Các Kênh Tiếp Cận Thông Tin Về Du Lịch Tt-Huế Của Du Khách


presstrip. Bên cạnh đó, TT-Huế đã xây dựng các pano dẫn tuyến10, xây dựng Trung tâm thông tin du lịch và hỗ trợ du khách để quảng bá tại chỗ và hỗ trợ du khách về sản phẩm dịch vụ. Mặc dù vậy, ngân sách dành cho hoạt động xúc tiến của địa phương khá thấp, chỉ từ 1,2 tỷ VND đến 1,5 tỷ VND mỗi năm11, và thiếu vắng hoàn toàn sự tham gia của doanh nghiệp trong các hoạt động này.

80.00%

70%

70.00%


60.00%


50.00%

38%

48%

40.00%

33%

31%

30.00%

23%

27%

20.00%

10.00%

10%

03%

05%

03%

03%

01%

05%

00%

.00%

Trang thông tin điện tử

Trang web du lịch của

Trang Trang Trung Tivi, đài, Hội chợ, Các công Bạn bè, web của web khác tâm thông sách báo, triễn lãm ty du lịch, người

các đơn của các của tỉnh tỉnh Thừa vị kinh đơn vị

tin xúc tạp chí du tiến du lịch

lữ hành, khách sạn

thân

Thừa Thiên Huế

Thiên doanh du ngoài tỉnh lịch tỉnh

Huế

lịch tại Thừa tỉnh Thừa Thiên Thiên Huế

Huế

Khách nội địa

Thừa Thiên Huế

Khách quốc tế

12%

09%

08%

Hình 3.15: Các kênh tiếp cận thông tin về du lịch TT-Huế của du khách













Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế - 7


Nguồn: Nguồn: Kết quả khảo sát khách du lịch của tác giả


Tuy nhiên, những hoạt động này không mang lại hiệu quả cao, khi du khách biết đến điểm đến TT-Huế chủ yếu thông qua bạn bè, người thân và kênh ti vi, đài, sách báo, tạp chí du lịch. Ngoài ra, một tỷ lệ không nhỏ khách quốc tế biết đến du lịch địa phương thông qua các trang web khác của các đơn vị ngoài tỉnh TT-Huế (chủ yếu thông qua các web du lịch quốc tế như Tripadvisor, Ivivu, Agoda, …).


10 Hiện tại, chỉ mới xây dựng pano dẫn tuyến tại Cảng Chân Mây – Lăng Cô, tuyến du lịch đàm phá Tam Giang tại Quảng Điền, tuyến du lịch nhà vườn Phú Mộng – Kim Long và tuyến du lịch biển Thuận An tại huyện Phú Vang.

11 Trong khi đó, để thuê một gian hàng quảng bá ở một số nước châu Âu đã lên đến nửa tỷ đồng, hay chi phí cho một chuyến quảng bá tại Singapore đã mất 250 triệu đồng (Đức Quang, 2016).


Hiệp hội du lịch tỉnh TT-Huế


Hiệp hội du lịch TT-Huế được thành lập vào ngày 08/01/2016 theo quyết định 21/QĐ- UBND, dưới sự hợp nhất của hiệp hội du lịch và hiệp hội khách sạn. Mặc dù là tổ chức đóng vai trò điều phối hoạt động, làm cầu nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước và doanh nghiệp du lịch, nhưng vai trò của hiệp hội là khá mờ nhạt. Hiệp hội chưa kiểm soát được tình trạng cạnh tranh bằng cách hạ giá, bất chấp chất lượng dịch vụ của một số cơ sở lưu trú và lữ hành.

Hệ thống giáo dục đào tạo


TT-Huế có hệ thống giáo dục đào tạo trong lĩnh vực du lịch đầy đủ các cấp học, khá tốt so với các địa phương lân cận. Trong đó, trường Cao đẳng Du lịch Huế và Khoa Du lịch trực thuộc Đại học Huế đóng vai trò quan trọng trong việc đào tạo đội ngũ lao động chất lượng cao.

Các chính phủ và tổ chức quốc tế


Là một điểm đến hấp dẫn và nổi tiếng12, TT-Huế nhận được nhiều sự quan tâm hỗ trợ từ các tổ chức. Giai đoạn 1992 – 2014, chỉ riêng Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã kêu gọi được sự tài trợ của các chính phủ và tổ chức quốc tế cho 42 dự án, với tổng ngân sách tài trợ đạt gần 8 triệu USD, chủ yếu là các dự án liên quan đến trùng tu, tôn tạo, phục chế di tích và đào tạo nhân lực (phụ lục 3.14). Trong thời gian gần đây, sự hỗ trợ chủ yếu đến từ các tổ chức như: EU, Tổ chức phát triển Hà Lan, JICA, ADB, ILO, UNESCO, Dự án Luxembourg (phụ lục 3.15). Đa phần các dự án đều hướng đến việc phát triển du lịch bền vững, có trách nhiệm với môi trường và cộng đồng, thực hiện đào tạo và dạy nghề du lịch, hỗ trợ chính sách và tăng cường thể chế, nâng cao năng lực của các hiệp hội và đối tác du lịch. Đặc biệt, dự án được thực hiện bởi Liên minh Châu Âu đã đóng vai trò quan trọng trong việc liên kết phát triển du lịch tại TT-Huế, Quảng Nam và Đà Nẵng, thông qua việc phát triển thương hiệu, trang web quảng bá các sản phầm du lịch chung của 3 địa phương.


12TT-Huế nằm trong 10 điểm đến hấp dẫn nhất khu vực châu Á năm 2016, do chuyên trang du lịch lớn nhất thế giới TripAdvisor công bố.


3.4.2. Các ngành dịch vụ hỗ trợ và liên quan


Dịch vụ lưu trú và ăn uống


Tổng số cơ sở lưu trú tại tỉnh cho đến nay không có nhiều biến động, kể từ khi tăng trưởng vượt bậc vào năm 2011. Năm 2010, toàn tỉnh chỉ có 313 cơ sở với 7.284 phòng và 13.246 giường, đến năm 2015, tỉnh có 543 cơ sở với 10.314 phòng và 17.068 giường. Tuy nhiên, số cơ sở được xếp hạng sao chỉ chiếm trung bình 23% tổng số cơ sở lưu trú và hầu như không có sự gia tăng đáng kể nào trong 5 năm qua, phân khúc cơ sở lưu trú chiếm chủ đạo là hệ thống nhà nghỉ, nhà trọ (Phụ lục 3.16)

600


500


400


300


200


100


0

18000.0

16000.0

14000.0

12000.0

10000.0

8000.0

6000.0

4000.0

2000.0

.0

2010 2011 2012 2013 2014 2015

Tổng số cơ sở lưu trú

Tổng số phòng

Cơ sở lưu trú có sao

Tổng số giường

Số cơ sở lưu trú

Số phòng, số giường

Hình 3.16: Thống kê cơ sở lưu trú tại TT-Huế






Nguồn: Sở Du lịch TT-Huế (2016)


Tương tự như Quảng Nam, các cơ sở lưu trú và ăn uống tại TT-Huế chủ yếu là các doanh nghiệp nhỏ, phần lớn có quy mô vốn dưới 5 tỷ đồng. Mặc dù khách du lịch đến TT-Huế gia tăng trong 5 năm trở lại đây, tuy nhiên, công suất sử dụng phòng chỉ quanh quẩn ở mức 55% (Sở Du lịch TT-Huế, 2016), thấp hơn công suất sử dụng phòng bình quân cả nước là 61,9% trong năm 2015 (Grant Thornton Việt Nam, 2016). Bên cạnh đó, thời gian lưu trú qua đêm trung bình tại TT-Huế chỉ đạt 2,4 đêm (cả khách nội địa và quốc tế), thấp hơn nhiều so với Quảng Nam và Đà Nẵng. Điều này hoàn toàn có thể lý giải, với điểm yếu cốt lõi là thiếu các sản phẩm du lịch về đêm, khách du lịch thường chỉ tham quan (chủ yếu là thành phố Huế) trong ngày, sau đó sẽ đến hai địa phương là Quảng Nam (tham quan phố


cổ Hội An về đêm) và Đà Nẵng (nhiều nhà hàng, khách sạn, địa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn). Ưu thế về khoảng cách giữa Hội An và Đà Nẵng khiến TT-Huế gặp khó khăn trong việc thu hút lượng khách từ Đà Nẵng đến địa phương. Đây cũng là một trong yếu tố cơ bản hạn chế khả năng chi tiêu của du khách tại TT-Huế và đặt ra thách thức không nhỏ đối với việc khuyến khích du khách lưu lại lâu hơn.

Dưới 1 tỷ đồng

Từ 10 đến dưới 50 tỷ đồng

Từ 1 đến dưới 5 tỷ đồng

Từ 50 tỷ đồng trở lên

Từ 5 đến dưới 10 tỷ đồng

47%

%

Hình 3.17: Cơ cấu doanh nghiệp lĩnh vực dịch vụ lưu trú, ăn uống của tỉnh TT-Huế và Quảng Nam



19%


11%

12%

11%


45

37%

10%

5%

3%


18%

35%

11%

23%

12%


33%

41%

15%

9%

%





2

DỊ C H VỤ L Ư U T R Ú DỊ C H VỤ ĂN UỐ NG T H Ừ A T H I Ê N H U Ế

DỊ C H VỤ L Ư U T R Ú DỊ C H VỤ ĂN UỐ NG Q U Ả N G N A M


Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT-Huế và Quảng Nam, 2015


7

6

5

4

3

2

1

0

5.6

6

3.3

2.4

1.8

2.4

Thừa Thiên Quảng Đà Nẵng Thừa Thiên Huế Nam Huế

Quảng Nam

Đà Nẵng

Khách du lịch nội địa Khách du lịch quốc tế

Đêm

Hình 3.18: Thời gian lưu trú của khách du lịch theo từng tỉnh


Nguồn: ESRT (2015)


Dịch vụ lữ hành

Tính đến hết năm 2015, tỉnh TT-Huế có 81 đơn vị lữ hành, với 39 đơn vị quốc tế, 33 đơn vị nội địa và 9 đại lý, văn phòng nội địa (Sở Du lịch TT-Huế, 2016). Tuy nhiên, đa phần các doanh nghiệp lữ hành địa phương có quy mô nhỏ, tập trung khai thác mảng du lịch di sản trong nội đô thành phố Huế, cạnh tranh chủ yếu về giá và ít đưa ra các sản phẩm du lịch mới lạ, hấp dẫn. Trên thực tế, lượng khách theo tour đến TT-Huế chủ yếu là của các công ty lữ hành lớn trong và ngoài nước, du khách chỉ ghé TT-Huế trong một thời gian khá ngắn và tiếp tục di chuyển đến Hội An, Đà Nẵng… theo hành trình đã định sẵn.

Quán bar, phòng trà, rạp chiếu phim


Địa phương chỉ có một số quán bar, phòng trà… với quy mô nhỏ tại trung tâm hành phố Huế, chủ yếu để đáp ứng nhu cầu của giới trẻ địa phương và một phần du khách. Trong khi đó, mới chỉ có 2 cụm rạp phim của Lotte và Starlight tại TT-Huế.

Lễ hội và ẩm thực


Thừa hưởng một nền văn hóa lâu đời, TT-Huế đã hình thành nhiều lễ hội với 93 lễ hội tiêu biểu được tổ chức theo định kỳ (Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TT-Huế, 2013). Ngoài các lễ hội cung đình phản ánh sinh hoạt lễ nghi của triều Nguyễn13, nơi đây còn tập trung nhiều lễ hội dân gian truyền thống14 mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc hấp dẫn khách du lịch.

Điểm nhấn về lễ hội có thể kể đến Festival Huế (các năm chẵn, bắt đầu từ năm 2000) và Festival Nghề truyền thống Huế (các năm lẽ, bắt đầu từ năm 2005), thường kéo dài từ 7 đến 9 ngày và diễn ra chủ yếu ở thành phố Huế, kết hợp với các địa điểm tham quan nổi tiếng khác của địa phương. Tuy nhiên, ngoài các lễ hội Festival thu hút lượng khách du lịch đặc biệt lớn trong năm, góp phần thúc đẩy Huế trở thành “Thành phố Festival của Việt Nam”, các lễ hội khác chỉ mới dừng lại ở việc tham gia của người dân địa phương, chứ chưa tạo được sức hút đối với du khách.

Ngoài lễ hội, ẩm thực là yếu tố không thể thiếu đối với trải nghiệm của du khách tại TT- Huế. Ẩm thực nơi đây rất phong phú, từ những món ăn cầu kỳ chốn cung đình cho đến những món ăn dân giã, tạo nên không gian ẩm thực độc đáo theo chiều dài lịch sử và văn hóa vùng đất cố đô (Văn Thắng, 2013). Theo nhà nghiên cứu Trần Đình Giảng, Việt Nam


13 lễ tế Nam Giao, lễ tế Văn Miếu, lễ tế Xã Tắc…

14 đua ghe, lễ điện Hoàn Chén, lễ cầu ngư làng An Bằng, lễ hội làng Chuồn, vật làng Sình…


có khoảng 1.700 món ăn, trong đó Huế chiếm tới 1.300 món. Việc thưởng thức ẩm thực xứ Huế cũng là một trong những yêu cầu quan trọng nhất và nằm trong các hoạt động mà du khách thường tham gia khi đến địa phương (ERST, 2015).

Đồ lưu niệm



Hộp 3.5: Đồ lưu niệm và quà tặng du lịch TT-Huế còn khá đơn điệu

Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Tỉnh TT-Huế: “Sản phẩm để quảng bá thương hiệu của TT-Huế gần như không có. Quanh đi quẩn lại cũng chỉ có tranh thêu, nón lá hay một vài món ẩm thực”.

Nguồn: Chương trình Cafe doanh nhân TT- Huế số 3, ngày 11/03/2017 .

Đại diện công ty HGH Travel Huế: “Các địa điểm du lịch tại địa phương chưa quản lý hết được giá cả du lịch, hiện tượng cơ sở lưu trú, điểm du lịch đội giá đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các doanh nghiệp lữ hành”.

Nguồn: Hội nghị Kết nối hoạt động du lịch Quảng Bình - Quảng Trị - TT-Huế ngày 08/12/2016.

TT-Huế có khá nhiều đặc sản địa phương, nhưng đồ lưu niệm và quà tặng du lịch vẫn còn khá đơn điệu, thiếu các sản phẩm đặc trưng. Khách du lịch đến TT-Huế thường được giới thiệu mua nón lá, tranh thêu và một vài đặc sản ẩm thực như mè xửng, các loại mắm, hạt sen. Đáng chú ý, với hơn 88 làng nghề cùng hàng trăm nghề thủ công truyền thống, song du lịch địa phương vẫn thiếu những sản phẩm đặc trưng, mang tính biểu tượng để thu hút du khách. Trong khi đó, việc kiểm soát giá cả và chất lượng các sản phẩm chưa được tiến hành tốt, điển hình là việc bày bán các sản phẩm Trung Quốc và hiện tượng chặt chém du khách tại Chợ Đông Ba và các địa điểm tham quan du lịch diễn ra khá thường xuyên.

Phương tiện truyền thông


TT-Huế đã xây dựng các trang web, xuất bản những tập san, ấn phẩm, tạp chí để phục vụ cho công tác truyền thông và quảng bá du lịch. Ngoài ra, địa phương phối hợp với một số đơn vị truyền hình của VTV, chương trình S-Việt Nam và công ty giải trí sản xuất các chương trình phóng sự về du lịch TT-Huế. Bên cạnh đó, việc các địa danh (Kinh thành Huế, Lăng Cô), các món ăn đặc sản (Bún bò Huế, cơm Hến) thường xuất hiện trên các trang web và tạp chí du lịch nổi tiếng thế giới là thuận lợi trong hoạt động truyền thông mà không phải địa phương nào cũng có được.


Phương tiện vận tải


Khá đa dạng và đáp ứng nhu cầu đi lại cơ bản của khách du lịch, chẳng hạn như: loại hình ô tô điện tập trung tại Đại Nội và Bắc Sông Hương, xích lô, taxi, xe buýt, xe khách, xe ôm và du thuyền trên sông. Tuy nhiên, sự hạn chế về số tuyến xe buýt gây nên một số bất lợi nhất định cho du khách khi tham quan các điểm đến du lịch ở ngoài phạm vi thành phố Huế.

Dịch vụ y tế


TT-Huế là trung tâm y tế chuyên sâu của cả nước và khu vực miền Trung – Tây Nguyên. Với các cơ sở y tế nòng cốt như “Bệnh viện Trung Ương Huế, Đại học Y Dược Huế và Trung tâm Kiểm nghiệm dược phẩm, hóa mỹ phẩm Trung Ương”, cùng hàng loạt các cơ sở y tế khác (26 bệnh viện, 8 phòng khám đa khoa trực thuộc). Với lợi thế đó, địa phương hoàn toàn đáp ứng các nhu cầu chữa bệnh từ cơ bản cho đến công nghệ cao của người dân và khách du lịch, tạo tiền đề trong việc phát triển loại hình du lịch chữa bệnh.

Dịch vụ tài chính, ngân hàng, bảo hiểm


Hầu hết các ngân hàng, công ty tài chính và bảo hiểm lớn tại Việt Nam đều có chi nhánh tại TT-Huế. Tuy nhiên, phần lớn các chi nhánh đều tập trung tại thành phố Huế, mật độ ATM trên địa bàn toàn tỉnh còn thưa và khá ít các địa điểm chấp thận thẻ POS khi thanh toán.

An ninh, dịch vụ bảo vệ


TT-Huế đảm bảo khá tốt môi trường du lịch an toàn cho du khách. Tuy nhiên, vẫn còn xuất hiện tình trạng móc túi, ăn xin và lừa đảo du khách, đặc biệt vào các mùa có đông du khách.

Thông tin liên lạc, Internet


Hậ tầng thông tin liên lạc và internet được đầu tư đầy đủ, đáp ứng được nhu cầu của người dân. Hầu hết các khách sạn, nhà nhỉ, nhà hàng đều có wifi phục vụ nhu cầu của du khách. Dịch vụ wifi miễn phí dành cho du khách đã có tại một số khu vực trung tâm thành phố, mặc dù thường xuyên chập chờn, thiếu ổn định.


TÀI NGUYÊN DU LỊCH

Di sản văn hóa, tôn giáo và di tích lịch sử

Biển, Vịnh, Đầm phá

Vườn quốc gia, suối tự nhiên, suối nước nóng

Làng nghề, làng nông thôn và bản dân tộc thiểu số

SẢN PHẨM DU LỊCH

DU LỊCH DI SẢN VĂN HÓA

DU LỊCH SINH THÁI

DU LỊCH NGHỈ DƯỠNG

Cơ quan quản lý nhà nước

- UBND tỉnh

- Sở Du lịch

- Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế

- Trung tâm Xúc tiến Đầu tư Thương Mại & Du lịch

Hệ thống giáo dục và đào tạo

- Khoa Du lịch – Đại học Huế

- Đại học Phú Xuân

- Cao đẳng Nghề Du lịch

- Cao đẳng Nghề Nguyễn Tri Phương

- Hệ thống các cơ sở đào tạo.

Chính phủ và tổ chức quốc tế

(EU, Tổ chức phát triển Hà Lan, JICA, ILO, UNESCO, ADB…)


Hiệp hội du lịch

3.5. Đánh giá năng lực cạnh tranh cụm ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Hình 3.19: Cụm ngành du lịch tỉnh TT-Huế‌


Dịch vụ lưu trú (khách sạn, nhà nghỉ, homestay, nhà trọ)




Dịch vụ ăn uống (Nhà hàng, quán ăn, quán nước)




Đơn vị kinh doanh dịch vụ du lịch

(Nội địa, quốc tế, đại lý và văn phòng tour)



Cơ sở hạ tầng cơ bản



Quán bar, phòng trà, rạp chiếu phim



Hoạt động vui chơi, giải trí khác



Lễ hội (Festival Huế, Festival

Nghề truyền thống Huế,…)


Ẩm thực


Đồ lưu niệm


Phương tiện truyền thông


Phương tiện vận tải


Dịch vụ y tế


Tài chính, bảo hiểm


An ninh, dịch vụ bảo vệ


Thông tin liên lạc, Internet



Không có tính cạnh tranh

Có tính cạnh tranh

Có tính cạnh tranh cao




..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023