Kim Tự Tháp Quản Trị Rủi Ro Tín Dụng (Nguồn: [87])


trọng trong cách tiếp cận rủi ro tổng thể và được coi là đóng vai trò cốt tử của sự thành công của ngân hàng trong dài hạn" [51]

Như vậy: “Quản trị rủi ro tín dụng là toàn bộ những nội dung liên quan đến việc nhận diện, đo lường rủi ro tiềm ẩn mà ngân hàng phải đối mặt đồng thời lựa chọn và thực thi những biện pháp/công cụ thích hợp nhằm kiểm soát, xử lý và hạn chế RRTD, từ đó hướng tới mục tiêu đảm bảo an toàn vốn và tối đa hóa lợi nhuận cho NHTM.

1.1.2.2. Nguyên tắc quản trị rủi ro tín dụng

Các nguyên tắc về QTRRTD đã được Ủy ban Basel đề xuất với 17 nguyên tắc cơ bản trong QTRRTD, tập trung vào 4 nội dung:

- Thiết lập một môi trường tín dụng thích hợp: Yêu cầu xem xét đánh giá RRTD phải là chiến lược xuyên suốt trong hoạt động ngân hàng (mức độ chấp nhận rủi ro, tỷ lệ nợ xấu…), trên cơ sở đó phát triển các chính sách nhằm phát hiện, theo dõi và kiểm soát nợ xấu trong mọi hoạt động, đối với từng khoản cấp tín dụng cụ thể và nâng lên tầm soát rủi ro của cả danh mục đầu tư.

+ Nguyên tắc 1: Phê duyệt và xem xét Chiến lược RRTD theo định kỳ. Xem xét những vấn đề: Mức độ rủi ro có thể chấp nhận được, mức độ khả năng sinh lời.

+ Nguyên tắc 2: Thực hiện chiến lược chính sách tín dụng; xây dựng các chính sách tín dụng; xây dựng các quy trình thủ tục cho các khoản vay riêng lẻ và toàn bộ danh mục tín dụng nhằm xác định, đánh giá, quản lý và KSRRTD.

+ Nguyên tắc 3: Xác định và QLRRTD trong tất cả các sản phẩm và các hoạt động. Đảm bảo rằng các sản phẩm và hoạt động mới đều trải qua đầy đủ các thủ tục, các quy trình kiểm soát thích hợp và được phê duyệt đầy đủ.

- Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng hợp lý:

Các NHTM cần xác định rõ ràng các tiêu chí cấp tín dụng lành mạnh (xác định thị trường mục tiêu, đối tượng KH tiềm năng, điều kiện cấp tín dụng, năng lực và sự tín nhiệm của bên được cấp tín dụng, mục đích, cấu trúc, nguồn trả nợ của một khoản tín dụng.…) nhằm xây dựng các hạn mức tín dụng phù hợp cho từng loại KH trên cơ sở các thông tin định lượng, định tính, kết quả xếp hạng tín dụng nội bộ đối với KH. NHTM phải có quy trình rõ ràng trong đề xuất tín dụng, phê duyệt và sửa đổi tín dụng, có sự phân tách nhiệm vụ rạch ròi giữa các bộ phận có liên quan đến công tác TD. Việc cấp TD cần tuân thủ nguyên tắc cẩn trọng trên cơ sở giao dịch công bằng giữa các bên. Đồng thời việc phê duyệt TD phải được thực hiện theo cấp thẩm quyền đã được qui định, phải đảm bảo tính công bằng, khách quan trong quá trình phê duyệt TD.

+ Nguyên tắc 4: Tiêu chuẩn cấp tín dụng đầy đủ gồm có: Những hiểu biết về người vay, mục tiêu và cơ cấu tín dụng, nguồn thanh toán.


+ Nguyên tắc 5: Thiết lập hạn mức tín dụng tổng quát cho từng KH riêng lẻ, nhóm những KH vay có liên quan tới nhau, trong và ngoài bảng cân đối kế toán.

+ Nguyên tắc 6: Có các quy trình rõ ràng được thiết lập cho việc phê duyệt các khoản tín dụng mới, gia hạn các khoản tín dụng hiện có.

+ Nguyên tắc 7: Việc cấp tín dụng cần phải dựa trên cơ sở giao dịch thương mại thông thường, quản lý chặt chẽ các khoản vay đối với các doanh nghiệp và cá nhân có liên quan, làm giảm bớt rủi ro cho vay đối với các bên có liên quan.

- Duy trì một quy trình quản lý, đánh giá và kiểm soát tín dụng có hiệu quả:

Tuỳ theo quy mô của từng NHTM để xây dựng hệ thống quản lý phù hợp, kịp thời nắm bắt các thông tin từ phía KH như tình hình tài chính, tình hình hoạt động kinh doanh, mức độ thực hiện các cam kết… để sớm phát hiện các dấu hiệu bất thường, kiểm soát tốt các khoản vay có vấn đề. NHTM cũng cần có các biện pháp quản lý và khắc phục các khoản nợ xấu. Vì thế, chính sách QTRRTD của NHTM phải chỉ rõ cách thức quản lý các khoản tín dụng có vấn đề.

+ Nguyên tắc 8: Áp dụng quy trình quản lý tín dụng có hiệu quả và đầy đủ đối với các danh mục tín dụng.

+ Nguyên tắc 9: Có hệ thống kiểm soát đối với các điều kiện liên quan đến từng khoản tín dụng riêng lẻ, đánh giá tính đầy đủ của các khoản DPRR.

+ Nguyên tắc 10: Xây dựng và sử dụng hệ thống đánh giá rủi ro nội bộ. Hệ thống đánh giá cần phải nhất quán với các hoạt động của NHTM.

+ Nguyên tắc 11: Hệ thống thông tin và kỹ thuật phân tích giúp Ban quản lý đánh giá RRTD cho các hoạt động trong và ngoài bảng cân đối kế toán, cung cấp thông tin về cơ cấu và thành phần danh mục tín dụng, bao gồm cả việc phát hiện các tập trung rủi ro.

+ Nguyên tắc 12: Có hệ thống nhằm kiểm soát đối với cơ cấu tổng thể của danh mục tín dụng, chất lượng DMTD.

+ Nguyên tắc 13: Xem xét ảnh hưởng của những thay đổi về điều kiện kinh tế có thể xảy ra trong tương lai trong những tình trạng khó khăn khi đánh giá DMTD.

- Đảm bảo quy trình kiểm soát đầy đủ đối với RRTD:

Chức năng cấp tín dụng phải được quản lý để hoạt động cấp tín dụng luôn tuân thủ các tiêu chuẩn và giới hạn nội bộ đã được xác định. NHTM cần thiết lập và tăng cường hiệu lực của kiểm tra, kiểm soát nội bộ (KTKSNB) và các thông lệ khác với mục tiêu đảm bảo RRTD không vượt quá khả năng chấp nhận của NHTM. NHTM cần thiết lập chức năng đánh giá lại tín dụng độc lập với chức năng kinh doanh để đánh giá chất lượng của từng khoản tín dụng và danh mục tín dụng, nhận diện và phát hiện sớm


các khoản tín dụng xấu, tín dụng có vấn đề. NHTM phải có chính sách cụ thể về phương pháp và tổ chức quản lý khoản nợ có vấn đề. Bộ phận đánh giá lại tín dụng báo cáo trực tiếp đến HĐQT, Ban điều hành và Ủy ban Kiểm toán của NHTM. Chức năng kiểm toán nội bộ định kỳ đánh giá sự tuân thủ các chính sách, qui trình, hướng dẫn nội bộ về hoạt động tín dụng đã được thiết lập, hiệu quả của KT-KSNB, phát hiện những yếu kém trong các chính sách, qui trình, thủ tục tín dụng và báo cáo lên lãnh đạo cấp cao nhất của NHTM (HĐQT).

+ Nguyên tắc 14: Thiết lập hệ thống xem xét tín dụng độc lập và liên tục, và cần thông báo kết quả đánh giá cho HĐQT/HĐTV và ban quản lý cấp cao.

+ Nguyên tắc 15: Quy trình cấp tín dụng cần phải được theo dõi đầy đủ, cụ thể: Việc cấp tín dụng phải tuân thủ với các tiêu chuẩn thận trọng, thiết lập và áp dụng KSNB, những vi phạm về các chính sách, thủ tục và HMTD cần được báo cáo kịp thời.

+ Nguyên tắc 16: Có hệ thống quản lý đối với các khoản tín dụng có vấn đề.

+ Nguyên tắc 17: Phải có một hệ thống hữu hiệu để xác định, đo lường, theo dõi và KSRRTD như là một phần của cách tiếp cận tổng thể về quản lý rủi ro.

1.1.2.3. Nội dung quản trị rủi ro tín dụng

Nội dung bao trùm quá trình QTRRTD được thể hiện qua mô hình kim tự tháp QTRRTD trên đây. Mô hình thể hiện một quy trình tuần hoàn từ việc xác định chiến lược kinh doanh nói chung cũng như chiến lược QTRRTD nói riêng đến thực thi quá trình quản trị, cũng như các cơ sở nền tảng của toàn bộ quá trình quản lý rủi ro.


Chiến lược rủi ro

Tầm nhìn chiến

lược

Thực thi QTRR

Báo cáo

Nhận biết

Quản lý RR

Thu thập số

Hạ tầng

Đo lường

Chính sách & Quy chế

Tuân thủ

Công nghệ

Tổ chức


Hình 1.1: Kim tự tháp quản trị rủi ro tín dụng (Nguồn: [87])

Việc thiết lập khuôn khổ quản trị rủi ro trong NHTM nói chung cũng như QTRRTD nói riêng ban đầu chỉ đơn giản như là chức năng kiểm soát. Tuy nhiên gần


đây, và một phần là do tác động của Basel II, đã có một xu hướng phát triển theo hướng gọi là "QTRR tích hợp". Việc định nghĩa, giải thích, áp dụng cũng như thuật ngữ được dùng để miêu tả quy trình QTRRTD rất khác nhau ở các NHTM.

Bảng 1.1: Các quy trình quản trị rủi ro tín dụng


Basel II

Barclays

JP Morgan Chase

UBS

Xác định rủi ro

Đánh giá (xác định,

phân tích và đo lường)

Xác định rủi ro,

Xác định rủi ro

Đo lường rủi ro

Kiểm soát

Đo lường rủi ro

Đo lường rủi ro có

thể định lượng

Kiểm soát, giảm nhẹ

rủi ro

Báo cáo

Kiểm soát rủi ro

Thiết lập các chính

sách rủi ro

Giám sát và báo cáo

RRTD

Quản lý và thách thức

Báo cáo rủi ro

Kiểm soát

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 265 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần kỹ thương Việt Nam 1683910258 - 5

(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp) (Ghi chú: UBS: Universal bank in Switzerland, một ngân hàng lớn của Thụy sỹ)

Trong khuôn khổ của luận án này, chỉ trình bày nội dung của QTRRTD theo các bước thể hiện ở mô hình dưới đây:

Chấp nhận

Giảm nhẹ

Hình 1.2: Nội dung quản trị rủi ro tín dụng


Hoàn thiện chiến lược, chính sách, quy trình QTRRTD

Quản lý, Kiểm soát


Xây dựng chiến lược, chính sách, quy trình QTRRTD


Nhận diện RR


Đo lường RR

Từ chối

(Nguồn: Basel II [38] và tác giả tự tổng hợp)

Xây dựng chiến lược, chính sách và quy trình quản trị rủi ro tín dụng

Xây dựng chiến lược quản trị rủi ro tín dụng

Chiến lược QTRRTD của NHTM là hệ thống các quan điểm, các mục đích và mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế của NHTM nhằm đạt được các mục đích, mục tiêu đặt ra trong việc KSRRTD của NHTM.

Theo đó, Ủy ban Basel đã ban hành những văn bản cụ thể, đưa ra những nguyên tắc quản trị thích ứng với mỗi loại rủi ro, trong đó có RRTD. Các nguyên tắc


QLRRTD của ủy ban Basel lần đầu được ghi nhận trong bản Nguyên tắc QTRRTD với các nội dung cơ bản của nguyên tắc QTRRTD theo tinh thần của Ủy ban Basel gồm 17 nguyên tắc chia thành 4 nhóm [50]

Theo quy tắc QTRRTD của uỷ ban Basel: HĐQT/HĐTV của NHTM phải có trách nhiệm định kỳ xem xét lại chiến lược QTRRTD của NHTM mình. Việc xây dựng chiến lược QTRRTD của NHTM phụ thuộc vào từng thời kỳ nhất định, những điều kiện bên trong và bên ngoài của NHTM. Một số căn cứ để xây dựng chiến lược QTRRTD:

- Một là, căn cứ vào môi trường hoạt động kinh doanh của NHTM. Bất kỳ một hoạt động kinh doanh nào của NHTM cũng diễn ra trong một môi trường nhất định. Do vậy khi xây dựng chiến lược QLRRTD, NHTM cần phải xem xét sự tác động của các yếu tố thị trường như:

+ Tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn hoạt động của NHTM.

+ Tính chất lĩnh vực mà NHTM cấp tín dụng.

+ Khả năng của đối thủ cạnh tranh.

- Hai là, căn cứ vào các quy định của cơ quan quản trị. Việc xây dựng chiến lược QTRRTD của NHTM luôn phải dựa trên những quy định của cơ quan có thẩm quyền về quản lý ngân hàng mà trước hết là của NHNN.

- Ba là, chiến lược căn cứ vào hệ thống các nguyên tắc QTRRTD:

+ Nguyên tắc 1: Chiến lược QTRRTD phải phù hợp với chiến lược phát triển và chính sách tín dụng của ngân hàng.

+ Nguyên tắc 2: Tuân thủ các quy tắc tín dụng đề ra.

+ Nguyên tắc 3: NHTM cần có một bộ phận QTRRTD riêng, hoạt động độc lập với các bộ phận kinh doanh khác trong NHTM, hay nói cách khác là đảm bảo sự độc lập của nhà quản trị rủi ro trong việc nhìn nhận các rủi ro riêng của từng bộ phận kinh doanh cũng như toàn cảnh rủi ro NHTM gặp phải.

+ Nguyên tắc 4: Thực hiện nguyên tắc "hai tay, bốn mắt" trong hoạt động QTRRTD.

+ Nguyên tắc 5: Thực hiện phân cấp, phân quyền hợp lý, giải quyết hài hoà mối quan hệ hợp lý giữa lợi ích và trách nhiệm.

+ Nguyên tắc 6: QTRRTD được thực hiện trên toàn bộ danh mục cho vay cũng như đối với từng khoản vay riêng lẻ.

+ Nguyên tắc 7: QTRRTD được đặt trong mối quan hệ với các loại rủi ro khác.


+ Nguyên tắc 8: QTRRTD cần thực hiện đồng thời các công việc như: Xác định, định lượng, giám sát và QTRRTD cũng như thực hiện dự phòng rủi ro (DPRR) đủ để bù đắp tổn thất khi RRTD xảy ra.

+ Nguyên tắc 9: Nguyên tắc cân bằng giữa chi phí và lợi ích thu về. Chi phí QTRRTD phải thấp hơn thu nhập mang lại từ việc thực hiện nó.

- Bốn là, phải căn cứ vào mô hình tổ chức hoạt động tín dụng hiện tại:mô hình tổ chức hoạt động của NHTM ảnh hưởng lớn đến việc thực hiện chiến lược QTRRTD. Để đạt được hiệu quả quản trị cao nhất, mô hình tổ chức hoạt động tín dụng của một NHTM cần tuân thủ hai chuẩn mực sau: (i) Mọi mặt hoạt động QTTD, trong đó QTRRTD phải được tiến hành tập trung. Tuy nhiên, điều này đòi hỏi NHTM phải đầu tư thích đáng để nâng cao trình độ quản trị của cán bộ và trang bị đầy đủ cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin (ii) Mô hình tổ chức hoạt động tín dụng của NHTM phải đảm bảo độc lập giữa 3 chức năng: Bán hàng (tư vấn, tiếp thị, đàm phán…); quản trị rủi ro (phân tích, thẩm định, đánh giá định kỳ); tác nghiệp (xử lý hồ sơ, theo dõi TSBĐ,…).

- Năm là, căn cứ vào công tác phân tích lợi nhuận rủi ro của NHTM.

Trong hoạt động của mình, NHTM luôn phải đối mặt với các loại rủi ro. Giữa rủi ro và lợi nhuận luôn có mối quan hệ mật thiết với nhau. Thông qua hoạt động phân tích báo cáo tài chính và báo cáo RRTD có thể rút ra những thông tin hữu ích để xác định phạm vi RRTD có thể chấp nhận được của NHTM cho thời kỳ tiếp theo.

- Sáu là, căn cứ vào kinh nghiệm của chính NHTM trong quản lý danh mục cho vay, trình độ khoa học của hệ thống đánh giá, xếp loại RRTD, trình độ nhân lực, báo cáo RRTD kỳ trước,…

- Bảy là, xác định mục tiêu QTRRTD

Mục tiêu nói chung của QTRRTD là giúp NHTM khống chế đến mức thấp nhất những chi phí về rủi ro dưới tất cả các hình thức, để kết quả kinh doanh có thể đạt cao nhất và bảo đảm an toàn tài chính cho NHTM. Các mục tiêu tạo ra sự định hướng và tập trung các nỗ lực của NHTM trong quá trình hoạt động.

Việc thiết lập các mục tiêu QTRRTD phải thoả mãn các yêu cầu sau:

- Tính đo lường: Một mục tiêu phải được phát biểu bằng những từ ngữ có thể đánh giá hay đo lường được về mặt định lượng hay định tính. Điều này là quan trọng, bởi vì: Có như vậy mới có cơ sở để đánh giá quá trình quản trị có thành công hay không?; thành công ở mức độ nào?.


- Tính khả thi: Những mục tiêu phải mang lại sự phấn đấu của Ban lãnh đạo và nhân viên nên chúng phải được thực hiện vừa sức để có thể đạt được; nếu không tính định hướng của nó sẽ không còn.

- Tính nhất quán: Nghĩa là việc thực hiện mục tiêu này không đối chọi, triệt tiêu các mục tiêu khác mà cần phải bổ sung lẫn nhau trong tính chỉnh thể của các mục tiêu theo thứ tự ưu tiên được cân nhắc lựa chọn trước; nếu không sẽ khó đánh giá được mức độ thành công.

- Tính hoà hợp: Mục tiêu phải được những người chịu trách nhiệm thực hiện và các đối tượng hữu quan tán thành. Điều này quyết định sự thắng lợi của mục tiêu.

Khi xác định mục tiêu cần phải quan tâm đến các đối tượng sau:

- Chủ sở hữu: Đây là đối tượng hữu quan, quan trọng nhất, bởi vì chủ sở hữu gắn chặt với mọi thiệt hại và thành bại của tổ chức, doanh nghiệp.

- Nhân viên: Đây cũng là đối tượng hữu quan đòi hỏi sự quan tâm đúng mức, vì đây chính là những đối tượng trực tiếp thực hiện các mục tiêu đó và chính các mục tiêu này liên quan trực tiếp đến lương, phúc lợi, sự an toàn, sự bảo đảm công ăn việc làm.

- Khách hàng: Các mục tiêu của NHTM sẽ không bao giờ đạt được nếu không quan tâm đến KH, vì họ quyết định đầu ra sản phẩm, dịch vụ của NHTM. Đặc biệt, kinh doanh ngân hàng là lĩnh vực kinh doanh tín dụng và các dịch vụ ngân hàng, vì vậy sự thành bại của KH quyết định rất lớn tới sự thành bại của NHTM.

- Xã hội: Các hoạt động, sự thành bại của NHTM liên quan chặt chẽ đến xã hội, vì vậy cần phải lưu ý các yếu tố xã hội trong quá trình xây dựng các mục tiêu.

Xây dựng các chính sách QTRRTD.

Chính sách QTRRTD là hệ thống các qui định, hướng dẫn cụ thể về QTRRTD được thiết lập một cách đầy đủ, rõ ràng dưới dạng văn bản. Các chính sách quản trị được lựa chọn và ban hành là kết tinh của chiến lược QTRRTD. Chính sách này là những quyết định mang tính chiến lược chỉ đạo hoạt động tín dụng sao cho đảm bảo duy trì phạm vi RRTD đã được xác định, cụ thể:

+ Chính sách định hướng phát triển tín dụng

NHTM xây dựng, ban hành chính sách định hướng tín dụng ngắn hạn, trung hạn hay dài hạn để điều hành, thực hiện trong toàn bộ hệ thống cần phải dựa trên những phân tích, dự báo, cũng như chiến lược hoạt động của NHTM. Nội dung bao gồm: Chính sách khuyến khích, hạn chế cấp tín dụng đối với ngành nghề, đối tượng KH, khu vực địa bàn,…


+ Chính sách giới hạn tín dụng đối với KH, nhóm KH liên quan và nhân viên của ngân hàng

Giới hạn cấp TD là công cụ quan trọng để KSRRTD thông qua việc khống chế phạm vi, qui mô và quyền hạn cấp TD. Giới hạn tín dụng quy định khối lượng tín dụng tối đa được cấp cho một KH (nhóm KH liên quan). Giới hạn tín dụng phải được xây dựng cho từng đối tượng KH cụ thể, từng sản phẩm tín dụng, từng kỳ hạn, từng lĩnh vực hoạt động, từng ngành nghề, từng loại tiền và khu vực địa lý. Giới hạn tín dụng phải căn cứ vào các yếu tố: Giới hạn tín dụng do cơ quan có thẩm quyền qui định, khẩu vị, chiến lược rủi ro NHTM đã xác định, đặc điểm, khả năng tài chính của KH và điều kiện, môi trường bên ngoài (môi trường kinh tế, chính trị, xã hội, tự nhiên…). Giới hạn tín dụng được thiết lập nhằm đảm bảo các hoạt động cấp tín dụng được đa dạng hóa, các giới hạn này cần mang tính ràng buộc và không tùy thuộc vào nhu cầu của KH.

Giới hạn quyền phán quyết tín dụng: là giới hạn phê duyệt mức cho vay tối đa đối với một KH. Giới hạn quyền phán quyết tín dụng phải căn cứ vào các yếu tố cơ bản: Năng lực, kinh nghiệm cá nhân được giao thẩm quyền phê duyệt TD; vị trí, vai trò, công việc mà cá nhân đó đang đảm nhiệm tại NHTM, cơ cấu bộ máy quản trị tín dụng của NHTM, qui mô và mức độ phức tạp của khoản vay và giới hạn TD của KH.

+ Qui định điều kiện cấp tín dụng

Điều kiện cấp tín dụng là tập hợp các điều kiện người vay phải đáp ứng để được NHTM cấp tín dụng. Trong quy định nội bộ của một NHTM, đối tượng được xem xét và quyết định cho vay phải có đủ các điều kiện theo quy định riêng của mỗi NH như điều kiện về năng lực pháp lý, năng lực tài chính, tính khả thi và hiệu quả của các phương án vay vốn,…

Điều kiện cấp tín dụng của các NHTM phải được quy định theo từng loại hình cho vay, từng đối tượng KH. Điều kiện tín dụng rõ ràng, cụ thể là yếu tố quyết định để có thể phê duyệt một khoản tín dụng an toàn và thận trọng.

+ Các qui định tài sản bảo đảm

Qui định về các loại TSBĐ mà NHTM có thể nhận; cách thức định giá, quản lý TSBĐ, tỷ lệ cấp tín dụng trên TSBĐ.

+ Chính sách cơ cấu nợ và thu hồi nợ

Chính sách cơ cấu nợ và thu hồi nợ xấu phải qui định cụ thể những trường hợp được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ, trường hợp được gia hạn nợ, thời gian gia hạn nợ tối đa

Xem tất cả 265 trang.

Ngày đăng: 12/05/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí