sẽ làm gia tăng rủi ro của ngân hàng và mất ổn định ngân hàng. Ví dụ, trong trường hợp cạnh tranh hoàn hảo, lợi nhuận của các ngân hàng sẽ bằng không, và không có tiềm năng tạo ra lợi nhuận trong tương lai (giá trị thương hiệu bằng không). Ngân hàng sẽ hạ thấp các tiêu chuẩn để lựa chọn đầu tư, vì họ không có gì để mất. Ngược lại, nếu các ngân hàng có một ít sức mạnh thị trường và có được giá trị thương hiệu tích cực, các nhà quản lý ngân hàng cũng như các cổ đông sẽ thận trọng hơn trong việc chấp nhận rủi ro. Để hỗ trợ cho mô hình giá trị thương hiệu, (Allen, Gale, 2004) sử dụng mô hình đại diện. Họ cho rằng cuộc khủng hoảng tài chính sẽ có nhiều khả năng xảy ra trong các ngân hàng ít tập trung. Ý tưởng chính đằng sau quan điểm này là sự cạnh tranh quá mức làm suy giảm giá trị thương hiệu của các ngân hàng bằng cách giảm tiền thuê độc quyền của họ và do đó buộc họ phải thực hiện hoạt động có nhiều rủi ro hơn.
Quan điểm cạnh tranh - ổn định của (Boyd, De Nicolo, 2005) cho rằng có một mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và ổn định. Ý tưởng chính cho rằng ít cạnh tranh hơn dẫn đến lãi suất cho vay cao hơn, từ đó có thể làm tăng khả năng vỡ nợ của khách hàng và vấn đề rủi ro đạo đức của khách hàng. Do đó, các ngân hàng sẽ đối diện với vấn đề gia tăng nợ xấu.
Bảng 2.2: Tóm tắt các nghiên cứu về tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng
Mô hình nghiên cứu | Đối tượng nghiên cứu | Kết quả nghiên cứu | |
Cạnh tranh – dễ tổn thương | |||
(Berger et al, 2009) | Mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng, phương pháp GMM | Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng | - Kết quả nghiên cứu cho thấy cạnh tranh làm giảm sức mạnh thị trường, giảm lợi nhuận ngân hàng, đồng thời gia tăng rủi ro cho ngân hàng - Dữ liệu 8.235 ngân hàng ở 23 quốc gia phát triển giai đoạn 1999 - 2005 |
Có thể bạn quan tâm!
- Lý Thuyết Liên Quan Đến Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngân Hàng Thương Mại Trong Bối Cảnh Hội Nhập
- Vai Trò Của Việc Ổn Định Ngân Hàng Trong Bối Cảnh Hội Nhập
- Phương Pháp Xác Định Điểm Mạnh, Điểm Yếu, Cơ Hội Và Thách Thức Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Trong Bối Cảnh Hội Nhập Cptpp.
- Các Nghiên Cứu Về Hiệu Ứng Từ Sự Hiện Diện Của Ngân Hàng Nước Ngoài Đến Các Ngân Hàng Thương Mại Nội Địa.
- Mô Hình Nghiên Cứu Thực Nghiệm Cho Các Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam Mô Hình Nghiên Cứu Năng Lực Cạnh Tranh Của Các Nhtm Vn:
- Trình Tự Thực Hiện Ước Lượng Hồi Quy Mô Hình Thực Nghiệm
Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.
Mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng, bằng phương pháp ước lượng GMM | Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng | - Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằng mức độ tập trung ngân hàng lớn hơn gây ra rủi ro ngân hàng lớn hơn - Dữ liệu được thu thập từ 14 nước trong khu vực châu Á Thái Bình Dương | |
(Ariss, R.T., 2010) | Mô hình hồi quy tuyến tính dữ liệu bảng. | Tác động của cạnh tranh đến hiệu quả hoạt động ngân hàng | - Kết quả nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa quyền lực ảnh hưởng thị trường và ổn định hệ thống ngân hàng, điều này ngụ ý quyền lực ảnh hưởng thị trường tăng có thể tăng cường an toàn hoạt động ngân hàng và góp phần ổn định kinh tế. - Dữ liệu thu thập tại 821 ngân hàng đến từ 60 quốc gia đang phát triển |
(Hoàng Thị Phương Anh và cộng sự), 2018) | Mô hình hồi quy tuyến tính với dữ liệu bảng, bằng phương pháp hồi quy dữ liệu bảng với hiệu ứng cố định chuẩn | Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng | - Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh giúp các ngân hàng ổn định hơn - Dữ liệu thu thập từ các NHTM Việt Nam giai đoạn 2008 - 2016 |
Cạnh tranh - ổn định | |||
Jeon và Lim (2013) | Mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng dữ liệu bảng | Tác động của cạnh tranh đến ổn định ngân hàng | - Nghiên cứu cho thấy có mối quan hệ tích cực giữa cạnh tranh và ổn định ngân hàng. Nghiên cứu cũng mang nhiều hàm ý về chính sách cho hoạt động cạnh tranh. - Dữ liệu toàn bộ NHTM và ngân hàng tiết kiệm Hàn Quốc 1999 - 2011 |