Các Nghiên Cứu Về Hiệu Ứng Từ Sự Hiện Diện Của Ngân Hàng Nước Ngoài Đến Các Ngân Hàng Thương Mại Nội Địa.



(Goetz, M. R, 2017)


Mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng dữ liệu bảng


Tác động của cạnh tranh đến ổn định của ngân hàng trước thay đổi của các quy định pháp luật

- Tác giả thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của cạnh tranh gia tăng sau hàng loạt các quy định bãi bỏ hạn chế đối với sự gia nhập thị trường của các NHTM ở Mỹ giai đoạn 1976 – 2006 đối với ổn định của hệ thống ngân hàng. Kết quả cho thấy khi gia tăng cạnh tranh, tính ổn định và chất lượng tài sản của các

NHTM cũng tăng lên.


(Eduardo Levy Yeyati, Alejandro Micco, 2007)


Phương pháp ước lượng LS.

Mối quan hệ cạnh tranh với rủi ro và ổn định ngân hàng

- Hai tác giả thực hiện nghiên cứu về ảnh hưởng của cạnh tranh và ổn định ngân hàng và đánh giá tồn tại mối quan hệ tích cực giữa hai yếu tố trên.

- Dữ liệu nghiên cứu của 8 nước Châu

Mỹ Latinh giai đoạn 1993 - 2002


(Fernandez, Garza Garcia, 2017)


Mô hình hồi quy tuyến tính sử dụng phương pháp ước lượng GMM


Mối quan hệ giữa cạnh tranh với ổn định và rủi ro ngân hàng

- Nghiên cứu thực hiện tại các ngân hàng Mexico giai đoạn (2001 – 2008) xem xét liệu cạnh tranh ảnh hưởng như thế nào đến ổn định và rủi ro ngân hàng. Kết quả tìm thấy có mối quan hệ giữa các yếu tố nhưng lợi ích từ ổn định hệ

thống lớn hơn rủi ro danh mục gia tăng


(Schaeck et al, 2009)


Sử dụng mô hình hồi quy, chỉ số Boone để đánh giá cạnh tranh ngân hàng

Mối quan hệ giữa cạnh tranh và tính linh hoạt của hệ thống ngân

hàng

- Nghiên cứu thực hiện dựa trên dữ liệu của 38 quốc gia trong giai đoạn dài (1978 – 2003) cho thấy ngân hàng càng cạnh tranh thì rủi ro khủng hoảng hệ thống càng giảm đi, tức là ổn định hơn

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 267 trang tài liệu này.

Năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong bối cảnh tham gia Hiệp định đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương - 11



Liu và cộng sự

(2012)


Mô hình hồi quy GLS với dữ liệu bảng động chưa cân bằng.

Mối quan hệ cạnh tranh và rủi ro trong hoạt động

kinh doanh

ngân hàng

- Nghiên cứu cung cấp bằng chứng thực nghiệm về việc cạnh tranh không làm gia tăng hành vi chấp nhận rủi ro của ngân hàng, tức là không làm suy giảm tính ổn định của ngân hàng


(Soedarmono, W., Machrouh, 2011)


Mô hình hồi quy với dữ liệu bảng động chưa cân bằng


Mối quan hệ giữa cạnh tranh, ổn định và rủi ro ngân hàng

- Kết quả nghiên cứu chỉ ra những ngân hàng ít cạnh tranh sẽ có sự sụt giảm trong tăng trưởng tín dụng, dẫn đến ổn định giảm đi, kéo theo đó là sự suy giảm tiền gửi.

- Dữ liệu từ 686 ngân hàng của 12 quốc gia Châu Á Thái Bình Dương giai đoạn

1994 – 2009.


Võ Xuân Vinh và Đặng Bửu Kiếm (2016)


Mô hình hồi quy với dữ liệu bảng động chưa cân bằng với phương pháp GMM

Mối quan hệ giữa cạnh

tranh, lợi nhuận và ổn định ngân hàng

- Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng việc nâng cao năng lực cạnh tranh giúp các ngân hàng tạo ra lợi nhuận (được điều chỉnh bởi rủi ro) càng cao và ổn định hơn

- Dữ liệu thu thập từ các NHTM Việt

Nam giai đoạn 2006 - 2014

Nguồn: Tổng hợp của tác giả

2.3.4. Các nghiên cứu về hiệu ứng từ sự hiện diện của ngân hàng nước ngoài đến các ngân hàng thương mại nội địa.

Việc mở cửa với thị trường quốc tế, tháo gỡ nhiều rào cản khi gia nhập cộng đồng kinh tế quốc tế trong tương lại là vấn đề tất yếu mà bất kỳ một quốc gia nào muốn phát triển đều phải thực hiện. Đặc biệt, trong giai đoạn sắp tới, khi CPTPP được thực thi, sẽ có nhiều bước ngoặc và thay đổi đáng kể trong việc các ngân hàng nước thành viên gia tăng nguồn vốn đầu tư FDI cho ngành ngân hàng. Điều đó mở ra cho NHTM mỗi nước thành viên nhiều cơ hội


cũng đi kèm với các thách thức trước bối cảnh hội nhập và tuân thủ theo các cam kết chung. Đây là là động lực thúc đẩy hệ thống ngân hàng nói chung và hoạt động của các NHTM nói riêng của từng quốc gia phải tăng NLCT để tồn tại và phát triển trong môi trường chung.

Sự hiện diện của các NHNNg là động lực kích thích đồng thời cũng là áp lực cạnh tranh cho các NHTM trong nước bắt buộc phải giảm chi phí và gia tăng hiệu quả các dịch vụ tài chính để cạnh tranh giành thị phần, thể hiện ở các hoạt động cạnh tranh như: cải tiến chất lượng dịch vụ, gia tăng chất lượng nguồn nhân lực, tăng sức mạnh cạnh tranh trong một thị trường bình đẳng. Sự hiện diện của các NHNNg sẽ gia nhập thêm các dịch vụ tài chính mới cho quốc gia chủ nhà. Đây sẽ là cơ sở thúc đẩy NHTM trong nước triển khai phát triển các dịch vụ tương tự. Đồng thời cũng là cơ hội để các NHTM tiếp cận, học hỏi trình độ kỹ thuật ngân hàng hiện đại, trình độ quản lý và đào tạo nguồn nhân lực tiến bộ từ các nước gia nhập. Bên cạnh đó việc bắt tay hợp tác với các ngân hàng liên doanh giúp NHTM trong nước cải thiện được trình độ quản trị, hệ thống giám sát và điều tiết hoạt động các NHTM trong nước theo các thể chế và nguyên tắc chuẩn mực quốc tế.

Trên thế giới, chủ đề mối quan hệ giữa sở hữu nước ngoài với rủi ro của NHTM đã được quan tâm nghiên cứu nhưng kết quả vẫn còn chưa thống nhất. Một số nghiên cứu (Lee, 2008; Saunders và cộng sự, 1990) cho rằng sở hữu nước ngoài càng lớn thì rủi ro của ngân hàng sẽ càng tăng. Tuy nhiên, nghiên cứu của (Laeven, Luc A., 1999)lại cho rằng sở hữu nước ngoài làm giảm rủi ro của các NHTM. Ngoài ra, (Micco et al, 2007) chỉ ra rằng cổ đông nước ngoài có vai trò quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả hoạt động, phát triển hệ thống, cải thiện tỷ suất sinh lời và quản trị chi phí hoạt động. Từ đó, họ khuyến nghị nên nâng cao tỷ lệ sở hữu nước ngoài trong các ngân hàng tại các nước đang phát triển

Đã có nhiều nghiên cứu thực nghiệm cho thấy sự hiện diện của các NHNNg có tác động đến hiệu quả kinh tế của hệ thống NHTM trong nước, đặc biệt ở 2 hiệu ứng: hiệu ứng lan tỏa làm gia tăng mức sinh lợi và làm giảm chi phí hoạt động; còn hiệu ứng cạnh tranh sẽ làm giảm mức sinh lời và chi phí hoạt động. (Cho et al, 1989); (Bruce C. Greenwald and Joseph Stiglitz, 1993); (Ross Levine, 1996); (Berger and Hannan, 1998)).

Một nghiên cứu khác cho thấy sự hiện diện của các NHNNg gây sức ép cạnh tranh cao hơn và tăng hiệu quả thị trường tài chính và cạnh tranh đối với hệ thống NHTM nội địa (Nghiên


cứu của (Denizer, Cevdet, 2000); (Claessens, 2001). Đặc biệt một vài kết quả nghiên cứu tìm thấy sự hiện diện của các NHNNg ở các nước đang phát triển hoạt động động hiệu quả hơn so với các ngân hàng trong nước (Claessens, 2001) nhưng ở các nước phát triển thì cho kết quả trái ngược lại ( (Berger et al, 2009), DeYoung và Nolle, 1996)

Có nhiều nghiên cứu cho trường hợp Việt Nam như: Dinh và các tác giả (2015) phân tích về tác động kinh tế sự hiện diện của các NHNNg giai đoạn 1992 – 2012 (giai đoạn NHTM VN chưa thực hiện tái cấu trúc), kết quả cho thấy tồn tại đồng thời cả 2 hiệu ứng lan tỏa và cạnh tranh nhưng hiệu ứng cạnh tranh mạnh hơn.; (Trần Ngọc Thơ, Nguyễn Hữu Tuấn, 2017) phân tích sự tác động của NHNNg đến hiệu quả hoạt động của NHTM nội địa trong giai đoạn 2008 – 2015, kết quả cho thấy sự hiện diện của NHNNg làm giảm suất sinh lợi, giảm chi phí của NHTM nội địa, điều này hàm ý mức độ cạnh tranh của hệ thống ngân hàng Việt Nam gia tăng. (Võ Xuân Vinh, Mai Xuân Đức, 2017) nghiên cứu thực nghiệm về tác động của “Sở hữu nước ngoài và rủi ro thanh khoản của các ngân hàng thương mại Việt Nam”, kết quả cho thấy, sở hữu nước ngoài càng cao thì rủi ro thanh khoản của NHTM càng thấp và ngược lại. Bên cạnh đó, rủi ro tín dụng và rủi ro thanh khoản năm trước có quan hệ cùng chiều với rủi ro thanh khoản của NHTM trong năm hiện tại.

Việc cùng cùng góp vốn, cùng điều hành (ngân hàng liên doanh) hoặc gia nhập hoàn toàn của ngân hàng nước ngoài (ngân hàng có 100% vốn của nước ngoài) kỳ vọng dẫn đến những cải thiện tích cực trong hệ thống giám sát và điều tiết ngân hàng. Những kinh nghiệm quản trị ngân hàng hiện đại tiến bộ từ các ngân hàng nước ngoài sẽ được ngân hàng trong nước học tập và dần áp dụng cho NHTM trong nước. Tất cả những hiệu ứng lan tỏa này sẽ góp phần hiệu quả trong việc quản lý và phát triển dịch vụ trong hoạt động của các NHTM trong nước.

2.3.5. Các nghiên cứu về tác động của CPTPP đến ngành ngân hàng

Deborah Elms, TemasekFoundation Centre for Trade & Negotiations, Singapore: “U.S. trade policy in Asia: Going for Trans – Pacific Partnership?” (2009). Tác giả đến từ trường đại học Quốc gia Singapore phân tích chính sách của Mỹ ở Châu Á trong việc thức đẩy các nước nỗ lực đàm phán để lý - Hiệp định TPP. Trong bài báo tác giả cũng bình luận về nội dung của TPP liên quan đến nhiều ngành, trong đó có lĩnh vực Tài chính – ngân hàng. Phân tích cơ hội và thách thức đối với những nước tham gia vào Hiệp định TPP trong quan hệ hệ với Mỹ.


(Ngô Văn Vũ, Lê Thị Thúy, 2016), Tham gia TPP: “Thách thức và giải pháp đối với nền kinh tế Việt Nam” (2018). Nghiên cứu liệt kê, đánh giá các thách thức khi thực thi TPP và đề xuất nhóm các giải pháp đối phó thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam.

(Vũ Ngọc Diệp, 2019), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh thực thi Hiệp định CPTPP” (2019). Trong bài báo, tác giả liệt kê các nội dung liên quan đến cam kết về lĩnh vực ngân hàng trong CPTPP, đồng thời thống kê lại các chỉ tiêu đánh giá năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn 2011 – 2016. Tác giả cũng đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh hội nhập.

(Lê Mai Trang, Nguyễn Thùy Linh, 2018), “CPTPP với kinh tế Việt Nam và cơ hội - thách thức đối với ngành tài chính ngân hàng” (2018). Trong bài báo, nhóm tác giả vận dụng mô hình SWOT để xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức cho ngân hàng Việt Nam khi tham gia CPTPP.

Trong buổi hội thảo về “Hệ thống ngân hàng Việt Nam với việc thực thi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)”, các đại biểu dự Hội thảo đã cùng các nhà khoa học, nhà quản lý, chuyên gia kinh tế phân tích, làm rõ nội dung, các cam kết chủ yếu của Hiệp định CPTPP có liên quan đến lĩnh vực ngân hàng; Phân tích, đánh giá hệ thống ngân hàng Việt Nam, qua đó, nhận diện những cơ hội và thách thức của hệ thống ngân hàng Việt Nam trong bối cảnh Việt Nam gia nhập Hiệp định CPTPP; Tác động của Hiệp định CPTPP đến ngành Ngân hàng Việt Nam; Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các tổ chức tín dụng Việt Nam hiện nay trước yêu cầu của Hiệp định CPTPP và khuyến nghị chính sách đối với các cơ quan quản lý Nhà nước; Cùng với đó, Hội thảo đã đề xuất những giải pháp và khuyến nghị hữu ích nhằm giúp hệ thống Ngân hàng Việt Nam xác định và tận dụng hiệu quả những cơ hội cũng như ứng phó tốt nhất đối với những thách thức trước bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, đặc biệt là việc tham gia Hiệp định CPTPP.


KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Trong chương này, tác giả trình bày tổng quan về cơ sở lý thuyết nền và lược khảo kết quả từ nghiên cứu trước để làm cơ sở xây dựng mô hình và lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp với nội dung và mục tiêu nghiên cứu. Cụ thể, cơ sở lý thuyết về tự do hóa tài chính, năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định tài chính ngân hàng như các học thuyết của các nhà kinh tế học John Maynard Keynes, Shaw và McKinnon, Adam Smith, Carl Menger, Eugen von Bohm – Bawerk, Friedrich von Wieser) được tác giả tóm lược và sử dụng làm khung lý thuyết cho đề tài. Bên cạnh đó, kết quả lược khảo từ các nghiên cứu trước cũng được trình bày để làm cơ sở xây dựng mô hình nghiên cứu phù hợp với Việt Nam.

Các phương pháp, mô hình đại diện đo lường năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng trong các nghiên cứu trước cũng được trình bày trong chương 2. Các yếu tố tác động được sử dụng trong mô hình nghiên cứu dựa trên khung phân tích CAMELS. Các mô hình này được mô tả rõ ràng về mô hình lý thuyết và các nghiên cứu liên quan. Tuy nhiên, mô hình của sử dụng chỉ số Lerner và Zscore rất phù hợp cho các quốc gia đang phát triển và mới nổi trong đó có Việt Nam. Đồng thời, các nhận xét cũng được rút ra nhằm giúp xây dựng mô hình thực nghiệm ước lượng năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam trong chương 3


CHƯƠNG 3

DỮ LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU


Nội dung chương 3 trình bày dữ liệu và phương pháp nghiên cứu phù hợp để đo lường tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định của các ngân hàng thương mại Việt Nam giai đoạn 2010 - 2018. Cụ thể các bước đi từ việc xây dựng mô hình nghiên cứu, mô tả các biến độc lập và biến phụ thuộc đến thu thập và xử lý cơ sở dữ liệu thứ cấp của các NHTM VN. Cuối cùng luận án thực hiện các ước lượng và kiểm định cần thiết cho các hệ số hồi quy trong các mô hình đó.

3.1. Dữ liệu nghiên cứu

Nghiên cứu sử dụng dữ liệu thứ cấp với mẫu dữ liệu bao gồm 31 NHTM Việt Nam và 11 NHTM có vốn sở hữu nước ngoài (ngân hàng liên doanh và ngân hàng có vốn 100% nước ngoài) trong khoảng thời gian từ 2010 – 2018.

Tính đến thời điểm 31/12/2018 theo thống kê của NHNN, tổng số NHTM 100% vốn của Việt Nam là 35 ngân hàng (gồm 4 NHTM Nhà nước và 31 NHTM Cổ phần). Tổng tài sản của 35 NHTM VN tại thời điểm 31/08/2018 là 9.418.330 tỷ đồng. Tổng tài sản của 31 NHTM VN được tác giả sử dụng tại thời điểm 31/12/2018 là 9.398.556,489 tỷ đồng, chiếm 99,78% tổng tài sản của các NHTM VN. Như vậy, 31 NHTM được tác giả lựa chọn đảm bảo đại diện cho các NHTM tại Việt Nam (phụ lục 1).

Dữ liệu tính toán các biến nội tại bên trong ngân hàng được thu thập từ cơ sở dữ liệu Bankscope, báo cáo thường niên, báo cáo tài chính hợp nhất có kiểm toán, tài liệu đại hội đồng cổ đông thường niên theo năm của các NHTM chính thức công bố, dữ liệu Ngân hàng Nhà nước.

Dữ liệu tính toán các yếu tố bên ngoài thuộc môi trường vĩ mô được thu thập từ các nguồn tin cậy như bộ dữ liệu World Economic Outlook (WEO) của Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund – IMF), Tổng cục thống kê Việt Nam, Ngân hàng thế giới (Worldbank).

Dữ liệu có cấu trúc dạng bảng và không cân bằng.


3.2. Phương pháp nghiên cứu

Mục tiêu của luận án bao gồm:

[1]. Xác định thực trạng hoạt động của các NHTM VN và so sánh với các nước thành viên còn lại trong CPTPP giai đoạn 2010 - 2018.

[2]. Đo lường năng lực cạnh tranh và chiều hướng tác động của các yếu tố đến năng lực cạnh tranh của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP.

[3]. Đo lường mức độ ổn định và chiều hướng tác động của các yếu tố đến mức độ ổn định của các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP.

[4]. Đo lường chiều hướng tác động của năng lực cạnh tranh đến ổn định ngân hàng trong bối cảnh tham gia CPTPP.

[5]. Xác định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức cho các NHTM VN trong bối cảnh tham gia CPTPP.

[6]. Hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và mức độ ổn định ngân hàng trong bối cảnh tham gia CPTPP.

Để thực hiện 6 mục tiêu trên, tác giả vận dụng phương pháp nghiên cứu định tính kết hợp phương pháp nghiên cứu định lượng, cụ thể:

- Đối với mục tiêu (2), mục tiêu (3) và (4) nghiên cứu sử dụng phương pháp định lượng để đo lường NLCT, mức độ ổn định của các NHTM VN.

- Đối với mục tiêu (1), (5) và (6), nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính thông qua các bước theo trình tự liệt kê, đánh giá, tổng hợp nhóm các chỉ tiêu xác định hiệu quả hoạt động kinh doanh, năng lực cạnh tranh, mức độ ổn định tài chính. Nghiên cứu vận dụng khung phân tích CAMELS, mô hình SWOT. Từ đó nhận định, phân tích, đánh giá và tổng hợp đưa ra các hàm ý chính sách nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và ổn định ngân hàng cho các NHTM VN khi tham gia hiệp định CPTPP.

3.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính qua các bước thu thập và tổng hợp dữ liệu công bố từ báo cáo thường niên (đã kiểm toán và hợp nhất) của nhóm 31 NHTM VN và 11 NHNNg (Phụ lục 1 và 2), báo cáo thường niên của NHNN, dữ liệu vĩ mô của ngân hàng các nước thành viên trong nhóm CPTPP được công bố bởi WB, IMF.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023