Thực Trạng Lao Động Ngành Du Lịch Tỉnh Thừa Thiên Huế Từ Năm 2012 Đến Năm 2015


Phụ lục 2.4: Trình bày các giả thuyết nghiên cứu


Giả thuyết H1: Tài nguyên du lịch thúc đẩy năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tại Thừa Thiên Huế.

Bất cứ một cụm ngành nào thì “Điều kiện các nhân tố đầu vào” là vô cùng quan trọng. Cụm ngành du lịch không ngoại lệ, khi mà tài nguyên du lịch tác động rất lớn đến năng lực cạnh tranh của cụm ngành. Theo đánh giá ban đầu của tác giả, Thừa Thiên Huế có các tài nguyên du lịch sau.

Tài nguyên du lịch thiên nhiên, sinh thái.


Với địa hình đa dạng và được chia làm ba vùng rõ rệt: vùng rừng núi sát với biên giới Lào chiếm ¼ diện tích, vùng trung du có độ cao trung bình khoảng 500m so với mực nước biển chiếm ½ diện tích và vùng đồng bằng nhỏ, hẹp, nằm song song với bờ biển và hệ thống đầm phá Tam Giang rộng lớn, tỉnh TTH có nhiều lợi thế trong việc khai thác các tuyến du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên và trải nghiệm. Đặc biệt, nơi đây có những con sông lớn như: sông Ô Lâu, sông Bồ, sông Hương, sông Truồi, sông Cầu Hai... tạo ra những giá trị cảnh quan độc đáo cho vùng đất này. Bờ biển dài trên 120km đem lại những giá trị to lớn cho du lịch biển với những địa điểm nổi tiếng như Thuận An, Hải Dương, Vinh Mỹ,… Đáng chú ý, Lăng Cô được Câu lạc bộ các vịnh biển đẹp nhất thế giới (Worldbays) bình chọn là “vịnh đẹp thế giới” vào năm 2009. Bên cạnh đó, rừng quốc gia Bạch Mã với thảm động thực vật phong phú cùng cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp ở độ cao 1.450m là một trong những điểm đến thú vị cho khách du lịch.

Tài nguyên du lịch văn hóa, di sản.


Với bề dày lịch sử văn hóa, truyền thống cùng những nét độc đáo của vùng đất Cố đô triều Nguyễn, TTH là một vùng đất giàu tiềm năng về du lịch văn hóa di sản. Các bằng chứng khảo cổ cho thấy rằng đây là vùng đất có lịch sử lâu đời. Sự có mặt của con người khoảng trên dưới 5.000 năm về trước, gắn liền với các nền văn hóa Sa Huỳnh, Đông Sơn, hay Chăm - pa sau này đã tạo nên những địa điểm tham quan thú vị. Bên cạnh đó, quần thể di tích cố đô Huế và nhã nhạc cung đình Huế đã được UNESCO ghi vào danh mục di sản văn hóa thế giới là những sức bậc mới cho ngành du lịch tỉnh nhà. Hệ thống các điểm tham quan liên quan đến dấu tích nhà Nguyễn trải rộng trên địa bàn với: Kinh thành Huế, Hoàng Thành Huế, các lăng tẩm được bảo tồn và tôn tạo tốt của các đời vua Gia Long, Minh


Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Dục Đức, Đồng Khánh, Khải Định,… cùng các đền, đài, cung điện phong phú cấu thành một tổ hợp di tích đặc trưng chỉ có ở TTH. Kiến trúc nhà vườn Kim Long độc đáo với không gian xanh hòa quyện cùng nét tinh tế của kiến trúc Pháp cũng là một điểm nhấn cho các tour, tuyến tham quan.

Giả thuyết H2: Chất lượng cơ sở hạ tầng tốt thúc đẩy năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tại Thừa Thiên Huế.

Cơ sở hạ tầng là một trong những chỉ tiêu quan trọng đối với sự thu hút đầu tư của tỉnh, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh. Theo PCI, chỉ số cơ sở hạ tầng được đo lường dựa trên 4 chỉ tiêu thành phần: (i) khu công nghiệp: đo lường mức độ sẵn có và chất lượng của các khu công nghiệp địa phương, (ii) đường giao thông: đánh giá mức độ bao phủ đường trải nhựa tại các tỉnh thành ở Việt Nam, các chi phí gián tiếp phát sinh từ đó, (iii) các dịch vụ công cộng: đo lường chi phí và độ tin cậy của dịch vụ viễn thông và năng lượng của địa phương và (iv) công nghệ thông tin: đo lường tiếp cận và ứng dụng công nghệ thông tin.

Đà Nẵng (1/63)

Thừa Thiên Huế (6/63)

Bình Định (15/63)

Quảng Ngãi (28/63)

Quảng Nam (47/63)

15.73000

18.93000

19.48000

20.35000

15.49000

16.55000

18.35000

18.03000

11.43000

16.52000

15.11000

19.8000

11.42000

14.22000

14.88000

18.14000

12.39000

14.53000

13.91000

12.88000

-

010

020

030

040

050

060

070

080

Khu Công nghiệp Đường Giao thông Vận Tải Năng lượng, Viễn Thông Internet

Hình: Đánh giá cơ sở hạ tầng ở Thừa Thiên Huế và các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ năm 2013





Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - 11


Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh 2013


So với các địa phương trong cả nước, Thừa Thiên Huế xếp vị thứ 6/63 tỉnh thành, nằm trong nhóm được đánh giá cao nhất về chất lượng cơ sở hạ tầng, chỉ xếp sau Đà Nẵng (vị thứ 1/63) trong Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. Tất cả các chỉ tiêu đánh giá của tỉnh đều cao hơn mức trung bình so với cả nước. Đối với Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung,


ngoại trừ chỉ tiêu Internet thấp hơn hẳn so với các tỉnh khác, còn lại tất cả các chỉ tiêu đều được đánh giá tốt, tương đương hoặc cao hơn các tỉnh khác.

Kết quả trên khá tương đồng với Báo cáo Chỉ số năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương năm 2013, dựa trên đánh giá của người dân và doanh nghiệp đang sinh sống và khai thác tại từng địa phương, Thừa Thiên Huế có chỉ số hội nhập về cơ sở hạ tầng thuộc nhóm dẫn đầu trong các tỉnh được lựa chọn.

Hình: Bảng xếp hạng trụ cột Hạ tầng


Thừa Thiên Huế

Nguồn: AusAID, Báo cáo Năng lực hội nhập kinh tế quốc tế cấp địa phương 2013


Rõ ràng rằng, việc có một cơ sở hạ tầng đảm bảo sẽ giúp cho việc kết nối các điểm đến du lịch trong tỉnh và ngoài tỉnh được tốt hơn, du khách có nhiều cơ hội hơn để tiếp cận các điểm đến mới trong phạm vi Thừa Thiên Huế trong thời gian cho phép. Điều này cũng góp phần thúc đẩy năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch Thừa Thiên Huế.

Giả thuyết H3: Sự hạn chế chất lượng lao động du lịch cản trở năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tại Thừa Thiên Huế.

Báo cáo kỹ thuật “Nghiên cứu khảo sát lực lượng lao động du lịch năm 2015, Khu vực 3 tỉnh Duy hải miền Trung: Thừa Thiên huế, Thành phố Đà Nẵng và Quảng Nam” của Chương trình Phát triển năng lực Du lịch có Trách nhiệm với môi trường và xã hội do Liên


minh Châu Âu tài trợ chỉ ra những mặt hạn chế của lực lượng lao động ngành du lịch tại ba tỉnh duyên hải miền Trung là Thừa Thiên Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng.

Lao động trong lĩnh vực lưu trú: lực lượng lao động trong lĩnh vực lưu trú hiện nay có trình độ tay nghề còn thấp, nhất là ở các vị trí quan trọng, vị trí quản lý. Đa số các doanh nghiệp có nhận thức tốt trong vai trò công tác đào tạo tại chỗ, tuy nhiên mức ngân sách cho đào tạo còn hẹn hẹp và thiếu giảng viên có kinh nghiệm (79% doanh nghiệp không có ngân sách cho đào tạo). Chưa có sự phối hợp tốt giữa cơ sở đào tạo và doanh nghiệp.

Lao động trong lĩnh vực lữ hành: Theo Tổng cục Du lịch (2015), chỉ có 19 doanh nghiệp được cấp giấy phép lữ hành quốc tế tại Thừa Thiên Huế (so với 26 tại Quảng Nam và 72 tại Đà Nẵng) và 972 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ. Tỷ lệ lao động tại các vị trí có bằng cấp cao (đại học), nhưng mức độ được đào tạo về nghiệp vụ du lịch lại thấp (trên cơ sở bậc nghề VTOS hoặc tương đương), nhất là vị trí Giám đốc sản phẩm và Hướng dẫn viên du lịch. Điều này gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng dịch vụ cũng như chương trình du lịch và sự hài lòng, trải nghiệm của du khách.

Lao động trong các cơ sở đào tạo về du lịch: số lượng giảng viên có bằng Tiến sỹ chiếm tỷ lệ rất nhỏ (không quá 3% ở mỗi bộ môn), chỉ có một tỷ lệ nhỏ cán bộ giảng viên được cấp chứng chỉ VTOS (khoảng 6% ở bộ môn tiếng Anh cho đến 20% đối với bộ môn Quản lý khách sạn). Bên cạnh đó, quy mô của đội ngũ giảng viên tính trên các bộ môn còn thấp, nếu không có kế hoạch tuyển dụng trong thời gian tới, sẽ khó đảm bảo nhu cầu đào tạo cho lực lượng lao động được dự báo.

Giả thuyết H4: Sự thiếu hụt sản phẩm du lịch thúc đẩy năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tại Thừa Thiên Huế.

Sản phẩm du lịch chính ở Thừa Thiên Huế là du lịch di sản văn hóa, chủ yếu tập trung tại Quần thể di sản Huế (bao gồm nhã nhạc cung đình), lăng tẩm và đền điện bên sông Hương, thiếu các sản phẩm mới trong thời gian dài nên chưa mở rộng được thị trường. Trong khi đó, các di tích lịch sử văn hóa ở Thành phố Huế mới chỉ được khai thác một phần trên cơ sở các địa điểm cũ, chưa mở rộng thêm các địa điểm mới, các khu di tích và danh thắng khác vẫn chưa được tu bổ và tôn tạo hoàn chỉnh để trở thành các địa điểm du lịch hấp dẫn.

Đối với du lịch ban đêm, ngoài ca Huế trên sông Hương và phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, hầu như có rất ít các chương trình vui chơi và thưởng thức văn hóa về đêm. Bên cạnh đó,


Thừa Thiên Huế thiếu các địa điểm vui chơi, mua sắm và giải trí để giữ chân khách du lịch (Đức Quang, 2016).

Đối với sản phẩm du lịch lễ hội. Ngoài các lễ hội được tổ chức hàng năm, Thừa Thiên Huế có hai lễ hội chính thu hút lượng lớn khách du lịch trong và ngoài nước là Festival Huế (tổ chức vào năm chẵn) và Festival nghề truyền thống (tổ chức vào năm lẽ). Mặc dù một số ý kiến cho rằng các chương trình Festival hằng năm đang dần nhàm chán và trùng lắp (Đăng Khoa, 2016), nhưng đây vẫn là một điểm sáng hiếm hoi trong việc thu hút khách du lịch Thừa Thiên Huế .

Đối với sản phẩm du lịch du lịch biển. Mặc dù rất có thế mạnh về du lịch biển (chiều dài hơn 125km bờ biển với nhiều bãi biển đẹp như: Cảnh Dương, Tư Hiền, Thuận An, Lăng Cô… và phá Tam Giang – Cầu Hai) nhưng lại chưa phát triển: các bãi biển nằm cách xa trung tâm thành phố, số lượng dự án đầu tư du lịch biển nhiều nhưng chưa được triển khai (2/3 dự án vẫn chỉ nằm trên giấy), đầu tư vào du lịch biển chủ yếu là các cơ sở dân doanh nhỏ lẻ, mang tính mùa vụ.


Phụ lục 3.1: Thực trạng lao động ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế từ năm 2012 đến năm 2015


năm

năm

năm

STT

Chỉ Tiêu ĐVT

2012

2014

2015

I

Nhân lực ngành du lịch




1

Tổng số lao động ngành du lịch người

10.500

11.400

12.000


Lao động trực tiếp người

9.188

10.000

10.550


Lao động gián tiếp người

1.312

1.400

1.450

2

Trình độ lao động





ĐH, CĐ trở lên %

29

33

35


Sơ cấp, Trung cấp %

50

48

49


Chưa qua đào tạo %

21

18

16

3

Lĩnh vực





Lao động tại khách san, nhà hàng người

9.120

9.950

10.500


Lao động tại cơ sở lữ hành người

623

700

750


Lao động tại các cơ sở vận chuyển người

150

180

200


Dịch vụ khác người

607

570

550

4

Nghiệp vụ





Lao động quản lý người

1.282

1.350

1.400


Lao động nghiệp vụ người

8.525

9.250

9.400

5

Số hướng dẫn viên du lịch người

683

800

1.200


Tỷ lệ biết ngoại ngữ %

77

80

80

II

Cơ sở đào tạo, dạy nghề chuyên ngành du lịch




1

Tổng số cơ sở

6

10

10


Đại học cơ sở

1

3

3


Cao đẳng cơ sở

2

2

2


Trung cấp cơ sở

3

5

5


Dạy nghề cơ sở

0



2

Số lượng sinh viên du lịch ra trường người/năm

450

1.050

1.100

III

Đơn vị lữ hành





Tổng số đơn vị

66

73

81


Quốc tế đơn vị

16

17

39


Nội Địa đơn vị

30

33

33


Đại lý, VP nội địa đơn vị

20

23

9

Nguồn: Sở Du lịch Thừa Thiên Huế, 2016


Phụ lục 3.2: Các cơ sở đào tạo nhân lực ngành du lịch tại Thừa Thiên Huế STT Cơ sở đào tạo

1 Khoa Du lịch – Đại học Huế


2 Đại học Phú Xuân


3 Cao đẳng Nghề Du lịch Thừa Thiên Huế


4 Cao đẳng Công nghiệp Huế


5 Cao đẳng Nghề Nguyễn Tri Phương


6 Trung cấp Âu Lạc Huế


7 Trung cấp Kinh tế - Du lịch Duy Tân


Nguồn: Tác giả tự tổng hợp

-75-


Phụ lục 3.3: Vốn đầu tư trên địa bàn của các tỉnh thuộc Vùng kinh tế trọng điểm Trung bộ


2012 2013 2014 2015 4 năm

Số tuyệt đối (tỷ VND)

Tỷ trọng (%)

Số tuyệt đối (tỷ VND)

Tỷ trọng (%)

Số tuyệt đối (tỷ VND)

Tỷ trọng (%)

Số tuyệt đối (tỷ VND)

Tỷ trọng

(%) (tỷ VND)

Vốn đầu tư trên địa bàn theo giá so sánh 2010

Thừa Thiên Huế

9.893,43

100

10.819,06

100

11.325,25

100

12.251,96

100

44.289,69

Quảng Nam

11.305,43

100

12.121,74

100

14.448,47

100

16.020,17

100

53.895,82

Quảng Ngãi

8.694,04

100

8.760,75

100

10.938,67

100

12.019,84

100

40.413,30

Đà Nẵng

24.995,25

100

23.244,04

100

23.426,78

100

23.875,13

100

95.541,20

Phú Yên

13.310,00

100

15.519,00

100

18.520,00

100

N/A

N/A

N/A

Vốn đầu tư dịch vụ lưu trú và ăn uống theo giá so sánh 2010

Thừa Thiên Huế

1.743,13

17,62

1.003,49

9,28

368,07

3,25

521,93

4,26

3.636,62

Quảng Nam

196,43

1,74

404,05

3,33

462,21

3,20

534,00

3,33

1.596,70

Quảng Ngãi

508,33

5,85

466,89

5,33

680,95

6,23

708,92

5,90

2.365,09

Đà Nẵng

1.901,50

7,61

1.762,65

7,58

1.795,63

7,66

1.803,65

7,55

7.263,43

Phú Yên

105,00

0,79

546,00

3,52

633.,0

3,42

N/A



Vốn đầu tư cho vui chơi giải trí theo gía so sánh 2010

Thừa Thiên Huế

122,53

1,24

132,00

1,22

223,11

1,97

192,36

1,57

670,00

Quảng Nam

59,29

0,52

248,18

2,05

392,75

2,72

332,58

2,08

1.032,79

Quảng Ngãi

2,33

0,03

6,31

0,07

12,18

0,11

15,62

0,13

36,43

Đà Nẵng

612,23

2,45

1.121,58

4,83

1.156,31

4,94

1.176.97

4,93

4.067,09

Phú Yên

9

0,07

76

0,49

100

0,54

N/A

N/A

N/A


Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng và Phú Yên từ năm 2012 đến năm 2015

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí