Nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L / C) tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Tân Sơn Nhất - 2

3.2.6. Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát 56

3.2.7. Khai thác tốt các nguồn ngoại tệ và ứng dụng các công cụ phái sinh 57

3.3. Kiến nghị 58

3.3.1. Đối với các cơ quan quản lý nhà nước 58

3.3.2. Đối với Eximbank Hội Sở 61

3.3.3. Đối với Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất 63

KẾT LUẬN 64

TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

PHỤ LỤC 67

Phụ lục 1: Quyết định : quy trình xử lý nghiệp vụ Thanh toán nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ, thư tín dụng dự phòng và nhờ thu chứng từ trong hệ thống ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam 67

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.

Phụ lục 2 : Sơ đồ quy trình thông báo L/C/ tu chỉnh L/C 68

Phụ lục 3 : Sơ đồ phát hành L/C 69

Nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L / C) tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Tân Sơn Nhất - 2

Phụ lục 4 : Sơ đồ quy trình xử lý thanh toán L/C xuất khẩu 70


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT


WTO (World Trade Organization) Tổ chức Thương mại Thế giới TTQT Thanh toán quốc tế

NHTM Ngân hàng thương mại

NHPH Ngân hàng phát hành

NHTB Ngân hàng thông báo

NHNN Ngân hàng nhà nước

TTTM Tài trợ thương mại

TMCP Thương mại cổ phần

IT (Information Technology) Thông tin Kỹ thuật


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn qua các năm 27

Bảng 2.2. Tình hình dư nợ theo các năm 28

Bảng 2.3. Doanh số thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất..29 Bảng 2.4: Doanh số thanh toán quốc tế năm 2010 tại Eximbank 32

Bảng 2.5. Tỷ trọng thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. ..33 Bảng 2.6. Giá trị thông báo L/C và thanh toán L/C xuất khẩu 42

Bảng 2.7. Kết quả phát hành và thanh toán L/C nhập khẩu 43


DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ


Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C 21

Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất 25

Biểu đồ 2.1. Tỷ trọng TTQT tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất qua các năm.

..............................................................................................................................33

Sơ đồ 2.1. Quy trình thông báo L/C xuất khẩu tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn

Nhất 34

Sơ đồ 2.3. Quy trình mở và thanh toán đối với L/C nhập khẩu 38


LỜI MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài:

Trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập WTO, hoạt động giao thương giữa Việt Nam và các nước không ngừng mở rộng, và hoạt động thanh toán quốc tế của các Ngân hàng ngày càng chứng tỏ vị trí và vai trò quan trọng của mình. Hoạt động thanh toán quốc tế không chỉ đơn giản là sự lựa chọn một phương thức thanh toán phù hợp nào đó, mà yêu cầu đặt ra là các phương thức thanh toán quốc tế phải được thực hiện nhanh chóng, an toàn, chính xác và đạt hiệu quả đối với khách hàng và ngân hàng thương mại. Hoạt động thanh toán quốc tế trực tiếp tác động vào việc rút ngắn thời gian chu chuyển vốn, giảm thiểu rủi ro liên quan tới sự biến động tiền tệ, tới khả năng thanh toán của khách hàng, tạo điều kiện cho việc mở rộng và phát triển hoạt động ngoại thương của mỗi nước.

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán quốc tế phổ biến nhất. Đó là phương thức giải quyết tốt nhất việc đảm bảo quyền lợi của cả hai bên người mua và người bán, nhưng đồng thời cũng lại là phương thức xảy ra nhiều sự tranh chấp nhất do mức độ phức tạp của nó. Tại Việt Nam, ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) đã sớm đưa các phương thức thanh toán quốc tế nói chung và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng vào hoạt động kinh doanh, nhưng tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất cũng vẫn không tránh khỏi một số hạn chế về cả số lượng và chất lượng khi áp dụng phương thức này. Một mặt do bản thân ngân hàng chưa đáp ứng được những đòi hỏi ngày càng phức tạp của thực tế giao dịch xuất nhập khẩu và sự phát triển của nghiệp vụ, mặt khác cũng do những nguyên nhân từ phía khách hàng và sự bất cập trong quản lý vĩ mô.

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài “Nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L/C) tại Ngân Hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất” là điều cần thiết để tìm ra những mặt hạn chế và đưa ra các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.


2. Mục tiêu nghiên cứu:

- Tìm hiểu cơ sở lý luận về thanh toán quốc tế nói chung và phương thức thanh toán tín dụng chứng từ nói riêng.

- Phân tích thực trạng về phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

- Đề ra một số giải pháp nhằm nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất trong thời gian tới.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

- Đối tượng nghiên cứu: doanh số, thu nhập…từ những số liệu thống kê của bộ phận thanh toán quốc tế và các báo cáo thường niên, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. Ngoài ra, nghiên cứu còn dựa vào các tạp chí nội bộ, chuyên ngành, website của Eximbank Hội sở, báo cáo thường niên của Hội sở qua các năm và quá trình tìm hiểu thực tế tại ngân hàng nhằm thu thập những thông tin cần thiết về thực trạng thanh toán quốc tế tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu này chỉ phân tích thực trạng và xây dựng các giải pháp cho hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất. Bên cạnh đó, do Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất mới được thành lập từ cuối năm 2009 nên nghiên cứu chỉ sử dụng các số liệu giai đoạn 2009 – 2011 để phân tích.

4. Phương pháp nghiên cứu:

- Dữ liệu sau khi thu thập được tiến hành phân tích thông qua các chỉ tiêu về doanh số, thu nhập, tốc độ tăng trưởng qua các năm – quý, và những tồn tại trong toàn bộ quy trình thanh toán bằng tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất, từ đó cung cấp thông tin làm cơ sở cho việc xây dựng các giải pháp.

- Thông qua thuận lợi và khó khăn, trên cơ sở thực trạng phân tích được, bám sát định hướng phát triển của Eximbank từ đó nghiên cứu xây dựng các giải pháp nhằm nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất trong thời gian tới.


5. Kết cấu của đề tài

Gồm ba chương như sau:

- Chương 1: Cơ sở lý luận về thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ.

- Chương 2: Thực trạng hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.

- Chương 3: Giải pháp – kiến nghị nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.


CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ


1.1. Tổng quan về thanh toán quốc tế

1.1.1. Khái niệm:

Thanh toán quốc tế là việc thực hiện các nghĩa vụ chi trả và quyền hưởng lợi về tiền tệ phát sinh trên cơ sở các hoạt động kinh tế và phi kinh tế giữa các tổ chức, cá nhân nước này với tổ chức, cá nhân nước khác, hay giữa một quốc gia với tổ chức quốc tế, thông qua quan hệ giữa các ngân hàng của các nước liên quan. [1]

1.1.2. Đặc điểm.

- Thanh toán quốc tế thường gắn với việc trao đổi giữa đồng tiền của nước này sang đồng tiền của nước khác. Các đồng tiền được sử dụng trong thanh toán quốc tế thường là các loại ngoại tệ mạnh có khả năng tự do chuyển đổi như đồng dollar Mỹ (USD), đồng Euro (EUR), đồng bảng Anh (GBP), đồng Yên Nhật (JPY), đồng dollar Úc (AUD). Trong đó đồng dollar Mỹ và Euro vẫn giữ vai trò chủ đạo trong thanh toán quốc tế bởi sự nhanh chóng và tiện lợi trong việc thực hiện các giao dịch.

- Hoạt động thanh toán quốc tế là một loại dịch vụ mà Ngân hàng cung ứng cho khách hàng. Đây là dịch vụ mang tính chất vô hình, quá trình cung ứng và tiêu dùng dịch vụ xảy ra đồng thời và là dịch vụ không thể lưu trữ được.

- Hoạt động thanh toán quốc tế chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn: như không gian và thời gian thanh toán tương đối dài. Cơ sở vật chất và khoa học kỹ thuật phục vụ thanh toán quốc tế của các quốc gia không đồng đều. Môi trường pháp lý quốc tế của thanh toán quốc tế chưa đồng bộ, các tập quán quốc tế của phòng thương mại quốc tế ICC (The International Chamber of Commerce) ban hành tương đối đầy đủ, nhưng còn nhiều bất cập trong vận dụng. Trình độ nguồn nhân lực tham gia thanh toán quốc tế của các quốc gia chênh lệch rất lớn. Có thể coi đó là nguyên nhân phát sinh rủi ro trong thanh toán quốc tế hiện nay.

- Hệ thống thanh toán quốc tế ngày càng phát triển. Hiện nay phần lớn việc chi

[1] PGS.TS Nguyễn Văn Tiến (2009). Giáo trình thanh toán quốc tế và tài trợ ngoại thương, Nhà xuất bản Thống Kê.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 07/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí