1.2.3. Quy trình thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ
Hình 1.1: Quy trình nghiệp vụ thanh toán L/C
(4) (6a)
Nhà XUẤT KHẨU
(Exporter)
Nhà NHẬP KHẨU
(Importer)
(1)
(5)
(2) (9)
(7b) (8)
(3)
(6b)
(7a)
NHPH
(Issuing Bank)
NHTB
(Advising Bank)
(Nguồn: PGS.TS.Trần Hoàng Ngân và TS.Nguyễn Minh Kiều (2007). Thanh toán quốc tế, Nhà xuất bản Thống Kê.)
Chú thích:
(1) Người xuất khẩu và người nhập khẩu ký kết hợp đồng ngoại thương với
điều khoản thanh toán theo phương thức L/C.
(2) Căn cứ vào hợp đồng ngoại thương, người nhập khẩu lập giấy đề nghị mở L/C gửi đến NHPH (nơi nhà nhập khẩu mở tài khoản ngoại tệ) để yêu cầu NH mở L/C, và tiến hành ký quỹ.
(3) Căn cứ vào yêu cầu xin mở L/C của nhà nhập khẩu và các chứng từ có liên quan, nếu đồng ý ngân hàng sẽ trích tài khoản ký quỹ theo trị giá (100% hay một tỷ lệ %) của L/C, sau đó NHPH phát hành L/C và chuyển tới nhà xuất khẩu thông qua NHTB.
(4) Khi nhận được thư tín dụng của NHPH thì NHTB sẽ tiến hành kiểm tra,
xác báo điện mở L/C rồi chuyển bản chính L/C cho người xuất khẩu.
(5) Người xuất khẩu kiểm tra L/C, nếu chấp nhận nội dung L/C đã mở thì giao hàng; nếu thấy sai sót và không chấp nhận thì đề nghị NHPH tu chỉnh lại cho phù hợp với nội dung hợp đồng rồi giao hàng.
(6a), (6b) Sau khi giao hàng, người xuất khẩu lập bộ chứng từ theo yêu cầu của L/C, sau đó thông qua NHTB xuất trình cho NHPH để yêu cầu được thanh toán tiền hàng.
(7a), (7b) NHPH kiểm tra bộ chứng từ thanh toán, nếu thấy phù hợp với quy định trong L/C thì trả tiền, chấp nhận hoặc chiết khấu bộ chứng từ. Nếu thấy không phù hợp thì từ chối (kèm theo lý do) và gửi trả bộ chứng từ cho người xuất khẩu thông qua NHTB.
(8) Nhận được điện báo có về khoản thanh toán bộ chứng từ hàng xuất khẩu, NHTB ghi có và báo có cho người xuất khẩu hoặc thông báo về sự từ chối của NHPH.
(9) NHPH yêu cầu người nhập khẩu thanh toán và giao bộ chứng từ cho người nhập khẩu để nhận hàng sau khi người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận thanh toán.
(10) Người nhập khẩu kiểm tra chứng từ, nếu thấy phù hợp với thư tín dụng thì trả tiền hoặc chấp nhận trả tiền, nếu không phù hợp thì có quyền từ chối trả tiền.
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN XUẤT NHẬP KHẨU BẰNG TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI EXIMBANK – CHI NHÁNH TÂN SƠN NHẤT.
2.1. Giới thiệu khái quát về Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.
2.1.1.1. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam.
Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam (tên viết tắt: Eximbank/EIB) là ngân hàng TMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo quyết định số 140/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất nhập khẩu Việt Nam (Vietnam Export Import Bank).
Eximbank chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cho phép Ngân hàng hoạt động trong thời hạn 50 năm với số vốn điều lệ đăng ký là 50 tỷ đồng tương đương 12,5 triệu USD.
Eximbank hiện có mạng lưới bao phủ rộng khắp cả nước với Hội sở chính tại Tp.Hồ Chí Minh, 1 Sở giao dịch, 39 Chi nhánh và 142 Phòng giao dịch, với đội ngũ nhân sự lên đến 4.472 người (tính đến 31/12/2010). Đặc biệt trên bình diện quốc tế, tới nay Eximbank đã thiết lập được một mạng lưới rộng lớn với 750 ngân hàng đại lý ở 65 quốc gia trên thế giới.
Trong quá trình hơn 20 năm hoạt động, Eximbank luôn nằm trong nhóm các ngân hàng TMCP có quy mô lớn và đạt được nhiều thành tựu quan trọng. Eximbank
là ngân hàng TMCP đầu tiên được chọn tham gia hệ thống SWIFT do ngân hàng
Nhà nước Việt Nam tổ chức với sự tài trợ của Ngân hàng thế giới.
Tên tiếng Anh: Vietnam Export Import Commercial Joint Stock Bank. Website: www.eximbank.com.vn
Trụ sở chính: 07 Lê Thị Hồng Gấm, Quận 1, TP. Hồ Chí Minh
Điện thoại: (84.8) 38210055 - Fax: (84.8) 38296063
2.1.1.2. Ngân hàng TMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam – Chi nhánh Tân
Sơn Nhất.
Nằm trong kế hoạch mở mới 40 điểm giao dịch trong năm 2009, ngày 04/3/2009, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã có các công văn số 1474, 1475, 1476/NHNN-CNH chấp thuận cho Eximbank được mở Chi nhánh Tân Sơn Nhất.
Ngày 10/8/2009, Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam chính thức khai trương và đưa vào hoạt động Chi nhánh Tân Sơn Nhất.
Địa chỉ: 307 Nguyễn Văn Trỗi, P.1, Q. Tân Bình, Tp. HCM.
Điện thoại: (84.8) 38456370 - Fax: (84.8) 39975928
2.1.2. Cơ cấu tố chức và chức năng của các phòng ban.
2.1.2.1. Sơ đồ tổ chức.(Hình 2.1)
Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Phan Thị Mỹ Hạnh
Hình 2.1. Sơ đồ tổ chức tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất.
(Nguồn: phòng nhân sự tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất, 2011.)
SVTH: Nguyễn Phạm Thu Vân 25
2.1.2.2. Chức năng nhiệm vụ của từng phòng ban.
- Ban giám đốc: quản lý, điều hành mọi hoạt động tại Eximbank – Chi nhánh
Tân Sơn Nhất.
- Phòng dịch vụ khách hàng:
+ Là phòng tổ chức thực hiện nghiệp vụ về thanh toán xuất nhập khẩu và kinh doanh ngoại tệ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất theo quy định của ngân hàng nhà nước và Eximbank.
+ Quản lý hoạt động của các quỹ tiết kiệm, điểm giao dịch.
+ Thực hiện nhiệm vụ tư vấn cho khách hàng về sử dụng các sản phẩm của ngân hàng.
+ Quản lý quỹ tiền mặt theo quy định của ngân hàng nhà nước và Eximbank, ứng và thu tiền cho các quỹ tiết kiệm, các điểm giao dịch trong và ngoài quầy, thu chi tiền mặt cho các doanh nghiệp có thu chi tiền mặt lớn.
- Phòng ngân quỹ:
+ Là phòng nghiệp vụ thực hiện các giao dịch trực tiếp với khách hàng, tổ chức hạch toán kế toán theo quy định của Nhà nước và của Eximbank.
+ Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất theo đúng chủ trương chính sách của nhà nước và quy định của Eximbank.
- Phòng tín dụng:
+ Là phòng nghiệp vụ trực tiếp giao dịch với khách hàng để huy động ngoại tệ và Việt Nam đồng.
+ Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay.
+ Quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, thể lệ hiện hành của
ngân hàng nhà nước và hướng dẫn của Eximbank.
2.1.3. Khái quát về các sản phẩm dịch vụ tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn
Nhất.
Với phương châm luôn luôn đi đầu trong việc đổi mới và đa dạng hoá sản phẩm dịch vụ, bên cạnh việc nâng cao chất lượng các sản phẩm có thế mạnh truyền
thống như tài trợ xuất nhập khẩu, kinh doanh ngoại hối, và thanh toán quốc tế, tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất có các sản phẩm dịch vụ đáp ứng nhu cầu của khách hàng như: tiết kiệm - tiền gửi; tín dụng, bảo lãnh; thanh toán quốc tế - chiết khấu chứng từ; hoạt động thẻ; các dịch vụ khác: dịch vụ telephone – banking, Home-banking, chuyển tiền từ nước ngoài….
2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh tại Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn
Nhất
Trong hơn hai năm hoạt động, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt giữa các ngân hàng. Tuy nhiên, do được kế thừa công nghệ ngân hàng sẵn có, cùng với nỗ lực của ban lãnh đạo và cán bộ nhân viên ngân hàng, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã đạt được những kết quả khả quan như: doanh thu 3 tháng cuối năm 2009 đạt 720 triệu đồng; năm 2010 đạt 13,49 tỷ đồng, tăng gấp 5,6 lần so với cùng kỳ năm 2009; hai Quý đầu năm 2011 đạt hơn 20 tỷ đồng và vượt chỉ tiêu đề ra trong năm 2011 (tăng 2,5 lần so với năm 2010). Và để có được kết quả trên là nhờ chủ yếu vào các hoạt động như: huy động vốn; tín dụng; thanh toán quốc tế.
Hoạt động huy động vốn:
Là một trong những hoạt động hết sức quan trọng của các ngân hàng thương mại để đảm bảo kinh doanh có hiệu quả. Do vậy, Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất luôn xác định công tác huy động vốn là nhiệm vụ quan trọng và tập trung mọi nguồn lực để tăng trưởng nguồn vốn huy động. Tính cho đến nay thì huy động vốn của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đạt trên 1000 tỷ đồng. Cụ thể: (bảng 2.1).
Bảng 2.1. Tình hình huy động vốn qua các năm.
Đơn vị: tỷ đồng
01/10 - 31/12/2009 | Năm 2010 | 31/07/2011 | |
Tổ chức kinh tế | 10,82 | 180,5 | 210,16 |
Cá nhân | 179,65 | 719,5 | 840,64 |
Tổng | 190,47 | 900 | 1050,8 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L / C) tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Tân Sơn Nhất - 2
- Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại
- Thư Tín Dụng Không Thể Hủy Ngang Có Xác Nhận (Confirm Irrevocable L/c).
- Doanh Số Ttqt Tại Eximbank – Chi Nhánh Tân Sơn Nhất.
- Quy Trình Mở Và Thanh Toán Đối Với L/c Nhập Khẩu
- Sự Bất Cập Trong Kiến Thức Ngoại Thương, Hành Vi Đạo Đức Của Khách Hàng.
Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.
Nguồn: Cao Thị Bạch Yến, phòng tín dụng, năm 2011.
Tổng vốn huy động của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất nhìn chung tăng qua các năm: Năm 2010 tăng 18,42% (tương đương 35,08 tỷ đồng) so với cùng kỳ năm 2009. Trong 6 tháng đầu năm 2011, vốn huy động của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất tăng rất mạnh lên mức 952,8 tỷ đồng, tăng 5,87% so với đầu năm. Sở dĩ như vậy là do Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất mới hoạt động cuối năm 2009 nên tình hình huy động vốn trong những năm đầu chưa khởi sắc, do lượng tiền gửi cá nhân và tổ chức kinh tế không nhiều. Nhưng sang năm 2011, lượng tiền huy động tăng mạnh chính là nhờ Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất đã đẩy mạnh triển khai sản phẩm, xây dựng chính sách lãi suất cạnh tranh và được nhiều doanh nghiệp lớn biết đến.
Hoạt động tín dụng:
Với sự phát triển của sản xuất kinh doanh, sự gia tăng hoạt động xuất nhập khẩu, thì nhu cầu sử dụng vốn của các chủ thể trong nền kinh tế ngày càng tăng lên, và trên cơ sở tăng trưởng nguồn vốn huy động thì hoạt động cho vay và đầu tư kinh doanh của Eximbank – Chi nhánh Tân Sơn Nhất cũng liên tục phát triển qua các năm.(Bảng 2.2.)
Bảng 2.2. Tình hình dư nợ theo các năm.
Đơn vị: tỷ đồng
01/10 - 31/12/2009 | Năm 2010 | 31/07/2011 | |
Dư nợ ngắn hạn | 87,06 | 356,583 | 531,86 |
Dư nợ trung hạn | 25,07 | 77,589 | 154,28 |
Dư nợ dài hạn | 62,87 | 235,828 | 328,86 |
Tổng dư nợ | 175 | 670 | 1015 |
Nợ quá hạn: 0 đồng
Nguồn: Cao Thị Bạch Yến, phòng tín dụng, năm 2011.
Tổng dư nợ nhìn chung tăng qua các năm, đặc biệt đến tháng 6/2011 dư nợ đạt 890 tỷ đồng, tăng 32,84% so với đầu năm; Kết quả đạt được này là do nhờ