Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 2


DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1: Các quy trình quản trị rủi ro tín dụng 24

Bảng 1.2 Tỷ trọng LGD đối với các khoản phải đòi có TSBĐ theo Basel II (F-IRB)..36 Bảng 1.3: Khung năng lực quản trị rủi ro tín dụng đề xuất 44

Bảng 1.4: Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Citibank 59

Bảng 1.5: Bảng phân loại nợ của Citibank 61

Bảng 1.6: Một số chỉ tiêu phản ánh KQKD của Vietinbank giai đoạn 2016 - 2019 62

Bảng 1.7: Tuyên bố khẩu vị rủi ro 2018 Vietinbank 63

Bảng 1.8: Các chỉ tiêu và hạn mức khẩu vị rủi ro tín dụng Vietinbank 2018 64

Bảng 1. 9: Một số chỉ tiêu phản ánh KQKD Agribank 2015 - 2019 69

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Bảng 2.1: Kết quả hoạt động kinh doanh của Techcombank giai đoạn 2014 -2019 77

Bảng 2.2: Hoạt động Huy động vốn của Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 79

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 2

Bảng 2.3: Tổng dư nợ TD của toàn hệ thống Techcombank giai đoạn 2014 -2019 81

Bảng 2.4: Tỷ lệ nợ quá hạn Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 85

Bảng 2.5: Tỷ lệ nợ xấu Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 86

Bảng 2.6: Hệ số an toàn vốn tối thiểu Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 89

Bảng 2.7: Thu nhập lãi thuần Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 90

Bảng 2.8: Lợi nhuận ròng trước thuế và lợi nhuận sau thuế của Techcombank 91

Bảng 2. 9: Tỷ suất ROA, ROE của Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 93

Bảng 2.10: Bảng xếp hạng KHDN tương ứng với xác suất không trả được nợ 98

Bảng 2.11: Thang điểmTechcombank áp dụng với các hạng tín dụng 99

Bảng 2. 12: Phân loại nợ tại Techcombank 105

Bảng 2. 13: Phân loại nợ theo tiêu thức định tính ở Techcombank 105

Bảng 2.14: Trích lập dự phòng rủi ro cho vay KH 106

Bảng 2.15: Hệ số Cronbach’s Alpha các biến độc lập 116

Bảng 2. 16: Hệ số Cronbach’s Alpha biến phụ thuộc 116

Bảng 2. 17: Kiểm định KMO lần 1 các biến độc lập 117

Bảng 2. 18: Kiểm định KMO lần 2 các biến độc lập 117

Bảng 2.19: Kết quả phân tích phương sai trích các biến độc lập 118

Bảng 2.20: Ma trận hệ số tương quan Rotated Component Matrix 118

Bảng 2. 21: Kiểm định KMO biến phụ thuộc 119

Bảng 2.22: Bảng hệ số Communalities 119

Bảng 2.23: Kết quả phân tích phương sai trích biến phụ thuộc 120

Bảng 2.24: Thống kê mô tả các biến hồi quy 120

Bảng 2. 25: Độ phù hợp của mô hình 121

Bảng 2. 26: Phân tích phương sai 121

Bảng 2.27: Kiểm tra đa cộng tuyến 122

Bảng 2.28: Phân tích hồi quy 123

Bảng 2.29: Tổng hợp xu hướng tác động của các yếu tố cấu thành năng lực QTRRTD (từ kết quả mô hình) 124

Bảng 2.30: Kết quả kiểm định ANOVA Biến A. 124

Bảng 2.31: Kết quả kiểm định ANOVA Biến B. 125

Bảng 2.32: Kết quả kiểm định ANOVA Biến C 125

Bảng 2.33: Kết quả kiểm định ANOVA Biến D. 126

Bảng 2.34: Kết quả kiểm định ANOVA Biến E. 126

Bảng 2.35: Kết quả kiểm định ANOVA Biến F 126

Bảng 2.36: Tổng hợp các giả thuyết kết quả từ mô hình 127

Bảng 2.37: Kiểm định giả thiết với Biến A Paired Samples Test 127

Bảng 2.38: Kiểm định giả thiết với Biến B. 127

Bảng 2.39: Kiểm định giả thiết với Biến C 127

Bảng 2.40: Kiểm định giả thiết với Biến D. 128

Bảng 2.41: Kiểm định giả thiết với Biến E. 128

Bảng 2.42: Kiểm định giả thiết với Biến F. 128

Bảng 2.43: Tổng hợp các giả thuyết kết quả từ mô hình 129

Biểu đồ 2.1: Cơ cấu thu nhập Techcombank 2014 - 2019 78

Biểu đồ 2. 2: Cơ cấu huy động vốn tiền gửi Techcombank 2014 - 2019 80

Biểu đồ 2. 3: Thu nhập từ hoạt động dịch vụ Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 82

Biểu đồ 2. 4: Dư nợ tín dụng và cơ cấu dư nợ tín dụng Techcombank 2014 - 2019 ...84 Biểu đồ 2.5: Tỷ lệ LDR của Techcombank giai đoạn 2014 - 2019 87

Biểu đồ 2. 6: Vốn ngắn hạn cho vay trung và dài hạn Techcombank 2014 - 2019 88

Biểu đồ 2. 7: Tỷ lệ ROA Techcombank giai đoạn 2014 -2019 92

Biểu đồ 2.8: Tỷ lệ ROE của một số ngân hàng năm 2019 92

Biểu đồ 2. 9: Nghiệp vụ đối tượng khảo sát 115

Biểu đồ 2. 10: Kinh nghiệm làm việc của đối tượng khảo sát 115

Biểu đồ 2.11: Đồ thị phần dư chuẩn hóa của mô hình hồi các nhân tố 122


DANH MỤC HÌNH VẼ

Hình 1.1: Kim tự tháp quản trị rủi ro tín dụng 23

Hình 1.2: Nội dung quản trị rủi ro tín dụng 24

Hình 1. 3: Đồ thị minh họa tổn thất tín dụng theo Basel II 34

Hình 1. 4: Mô hình năng lực ASK 41

Hình 1.5: Mô hình thẻ điểm cân bằng BSC 42

Hình 1.6: Mô hình năng lực quản trị 7S 42

Hình 1.7: Khung năng lực QTRR theo thông lệ quốc tế và Basel II 43

Hình 1.8: Mô hình ba tuyến phòng thủ 48

Hình 1.9: Tổng tài sản của Vietinbank 2015 - 2019 62

Hình 1. 10: Quy trình hệ thống cảnh báo sớm rủi ro EWS tại Vietinbank 66


Hình 2.1: Cơ cấu tổ chức của Techcombank 76

Hình 2.2: Quy trình xếp hạng tín dụng của Techcombank 98

Hình 2.3: Mô hình 3 tuyến phòng thủ KSRRTD Techcombank 101

Hình 2. 4: Quy trình nghiên cứu 111


LỜI NÓI ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Trong bất kỳ giai đoạn phát triển nào, hoạt động tín dụng luôn là một trong những hoạt động cốt lõi của Ngân hàng thương mại. Mặc dù hoạt động tín dụng đem lại nguồn thu nhập chủ yếu cho các Ngân hàng thương mại Việt Nam, song hoạt động này cũng luôn tiềm ẩn nhiều nguy cơ rủi ro cao. Do đó công tác quản trị rủi ro tín dụng là một trong những mắt xích quan trọng trong quản trị ngân hàng nhằm giảm thiểu tổn thất, đảm bảo tính hiệu quả cho hoạt động của Ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, hiệu quả của quản trị rủi ro tín dụng lại chịu sự chi phối trực tiếp bởi năng lực quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một Ngân hàng thương mại là nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hệ thống.

Thực tế kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, hoạt động tín dụng của hệ thống Ngân hàng thương mại ở nước ta gặp phải những rủi ro lớn bởi lạm phát cao, sự phát triển nóng của thị trường bất động sản, thị trường chứng khoán; những yếu kém về quản lý của các Tập đoàn và Tổng công ty nhà nước; diễn biến thiên tai và dịch bệnh đối với sản xuất nông nghiệp... đồng thời cũng bị ảnh hưởng không nhỏ bởi cuộc khủng hoảng tài chính quốc tế và khủng hoảng nợ tại nhiều nước châu Âu. Do tác động bởi các yếu tố khách quan đó, cộng với những yếu kém trong năng lực quản trị rủi ro tín dụng của các Ngân hàng thương mại dẫn tới tỷ lệ nợ xấu của ngành ngân hàng tăng cao và chậm được xử lý. Thực tế này đòi hỏi các Ngân hàng thương mại Việt Nam phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng vì sự phát triển ổn định chung của nền kinh tế cũng như sự phát triển bền vững của mỗi ngân hàng.

Trải qua 27 năm hoạt động và phát triển, Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam đã đạt nhiều thành tựu được ghi nhận, đặc biệt là trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng. Tính đến 31/12/2019, Techcombank là ngân hàng duy trì được vị thế vốn hàng đầu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam với tỷ lệ an toàn vốn theo Basel II đạt 15,5%, tỷ lệ nợ xấu tương đối thấp ở mức 1,3%. Song bên cạnh đó, mặc dù vẫn nằm trong tầm kiểm soát, tỷ lệ nợ xấu của Techcombank có nhiều biến động trong giai đoạn 2014 - 2019, ở một số thời điểm tốc độ tăng trưởng nợ xấu cao, thể hiện một số hạn chế nhất định trong quản trị rủi ro tín dụng.

Trong bối cảnh thị trường tài chính chịu nhiều tác động từ nền kinh tế vĩ mô, là một trong những ngân hàng tiên phong trong việc áp dụng quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế, việc nghiên cứu hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam, tìm ra các nguyên nhân ảnh hưởng, đưa ra các giải pháp


nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam là thật sự cần thiết, có ý nghĩa thực tiễn.

Từ những phân tích trên, việc NCS lựa chọn đề tài: “Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ thương Việt Nam” làm luận án tiến sỹ là thực sự cần thiết, có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn.

2. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án

2.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới

Hiện nay, các nhà nghiên cứu trên thế giới đã có nhiều những công trình nghiên cứu lý thuyết và thực tiễn cũng như các mô hình thực nghiệm liên quan đến mô hình quản lý rủi ro tín dụng cũng có nhiều thành tựu lớn và đem lại lợi ích cho các ngân hàng trong việc tăng cường năng lực và hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

- Ủy ban Basel về giám sát ngân hàng đã tiến hành nhiều nghiên cứu và đã đưa ra các khuyến nghị về đảm bảo an toàn theo tiêu chuẩn Basel I (1988) [50] nhằm giới thiệu hệ thống đo lường vốn và một phương pháp chung để ngân hàng chủ động đối mặt với rủi ro chất lượng các tài sản có ngân hàng đang nắm giữ. Hiệp ước vốn Basel II (2004) [51] đưa ra nhiều phương pháp đo lường rủi ro tín dụng (RRTD) như phương pháp chuẩn hóa đơn giản (SSA), phương pháp tiếp cận tiêu chuẩn (SA), phương pháp tiếp cận xếp hạng tín dụng nội bộ (IRB) cơ bản và nâng cao… Basel II gợi ý quy trình và công cụ QLRRTD như: Nhận biết rủi ro thông qua hệ thống các dấu hiệu tài chính, phi tài chính và hệ thống xếp hạng nội bộ; đo lường rủi ro thông qua mô hình giá trị chịu RRTD (VAR); quản lý rủi ro thông qua chính sách tín dụng; quản lý danh mục cho vay và phát sinh tín dụng.

Hiệp ước vốn Basel III được hình thành vào năm 2010 [52] nhằm đối phó với khủng hoảng tài chính toàn cầu. Trong giai đoạn cải cách ban đầu, Basel III tập trung vào việc khắc phục những hạn chế của những quy định Basel trước đó, bao gồm: Cải thiện chất lượng và vốn pháp định, chủ yếu là nâng cao khả năng hấp thụ lỗ của vốn cổ phần cấp 1 (CET1); Nâng cao yêu cầu về vốn để ngân hàng có thể chịu đựng được những thiệt hại trong thời kỳ khó khăn; Nâng cao khả năng nắm bắt rủi ro bằng cách rà soát lại những lĩnh vực về khuôn khổ vốn rủi ro gia quyền, bao gồm tiêu chuẩn toàn cầu về rủi ro thị trường, rủi ro tín dụng của đối tác và chứng khoán hóa; Bổ sung các yếu tố vĩ mô thận trọng vào khung điều chỉnh bằng cách: (i) giới thiệu nguồn vốn đệm (được hình thành trong thời kỳ thuận lợi và sử dụng trong thời kỳ khó khăn) nhằm hạn chế tác động mang tính chu kỳ; (ii) thiết lập cơ chế phát hiện rủi ro nhằm giảm thiểu rủi ro hệ thống phát sinh từ những mối liên kết giữa các định chế tài chính và những rủi ro tập


trung; và (iii) bố trí nguồn vốn đệm để đối phó với những biến động bên ngoài do các ngân hàng chiến lược gây ra; Chỉ rõ yêu cầu về tỷ trọng đòn bẩy tối thiểu nhằm hạn chế đòn bẩy quá mức trong hệ thống ngân hàng, và bổ sung các yêu cầu về vốn rủi ro gia quyền; Giới thiệu khuôn khổ quốc tế để giảm thiểu rủi ro thanh khoản quá mức và sự biến đổi kỳ hạn thông qua tỷ trọng thanh khoản và tỷ trọng vốn ổn định ròng [50].

Ủy ban giám sát Ngân hàng Basel cũng đã đưa ra bộ nguyên tắc cần tuân thủ trong quản trị rủi ro tín dụng trong “Các nguyên tắc trong quản trị rủi ro tín dụng” - đây cũng là một tài liệu có phần đề cập tới năng lực quản trị rủi ro tín dụng thông qua việc đưa ra các nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng;

Ngoài những nội dung trên, các công trình nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng đã đạt được những thành tựu nhất định, nổi bật là những nghiên cứu về các vấn đề như:

- Glen Bullivant (2005) trong "Credit Management" [56] đã trình bày bao quát các khía cạnh của quản trị tín dụng. Nội dung trọng tâm, xuyên suốt mà tác giả đưa ra là vấn đề dòng tiền, quản lý dòng tiền, vấn đề về lợi nhuận có thể được cải thiện, nâng cao bằng nhiều kế hoạch tương thích. Tất cả các vấn đề kiểm soát tín dụng quan trọng được đề cập một cách chi tiết, bao gồm cả hướng dẫn về chính sách tín dụng và quản lý các chức năng tín dụng, điều kiện tín dụng, đánh giá rủi ro, quản lý và mô hình hóa, thu hồi nợ, bảo hiểm tín dụng, tín dụng xuất khẩu, tín dụng tiêu dùng, luật tín dụng thương mại và các dịch vụ tín dụng. Tuy nhiên, tác giả tập trung vào khía cạnh lý luận của quản trị tín dụng, chưa đề cập tới cơ sở thực tiễn của hoạt động quản trị rủi ro tín dụng.

- Glen Bullivant và các cộng sự (2004) trong "Effective credit control & debt recovery handbook - Tottel Publisher" [57] đã chỉ ra rằng, quản lý tín dụng lỏng lẻo và nợ xấu thường là nguyên nhân tự làm suy yếu các ngân hàng thương mại (NHTM) đang thành công. Vì thế, điều quan trọng, theo tác giả, là phải đảm bảo có được một hệ thống giữ cho mức RRTD luôn thấp nhất, đồng thời nắm rõ thủ tục thu hồi nợ trong trường hợp không được thanh toán. Cuốn sách này cập nhập hầu hết các vấn đề pháp lý mới nhất đồng thời cung cấp thông tin thực tế về mọi khía cạnh của kiểm soát tín dụng và thu hồi nợ bao gồm: Chỉ dẫn tín dụng đối với KH mới; thực hiện tín dụng đối với KH mới, những thay đổi đối với luật thu hồi nợ, ban hành luật bảo vệ số liệu, giải quyết việc nâng hạn mức tín dụng cho các công ty nhỏ, làm thế nào để đưa ra một chính sách tín dụng, các điều khoản thanh toán, thu hút các KH lớn, thủ tục đối với các doanh nghiệp không trả nợ hoặc phá sản, doanh nghiệp & chế tài tín dụng và hiệu lực của chế tài bảo vệ thông tin. Tuy nhiên, cuốn sách chưa đề cập tới tính đặc trưng


của quản trị rủi ro tín dụng tại những thị trường chưa phát triển một cách toàn diện và đang trong tiến trình hội nhập như Việt Nam.

- Tác giả Joel Besis trong “Quản trị rủi ro trong ngân hàng”[53] đã đưa ra các khái niệm, lý luận chung về rủi ro tín dụng, quản trị rủi ro tín dụng, đề xuất mô hình đánh giá rủi ro. Mặt khác, tác giả xây dựng một số khái niệm liên quan tới quản trị rủi ro tín dụng như rủi ro danh mục tín dụng; quản trị danh mục tín dụng; và hệ thống hóa các phương pháp quản trị rủi ro tín dụng, lượng hóa rủi ro tín dụng như hệ thống xếp hạng; mô hình thống kê và chấm điểm; Dữ liệu rủi ro tín dụng. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ đề cập đến chất lượng tín dụng, xây dựng và tổng hợp quy trình quản trị rủi ro tín dụng là một phần trong mối quan hệ biện chứng với năng lực quản trị rủi ro tín dụng - đối tượng nghiên cứu của Luận án.

-Anthony Saunders & Linda trong “Credit Risk Measurement” (2002) [88] đã tập trung vào phân tích nội dung đo lường rủi ro danh mục, một nội dung cấu thành nên quản trị danh mục tài sản của NHTM. Nét nổi bật của cuốn sách là phân tích sâu về bản chất phương pháp đo lường rủi ro thông qua các mô hình sử dụng thống kê toán. Các tác giả tìm hiểu tính kỹ thuật của các phương pháp, các biến số, sự phụ thuộc các biến số liên quan đến dữ liệu hoạt động tín dụng, nhằm đưa ra dự báo, tính toán xác suất xảy ra rủi ro để có những biện pháp xử lý rủi ro. Từ đó, nâng cao năng lực quản trị rủi ro, quản trị rủi ro tín dụng của các ngân hàng. Tuy nhiên, tác phẩm không đề cập các nội dung khác của quản trị danh mục/ quản trị danh mục cho vay, mà chỉ giới hạn về rủi ro và đo lường rủi ro.

- Frey R. và McNeil A. trong “VaR and expected shortfall in portfolios of dependent credit risks: Conceptual and practical insights” (2002) [66] đã xây dựng các khái niệm về rủi ro tín dụng, mô hình về rủi ro tín dụng, mô hình rủi ro tín dụng cũng như việc xây dựng, ứng dụng mô hình rủi ro tín dụng trong hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của Ngân hàng. Nghiên cứu chủ yếu tập trung vào khía cạnh tổng quan lý thuyết, không đề cập tới việc ứng dụng vào trường hợp cụ thể của NHTM.

- Shelagh Sheffernan trong “Ngân hàng hiện đại” (2005) [92] chỉ rõ các nội dung về rủi ro tín dụng và kỹ thuật quản lý rủi ro tín dụng, các quy định quốc tế về quản trị rủi ro tín dụng (Basel I và Basel II) Tuy nhiên, các chuẩn mực Basel đều là các chuẩn mực tương đối phức tạp, đòi hỏi không chỉ về nguồn lực, nền tảng công nghệ mà còn cả yếu tố tài chính. Nguồn lực cần gì, nền tảng công nghệ cụ thể cho thị trường tài chính mới và đang phát triển như Việt Nam, áp dụng cho trường hợp

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 12/05/2023