Mô Hình Kim Cương Của Cụm Ngành Du Lịch Tỉnh Tt-Huế


Hình 3.20: Mô hình Kim cương của cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế

+ Định hướng du lịch là mũi nhọn.

- Thiếu sự liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp.

- Hỗ trợ doanh nghiệp yếu.

- Tính năng động của chính quyền thấp.

- Liên kết du lịch với các điểm đến du lịch yếu.

- Đầu tư dàn trải.

- Hoạt động xúc tiến du lịch mang lại hiệu quả thấp.


VAI TRÒ CỦA CHÍNH PHỦ


BỐI CẢNH CHO CHIẾN LƯỢC VÀ CẠNH TRANH

+ Rào cản gia nhập ngành thấp.

+ Các doanh nghiệp lưu trú dần chuyển hướng sang cạnh tranh về chất lượng dịch vụ.

- Chi phí thời gian cao.

- Thiếu sự cạnh tranh bình đẳng.

- Các doanh nghiệp lữ hành nhỏ lẻ, cạnh tranh chủ yếu thông qua giá, không có sự khác biệt nhiều về sản phẩm.



CÁC ĐIỀU KIỆN NHÂN TỐ ĐẦU VÀO


CÁC ĐIỀU KIỆN CẦU



+ Phong phú tài nguyên về du lịch, đặc biệt là di sản văn hóa.

+ Số lượng và chất lượng nhân lực du lịch đảm bảo nhu cầu.

- Các địa điểm du lịch phân bố quá rộng, cách xa trung tâm.

- Cơ sở hạ tầng không đảm bảo.

- Nguồn vốn đầu tư hạn chế.


CÁC NGÀNH CN HỖ TRỢ VÀ LIÊN QUAN

+ Thị trường khách quốc tế và nội địa tăng qua các năm.

+ Du khách có nhu cầu lớn về tham quan di sản văn hóa và thiên nhiên.

- Tỷ lệ khách quốc tế và lưu trú giảm qua các năm.

- Chi tiêu khách du lịch thấp và có xu hướng giảm.


+ Đầy đủ phân khúc về lưu trú, lữ hành, nhà hàng.

+ Chất lượng dịch vụ cơ sở lưu trú được du khách đánh giá cao.

+ Ẩm thực đa dạng.

+ Hệ thống giáo dục, y tế đảm bảo chất lượng.

+ Hỗ trợ của các chính phủ và tổ chức quốc tế.

+/- Lễ hội, Festival

+/- Truyền thông

+/- Phương tiện vận tải

- Vui chơi, giải trí, thiếu các hoạt động về đêm.

- Đồ lưu niệm và quà tặng đơn điệu


TT-Huế có nhiều tiềm năng để có thể phát triển du lịch di sản văn hóa và du lịch sinh thái (bao gồm cả những nhân tố thúc đẩy ngoài những giả thuyết đã được chứng minh): (i) địa phương có sự hội tụ của núi, rừng, đầm phá, biển và quần thể di tích lịch sử da dạng, lâu đời;

(ii) định hướng phát triển du lịch địa phương với trọng tâm là du lịch di sản đã được xác định từ Trung Ương đến địa phương, (iii) nguồn nhân lực du lịch tại địa phương đáp ứng đầy đủ nhu cầu về số lượng và chất lượng (iv) du khách có nhu cầu rất lớn trong việc tham quan di sản văn hóa và thiên nhiên; (v) chất lượng dịch vụ cơ sở lưu trú đang dần ổn định và ngày càng tăng và (vi) địa phương có sự kết nối rất thuận lợi khi nằm trên Hành lang Kinh tế Đông Tây (nối Lào, Myanmar, Thái Lan và Việt Nam) và Con đường Di sản Đông Dương (Lào, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam), tạo điều kiện cho sự liên kết phát triển du lịch.

Tuy nhiên, dường như du lịch của TT-Huế vẫn gặp phải một vài nút thắt cản trở nào đó, khi mà kết quả phát triển du lịch của địa phương vẫn còn khá khiêm tốn so với kỳ vọng. Những hạn chế, cản trở đó xuất phát từ những nguyên nhân chủ yếu sau (bao gồm cả những hạn chế ngoài những giả thuyết đã được chứng minh).

Thứ nhất, về quy hoạch phát triển du lịch. Ngoài du lịch di sản, địa phương chưa thể xác định một cách rõ ràng định hướng để phát triển các loại hình du lịch khác, do có quá nhiều sự lựa chọn dựa trên sự ưu đãi của “tiên thiên” về tài nguyên thiên nhiên và nền văn hóa phong phú. Các định hướng được xác định phát triển trong Nghị quyết Tỉnh Ủy tháng 11/2016 bao phủ hầu hết các loại hình du lịch: du lịch di sản; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch biển, đầm phá; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch ẩm thực; du lịch vui chơi, giải trí; du lịch mua sắm. Sự tham lam trong việc muốn phát triển hầu hết các loại hình du lịch khiến cho vấn đề liên kết điểm đến tại địa phương, đầu tư cơ sở hạ tầng, xây dựng sản phẩm du lịch đồng bộ gặp không ít khó khăn.

Thứ hai, chính quyền địa phương chưa thật sự có những hỗ trợ hiệu quả nằm nâng cao NLCT cụm ngành. Các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp chưa có sự liên kết chặt chẽ, các chương trình quảng bá xúc tiến thiếu hiệu quả và lan tỏa. Trong khi đó, vai trò của hiệp hội du lịch khá mờ nhạt, chưa kiểm soát được tình trạng cạnh tranh không lành mạnh. Cùng với đó là chi phí thời gian cao, khả năng cạnh tranh bình đẳng thấp cùng với một số khó khăn khác khiến cho môi trường kinh doanh du lịch kém công bằng và thiếu hiệu quả. Bên cạnh đó, sự liên kết phát triển du lịch giữa TT-Huế và các địa phương khác vẫn còn khá yếu.


Thứ ba, sản phẩm du lịch mang tính đơn điệu và nhàm chán, đặc biệt là cuộc sống về đêm và hoạt động vui chơi giải trí tại địa phương. Du lịch TT-Huế chủ yếu tận dụng lợi thế sẵn có của hệ thống di sản văn hóa thế giới, vốn chỉ tập trung ở trung tâm thành phố Huế. Tuy nhiên, sự thiếu hụt sản phẩm ngay trong loại hình du lịch di sản khiến cho việc thu hút khách du lịch lưu trú trở nên khó khăn, khách ở ngắn ngày, chi tiêu ít tiền và thường không quay lại. Hiện tượng du khách chỉ tham quan tại Huế trong vòng chưa đến 1 ngày, sau đó di chuyển vào Đà Nẵng hay Hội An để tiếp tục hành trình khá phổ biến. Trong khi đó, địa phương chưa phát triển mạnh loại hình du lịch nghỉ dưỡng, vốn mang lại thời gian lưu trú lâu và chi tiêu của khác du lịch cao hơn.

Thứ tư, vốn đầu tư cho hoạt động du lịch thấp và cơ sở hạ tầng không đáp ứng được nhu cầu khách du lịch, nhất là ở phạm vi ngoại thành. Tỷ trọng vốn đầu tư thấp và giảm mạnh trong lĩnh vực lưu trú và ăn uống ở địa phương. Bên cạnh đó, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch khiêm tốn.

Tựu chung lại, cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế đang có quá nhiều vấn đề đáng để quan tâm và địa phương cần phải có những nỗ lực với những giải pháp phù hợp nhằm cải thiện tình trạng này.


Hình 3.21: Chẩn đoán ngành du lịch của TT-Huế

HỆ QUẢ



TRỤC TRẶC



NGUYÊN NHÂN



GIẢI PHÁP

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - 8

Đóng góp dưới mức kỳ vọng vào phát triển kinh tế - xã hội địa phương


Thiếu hụt các dịch vụ vui chơi giải trí, hoạt động về đêm, khiến du khách không hài lòng


Dịch vụ lưu trú và ăn uống, lữ hành đa phần có quy mô nhỏ

Số ngày lưu trú bình quân, chi tiêu của khách du lịch rất thấp


Tốc độ tăng trưởng lượng khách du lịch sụt giảm


Nguồn vốn đầu tư cho du lịch thấp Ngân sách dành cho xúc tiến và quảng

bá du lịch thấp


Du lịch chưa phát triển tương xứng với tiềm năng


Cơ sở hạ tầng chưa đảm bảo tốt nhu cầu du khách


Cơ sở hạ tầng giao thông tại kết nối các điểm đến du lịch chưa đảm bảo. Hạn chế đường bay quốc tế.

Sức hấp dẫn của các điểm đến giảm sút


Sản phẩm du lịch chủ yếu là tham quan di tích văn hóa đơn thuần, khá đơn điệu.

Các sản phẩm mới chưa được phát triển một cách hoàn thiện.

Môi trường hoạt động kinh doanh có nhiều trở ngại


Chi phí thời gian cao. Cạnh tranh bình đẳng thấp. Chính quyền thiếu năng động. Hầu hết doanh nghiệp có quy mô nhỏ, cạnh tranh chủ yếu về giá, hạ thấp chất lượng

Hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch kém hiệu quả


Hoạt động liên kết phát triển du lịch chưa phát huy hiệu quả


Các doanh nghiệp du lịch thiếu sự gắn kết với nhau và với cơ

Những nhân tố hỗ trợ cho cụm ngành du lịch có năng lực

dịch vụ

quan quản lý nhà nước

cạnh tranh thấp

Khả năng hoạch định, quản lý và định hướng ngành du lịch địa phương thấp.


Các giải pháp phù hợp


Nguồn: Sơ đồ hóa của tác giả (tham khảo TS. Huỳnh Thế Du, 2016)


CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH


4.1. Kết luận


Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng TT-Huế có lợi thế rất lớn để phát triển du lịch di sản văn hóa và thiên nhiên, với sự hội tụ của nền văn hóa lâu đời, đa dạng và các danh lam thắng cảnh nổi tiếng. Bên cạnh đó, địa phương còn nhận được sự định hướng từ Trung Ương khi xác định đây là một trong những địa bàn trọng điểm phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ. Tuy nhiên, sự phát triển cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế gặp phải nhiều cản trở, xuất phát từ các nguyên nhân: (i) quy hoạch phát triển du lịch dàn trải trên tất cả các loại hình, (ii) sự kém hiệu quả của các thể chế liên quan đến sự phát triển của cụm ngành, đặc biệt là chính quyền địa phương và các bên liên quan, dẫn đến các chương trình liên kết, quảng bá du lịch kém hiệu quả và môi trường kinh doanh có nhiều trở ngại, (iii) sự thiếu hụt về các sản phẩm du lịch, đặc biệt là các điểm vui chơi giải trí và cuộc sống về đêm và (iv) sự hạn chế về vốn đầu tư cho hoạt động du lịch cũng như cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được đầy đủ nhu cầu của du khách.

Tóm lại, quá trình phát triển cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế đã bộc lộ những trục trặc ở nhiều khía cạnh, đòi hòi chính quyền địa phương cùng các bên liên quan thực thi nhiều giải pháp cần thiết nhằm tháo gỡ những nút thắt, tạo động lực cho sự phát triển bền vững của cụm ngành.

4.2. Khuyến nghị chính sách

4.2.1. Đối với quy hoạch phát triển du lịch.


TT-Huế cần xác định rõ nền tảng du lịch chính là các di sản văn hóa thế giới (Quần thể di tích cố đô Huế và Nhã nhạc cung đình Huế) và tài sản thiên nhiên, đặc biệt là sự đa dạng sinh học và những “diện tích xanh” còn lưu giữ được tại địa phương15. Do đó, bên cạnh việc phát huy khả năng phát triển du lịch từ nền tảng di sản văn hóa, trong thời gian tới, TT-Huế nên cân nhắc việc định vị địa phương như là một điểm đến xanh trên thế giới. Không gian du lịch di sản tập trung chủ yếu ở trung tâm thành phố Huế, bờ bắc sông Hương. Phát triển Vườn Quốc gia Bạch Mã, đầm sinh thái Tam Giang - Cầu Hai, vịnh Lăng Cô, khu bảo tồn tự nhiên Phong Điền thành một mạng lưới du lịch sinh thái để du khách được hòa mình vào thiên nhiên.



15 Huế được Quỹ bảo tồn Thiên nhiên Thế giới (WWF) công nhận là “Thành phố Xanh quốc gia” đầu tiên của Việt Nam vào năm 2016.


4.2.2. Đối với vấn đề liên kết và nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh trong phát triển du lịch.

Một là, Tỉnh cần tận dụng tốt sự kết nối với các địa phương lân cận trong việc gia tăng sức hút đối với du lịch địa phương: phía Bắc là Vườn quốc gia Phong Nha – Kẻ Bàng, phía Nam là Thánh địa Mỹ Sơn, phố cổ Hội An và Đà Nẵng. Tỉnh hoàn toàn có thể tiến hành xây dựng vùng liên kết với các địa phương trên dựa trên nhiều phương diện: hợp tác phát triển sản phẩm du lịch, quảng bá và xúc tiến du lịch, hợp tác phát triển nguồn nhân lực. Hiện nay, TT-Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng đã thành lập liên kết theo hình thức tuần tự mỗi địa phương sẽ là trưởng nhóm trong một năm. Tuy nhiên, có vẻ như sự cạnh tranh đang lấn át sự hợp tác giữa các địa phương trong việc thu hút khách du lịch. Do đó, để sự liên kết đạt hiệu quả cao, cần tìm cách xóa bỏ những bất đồng do sự khác biệt về nguồn lực, lợi thế cạnh tranh và định hướng của mỗi địa phương, dựa trên sự chia sẻ nguồn lợi và trách nhiệm giữa các địa phương trong vùng liên kết. Cùng với đó, chính quyền tạo điều kiện để doanh nghiệp du lịch tại mỗi địa phương tiến hành liên kết nhằm xóa nhòa ranh giới hành chính giữa các bên. Ngoài việc liên kết với các địa phương, tỉnh còn phải tăng tính liên kết du lịch với Campuchia, Thái Lan để phát triển “Con đường di sản Đông Dương”.

Hai là, chính quyền địa phương cần nâng cao chất lượng môi trường kinh doanh và cải thiện mối liên kết giữa các tác nhân tham gia trong cụm ngành, bao gồm: các cơ quan quản lý, các cơ sở khách sạn và các điểm tham quan du lịch, các đơn vị điều hành tour và các hướng dẫn viên, các nhóm cộng đồng tại địa phương. Trước hết, cần đổi mới tư duy chiến lược của các cấp lãnh đạo tỉnh, xây dựng đội ngũ cán bộ có năng lực, trách nhiệm và tinh thần cải cách đổi mới. Cùng với đó, tiến hành rà soát và tối ưu hóa quy trình thủ tục hành chính, tiến hành công khai minh bạch các thủ tục hành chính trên phương tiện thông tin đại chúng, tập trung vào các chỉ số mà địa phương đang bị tụt hạng như tính năng động, chi phí thời gian hay cạnh tranh bình đẳng.

Tiếp đến, TT-Huế nên tạo điều kiện rộng mở hơn cho các doanh nghiệp du lịch tham gia vào các hoạt động xây dựng chiến lược phát triển du lịch, xúc tiến, quảng bá và thiết kế các chương trình du lịch. Cần có một tổ chức chuyên trách để xác định các nút thắt cần tháo gỡ và biện pháp thúc đẩy NLCT cụm ngành du lịch, bao gồm các thành viên từ UBND tỉnh, Sở Du lịch, Hiệp hội Du lịch và các doanh nghiệp du lịch có tầm ảnh hưởng nhất định.


Chính quyền tăng cường thanh tra, kiểm tra, giám sát và có chế tài xử lý thật nặng các vi phạm về chất lượng dịch vụ, hoạt động phá giá dịch vụ lưu trú và lữ hành của các doanh nghiệp du lịch, gây tổn hại nặng nề đến hình ảnh du lịch và môi trường kinh doanh.

4.2.3. Đối với việc đa dạng hóa và cải thiện chất lượng các sản phẩm du lịch


Các sản phẩm du lịch tại TT-Huế chỉ tập trung chủ yếu vào du lịch tham quan di sản văn hóa ở trung tâm thành phố Huế, khá nghèo nàn và nhàm chán, cực kỳ thiếu các dịch vụ vui chơi giải trí về đêm để giữ chân du khách. Để giải quyết vấn đề này, địa phương có thể nghiên cứu học tập mô hình chợ Đêm ở SiemReap nhằm tận dụng 88 làng nghề truyền thống trên địa bàn. Địa điểm tổ chức chợ Đêm nên tận dụng ngay tại phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, kết hợp với dự án quy hoạch chi tiết hai bên bờ sông Hương do KOICA tài trợ. Khuyến khích các doanh nghiệp tham gia xây dựng các tuyến, tour du lịch đường thủy dọc sông Hương (thưởng thức ẩm thực, nhã nhạc cung đình Huế trên thuyền rồng, hoặc học tập mô hình tour du lịch vớt rác làm đẹp cảnh quan như Hội An).

Bên cạnh đó, việc mở cửa Đại Nội về đêm cho du khách tham quan trong thời gian gần đây là tín hiệu tích cực trong việc gia tăng các dịch vụ du lịch về đêm, tuy nhiên, địa phương cần lồng ghép vào đó các chương trình tái hiện không gian cung đình xưa như biểu diễn nghệ thuật, trình diễn áo dài Huế, thưởng thức các món ẩm thực cung đình và các sự kiện khác để tạo điểm nhấn.

Ở một khía cạnh khác, TT-Huế nên tập trung sáng tạo các sản phẩm du lịch thích hợp với thời tiết mưa nhiều và mùa đông kéo dài ở địa phương, phát triển các loại hình du lịch đặc thù theo từng tầng khí hậu thời tiết tại khu vực Vườn quốc gia Bạch Mã và ở các phạm vi lân cận.

4.2.4. Đối với việc thu hút vốn đầu tư trong phát triển du lịch và cải thiện cơ sở hạ tầng tại địa phương

Mặc dù định hướng du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn, nhưng số vốn đầu tư, cũng như khả năng thu hút vốn đầu tư FDI trong du lịch tại TT-Huế gần như xếp cuối bảng trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Điều này tạo ra một trở ngại lớn cho việc đầu tư cơ sở hạ tầng kết nối các địa điểm du lịch, hoàn thiện chất lượng dịch vụ tại các điểm du lịch. Trong tình hình này, địa phương cần phải xác định các xếp hạng ưu tiên và lấy ý kiến của các bên liên quan trong việc đầu tư các hạng mục cơ sở hạ tầng thật sự mang lại hiệu quả cao. Bên


canh đó, TT-Huế cần phải (i) tích cực tìm kiếm các nguồn vốn tài trợ của các tổ chức, chính phủ trong và ngoài nước trong việc bảo tồn di sản văn hóa và tài nguyên thiên nhiên,

(ii) kêu gọi các nhà đầu tư chiến lược với nguồn lực đảm bảo đầu tư vào các khu du lịch có tiềm năng tại TT-Huế (tập trung tại Vườn quốc gia Bạch Mã, vịnh Lăng Cô và các bãi biển đẹp, đầm phá Tam Giang – Cầu Hai…), (iii) đẩy mạnh hợp tác công tư PPP trong tất cả các lĩnh vực: bảo tồn, xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác du lịch.

Thu hút vốn đầu tư thành công cũng là một trong những điều kiện cơ bản để địa phương có nguồn lực cải thiện cơ sở hạ tầng cứng, đặc biệc là cơ sở hạ tầng cứng tại các địa điểm du lịch ngoại thành, tạo điều kiện thuận lợi trong việc tham quan của du khách.

4.3. Hạn chế của luận văn


Luận văn chỉ tiếp cận phân tích NLCT cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế trong bối cảnh so sánh với Quảng Nam, chưa làm rõ bối cảnh so sánh của địa phương với các tỉnh thành lân cận hoặc các địa phương có cùng lợi thế di sản văn hóa, thiên nhiên thế giới. Thêm nữa, luận văn chưa đủ nguồn lực để làm rõ nghi vấn thất thu thuế trong lĩnh vực du lịch và vấn đề trùng tu, bảo tồn di sản văn hóa tại địa phương.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023