Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 4

Cùng với việc dựng lên một đất nước Việt Nam anh hùng trong chiến

đấu và xây dựng xã hội chủ nghĩa, Hoa ngày thường chim báo bão còn là những xúc cảm tinh tế của nhà thơ về cuộc sống đời thường, về tình bạn tình yêu, tình cha con, tình vợ chồngë đó người đọc nhận thấy một cái tôi nặng tình đời, tình người. Tất cả những cung bậc của tình cảm đó, nhà thơ

đều có xu hướng vươn ra ngoài, tìm đến cái ta rộng lớn và bao dung. ë đó, cái riêng được đặt trong cái chung, trong cộng đồng dân tộc. Cái riêng Hoa ngày thường được đặt trong cái chung Chim báo bão:

Em đây hoa những ngày thường Yêu quá thành hoa chiến đấu Ra chốn phòng riêng nho nhỏ Theo anh lên tận chiến hào

Chói lói tình yêu em nở

(Hoa ngày thường - chim báo bão)

Có thể thấy qua Hoa ngày thường- chim báo bão, Chế Lan Viên đã khắc họa sâu sắc chân dung tinh thần của thế hệ, thời đại mà biểu hiện tập trung nhất vẫn là đề tài ca ngợi Tổ quốc, nhân dân và luận tội kẻ thù xâm lược. Vì thế tập thơ xoáy sâu vào việc biểu hiện chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Và từ Điêu tàn ®ến Hoa ngày thường chim báo bão, Chế Lan viên đã chủ động đổi giọng thơ từ than thành hỏi, từ hát thành nói. Cùng với đó, đề tài trong thơ cũng đã được mở rộng từ đất nước, Đảng , lãnh tụ, nhân dân, chiến tranh kẻ thùđến những người thân, ông cha, cảnh sắc thiên nhiên, quê hương,đây cũng chính là các đề tài được phản ánh trong các tập thơ sau này như: Đối thoại mới, Hái theo mùa, Hoa trong đá, Ta gửi cho mình.

Những bài thơ đánh giặc suy nghĩ về so sánh địch - ta trong những biến cố lịch sử trọng đại; ông muốn tìm về cội nguồn sâu xa những tình cảm thiêng liêng: tình yêu tổ quốc rực cháy trong tim. Ông muốn trả lời cho mọi người câu hỏi, vì sao người Việt Nam yêu đất nước mình đến thế:

Định nghĩa Việt Nam là phải cầm vũ khí giết thù Cấu tạo chất ở đây là như vậy

Tấc đất, tấc mồ hôi, tấc đất, tấc phù sa, tấc máu

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 123 trang tài liệu này.

Những tầng tầng lớp lớp nghĩ suy, mồ hôi, xương máu của cha ông Giành đi giật lại cho bao đời Việt Nam tồn tại

(Những bài thơ đánh giặc)

Yếu tố tự vấn trong Di cảo thơ Chế Lan Viên - 4

Nhà thơ đã làm ta say mê vì tính chất kỳ vĩ của dân tộc ta, của thời đại ta - thời đại chủ nghĩa anh hùng, thời đại Hồ Chí Minh:

Cha ông xưa có bao giờ bố trí các binh đoàn Trên vạn đỉnh Trường Sơn, dọc bờ Đông hải Tên tổ quốc vang ngoài bờ cõi

Ta đội triệu tấn bom mà hái mặt trời hồng Ta mọc dậy trước mắt nhìn nhân loại

Hai chữ Việt Nam đồng nghĩa với anh hùng

Chân dung Việt Nam rạng ngời khí thế chiến thắng này cũng là nguồn thi hứng vô tận của các thi nhân. Nhà thơ trẻ Lê Anh Xuân trong Dáng đứng Việt Nam sau cuộc tấn công làm nên giông bão, đã hi sinh. Anh đứng im lặng, uy nghiêm như bức thành đồng, một luồng ánh sáng rực rỡ tỏa sáng bức tượng anh. Ánh sáng của chủ nghĩa anh hùng cách mạng Việt Nam. Trong dáng đứng của anh có dáng đứng của đất nước xã hội chủ nghĩa, ánh sáng lí tưởng xã hội chủ nghĩa như một mùa xuân, cao vời vợi, đẹp tuyệt trần:

Từ dáng đứng của anh giữa đường bay Tân Sơn NhÊt

Tổ quốc bay lên bát ngát mùa xuân

Với Xuân Diệu, chủ nghĩa xã hội đã là niềm đam mê không dứt. Dù đang sống chiến đấu, ban ngày hay ban đêm hành quân, người chiến sĩ hay nhà thơ đều nghe được tâm hồn mình quyện với đất nước, gắn bó sắt son. Chưa có thời nào mà Tổ quốc và nhân dân gắn bó xương thịt, keo sơn và thiết tha như vậy:

Đã mấy khi tôi thức với non sông

Trọn những đêm ròng, mắt chong chân bước Đêm hành quân thả tâm hồn đi trước

Yêu với căm, hai đợt sóng ào ào Vỗ bên lòng, dội mãi tới trăng sao Giữa đêm tối, gần xa là biển mực Chính là lúc trái tim càng sáng rực

Khi mắt không nhìn được bốn thước xa Chính là khi nghe cả núi sông nhà… Tôi như đứa trẻ con đôi mắt khép

Sờ mặt mẹ trên ngón tay tha thiết

Tôi hiểu hết đêm nay thôn xóm nghĩ gì Đằng chân trời ấp ủ những điều chi…

(Những đêm hành quân - Xuân Diệu)


ë những bài thơ đánh giặc, viết về Tổ quốc, Chế Lan Viên luôn luôn hướng về truyền thống. Tìm về truyền thống không phải để bồi đắp cho thơ một phẩm chất trong hình thức biểu hiện, mà Chế Lan Viên nhằm lý giải cái hiện tại, cắt nghĩa cho nguyên nhân những chiến thắng ngày hôm nay. Do đó, truyền thống trong thơ ông đã trở thành một yếu tố nội dung:

Hết giặc Ân thứ nhất rồi giặc Ân thứ hai

Cơn bão thứ một trăm rồi cơn bão thứ một nghìn

Hết quân Nguyễn cưỡi ngựa rồi quân Nguyên có B52 Càng bão lửa ta càng hồi sinh dậy

Ta biết ơn cánh chim Lạc đã chọn cho ta bờ biển ấy

Nơi dòng giống giao hoan trên thạp đồng Đào Thịnh

Trăm trứng Âu Cơ hết lượn này lượn khác nở ra trăm lứa anh hùng


(Những bài thơ đánh giặc)

Trong Những bài thơ đánh giặc, mỗi câu thơ đã trở thành một thứ vũ khí giết quân thù. Chế Lan Viên đã không dừng lại ở bản chất chung chung, mà đã mổ xẻ cái bản chất của chúng ra, cố gắng chụp ảnh phía sau lưng thằng đế quốc để lật đi lật lại, đánh giá thật chính xác kẻ thù dân tộc. Không chỉ tìm hiểu bản chất cđa chúng mà còn giải thích cái bản chất ấy, tìm về căn nguyên của bản chất:

Giết Triết

Triết rồi lại giết

Thế kỷ hai mươi không dễ nữa rồi Phải có “cái gì” thì mới xuôi

Tên bạo chúa bày ra học thuyết

(Những bài thơ đánh giặc)

Chế Lan Viên luôn luôn đứng đối diện với kẻ thù trên võ đài và giáng những đòn trực tiếp. Ông luôn gọi kẻ thù ở ngôi thứ hai (mày) mà rất ít khi dùng ngôi thứ ba (chúng nó). Cách đánh trực tiếp đã gây được những ấn tượng hả hê trong người đọc. Có thể thấy đối mặt với kẻ thù, Chế lan Viên cố diễn đạt tính chất quy mô của tên khổng lồ vừa tàn ác, vừa tàn bạo. Nhà thơ vạch trần tính chất gian xảo của chúng: NÝch-xơn có hàng trăm bộ mặt thích nghi theo sắc cờ, theo thời tiết; vạch trần tính chất lỳ lợm ngoan cố của chúng: Nó lầm lũi đi con đường giết chóc máu me của nó. Bên cạnh đó, nhà thơ cũng chỉ ra thực chất những thủ đoạn mềm dẻo, những cuộc viễn du thương lượng: mày đứng gần ta để ta dễ giết hơn…Có thể thấy, đến Những

bài thơ đánh giặc, Chế Lan Viên đã trở về với cuộc đời, tham gia trực tiếp vào cuộc chiến của dân tộc để vạch trần bộ mặt hung bạo cïng những mưu mô xảo trá của quân thù, phản ánh những tháng ngày gian khổ đau thương nhưng tuyệt vời anh dũng của nhân dân ta, nói lên niềm tin và khát vọng lớn của dân tộc, của thời đại. Để nói cho được những nhiệm vụ ấy, Chế Lan Viên luôn chú ý đến cách làm mới thơ, cách thể hiện mới để tạo nên một cách nói mới. Những bài thơ đánh giặc- những bài thơ thời sự, chính trị có giá trị nghệ thuật sâu sắc- là những khúc tráng ca về tình yêu tổ quốc, lòng yêu Đảng, yêu Bác, yêu nhân dân; kết hợp với sự căm giận cao độ kẻ thù, hiểu tận cùng bản chất kẻ thù; những giao hưởng thơ của một thời kỳ đang sung sức của Chế Lan Viên. Những bài thơ đánh giặc, với những bài như: Phác thảo cho một trận đánh, Thời sự hè 72, Bình luận,… Chế Lan Viên đã thâu góp được trong những trang thơ chứa đựng tình cảm lớn của một tâm hồn nghệ sĩ, những rung cảm có một sắc độ khác hẳn những bài thơ ngắn đánh giặc lúc trước của chính nhà thơ.

Đối thoại mới (1973), tập thơ tiếp nối cái hơi thở khỏe khoắn, vang động của các bài thơ chống Mỹ ở các tập Hoa ngày thường-chim báo bão, Những bài thơ đánh giỈc. Đó là những bài: Trận tuyến này cao hơn cả màu da, Tùy bút một mùa xuân đánh giặc, Nghĩ suy 68, Đối thoại mới về câu chuyện cổ, Tuyªn bố của mỗi lòng người, khẩu súng, nhành hoa, Đường sáng tuyệt vời. Mỗi bài thơ đã đánh dấu một cái mốc thời sự lịch sử, suốt trong những năm kháng chiến chống M. Hiện thực chiến tranh đã trở thành nguồn tư liệu phong phú không bao giờ vơi cạn trong thơ Chế Lan Viên.

Ông đã đưa thơ về gần với những vấn đề nhân sinh, gắn bó máu thịt với cuộc sống con người. Những vấn đề vốn được nói theo kiểu xã luận, lần đầu tiên được thể hiện theo phương thức trữ tình, không chỉ dừng lại ở lí trí mà đi thẳng vào lòng người. Trong cuộc chiến đấu hôm nay, có thể không còn những bài hịch, bài phú, bài cáo xưa kia, nhưng cần phải có cái hơi sang sảng hào khí đã từng nức lòng hàng triệu quân sĩ, nức lòng già trẻ gái trai khi

quân xâm lược ngấp nghé bờ cõi nước nhà. Không phải ngẫu nhiên nhà thơ Chế Lan Viên tâm niệm:

Thơ cần có ích

Hãy bắt đầu từ nơi ấy mà đi

Những bài thơ chống Mỹ trong tập thơ mới của Chế Lan Viên có xu hướng vươn dài, mở rộng cảm xúc trữ tình đến những vấn đề xã hội triết học. Trong Nghĩ suy 68 nhà thơ nghĩ về chiều sâu ý nghĩa của cuộc kháng chiến hôm nay, khắc vào thơ, vào thời đại cái thế đứng hôm nay của dân tộc:

Chúng ta hành quân suốt 4000 năm để đánh trận hôm nay Trong cái thế bao đời qua, đây là dáng đøng Việt Nam đẹp nhất

Những câu thơ chứa đựng những tình cảm lớn bằng những tiếng hát chân chất, nhuần nhị đem đến cho thơ ca, cho dân tộc nhiều sức mạnh lớn lao.

Chế Lan Viên đã viết về đất nước mình bằng những câu chân tình, nồng hậu của một con người biết yêu đất nước quê hương, yêu mẹ, yêu người thương, yêu lịch sử của cha ông, yêu và biết phải làm gì cho hiện tại- làm gì cho lí tưởng xã hội chủ nghĩa:

Tôi yêu đất nước này chân thật Như yêu căn nhà nhỏ có mẹ của tôi Như yêu em nụ hôn ngọt trên môi Và yêu tôi đã biết làm người

Cứ trông đất nước mình thống nhất

(Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao)

Nói về kháng chiến, Chế Lan Viên muốn thơ trực tiếp tham dự vào việc tổng kết những biến cố lịch sử lớn lao của đất nước. Nhà thơ có riêng những bản tuyên ngôn của mình, bản tuyên ngôn của mỗi lòng người, khẩu sóng nhành hoa. Chế Lan Viên đã đem đến cho thơ những tầm cao và chân trời

mới. Nhà thơ muốn thơ vượt qua sự giới hạn của lãnh thổ để thực hiện sứ mệnh cao đẹp của thơ: làm rung động trái tim nhân loại, không phân biệt màu da, xứ sở. Có thể thấy với những bài thơ ấy, Chế Lan Viên đã góp phần đem đến cho thơ trữ tình hiện đại chất anh hùng ca, chất trầm tư lịch sử, nâng tầm vóc trữ tình n một bình diện mới.

Cùng với đó, trong tập thơ này, còn có những bài thơ ngắn, những bài thơ tứ tuyệt nhỏ xinh. Điều này càng làm đậm chất trữ tình cho tập thơ. Ở đó có những bài thơ tứ tuyệt nghiêng về những tình riêng nho nhỏ, những cảm giác chợt đến như một làn hương vô tình, trong cuộc sống ta có thể hờ hững lãng quên, nhưng nhà thơ cầm giữ lại cho ta, gợi nhắc rằng nó nhỏ mà rất sâu, rất đời: Hoàng thảo hoa vàng, Im bớt màu hoa, Cầu vồng, Mây của em…Những bài thơ làm nguôi dịu sự căng thẳng, chẳng cần suy tư, đập mạnh lý trí, chỉ khơi gợi, lay động những tình cảm hư ảo, man mác, nhè nhẹ, hay là những suy nghĩ mảnh nhỏ như thảng hoặc, như thoáng qua, khẽ mắc vào lòng người và ở lại lâu bền trong đó. Nhìn một đóa hoàng thảo hoa vàng, nhà thơ giật mình, muốn nhủ thầm và cũng muốn nhắc ta:

Hoàng thảo hoa vàng chọt nhớ ra Ơ xuân lơ đãng bấy lòng ta

Câu thơ tháng chạp mình chưa viết Má đỏ hoa vàng xuân tháng ba

Hay một tên Ngõ Tạm Thương cũng gợi lên một cái gì rất nhẹ, rất sâu của đời, của người:

Ngõ rất cụt mà lòng sâu thẳm Ngõ bảy thước mà lòng muôn dặm

Thương một đời đâu phải tạm thương

Có thể thấy, Chế Lan Viên đã cảm nhận cuộc đời vô cùng sâu sắc. Đúng như nhận xét: thơ trước hết là cuộc đời. Cuộc đời hiện lên trong mọi

sắc màu biến động không cùng. Và người chiến sĩ cộng sản là người yêu cuộc sống đến tận cùng, trong từng biểu hiện mong manh bé nhỏ. Những cái nhỏ bé, mong manh ấy chính là sự sống và sự sống chẳng bao giờ chán nản. Ở ®iểm này, ta bắt gặp một tâm hồn đồng điệu của Xuân Diệu:

Này là lúc sự sống bừng lên cất cao tiếng hát

Như tình yêu thắng sự chia li càng thêm thắm thiết Mồ hôi ta đổ, ruộng ta mơn mởn lúa xanh

Giọt máu ta rơi, đường ta dính liền Nam Bắc Mổ, mổ nữa đi

Hỡi cái mỏ song của chiếc chồi non nhọn hoắt

Rất mực măng tơ, tưởng yếu như sên, nhưng cường như sắt Bao nhiêu vỏ cây già khấc từ trong cũng bật tung ra!

Chúng ta yêu sự sống bền dai, vĩnh viễn bao la Nhất định chúng ta gìn giữ nhóm nhen sự sống Vẫn cứ hoa nở chim kêu, cuộc đời lồng lộng

Nhất định trời cao đất rộng còn vui nắng sớm mây trưa Chúng bay đã vào hũ nút, cũng đừng tủi gió sầu mưa! Giặc Mĩ đã biết hay chưa?

Chúng tao chính là sự sống.

Cũng viết về Bác nhưng ở đây, nhà thơ đã có hướng đi khác không giống các nhà thơ khác. Nhà thơ phác họa những điều giản dị trong đời sống sinh hoạt của Bác, điều đã làm nên sự trường tồn vĩ đại, bất diệt của Người:

Là chân lí Bác chẳng nói nhiều hơn chân lý Cả nước nghe, khi im lặng Bác cười

Chẳng phải lật sách nào ra tìm hiểu Bác Bác sống trong ta, Bác ở giữa đời

Xem tất cả 123 trang.

Ngày đăng: 28/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí