Các Địa Điểm Tham Quan Phổ Biến Của Khách Du Lịch Tại Tt-Huế


Liên kết du lịch chưa phát huy hiệu quả

TT-Huế đã có nhiều chương trình liên kết với các địa phương lân cận và trong cả nước, gần đây nhất là chương trình liên kết giữa TT-Huế, Quảng Nam, Đà Nẵng và Lâm Đồng vào cuối năm 2015. Trong đó, điển hình là chương trình hợp tác xúc tiến du lịch “Ba địa phương, một điểm đến” với Quảng Nam và Đà Nẵng được tiến hành từ năm 2002, xoay quanh các nội dung chủ yếu: (i) quy hoạch, kêu gọi đầu tư, (ii) xúc tiến, quảng bá du lịch,

(iii) xây dựng sản phẩm du lịch và (iv) bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực và quản lý nhà nước về du lịch.

Hiện tại, các tỉnh luân phiên chịu trách nhiệm, lãnh đạo và gây quỹ cho các sáng kiến chung. Tuy nhiên, ngoài “Con đường Di sản miền Trung” được thiết lập năm 2004, thành quả đạt được chỉ là một số chiến dịch nhỏ và các tập quảng cáo được thực hiện chung. Sự kiên kết của các địa phương này khá yếu: chưa có trang web chung để thực hiện các hoạt động xúc tiến, các thông tin ấn phẩm giới thiệu du lịch các địa phương tại các chương trình quảng bá còn rời rạc, chưa thống nhất logo và slogan du lịch. Gần đây nhất, ba địa phương đã ký kết biên bản thỏa thuận sử dụng chung thương hiệu điểm đến với tên gọi là “The Essence of Vietnam – Tinh hoa Việt Nam”, nhưng vẫn thiếu các chương trình để quảng bá thương hiệu.



Hộp 3.4: Liên kết du lịch chưa phát huy hiệu quả

Ông Lê Hữu Minh, Phó Giám đốc phụ trách Sở Du lịch TT-Huế: “Mối liên kết giữa ba địa phương chỉ mới dừng lại ở cơ quan quản lý Nhà nước, các hiệp hội du lịch, trong các hoạt động xúc tiến quảng bá, tổ chức các đoàn famtrip, trao đổi kinh nghiệm về công tác quản lý, đào tạo bồi dưỡng nhân lực. Thực tế, các doanh nghiệp chưa thực sự bắt tay nhau để tạo ra những sản phẩm dùng chung cho ba địa phương. Đây là một điểm yếu trong liên kết”.

Nguồn: Minh Hiền (2016), Khó liên kết phát triển du lịch. Báo điện tử TT-Huế.

Ông Trần Đình Minh Đức, Phó Chánh văn phòng Sở Du lịch TT-Huế: “Liên kết du lịch giữa TT-Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng là mạnh nhất, có nhiều chương trình hỗ trợ nhất từ trước đến nay. Tuy nhiên, sự liên kết không được hiệu quả do cơ chế liên kết không rõ ràng. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng cạnh tranh của ba địa phương trong lĩnh vực du lịch”.

Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu chuyên gia Sở Du lịch TT-Huế


3.3. Các điều kiện cầu


Số lượt khách du lịch, tham quan đến TT-Huế tăng dần qua các năm, ngoại trừ sự sụt giảm vào năm 2009. Giai đoạn 2008 – 2015, lượng du khách tăng gần 1,7 lần, từ 1.932.000 lượt năm 2008 lên đến 3.126.495 lượt năm 2015. Tuy nhiên, tỷ lệ khách quốc tế đến địa phương giảm đáng kể từ 42% xuống 32% cũng trong giai đoạn này. Tương tự, tỷ lệ khách lưu trú chứng kiến sự sụt giảm mạnh, từ mức 87% năm 2008 xuống còn 57% năm 2015.

Hình 3.9: Lượt khách đến tỉnh TT-Huế năm 2008 - 2015


3500000.0

100%

3000000.0

3126495.0

2906755.0

2544762.02599837.0

90%


80%

2500000.0

70%

2000000.01932000.0

2054370.0

1745213.0

60%

1605596.0

50%

1500000.0

40%

1000000.0

30%


20%

500000.0

10%

.0

0%

2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 2015

Khách tham quan, du lịch

Tỷ lệ khách lưu trú

Khách lưu trú

Tỷ lệ khách quốc tế

Nguồn: Sở du lịch TT-Huế (2016)


Năm 2015, TT-Huế thu hút được 1.023.015 khách du lịch quốc tế, trong đó, phần lớn đến từ Pháp, Thái Lan, Hàn Quốc, Úc, Anh, Đức, Mỹ và Nhật (phụ lục 3.11). Một điểm đặc biệt là cơ cấu khách quốc tế đến TT-Huế gần như tương đồng với Quảng Nam, đây là một điều kiện khá thuận lợi để ngành du lịch của hai địa phương có thể liên kết trong việc thu hút và phục vụ du khách.

Ngoài Kinh thành Huế, các ngôi chùa, lăng tẩm và các di tích là các điểm đến thu hút du khách tham quan nhất, TT-Huế có các loại hình điểm đến phong phú khác như bãi biển Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương và các địa điểm tôn giáo, tâm linh khác (điện Hòn Chén, đền Huyền Trân Công Chúa). Tuy nhiên, các điểm đến như làng nghề, làng nông thôn,


rừng quốc gia Bạch Mã và các đầm phá ven biển vẫn chưa hấp dẫn được du khách trong và ngoài nước.

Kinh thành Huế

092%

093%

Các ngôi chùa (Thiên Mụ, Huyền Không Sơn Thượng, Từ Đàm, Thiền Lâm, Từ Đàm…)

051

065%

Lăng tẩm và các di tích ngoài Kinh thành Huế

055%

057%

Biển Lăng Cô, Thuận An, Cảnh Dương


Các địa điểm tôn giáo và tâm linh khác (đền Huyền Trân Công chúa, điện Hòn Chén, Trúc…

Đầm phá ven biển (phá Tam Giang, đầm Lập An, đầm Cầu Hai…)

Làng nghề, làng nông thôn (Phước Tích, Cầu ngói Thanh Toàn, Phường Đúc…)

1

Rừng Quốc gia Bạch Mã

A Lưới, Nam Đông


0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90% 100%


Khách quốc tế Khách nội địa


%

Hình 3.10: Các địa điểm tham quan phổ biến của khách du lịch tại TT-Huế




004%




020

%

02

%

008%


004%


007%


010%


006%


003%


006%


003%


001%


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - 6


Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả


Điều này có thể lý giải, khi có đến gần 65% khách nội địa và 97% khách quốc tế cho biết rằng TT-Huế không chỉ là điểm đến duy nhất trong chuyến du lịch hiện tại, do đó, các địa điểm tham quan trong phạm vi trung tâm thành phố Huế thường được du khách ưu tiên lựa chọn để tiết kiệm thời gian và thuận tiện cho lịch trình. Theo đó, Đà Nẵng và Quảng Nam có lượng khách nội địa lựa chọn kết hợp với du lịch TT-Huế cao nhất với tỷ lệ lần lượt là 51,3% và 34,2%. Đối với khách quốc tế, ngoại trừ Hà Nội và Hồ Chí Minh9, thì Quảng Nam, Đà Nẵng, Thái Lan và Campuchia là những lựa chọn hàng đầu với tỷ lệ lần lượt là 57,7%, 48,2%, 38,7% và 32,1%.


9 Khách quốc tế thường biết đến Hà Nội và Hồ Chí Minh khi tìm hiểu về du lịch Việt Nam trên bản đồ du lịch thế giới. Bên cạnh đó, đây là hai điểm đến có lợi thế nhất định về sân bay quốc tế và thường được khách quốc tế lựa chọn đầu tiên khi đến Việt Nam.


Hình 3.11: Các điểm đến mà khách du lịch sẽ viếng thăm cùng với TT-Huế


Hà Nội 07%

76%

Hồ Chí Minh 07%

72%

Quảng Nam (Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn,…)

Đà Nẵng (Bà Nà Hills, Núi Ngũ Hành Sơn, Bán đảo Sơn Trà…)

Thái Lan (Băng Cốc,…)01%

34%

58%

51%

48%

39%

Campuchia (Siem Reap, Phnom Penh…)01%

32%

Địa điểm khác 05%

26%

Lào (Champasak, Viêng Chăn,…) 03%

20%

Quảng Bình (Phong Nha – Kẻ Bàng, Biển Nhật Lệ,…)

14%

14%

Quảng Trị (Thành cổ Quảng Trị, Biển Cửa Việt,…) 13% 04%

Chỉ du lịch tại Thừa Thiên Huế

36%

04%

0% 10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%100%

Khách nội địa Khách quốc tế

Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả


Hầu hết các hoạt động của du khách có liên quan đến tham quan các điểm đến di sản, văn hóa lịch sử và tìm hiểu vể văn hóa Huế. Bên cạnh đó, chỉ có gần 30% khách quốc tế và 20% khách nội địa mua hàng thủ công, đồ lưu niệm (chủ yếu tại chợ Đông Ba, các làng nghề và một số điểm di tích) và tham gia một số hoạt động về đêm (tập trung tại khu vực phố tây Phạm Ngũ Lão). Ngoài ra, du thuyền trên sông Hương cũng là một dịch vụ có khả năng thu hút nhất định đối với du khách. Trong khi đó, hoạt động thưởng thức biểu diễn âm nhạc tại sân điện, tắm biển và thăm nhà vườn, nhà truyền thống lại không được du khách tham gia nhiều khi đến TT-Huế.


Hình 3.12: Các hoạt động khách du lịch sẽ tham gia khi đến TT-Huế


Tham quan các khu di tích, văn hóa lịch sử

80%

81%

Tìm hiểu văn hóa Huế Mua hàng thủ công, đồ lưu niệm

Tham gia các hoạt động về đêm (ngoại trừ du…

38%

54%

Thăm nhà vườn, nhà truyền thống Du thuyền trên sông Hương

Thưởng thức biểu diễn âm nhạc tại sân điện…

Tắm biển

7%

29%

19%

27%

16%

17%

14%

28%

0%

6%

3%

6%

11%

10% 20% 30% 40% 50% 60% 70% 80% 90%

Khách quốc tế Khách nội địa

Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả


Những đánh giá của du khách về các yếu tố quan trọng nhất đối với du lịch càng làm rõ nét hơn về tính tương đồng của du khách tại TT-Huế và Quảng Nam. Thiên nhiên, phong cảnh và bầu không khí hấp dẫn là yêu cầu quan trọng nhất đối với cả khách du lịch nội địa và quốc tế khi đến hai địa phương. Bên cạnh đó, các yếu tố ăn uống, đảm bảo hiệu quả chi tiêu và khí hậu thuận lợi cũng là các yêu cầu quan trọng đối với du khách. Việc đáp ứng được những yêu cầu này sẽ góp phần đảm bảo được sự hài lòng của du khách.

Bảng 3.1: 5 yêu cầu quan trọng nhất đối với du lịch tại TT-Huế và Quảng Nam



Khách nội địa

Khách quốc tế


Thiên nhiên, phong cảnh

Bầu không khí


Ăn uống

Thiên nhiên, phong cảnh

TT-Huế

Hiệu quả chi tiêu

Ăn uống


Bầu không khí

Lưu trú


Khí hậu, thời tiết

Hiệu quả chi tiêu


Thiên nhiên, phong cảnh

Thiên nhiên, phong cảnh


Bầu không khí

Bầu không khí

Quảng Nam

Ăn uống

Ăn uống


Khí hậu, thời tiết

Lưu trú


Hiệu quả chi tiêu

Khí hậu, thời tiết

Nguồn: ESRT (2015)


Hình 3.13: Đánh giá của du khách về tầm quan trọng và sự hài lòng đối với các khía cạnh du lịch TT-Huế

Quan trọng

Hài Lòng

Thiên nhiên, phong cảnh

Hiệu quả chi tiêu

Sự an toàn


Cuộc sống về đêm và hoạt động vui chơi giải trí


Thái độ phục vụ của nhân viên

100%

80%

60%

40%

20%

0%

Di tích văn hóa, lịch sử đa dạng

Mặt hàng lưu niệm, đặc sản địa phương

Bầu không khí, sự thân thiện của người dân địa phương


Khí hậu, thời tiết


Chất lượng của cơ sở lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ)

Dễ dàng đi đến

Chất lượng vệ sinh nói chung

Ăn uống

Thuận tiện trong việc di chuyển tại địa phương

Cơ sở hạ tầng địa phương

Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả Đối với TT-Huế, yếu tố di sản văn hóa lịch sử đa dạng (chiếm 92,7%), bầu không khí và sự thân thiện của người dân địa phương (80,9%), ăn uống (88,1%), sự an toàn (82,3%), hiệu quả chi tiêu (72,8%) và thiên nhiên phong cảnh (82,8%) là những yếu tố được khách du lịch đánh giá cao về sự hài lòng. Ngược lại, có đến 61,6% du khách cho rằng khí hậu và thời tiết quan trọng trong quyết định du lịch, nhưng đây là yếu tố đạt sự hài lòng thấp nhất của du khách khi đến TT-Huế với chỉ 33,2%. Bên cạnh đó, các mặt hàng lưu niệm, đặc sản địa phương (43,2%) và cuộc sống về đêm cũng như hoạt động vui chơi giải trí (41,8%) chưa đáp ứng được nhu cầu của du khách.

Cuộc sống về đêm và hoạt động vui chơi giải trí ở địa phương nhận được khá nhiều sự than phiền của du khách. Ngoài du thuyền trên sông Hương, phố đi bộ Nguyễn Đình Chiểu, phố Tây Phạm Ngũ Lão và một vài quán bar, nhà hàng, quán cà phê, hầu như rất ít các hoạt động phục vụ khách du lịch được tổ chức. Ngay cả phố Tây Phạm Ngũ Lão, là con đường được khách du lịch quốc tế tập trung đông nhất về đêm để vui chơi giải trí, cũng khá ngắn và


không có nhiều sự khác biệt so với các địa phương khác. Việc mở cửa Đại Nội về đêm được xem như là sự điểm sáng tích cực của địa phương trong việc đáp ứng nhu cầu du khách, mặc dù hiệu quả mang lại vẫn chưa rõ ràng và cần được kiểm chứng trong tương lai.

Trong khi đó, đối với các điểm tham quan, du lịch, rác và nhà vệ sinh là hai yếu tố bị du khách than phiều nhiều nhất, đặc biệt là khách quốc tế. Thêm vào đó, sự yếu kém về các dịch vụ đi kèm và thông tin hướng dẫn tại các điểm tham quan khiến trải nghiệm của du khách bị ảnh hưởng không nhỏ.

Hình 3.14: Đánh giá của du khách về chất lượng dịch vụ tại các địa điểm tham quan, du lịch


Yếu tố lịch sử hấp dẫn

Phong cảnh đẹp Yếu tố văn hóa, nghệ thuật hấp dẫn

Giá cả hợp lý An ninh trật tự đảm bảo

Nhân viên có thái độ nhiệt tình Công trình, hiện vật được bảo quản tốt Nhiều nội dung phong phú để tham quan Có nhiều dịch vụ đi kèm (ăn uống, đi lại…) Thông tin hướng dẫn đầy đủ và chính xác Rác được thu gom tốt, sạch sẽ

Nhà vệ sinh sạch sẽ

88%

87%

82%

72%

71%

69%

67%

65%

58%

57%

56%

48%

0% 20% 40% 60% 80% 100%


Đồng ý

Nguồn: Khảo sát khách du lịch của tác giả


Tựu chung lại, các địa điểm chính được du khách tham quan tập trung chủ yếu tại trung tâm thành phố Huế, với trọng tâm tham quan là quần thể di tích cố đô Huế. Các sản phẩm, hoạt động du lịch khác để cho du khách trải nghiệm khá sơ sài và nhàm chán. Đặc biệt, du khách đánh giá rất thấp về cuộc sống vui chơi giải trí về đêm của địa phương. Điều này làm giảm sức hấp dẫn của TT-Huế đối với khách du lịch, đồng nghĩa với NLCT cụm ngành phần nào bị ảnh hưởng. Do đó, nghiên cứu khẳng định giả thuyết H4: “Sự thiếu hụt sản phẩm du lịch cản trở NLCT cụm ngành du lịch tại TT-Huế”.


3.4. Các ngành công nghiệp phụ trợ và liên quan

3.4.1. Các thể chế hỗ trợ


Các cơ quan quản lý nhà nước


Sở Du lịch tỉnh TT-Huế đóng vai trò chính trong việc quản lý các hoạt động du lịch tại địa phương. Bên cạnh đó, Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương mại và Du lịch và Trung tâm Thông tin Xúc tiến Du lịch đóng vai trò trong việc triển khai các chương trình quảng bá, xúc tiến du lịch. Tuy nhiên, các cơ quan quản lý nhà nước và các doanh nghiệp du lịch chưa có sự liên kết chặt chẽ. Theo đó, những chương trình liên kết du lịch các địa phương trong và ngoài nước, chương trình quảng bá xúc tiến du lịch vẫn được tỉnh tổ chức đều đặn hằng năm, tuy nhiên, sự hiệu quả và tính lan tỏa của các chương trình đến doanh nghiệp không nhiều.

Về quy hoạch trong phát triển du lịch. Ngoài loại hình du lịch di sản, ngành du lịch TT- Huế chưa xác định một cách rõ ràng định hướng để phát triển các loại hình du lịch khác, do có quá nhiều sự lựa chọn dựa trên sự giàu có về tài nguyên thiên nhiên và nền văn hóa phong phú. Các định hướng được xác định phát triển trong Nghị quyết Tỉnh Ủy tháng 11/2016 bao phủ hầu hết các loại hình du lịch: du lịch di sản; du lịch nghỉ dưỡng, chữa bệnh; du lịch cộng đồng; du lịch sinh thái; du lịch biển, đầm phá; du lịch hội nghị, hội thảo; du lịch ẩm thực; du lịch vui chơi, giải trí; du lịch mua sắm (phụ lục 3.12). Trong khi đó, quy hoạch tổng thể phát triển du lịch của tỉnh TT-Huế được thực hiện bởi tổ chức Foundation of Future của Singapore lại xác định xây dựng TT-Huế trở thành một thành phố Xanh, với 11 dự án đề xuất tìm kiếm nhà đầu tư, tập trung chủ yếu vào phát triển du lịch gắn với nông thôn, làng sinh thái, khách sạn nổi, làng văn hóa và làng thủ công mỹ nghệ (phụ lục 3.13). Tuy nhiên, sẽ là rất tốn kém để liên kết các địa điểm du lịch khi đầu tư dàn trải trên một địa bàn rộng như TT-Huế, trong khi du khách thường hạn chế về thời gian để có thể trải nghiệm các dịch vụ du lịch.

Về hoạt động xúc tiến và quảng bá du lịch. Ngành du lịch địa phương chủ yếu quảng bá điểm đến, sản phẩm du lịch và Festival Huế thông qua trang web www.dulich.thuathienhue.gov.vn, www.vietnamhuekanko.com(tiếng Nhật), gửi email đến các doanh nghiệp du lịch trong và ngoài nước, phát hành ấn phẩm, tổ chức sự kiện quảng bá du lịch, tham gia các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước, đón các đoàn famtrip và

Xem tất cả 111 trang.

Ngày đăng: 25/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí