Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 6


Với yêu cầu phân tán rủi ro và tìm kiếm lợi nhuận, NHTM sử dụng một phần vốn tạo lập được để thực hiện các hoạt động đầu tư. Khả năng sử dụng vốn cho mục đích này thể hiện ở hiệu quả từ các khoản đầu tư mang lại và việc chấp hành quy định pháp luật cũng như giới hạn an toàn trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng.

Thứ ba: Năng lực tài chính thể hiện khả năng thực hiện mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh của NHTM.

Cũng giống như bất kỳ một doanh nghiệp nào, lợi nhuận là mục tiêu cuối cùng trong hoạt động kinh doanh của NHTM. Lợi nhuận vừa là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả hoạt động kinh doanh, vừa là yếu tố tác động trực tiếp đến tình hình tài chính của NHTM. Lợi nhuận là điều kiện quan trọng đảm bảo khả năng thanh toán cũng như khảng định uy tín của ngân hàng trên thị trường. Chính vì vậy, năng lực tài chính thể hiện khả năng mà NHTM thực hiện mục tiêu lợi nhuận trong kinh doanh của mình.

Thứ tư: Năng lực tài chính của NHTM còn bao hàm khả năng an toàn tài chính của hệ thống ngân hàng thương mại

Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh dựa trên chữ “tín”, nên an toàn tài chính là điều kiện sống còn của một NHTM. Khả năng tạo lập và sử dụng vốn thể hiện mức độ an toàn hoạt động của một NHTM. Nếu ngân hàng thực hiện tốt khả năng tạo lập và sử dụng vốn thì độ an toàn của NHTM đó sẽ được đảm bảo và ngược lại. Mặt khác, do tính chất kinh doanh đặc biệt nên hoạt động ngân hàng có tính phản ứng “dây chuyền”, vì vậy an toàn hoạt động ngân hàng có tính hệ thống. Do đó, khi nói đến năng lực tài chính của NHTM, nó hàm chứa cả mức độ đảm bảo an toàn hoạt động hệ thống ngân hàng. Đây cũng chính là điểm thể hiện sự khác biệt giữa nội dung năng lực tài chính của NHTM so với các doanh nghiệp khác.

Thứ năm: Năng lực tài chính của NHTM không những thể hiện sức mạnh tài chính hiện tại của NHTM mà còn thể hiện sức mạnh tài chính tiềm năng, triển vọng và xu hướng phát triển trong tương lai của NHTM đó.

Khi đánh giá năng lực tài chính của một NHTM, người ta thường xem xét trong một khoảng thời gian hay một thời điểm nhất định. Tuy nhiên, năng lực tài chính không chỉ thể hiện sức mạnh tài chính của NHTM hiện tại, bởi lẽ ở góc độ


nguồn lực, năng lực tài chính được coi là “bàn đạp”để các NHTM mở rộng và nâng cao chất lượng hoạt động của mình trong tương lai.

Kết luận: Với những nội dung hàm chứa trên, có thể hiểu một cách trọn vẹn hơn về năng lực tài chính của NHTM như sau: “Năng lực tài chính của NHTM là khả năng tạo lập nguồn vốn và sử dụng vốn để đáp ứng tối đa nhu cầu trong quá trình hoạt động kinh doanh của NHTM nhằm thực hiện mục tiêu đặt ra của NHTM. Năng lực tài chính của NHTM được thể hiện ở quy mô vốn tự có, quy mô và chất lượng vốn huy động, chất lượng tài sản, khả năng sinh lời và đảm bảo an toàn trong hoạt động kinh doanh”.

1.2.2.2. Các tiêu chí đánh giá năng lực tài chính của ngân hàng thương mại

Thứ nhất: Căn cứ vào nội dung về năng lực tài chính của NHTM đã làm sáng tỏ ở phần 1.2.1 của luận án.

Thứ hai: Dựa trên bộ chỉ số lành mạnh tài chính cuả quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) xây dựng [61]. Đây là bộ chỉ số đo lường sự lành mạnh tài chính của mỗi quốc gia, trong đó có 25 chỉ số phản ánh tình hình tài chính của khu vực nhận tiền gửi (bao gồm 12 chỉ số cốt lõi và 13 chỉ số khuyến khích).

Thứ ba: Dựa trên các chỉ số đánh giá năng lực tài chính theo khung an toàn CAMELS [57]

Với các căn cứ trên, chỉ số đánh giá năng lực tài chính của NHTM bao gồm

(1) Quy mô và tốc độ tăng trưởng vốn chủ sở hữu

Vốn chủ sở hữu của NHTM là nguồn vốn thuộc sở hữu hợp pháp của chủ ngân hàng, chủ yếu là vốn ngân hàng được cấp, hoặc được đóng góp bởi những người chủ ngân hàng khi mới thành lập, cộng với những khoản trích lập giữ lại từ lợi nhuận hoạt động.

Nếu căn cứ vào nguồn hình thành, vốn chủ sở hữu bao gồm:

Vốn chủ sở hữu ban đầu. Đây là nguồn vốn hình thành khi ngân hàng được thành lập. Vốn này được hình thành tùy theo tính chất sở hữu của ngân hàng, có thể do Nhà nước cấp nếu là NHTM nhà nước; do các cổ đông đóng góp nếu là NHTMCP hoặc do các bên tham gia liên doanh đóng góp nếu là NHTM liên doanh..


Vốn chủ sở hữu hình thành trong quá trình hoạt động (Vốn chủ sở hữu bổ sung). Đây là vốn được hình thành trong quá trình hoạt động, có thể do ngân sách nhà nước cấp vốn bổ sung, phát hành thêm cổ phần, hưởng thặng dư vốn, để lại những khoản lợi nhuận tích lũy, các quỹ…

Nếu căn cứ vào nội dung của hiệp ước Basel 1do ủy ban giám sát ngân hàng Basel đề xuất vào năm 1988, vốn chủ sở hữu bao gồm. [55]

Vốn cơ sở- hay Vốn cơ bản,Vốn loại 1 (Core Capital, hay Tier1 Capital)

Là chỉ tiêu cơ bản để đo lường sức mạnh tài chính của một NHTM. Nó bao gồm những loại vốn tài chính được xem là đáng tin cậy nhất và có tính lỏng cao nhất, là vốn tương đối ổn định trong suốt quá trình hoạt động của ngân hàng và đảm bảo cho ngân hàng vận hành bình thường. Trọng tâm của phần vốn này bao gồm: Vốn điều lệ, các quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ và lợi nhuận giữ lại.

Vốn bổ sung- hay vốn loại 2 - (Supplemental Capital, hay Tier 2 Capital).

Là bộ phận vốn tự có tăng thêm trong quá trình hoạt động nhằm mở rộng hay đảm bảo an toàn cho các hoạt động của ngân hàng trong quá trình kinh doanh. So với vốn cấp 1, vốn bổ sung ít ổn định hơn. Loại vốn này gồm các khoản có thể được sử dụng như vốn cơ sở trong thời gian tương đối dài và có thể bị loại khỏi vốn tự có khi đáo hạn hay bị đem ra sử dụng hết (Các quỹ dự phòng).

Ngoài những đặc điểm chung của vốn chủ sở hữu như các doanh nghiệp khác, do tính chất kinh doanh đặc biệt, vốn chủ sở hữu của NHTM thường chỉ chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng nguồn vốn của một NHTM. Tuy nhiên, vốn chủ sở hữu của NHTM có vị trí hết sức quan trọng. Một ngân hàng có quy mô vốn chủ sở hữu càng cao thể hiện sự gia tăng của năng lực tài chính. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là một ngân hàng có quy mô vốn chủ lớn đã hoàn toàn được coi là năng lực tài chính tốt. Bởi nếu quy mô vốn chủ lớn nhưng sự mở rộng quá mức quy mô tài sản rủi ro không đi đôi với năng lực quản trị tương xứng có thể dẫn đến rủi rủi ro vượt quá khả năng chống đỡ của ngân hàng, đe dọa đến an toàn hoạt động ngân hàng.

(2) Tỷ lệ đảm bảo an toàn vốn.

Hệ số an toàn vốn (Capital Adequacy Ratio - CAR) là một thước đo độ an toàn vốn của ngân hàng, thường được dùng để bảo vệ những người gửi tiền trước rủi ro của ngân hàng và tăng tính ổn định cũng như hiệu quả của hệ thống.Qua hệ số


này có thể xác định được khả năng của ngân hàng thanh toán các khoản nợ có thời hạn và đối mặt với các loại rủi ro khác như rủi ro tín dụng, rủi ro vận hành. Hay nói cách khác, khi ngân hàng đảm bảo được hệ số này tức là nó đã tự tạo ra một tấm đệm chống lại những cú sốc về tài chính, vừa tự bảo vệ mình, vừa bảo vệ những người gửi tiền. Đó chính là lý do các quốc gia trên thế giới đều ban hành các quy định về việc chấp hành tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với các NHTM, coi đó là một tiêu chí thể hiện sức mạnh tài chính của một ngân hàng.Theo hiệp ước về vốn của Basel các NHTM phải duy trì hệ số an toàn vốn cụ thể là

Theo Basel 1:

Tỷ lệ an toàn vốn (CAR)

=

Tổng số vốn (loại 1 và loại 2)

Tổng tài sản có điều chỉnh theo mức độ rủi ro (RWA)

>= 8%

Trong đó:

RWA = Tài sản x Hệ số rủi ro (Không đề cập đến xếp hạng tín dụng)

Theo Basel 2




Tổng vốn (vốn loại 1 và vốn loại 2)


Tỷ lệ vốn tối thiểu CAR

=


RWA rủi ro tín dụng+(K rủi ro hoạt động*12,5)+(K rủi ro thị trường*12,5)

>= 8%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 224 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực tài chính của các ngân hàng thương mại cổ phần Việt Nam hiện nay - 6


Trong đó:

RWA rủi ro tín dụng= Tài sản x Hệ số rủi ro (Có đề cập đến xếp hạng tín dụng).

K: Vốn yêu cầu tối thiểu đối với từng loại rủi ro

(3) Nhóm tiêu chí về quy mô và chất lượng tài sản.

Tài sản Có (Asset) bao gồm các tài sản được hình thành từ nguồn vốn chủ sở hữu của ngân hàng và các khoản nợ phải trả (tài sản Nợ). Các khoản mục chi tiết của tài sản Có quan trọng nhất là: Cho vay khách hàng (tín dụng), Chứng khoán đầu tư – kinh doanh, Tiền gửi, cho vay các tổ chức tín dụng khác (thị trường liên ngân hàng), Tiền – kim loại quý tại quỹ, Tài sản cố định của ngân hàng.

Với NHTM, tài sản có phản ánh quá trình sử dụng vốn vào các mục đích đảm bảo an toàn và tìm kiếm lợi nhuận. Do đó, quy mô, cơ cấu và chất lượng tài sản có quyết định đến kết quả hoạt động cũng như sự tồn tại và phát triển của NHTM.


Một NHTM được đánh giá có năng lực tài chính tốt nếu có tốc độ tăng trưởng tài sản có ổn định đồng thời chất lượng tài sản cao. Để đánh giá một cách toàn diện về quy mô và chất lượng tài sản có người ta thường sử dụng các chỉ tiêu.

Quy mô và tốc độ tăng trưởng tài sản có

Đây là chỉ tiêu phản ánh quy mô hoạt động và xu hướng phát triển của một NHTM. Nhìn chung, một NHTM có quy mô tổng tài sản lớn và tốc độ tăng trưởng tài sản ổn định, phù hợp với yêu cầu đảm bảo an toàn của ngân hàng được coi là yếu tố tích cực với sức mạnh tài chính của một NHTM.

Cơ cấu tài sản có (để đánh giá tính đa dạng hóa của tài sản).

Nếu một NHTM có cơ cấu cho vay và đầu tư được duy trì hợp lý, đảm bảo đa dạng hóa để phân tán rủi ro thì sẽ góp phần đảm bảo hài hòa giữa mục tiêu về lợi nhuận và an toàn hoạt động của NHTM.

Tổng dư nợ cho vay và tốc độ tăng trưởng của dư nợ.

Cho vay là khoản mục chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng tài sản cũng như đóng góp chính về lợi nhuận cho ngân hàng, vì vậy nếu một ngân hàng có quy mô dư nợ cho vay lớn, tốc độ tăng trưởng ổn định sẽ góp phần tăng quy mô thu nhập cho ngân hàng. Tuy nhiên, do cho vay lại là hoạt động chứa đựng mức rủi ro cao nên các NHTM cần duy trì qui mô cũng như tốc độ tăng trưởng dư nợ phù hợp đi đôi với việc nâng cao chất lượng cho vay để giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản.

Nếu một NHTM có tỷ trọng dư nợ cho vay trên tổng tài sản càng cao thì mức độ rủi ro càng lớn, đe dọa đến kết quả tài chính của ngân hàng, do vậy các NHTM không nên quá tập trung vào cho vay mà nên đa dạng hóa danh mục tài sản có.

Tỷ lệ nợ xấu/ Tổng dư nợ.

Tùy theo quan điểm và mức độ đánh giá rủi ro khác nhau mà có những khái niệm khác nhau về nợ xấu. Tuy nhiên xét về bản chất thì nợ xấu là các khoản nợ bị suy giảm khả năng thu hồi hoặc không có khả năng thu hồi.

Ngoài việc đánh giá quy mô nợ xấu để xem xét chất lượng tín dụng, các nhà quản trị ngân hàng cũng như cơ quan quản lý còn sử dụng chỉ tiêu tương đối so sánh giữa quy mô nợ xấu và tổng dư nợ.

Nếu một NHTM có tỷ lệ nợ xấu càng cao, mức độ rủi ro của ngân hàng càng lớn và do vậy sẽ gây tổn thất về tài sản, giảm khả năng sinh lời, trong khi mức dự


phòng trích lập không đủ sẽ dẫn đến giảm sút vốn tự có và cuối cùng sẽ mất khả năng thanh toán, ảnh hưởng xấu đến năng lực tài chính của một NHTM.

Quy mô, chất lượng của danh mục đầu tư; cơ cấu tài sản nội tệ, ngoại tệ… Bên cạnh chất lượng hoạt động tín dụng, chất lượng tài sản của ngân hàng

còn thể hiện ở các tài sản có khác như danh mục đầu tư chứng khoán, tài sản bằng ngoại tệ, vàng bạc, đá quý. Chất lượng những tài sản này thường thể hiện ở cơ cấu và trạng thái ngoại hối, chất lượng và trạng thái của danh mục đầu tư. Những khoản mục này cũng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sinh lời và tính thanh khoản của một Ngân hàng.

(4) Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nguồn vốn huy động

Với mỗi NHTM, nếu vốn chủ sở hữu được coi là “bàn đạp ban đầu”thì vốn huy động được coi là nguồn vốn chủ yếu. Xét về bản chất, vốn huy động được coi là một khoản nợ của NHTM đối với các chủ nợ. NHTM có thể huy động vốn từ những cá nhân, tổ chức kinh tế hay các tổ chức tín dụng khác. Tuy nhiên, để đảm bảo tính chủ động trong việc sử dụng vốn thì vốn huy động của các cá nhân và tổ chức kinh tế là phần vốn trọng tâm của mỗi NHTM, nó quyết định đến quy mô đầu tư cho vay cũng như vấn đề đảm bảo thanh khoản và lợi nhuận trong kinh doanh của NHTM. Hay nói một cách khác, đây chính là hoạt động hình thành nên “nguồn lực tài chính”của mỗi NHTM để thực hiện mục tiêu trong hoạt động kinh doanh của mỗi ngân hàng. Yêu cầu đặt ra đối với việc huy động vốn của NHTM là chi phí huy động vốn thấp, đồng thời quy mô, cơ cấu vốn huy động phù hợp với qui mô và cơ cấu đầu tư cho vay của NHTM.

(5) Nhóm tiêu chí về khả năng thanh khoản.

Đảm bảo thanh khoản là yêu cầu sống còn của một NHTM cũng như thể hiện sức mạnh tài chính tài chính của một NHTM. Việc đánh giá khả năng thanh khoản có thể dựa trên các chỉ tiêu.

Tỷ lệ cấp tín dụng so với nguồn vốn huy động.

Đây là một trong những chỉ tiêu được nhiều nước trên thế giới sử dụng để đánh giá năng lực hoàn trả của ngân hàng đối với người gửi tiền và các chủ nợ khác mà không kèm theo với chi phí quá đắt cũng như điều kiện quá khắt khe.Tỷ lệ này thường được sử dụng thể hiện mối quan hệ giữa cho vay so với tiền gửi (Loan- to- deposit ratio hoặc Credit/ deposit ratio- LDR) [9].



Tổng các khoản cho vay


LDR =

Tổng tiền gửi

Một tỷ lệ cao hay có sự gia tăng LDR thể hiện ngân hàng đang có mức độ đảm bảo thấp hơn để tài trợ cho sự tăng trưởng và thanh toán các khoản nợ của mình, đặc biệt là đối với ngân hàng quá dựa vào nguồn vốn tiền gửi để cho vay. Tỷ lệ LDR có ảnh hưởng đến quyết định cho vay và đầu tư của một NHTM, nếu tỷ lệ này quá cao, để đảm bảo thanh khoản buộc các NHTM phải siết chặt quy mô cho vay và đầu tư, do đó cũng sẽ ảnh hưởng đến lợi nhuận hoạt động của NHTM. Mặc dù có một số hạn chế nhất định khi đánh giá thanh khoản của ngân hàng, nhưng LDR vẫn được coi là chỉ tiêu cơ bản nhất để đánh giá khả năng thanh khoản của NHTM. Bởi cho vay là khoản mục tài sản có có tính thanh khoản thấp của NHTM, nếu LDR tăng thì thanh khoản của ngân hàng đang giảm đi.

Chỉ số trạng thái tiền mặt.


Chỉ số trạng

thái tiền mặt

=

Tiền mặt + Tiền gửi tại các tổ chức tín dụng

Tổng tài sản có

Tiền mặt và tiền gửi tại các tổ chức tín dụng là tài sản có có tính thanh khoản cao nhất, nó nhanh chóng đáp ứng nhu cầu chi trả của ngân hàng. Nếu tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh khoản của ngân hàng càng lớn. Tuy nhiên, để đánh giá chỉ tiêu này một cách hợp lý thì phải xem xét mối tương quan với khả năng sinh lời của ngân hàng.

Ngoài những chỉ tiêu chủ yếu trên, khi đánh giá khả năng thanh khoản của một ngân hàng người ta còn dùng các chỉ tiêu như năng lực cho vay (Dư nợ cho vay/ tổng tài sản có); Vốn tự có/ tổng nguồn vốn huy động.) hay tỷ lệ an toàn vốn (CAR) vì nếu một NHTM đáp ứng được yêu cầu về mức an toàn vốn tối thiểu thì tăng được khả năng thanh khoản trong trường hợp ngân hàng gặp khó khăn về huy động vốn cũng như thực hiện nguyên tắc hoàn trả và ngược lại.

(6) Nhóm tiêu chí về khả năng sinh lời [16]

Mục tiêu cuối cùng trong hoạt động của NHTM là khả năng sinh lời, do vậy khi đánh giá năng lực tài chính của NHTM, chỉ tiêu khả năng sinh lời của NHTM


thường được xem xét. Các chỉ tiêu có thể được sử dụng bao gồm quy mô, tốc độ tăng trưởng hay cơ cấu lợi nhuận của một NHTM. Tuy nhiên, để xem xét khả hiệu suất sinh lời, các chỉ tiêu có thể sử dụng bao gồm:

Tỷ lệ giữa lợi nhuận với tổng tài sản (Return on Assets- ROA)


ROA (%) =

Lợi nhuận sau thuế

Tổng tài sản

X 100


ROA thể hiện khả năng của NHTM trong việc sử dụng tài sản của mình để tạo lợi nhuận. Nhìn chung, ROA càng cao thể hiện khả năng sử dụng tài sản của NHTM càng tốt. Tuy nhiên, không chỉ kinh doanh vì lợi nhuận, các NHTM còn phải đảm bảo yêu cầu về tính an toàn trong hoạt động. Do vậy, đôi khi ROA quá cao cũng có thể đem lại nguy cơ rủi ro gia tăng cho NHTM khi ngân hàng tập trung quá nhiều tài sản vào những lĩnh vực có tỷ suất sinh lời cao nhưng rủi ro lại lớn.

Tỷ lệ giữa lợi nhuận với vốn chủ sở hữu (Return on Equity- ROE).


ROE (%) =

Lợi nhuận sau thuế

X 100

Vốn chủ sở hữu


ROE là chỉ tiêu phản ánh mức độ sinh lời của 1 đồng vốn chủ sở hữu trong một khoảng thời gian nhất định, đối với các NHTM cổ phần đây là chỉ tiêu hết sức quan trọng trong việc thuyết phục các nhà đầu tư trở thành các cổ đông của ngân hàng. Nhìn chung, tỷ lệ này càng cao thể hiện khả năng sử dụng vốn của ngân hàng có hiệu quả và khi đó ngân hàng dễ dàng tăng quy mô vốn vốn chủ sở hữu để mở rộng cho vay và đầu tư của mình..

Tỷ lệ thu nhập lãi cận biên ròng (NIM)


NIM (%) =

Tổng thu nhập từ lãi- Tổng chi phí từ lãi Tổng tài sản (hoặc tổng tài sản có sinh lời)

X 100

NIM đo lường khả năng sinh lời từ hoạt động cho vay, hoạt động tài sản có sinh lời lớn nhất của NHTM. Xét về mục đích sinh lời, tỷ lệ này càng cao càng tốt.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 29/11/2022