Đào Tạo Lao Động Tại Tt-Huế So Với Quảng Nam Và Trung Vị Cả Nước


đã qua đào tạo vào năm 2012, con số này tăng lên mức 84% vào năm 2015, với 35% lực lượng lao động có trình độ đại học và cao đẳng trở lên. Tính đến năm 2016, toàn tỉnh có

1.200 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ (với 715 quốc tế), vượt trội hơn rất nhiều so với tổng số 141 hướng dẫn viên du lịch được cấp thẻ (113 quốc tế và 28 nội địa) tại Quảng Nam (Tổng cục Du lịch, 2016), tạo nên một lợi thế nhất định trong việc phục vụ và làm hài lòng khách du lịch.

3.1.4. Nguồn kiến thức


TT-Huế là trung tâm giáo dục đào tạo lớn của miền Trung và cả nước. Toàn tỉnh có 02 trường đại học (Đại học Huế, Đại học dân lập Phú Xuân), 02 học viện (Học viện hành chính khu vực miền Trung, Học viện Âm nhạc Huế), 05 trường cao đẳng8, 08 trường trung

cấp và hơn 20 cơ sở có tham gia đào tạo nghề. Trong đó, Đại học Huế có 08 đại học thành viên, 02 khoa và 01 phân hiệu tại Quảng trị, 10 viện và trung tâm nghiên cứu.

Tỉnh có 7 cơ sở đảm nhận phần lớn việc đào tạo chuyên môn cho đội ngũ nhân lực về du lịch từ trung cấp đến đại học (Phụ lục 3.2). Khoa Du lịch trực thuộc Đại học Huế chuyên đào tạo cử nhân, Cao đẳng nghề du lịch Huế đảm nhận đào tạo trình độ cao đẳng và trung cấp, và hàng loạt các cơ sở giáo dục khác có mã ngành du lịch từ đào tạo nghề cho đến cao đẳng.

Nguồn kiến thức của TT-Huế có nền tảng tốt hơn nhiều so với Quảng Nam. Tính đến nay, Quảng Nam chỉ có 02 đại học, 09 trường cao đẳng, 06 trường trung cấp và 19 trung tâm dạy nghề, trong đó chỉ có trường Trung cấp Văn hóa – Nghệ thuật và Du lịch Quảng Nam có chương trình đào tạo hướng dẫn viên du lịch và nghiệp vụ lễ tân trong hai năm. Điều này càng được khẳng định trong lĩnh vực đào tạo nghề, khi tỷ lệ số lao động của doanh nghiệp đã hoàn thành khóa đào tạo tại các trường dạy nghề của TT-Huế (45,24%) cao vượt trội so với Quảng Nam (36,46%) hay mức trung vị của cả nước (36,80%). Nếu so sánh về tỷ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề trên số lao động chưa qua đào tạo, TT-Huế vẫn có chỉ số cao hơn nhiều so với Quảng Nam và mức trung vị của cả nước (lần lượt là 6,38% so với 4,05% và 4,36%).

Tuy đào tạo nghề đã đạt được kết quả khả quan, nhưng chỉ có 91,45% số lao động ở TT- Huế được doanh nghiệp đánh giá là đáp ứng được nhu cầu sử dụng, thấp hơn khá nhiều so



8 Trường Cao đẳng Công nghiệp Huế, trường Cao đẳng Sư phạm, trường Cao đẳng nghề du lịch, trường Cao đẳng nghề số 23 Bộ Quốc Phòng, Cao đẳng y tế


với 97,81% ở Quảng Nam và mức trung vị 93,51% của cả nước, cho thấy doanh nghiệp TT-Huế có yêu cầu khá cao đối với lao động.

% số lao động của DN đã hoàn thành khóa đào tạo tại các trường dạy nghề (%)

045%

036%

037%

Tỉ lệ lao động tốt nghiệp trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng, đào tạo nghề ngắn và dài hạn trên tổng lực lượng lao động…

Tỉ lệ người lao động tốt nghiệp trường đào tạo nghề/số lao động chưa qua đào tạo (%) (BLĐTBXH)

Mức độ hài lòng với lao động (% đồng ý rằng lao động đáp ứng được nhu cầu sử dụng của DN)

007%

008%

008%


006%

004%

004%

091%

098%

094%

% tổng chi phí kinh doanh dành cho đào tạo lao động


0% 20% 40% 60% 80% 100% 120%


Thừa Thiên Huế Quảng Nam Trung vị

Hình 3.3: Đào tạo lao động tại TT-Huế so với Quảng Nam và trung vị cả nước








004

004%

005


%


%




Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 111 trang tài liệu này.


Nguồn: VCCI, Báo cáo Chỉ số NLCT cấp Tỉnh năm 2015


Với những phân tích về nguồn nhân lực và nguồn kiến thức tại địa phương, nghiên cứu nhận thấy giả thuyết H3: “Sự hạn chế chất lượng lao động du lịch tại TT-Huế cản trở NLCT cụm ngành du lịch” sẽ được bác bỏ nếu xét trong phạm vi nguồn lao động cơ bản.

3.1.5. Nguồn vốn


Vốn đầu tư phát triển kinh tế xã hội và cơ sở hạ tầng ở TT-Huế khá hạn chế, kể cả ngành du lịch, điển hình là vui chơi giải trí và dịch vụ ăn uống và lưu trú. Từ năm 2012 đến năm 2015, tổng số vốn đầu tư tính theo giá so sánh 2010 ở TT-Huế là 44.289,69 tỷ đồng, chỉ bằng 82% so với Quảng Nam và 46% so với Đà Nẵng.

Trong khi đó, giai đoạn này chứng kiến tỷ trọng vốn đầu tư vào dịch vụ lưu trú và ăn uống ở TT-Huế sụt giảm mạnh, từ mức 1.743,13 tỷ đồng(17,62%) năm 2012 xuống còn 521,93 tỷ đồng (4,26%) vào năm 2015, thấp nhất trong các tỉnh thuộc VKTTĐ TB. Không những vậy, tổng vốn đầu tư cho vui chơi giải trí của TT-Huế giai đoạn 2012 - 2015 chỉ đạt 670 tỷ


đồng (1,51%), gần 65% so với Quảng Nam và chỉ bằng 16,47% so với Đà Nẵng. (Phụ lục 3.3)

Hình 3.4: Vốn đầu tư tính theo giá so sánh 2010 trên địa bàn tỉnh TT-Huế và Quảng Nam từ năm 2012 đến năm 2015


18000.0

16020.17042

16000.0

14000.0

12000.0

10000.0

8000.0

6000.0

4000.0

2000.0

.0

14448.47472

12121.74342

11305.42949 10819.05900

9893.43300

12251.95500

11325.24700

20%

18%

16%

14%

12%

10%

8%

6%

4%

2%

0%

2012 2013 2014 2015


Vốn đầu tư trên địa bàn Thừa Thiên Huế Vốn đầu tư trên địa bàn Quảng Nam

Tỷ lệ vốn đầu tư trên địa bàn cho dịch vụ lưu trú và ăn uống Thừa Thiên Huế

Tỷ lệ vốn đầu tư trên địa bàn theo cho dịch vụ lưu trú và ăn uống Quảng Nam

Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh TT-Huế và Quảng Nam năm 2015


Giai đoạn 1988 – 2016, TT-Huế thu hút được 97 dự án FDI với tổng số vốn đăng ký đạt hơn 2,113 tỷ USD, chiếm 11,93% tổng vốn đăng ký của cả Vùng, xếp thứ 3 về số dự án và thứ 4 về tổng số vốn đăng ký (Phụ lục 3.4). Đối với lĩnh vực du lịch, tính đến hết năm 2015, TT-Huế thu hút được 17 dự án FDI, chủ yếu là đầu tư phát triển các khách sạn và dịch vụ du lịch, trong đó chỉ có 12 dự án là đang hoạt động hoặc đang triển khai xây dựng cơ bản (Phụ lục 3.5).


3.2. Bối cảnh cho chiến lược và cạnh tranh


TT-Huế có tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010 thấp nhất trong 5 tỉnh thuộc VKTTĐ TB (chỉ đạt 29.566 tỷ đồng năm 2015), tổng thu ngân sách trên địa bàn năm 2015 thấp nhất vùng với 8.818 tỷ đồng, chỉ bằng 46% của Quảng Nam, 38% của Đà Nẵng, 25% của Quãng Ngãi, thậm chí chỉ bằng 67% Bình Định năm 2014. Trong khi đó, tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ chỉ đạt 22.598 tỷ đồng, cũng thấp nhất vùng và chỉ hơn 80% so với Quảng Nam. Khu vực công nghiệp xây dựng chiếm vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của tỉnh với 47%, theo sau là khu vực dịch vụ với 41%, khu vực nông, lâm, thủy sản chỉ chiếm 11% (Niên giám thống kê TT-Huế, 2015).

Hình 3.5: Tổng sản phẩm trên địa bàn theo giá so sánh 2010, tổng thu ngân sách và tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ trên địa bàn năm 2015 của các tỉnh thuộc VKTTĐ TB (tỷ đồng)

Nguồn Niên giám thống kê các tỉnh TT Huế Quảng Nam Quảng Ngãi Đà Nẵng năm 1

Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh TT-Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Đà Nẵng năm

2015 và Bình Định năm 2014.


3.2.1. Tổng quan PCI


Chỉ số PCI của tỉnh TT-Huế liên tục giảm sút và chỉ mới được cải thiện không nhiều vào năm 2016, mặc dù UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch số 72/KH-UBND nhằm cải thiện môi trường kinh doanh và nâng cao NLCT của tỉnh. Năm 2016, tỉnh TT-Huế đạt điểm số chung với 59,68 điểm, chỉ nhỉnh hơn 2015 là 1,16 điểm và thấp hơn năm 2013 (là năm có thứ hạng cao nhất của tỉnh) đến 5,88 điểm, xếp hạng 23/63 tỉnh, thành trong cả nước và có vị trí kế cuối trong VKTTĐ TB, thuộc nhóm các tỉnh xếp hạng “Khá” về PCI (Phụ lục 3.6). Điểm đáng chú ý là chỉ số PCI năm 2016 của tỉnh TT-Huế đang ở mức gần như thấp nhất trong 10 năm trở lại đây.

Hình 3.6: Tổng quan PCI của TT-Huế và các tỉnh thuộc VKTTĐ TB


Nguồn VCCI Báo cáo chỉ số NLCT cấp tỉnh năm 2016 So với năm 2013 trong số 10 2

Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số NLCT cấp tỉnh năm 2016


So với năm 2013, trong số 10 chỉ tiêu cấu thành NLCT cấp tỉnh mà PCI phản ánh thì tỉnh TT-Huế chỉ có 3 chỉ tiêu tăng điểm là gia nhập thị trường, hỗ trợ doanh nghiệp và đào tạo lao động; 7 chỉ tiêu còn lại đều giảm điểm, trong đó các chỉ tiêu giảm mạnh nhất là chi phí không chính thức, tính năng động và tiếp cận đất đai.

Trong các yếu tố thành phần của PCI, tác giả tập trung phân tích yếu tố được đánh giá cao nhất là gia nhập thị trường và các yếu tố được đánh giá thấp nhất (thấp hơn đáng kể cho với Quảng Nam và mức trung vị của cả nước) là cạnh tranh bình đẳng, chi phí thời gian và tính năng động.


Hình 3.7: Các chỉ tiêu thành phần PCI của tỉnh TT-Huế năm 2013 và 2016


Nguồn VCCI Báo cáo chỉ số NLCT cấp tỉnh năm 2013 và năm 2016 Về gia nhập thị 3

Nguồn: VCCI, Báo cáo chỉ số NLCT cấp tỉnh năm 2013 và năm 2016


Về gia nhập thị trường. Chỉ tiêu này luôn được đánh giá cao trong những năm gần đây và tương đương so với Quảng Nam, chủ yếu là nhờ sự cải thiện đáng kể chi phí thời gian liên quan đến các thủ tục đăng ký doanh nghiệp và sự hướng dẫn thủ tục tại bộ phận một cửa rất rõ ràng, đầy đủ (trên 80% doanh nghiệp đồng ý). (Phụ lục 3.7)

Về cạnh tranh bình đẳng. Chỉ số PCI cho thấy các doanh nghiệp tại địa phương cho rằng chính quyền đang quá ưu ái đối với các doanh nghiệp FDI và công ty nhà nước. Điển hình, 45% doanh nghiệp nhận thấy tỉnh ưu tiên thu hút FDI hơn khu vực tư nhân, hơn 48% cho rằng tỉnh ưu tiên giải quyết các vấn đề, khó khăn cho doanh nghiệp FDI hơn trong nước, gần 80% cho rằng các nguồn lực kinh tế chủ yếu rơi vào tay doanh nghiệp có liên kết chặt chẽ với chính quyền tỉnh và 63% cho rằng bản thân doanh nghiệp bị trở ngại khi chính quyền ưu đãi quá nhiều đối với các công ty lớn. Trong khi đó, tỷ lệ này ở Quảng Nam lần lượt là 39%, 39%, 69% và 51%. (Phụ lục 3.8)

Về chi phí thời gian. Trung bình các doanh nghiệp ở TT-Huế dành 16 giờ để làm việc với thanh ra, kiểm tra thuế mỗi năm (gấp đôi so với Quảng Nam và mức trung vị cả nước). Trong khi đó, chỉ có 50,5% doanh nghiệp đồng ý rằng cán bộ nhà nước giải quyết công việc hiệu quả (năm 2015 là 65%), thấp hơn nhiều so với mức 75,34% ở Quảng Nam, và chỉ có 46% doanh nghiệp cho rằng thủ tục giấy tờ đơn giản. (Phụ lục 3.9)


Về tính năng động. Chỉ số PCI cho thấy các doanh nghiệp đánh giá khá thấp tính năng động của chính quyền tỉnh. Đặc biệt, gần 43% doanh nghiệp cho rằng tỉnh “trì hoãn thực hiện và xin ý kiến chỉ đạo” hoặc “không làm gì cả” khi có điểm chưa rõ trong chính sách, văn bản (Quảng Nam chỉ có 26% và mức trung vị cả nước là 33%). Bên cạnh đó, chỉ có 47,3% (so với 60,7% Quảng Nam) doanh nghiệp cho rằng chính quyền tỉnh rất năng động và sáng tạo khi giải quyết vấn đề mới phát sinh và 65,7% cho rằng lãnh đạo tỉnh có chủ trương, chính sách đúng nhưng không thực thiện tốt ở cấp huyện (Quảng Nam chỉ là 54,9%). (Phụ lục 3.10)

3.2.2. Bối cảnh cạnh tranh của ngành du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế Cạnh tranh trong kinh doanh du lịch

Hầu hết doanh nghiệp kinh doanh du lịch tại TT-Huế có quy mô nhỏ, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ du lịch không có sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác, do đó, việc các doanh nghiệp này thu hút khách hàng thông qua cạnh tranh về giá là điều tất yếu.

Đối với các doanh nghiệp lưu trú. Việc hạ giá quá mức để thu hút khách hàng đã diễn ra trong nhiều năm trở lại đây, kể cả một số khách sạn từ 3 đến 4 sao. Nguyên nhân cơ bản là có khá nhiều doanh nghiệp lưu trú trên địa bàn, trong khi phải chịu nhiều áp lực từ tỷ lệ khách du lịch lưu trú tại địa phương ngày càng sụt giảm và sự ép giá của các doanh nghiệp lữ hành. Mặc dù vậy, việc du khách đánh giá khá cao chất lượng dịch vụ tại các cơ sở lưu trú, đặc biệt là tiêu chí thái độ phục vụ của nhân viên, dịch vụ bổ sung đi kèm, trang thiết bị cơ sở vật chất, cho thấy các doanh nghiệp đang chú trọng đến việc nâng cao chất lượng dịch vụ để cạnh tranh và thu hút du khách.

Hình 3.8: Đánh giá của du khách đối với chất lượng dịch vụ của cơ sở lưu trú


Giá cả 21.900% Cảnh quang và không gian 29.800%

Vệ sinh tại cơ sở lưu trú (mức độ sạch sẽ) 18.095%

51.00%

44.200%

49.524%

Thái độ phục vụ của nhân viên 12.736% Dịch vụ bổ sung đi kèm (wifi, đặt tour, cho thuê… 16.990%

Trang thiết bị, cơ sở vật chất

0%

24.600%

20%

43.396%

52.427%

50.700%

26.700%

20.700%

27.143%

42.925%

29.612%

21.800%

40%

60%

80%

100%

Rất kém Kém Trung bình Tốt Rất tốt

Nguồn: Khảo sát khách du lịch của tác giả



Hộp 3.3: Sự cạnh tranh về giá của các doanh nghiệp du lịch

Ông Nguyễn Đình Thuận, Giám đốc công ty lữ hành Eagle Tourist: “Tại thị trường khách đi (khách tại TT-Huế đi du lịch) rơi vào tình trạng cạnh tranh giá. Các công ty lữ hành nhỏ, lẻ, hoạt động không đủ tiêu chuẩn, không có website và chỉ có vài ba nhân viên, mọc lên như nấm vào mùa hè nhằm rao bán tour với giá rất thấp”.

Bà Nguyễn Trân Châu, Giám đốc bán hàng và Marketing Khách sạn Midtown Huế: “Một số khách sạn tự đưa ra mức giá, tự bán, tự phá giá và tự dìm nhau chết. Với mức giá họ đưa ra, chắc chắn không thể cung cấp đúng chất lượng dịch vụ 3 sao, 4 sao như cam kết với khách hàng. Rất may là các khách sạn uy tín tập trung nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút khách hàng”.

Nguồn: Tác giả phỏng vấn sâu các công ty lữ hành và khách sạn

Đối với các doanh nghiệp lữ hành. Sự cạnh tranh về giá diễn ra rất khốc liệt trên tất cả các phân khúc khách hàng. Các doanh nghiệp lữ hành không đủ tiêu chuẩn, nhỏ lẻ hoạt động một cách tràn lan, phá giá dịch vụ nhằm bán được tour cho khách hàng, khiến chất lượng tour phục vụ du khách bị cắt xén đáng kể. Trong khi đó, thị phần khách Hàn Quốc và Trung Quốc chiếm khoảng 13% tổng khách quốc tế đến TT-Huế (94.000 lượt khách trong năm 2015) và đang có xu hướng tăng. Tuy nhiên, các đoàn khách này đều được tổ chức và sử dụng dịch vụ tại các cơ

sở lữ hành, ăn uống, lưu trú do người Hàn Quốc, Trung Quốc chi phối. Các doanh nghiệp du lịch trong nước không kiếm được lợi nhuận từ nguồn khách này và ngân sách nhà nước cũng không thu được bao nhiêu, ngoại trừ tiền vé tham quan.

Để hạn chế việc phá giá, ép giá của các doanh nghiệp du lịch. Hiệp hội Du lịch TT-Huế đã quản lý bằng cách buộc các hội viên cam kết mức “giá sàn” đối với các dịch vụ du lịch cụ thể. Tuy nhiên, do không có chế tài để xử lý, nên hiện tượng này vẫn diễn ra tại các doanh nghiệp du lịch trên địa bàn.

Bên cạnh đó, việc liên tục tăng giá vé các điểm tham quan trong thời gian vừa qua khiến sự thu hút của điểm đến du lịch TT-Huế bị giảm sút so với các địa phương lân cận. Nhiều công ty lữ hành đã phải cắt bớt một số điểm tham quan để có thể giữ giá tour không quá cao, trong khi nhiều du khách phàn nàn rằng chất lượng dịch vụ không được cải thiện sau khi giá vé tăng.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 25/10/2023