Đối Với Hoạt Động Kinh Doanh Của Các Ngân Hàng Thương Mại


trả trong thanh toán quốc tế được thực hiện thông qua hệ thống SWIFT (Society for Worldwide Interbank and Finacial Telecommunication – Hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu). Theo thống kê của tổ chức này thì có tới 72% các giao dịch tài chính tiền tệ quốc tế hàng ngày được thực hiện qua SWIFT. Phần còn lại được thực hiện thông qua con đường điện tín, bưu điện dưới hình thức ủy nhiệm thu, chi hộ lẫn nhau giữa các ngân hàng. Tỉ lệ trả bằng tiền mặt trong thanh toán quốc tế chiếm một phần không đáng kể.

1.1.3. Vai trò của thanh toán quốc tế

1.1.3.1. Đối với hoạt động kinh tế đối ngoại

Thanh toán quốc tế là khâu then chốt, khâu cuối cùng để khép kín một chu trình mua bán hàng hoá hoặc trao đổi dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân thuộc các quốc gia khác nhau trên toàn Thế giới.

TTQT là cầu nối trong mối quan hệ kinh tế đối ngoại, thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển. Có thể nói nếu không có hoạt động TTQT thì không có hoạt động kinh tế đối ngoại. Vì vậy, việc tổ chức TTQT được tiến hành nhanh chóng, chính xác sẽ làm cho các nhà sản xuất yên tâm và đẩy mạnh hoạt động xuất nhập khẩu của mình, nhờ đó thúc đẩy hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển, đặc biệt là hoạt động ngoại thương.

Đồng thời, hoạt động TTQT góp phần hạn chế rủi ro trong quá trình thực hiện hợp đồng ngoại thương.

Vì thế, có thể nói rằng kinh tế đối ngoại có mở rộng được hay không một phần nhờ vào hoạt động TTQT có tốt hay không. TTQT tốt sẽ đẩy mạnh hoạt động XNK, qua đó phát triển sản xuất trong nước, khuyến khích các doanh nghiệp mở rộng sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

1.1.3.2. Đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại

Đối với hoạt động của ngân hàng, việc hoàn thiện và phát triển hoạt động TTQT mà nhất là hình thức tín dụng chứng từ có vị trí đặc biệt quan trọng. Nó không chỉ thuần tuý là dịch vụ mà còn được coi là một hoạt động không thể thiếu trong hoạt động kinh doanh của NHTM.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 97 trang tài liệu này.


+ Trước hết, hoạt động TTQT giúp ngân hàng thu hút thêm được khách hàng có nhu cầu giao dịch quốc tế. Trên cơ sở đó, ngân hàng phát triển thêm quy mô, tăng thêm nguồn thu nhập, tăng khả năng cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Nâng cao phương thức thanh toán tín dụng chứng từ (L / C) tại ngân hàng TMCP xuất nhập khẩu Việt Nam – chi nhánh Tân Sơn Nhất - 3

+ Thứ hai, thông qua hoạt động TTQT, ngân hàng có thể đẩy mạnh hoạt động tài trợ xuất nhập khẩu cũng như tăng được nguồn vốn huy động tạm thời do quản lý được nguồn vốn nhàn rỗi của các tổ chức, cá nhân có quan hệ TTQT với ngân hàng.

+ Thứ ba, TTQT sẽ giúp ngân hàng thu được một nguồn ngoại tệ lớn từ đó tạo tiền đề cho ngân hàng có thể phát triển tốt các nghiệp vụ kinh doanh ngoại hối, bảo lãnh và nghiệp vụ ngân hàng quốc tế khác.

+ Thứ tư, hoạt động TTQT giúp ngân hàng tăng tính thanh khoản thông qua

lượng tiền ký quỹ.

+ Ngoài ra, hoạt động TTQT còn giúp ngân hàng đáp ứng tốt hơn nhu cầu của khách hàng trên cơ sở nâng cao uy tín của ngân hàng.

Tóm lại, trong xu thế ngày nay hoạt động TTQT có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động ngân hàng nói riêng và hoạt động kinh tế đối ngoại nói chung. Vì vậy, việc nghiên cứu thực trạng để có biện pháp thực hiện nghiệp vụ TTQT có ý nghĩa hết sức quan trọng nhằm phục vụ tốt hơn cho công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa, đổi mới nền kinh tế đất nước.

1.1.4. Các phương thức thanh toán quốc tế thông dụng.

1.1.4.1. Phương thức chuyển tiền (Remittance).

Chuyển tiền là phương thức thanh toán trong đó khách hàng (người chuyển tiền) yêu cầu ngân hàng chuyển một số tiền nhất định cho người thụ hưởng ở một địa điểm nhất định.

Có hai hình thức chuyển tiền:

+ Chuyển tiền bằng điện (Telegraphic Transfer – T/T)

+ Chuyển tiền bằng thư (Mail Transfer – M/T)

Hai cách chuyển tiền trên chỉ khác nhau ở chỗ là: chuyển tiền bằng điện nhanh hơn chuyển tiền bằng thư, nhưng chi phí chuyển tiền bằng điện cao hơn.


- Ưu điểm: Thủ tục đơn giản, không có chứng từ phức tạp, rườm rà, người mua và người bán không phải tiến hành thanh toán trực tiếp với nhau.

- Nhược điểm: Độ an toàn trong thanh toán không cao, không đảm bảo quyền lợi cho người bán, hàng đã chuyển nhưng việc trả tiền phụ thuộc vào thiện chí của người mua. Trong trường hợp người mua chuyển tiền trước khi giao hàng mà vì một lý do nào đó, việc giao hàng của người bán chậm trễ, hoặc không đúng theo yêu cầu thì người mua sẽ ứ đọng vốn.

- Trường hợp áp dụng: phương thức này chủ yếu để thanh toán phi mậu dịch, các chi phí liên quan đến trả nợ, bồi thường, còn nếu áp dụng trong thanh toán xuất nhập khẩu thì chủ yếu đối với khách hàng quen biết, có tín nhiệm cao.

1.1.4.2. Phương thức nhờ thu(Collection).

Nhờ thu là phương thức thanh toán trong đó người xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng hoặc cung ứng dịch vụ cho người nhập khẩu thì uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ số tiền ở người nhập khẩu trên cơ sở hối phiếu và chứng từ do người xuất khẩu lập ra.

Nhờ thu trơn (clean collection): người xuất khẩu sau khi xuất chuyển hàng hoá, lập các chứng từ hàng hoá gửi trực tiếp cho người nhập khẩu (không qua ngân hàng), đồng thời uỷ thác cho ngân hàng phục vụ mình thu hộ tiền trên cơ sở hối phiếu do mình lập ra.

- Ưu điểm: thanh toán tương đối nhanh, thực hiện đơn giản

- Nhược điểm: là không đảm bảo quyền lợi cho người bán vì việc nhận hàng của người mua hoàn toàn tách rời khỏi khâu thanh toán, do đó người mua có thể nhận hàng mà không trả tiền hay trả tiền chậm. Đối với người mua áp dụng phương thức này cũng có bất lợi vì nếu hối phiếu đến sớm hơn chứng từ thì người mua phải trả tiền ngay trong khi không biết việc giao hàng của người bán có đúng theo hợp đồng hay không.

- Trường hợp áp dụng: với phương pháp này, tính an toàn đối với cả người xuất khẩu và nhập khẩu đều thấp, tốc độ thanh toán chậm. Do vậy, nó ít được sử dụng trong thanh toán quốc tế, có chăng chỉ là thanh toán các chi phí vận tải, bảo


hiểm, hoa hồng, lợi tức... hoặc khi hai bên mua và bán tin cậy lẫn nhau hoặc hai bên cùng nội bộ công ty với nhau (công ty mẹ và công ty con).

Nhờ thu chứng từ (documentary collection): là phương thức trong đó người xuất khẩu ủy thác cho ngân hàng thu hộ tiền ở người nhập khẩu, không những chỉ căn cứ vào hối phiếu mà còn căn cứ vào bộ chứng từ hàng hoá, gửi kèm theo với điều kiện là người nhập khẩu trả tiền hoặc chấp nhận hối phiếu có kỳ hạn, thì ngân hàng mới trao bộ chứng từ hàng hoá để đi nhận hàng.

Tùy theo thời hạn trả tiền, nhờ thu chứng từ được chia thành hai loại:

+ Nhờ thu trả tiền đổi chứng từ (Documents Against Payment - D/P): Được sử dụng trong trường hợp mua bán trả tiền ngay.

+ Nhờ thu chấp nhận đổi chứng từ (Documents Against Acceptance - D/A): Áp dụng trong trường hợp nhờ thu trả sau.

- Ưu điểm: phương thức này đảm bảo hơn vì ngân hàng thay mặt người bán khống chế chứng từ.

- Nhược điểm:

+ Đối với D/P thì người nhập khẩu phải trả tiền khi nhận được bộ chứng từ hàng hoá mà không được kiểm tra hàng hoá trước. Vì vậy, người mua gặp rủi ro trong trường hợp hàng hoá không giao đúng như mô tả chứng từ hoặc không đúng trong hợp đồng. Còn về phía nhà xuất khẩu thì phải rất tin tưởng vào khả năng và thiện chí thanh toán của bạn hàng nước ngoài vì các ngân hàng tham gia hoàn toàn không chịu trách nhiệm thanh toán. Nếu người mua từ chối bộ chứng từ thì người xuất khẩu phải chịu hết tất cả chi phí chuyên chở hàng hoá và cả mọi rủi ro trên đường vận chuyển.

+ Đối với D/A thì người xuất khẩu chịu rủi ro nhiều hơn so với nhờ thu D/P vì khi đến hạn trả tiền của hối phiếu, người mua có thể không trả tiền vì một lý do nào đó trong khi đã nhận hàng. Thời gian thanh toán bị kéo dài do phải phụ thuộc vào thời gian chứng từ luân chuyển từ ngân hàng bên xuất khẩu đến ngân hàng bên nhập khẩu nên người xuất khẩu phải mất khá lâu mới thu được tiền còn người nhập khẩu thì có lợi hơn.


- Trường hợp áp dụng: với phương thức này, việc ngân hàng khống chế các chứng từ hàng hoá khiến cho quyền lợi của người xuất khẩu cũng được bảo đảm hơn phương thức nhờ thu phiếu trơn và chuyển tiền, thời gian thanh toán thì ngắn hơn và chi phí ít hơn so với phương thức thanh toán bằng thư tín dụng. Do vậy, phương thức này được sử dụng trong phương thức xuất nhập khẩu với những hợp đồng có giá trị nhỏ và thanh toán dịch vụ đối với các khách hàng quen và tin cậy.

1.1.4.3. Phương thức giao chứng từ nhận tiền (CAD – cash against documents)

Là phương thức thanh toán trong đó nhà nhập khẩu yêu cầu ngân hàng mở tài khoản tín thác để thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu khi nhà xuất khẩu trình đầy đủ những chứng từ theo yêu cầu. Nhà xuất khẩu sau khi hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sẽ xuất trình bộ chứng từ cho ngân hàng để nhận tiền thanh toán.

- Ưu điểm:

+ Thủ tục thanh toán đơn giản.

+ Chuyển từ ngân hàng phục vụ người mua qua người bán nhanh.

+ Người bán thanh toán bằng phương thức này rất có lợi: giao hàng xong

là được tiền ngay, bộ chứng từ xuất trình đơn giản.

- Nhược điểm:

+ Người mua phải có đại diện hay chi nhánh ở nước người bán vì phải xác nhận hàng hoá trước khi gửi.

+ Việc ký quỹ để thực hiện CAD, sẽ dẫn đến ứ đọng vốn tại ngân hàng, nếu người bán không giao hàng thì tiền ký quỹ sẽ không được hưởng lãi suất.

- Trường hợp áp dụng: nhà nhập khẩu và nhà xuất khẩu phải tin tưởng nhau và nhà nhập khẩu phải có đại diện bên nước nhà xuất khẩu vì trong bộ chứng từ mà nhà nhập khẩu yêu cầu nhà xuất khẩu xuất trình có giấy chứng nhận của đại diện người mua về việc giao hàng hóa. Và thường dùng khi bán những mặt hàng khan hiếm trên thị trường.


1.1.4.4. Phương thức tín dụng chứng từ (L/C).

Phương thức tín dụng chứng từ là phương thức được sử dụng hầu hết hiện nay nhờ vào tính chặt chẽ và an toàn của nó cho người bán, người mua, cũng như cho đối tượng trung gian là ngân hàng. Vì vậy phương thức tín dụng chứng từ sẽ được trình bày một cách cụ thể và rõ ràng hơn ở mục lớn tiếp theo.

1.2. Thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ (L/C).

1.2.1. Khái quát về tín dụng chứng từ.

1.2.1.1. Tín dụng chứng từ.

Tín dụng chứng từ là phương thức thanh toán trong đó một ngân hàng (ngân hàng phát hành) mở thư tín dụng theo yêu cầu của khách hàng cam kết sẽ trả một số tiền nhất định cho người thụ hưởng hoặc chấp nhận hối phiếu do người này ký phát trong phạm vi số tiền đó nếu người này xuất trình cho ngân hàng một bộ chứng từ thanh toán phù hợp với những quy định nêu ra trong thư tín dụng.

Thư tín dụng (Letter of Credit) gọi tắt là L/C là văn bản pháp lý trong đó một ngân hàng theo yêu cầu của khách hàng đứng ra cam kết sẽ trả cho người thụ hưởng một số tiền nhất định nếu người này xuất trình bộ chứng từ phù hợp với những quy định đã nêu trong văn bản đó.

Các đối tượng liên quan trong phương thức tín dụng chứng từ.

+ Người xin mở L/C (Applicant): người mua hay nhà nhập khẩu.

+ Người hưởng lợi L/C (Beneficiary): người bán hay người xuất khẩu.

+ Ngân hàng phát hành L/C (Issuing Bank): Là ngân hàng thực hiện phát hành L/C theo yêu cầu của Người nhập khẩu.

+ Ngân hàng thông báo (Advising Bank): Là ngân hàng thực hiện thông báo

L/C cho Người thụ hưởng theo yêu cầu của NHPH. Ngoài ra còn có:

+ Ngân hàng xác nhận (Confirming Bank): là ngân hàng xác nhận trách nhiệm của mình sẽ cùng với ngân hàng mở L/C bảo đảm việc trả tiền cho người xuất khẩu trong trường hợp ngân hàng mở L/C không đủ khả năng thanh toán. Ngân hàng xác


nhận có thể vừa là ngân hàng thông báo L/C hay là một ngân hàng khác do người xuất khẩu yêu cầu.

+ Ngân hàng thanh toán (Paying Bank): có thể là ngân hàng mở L/C hoặc có thể là một ngân hàng khác được ngân hàng mở L/C chỉ định thay mình thanh toán tiền cho nhà xuất khẩu hoặc chiết khấu hối phiếu.

+ Ngân hàng chiết khấu (Negotiating Bank): Là ngân hàng được ngân hàng mở thư tín dụng cho phép thực hiện chiết khấu bộ chứng từ theo L/C. Ngân hàng chiết khấu thường cũng là ngân hàng thông báo L/C.

Cơ sở pháp lý của phương thức thanh toán tín dụng chứng từ.

- UCP 600: Quy tắc thống nhất về tập quán và thực hành tín dụng chứng từ (Uniform customs and practice for documentary credit –UCP). UCP do phòng thương mại quốc tế (ICC) phát hành vào 1933. Để phù hợp với thực tiễn thương mại quốc tế từ lúc ra đời đến nay, UCP đã 7 lần sửa đổi. Tháng 12/2006 ICC ban hành UCP 600 có hiệu lực từ 1/7/2007. UCP 600 là văn bản hiện hành khi sử dụng cần dẫn chiếu vào L/C.

- URR 725: Quy tắc thống nhất về hoàn trả tiền giữa các ngân hàng theo tín dụng chứng từ (Uniform rules for bank to bank reimbursements under documentary credit No.725-URR 725), do ICC ban hành có hiệu lực từ ngày 1/10/2008, được áp dụng trong trường hợp L/C qui định thanh toán hoặc chấp nhận thanh toán tại ngân hàng thanh toán, ngân hàng xác nhận, hoặc ngân hàng chiết khấu,...nếu người hưởng lợi xuất trình bộ chứng từ hợp lệ, sau khi thanh toán các ngân hàng này yêu cầu ngân hàng mở L/C hoàn trả tiền hoặc ngân hàng mở L/C có thể chỉ thị đòi tiền ở một ngân hàng khác – gọi là ngân hàng hoàn tiền.

- e.UCP: Nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng rộng rãi của thương mại điện tử, kỹ thuật xử lý chứng từ điện tử trong tín dụng chứng từ, ICC cho ra đời văn bản bổ sung e.UCP được coi là UCP 500.1 có hiệu lực từ tháng 2/2002. Để phù hợp UCP 600 ICC ban hành e.UCP 1.1 có hiệu lực từ 1/7/2007.

- ISBP-681: Văn bản về thực hành kiểm tra chứng từ theo tiêu chuẩn ngân

hàng quốc tế đối với phương thức tín dụng chứng từ (International Standard


Banking Practice for examination of document under documentary credit). ISBP- 681 bao gồm 185 nội dung được đúc kết từ kinh nghiệm thực tiễn quí báu về kiểm tra chứng từ của các ngân hàng thương mại trên thế giới đồng thời phù hợp với tinh thần sửa đổi của UCP 600.

- Một số văn bản pháp lý khác: Incoterms 2000, luật hối phiếu,...các tập quán thương mại quốc tế.

1.2.1.2. Đặc điểm của giao dịch thư tín dụng

- L/C là hợp đồng kinh tế độc lập của hai bên là NHPH và nhà xuất khẩu. Mọi yêu cầu và chỉ thị của nhà nhập khẩu đã do NHPH đại diện. Do đó, tiếng nói chính thức của nhà nhập khẩu không được thể hiện trong L/C.

- L/C có tính chất quan trọng, nó hình thành trên cơ sở của hợp đồng ngoại thương, nhưng sau khi được thiết lập thì hoàn toàn độc lập với hợp đồng này. Một khi L/C đã được mở và đã được các bên chấp nhận, thì cho dù nội dung của L/C có đúng với hợp đồng ngoại thương hay không, cũng không làm thay đổi quyền lợi và nghĩa vụ của các bên có liên quan đến L/C.

- L/C chỉ giao dịch bằng chứng từ và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ. Khi chứng từ xuất trình phù hợp, thì NHPH phải thanh toán vô điều kiện cho nhà xuất khẩu, mặc dù trên thực tế hàng hóa có thể không được giao hoặc được giao không hoàn toàn đúng như ghi trên chứng từ.

- L/C yêu cầu tuân thủ chặt chẽ của bộ chứng từ: vì giao dịch và thanh toán chỉ căn cứ vào chứng từ, nên yêu cầu này là nguyên tắc cơ bản của giao dịch L/C. Để được thanh toán, người xuất khẩu phải lập được bộ chứng từ phù hợp, tuân thủ chặt chẽ các điều khoản và điều kiện của L/C.

- L/C là công cụ thanh toán, hạn chế rủi ro vì L/C có ưu điểm vượt trội so với

các phương thức thanh toán khác.

Xem tất cả 97 trang.

Ngày đăng: 07/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí