Nguyên lý chi tiết máy 1 - 20

6.4. Mối ghép độ dôi

6.4.1. Ưu điểm

- Chịu được tải trọng lớn và tải trọng va đập.

- Dễ đảm bảo độ đồng tâm giữa chi tiết trục và bạc lắp trên trục.

- Kết cấu đơn giản, chế tạo nhanh, giá thành hạ.


6.4.2. Nhược điểm

- Lắp và tháo phức tạp, có thể làm hỏng bề mặt các chi tiết máy ghép.

- Khó xác định chính xác khả năng tải của mối ghép, vì nó phụ thuộc vào hệ số ma sát và độ dôi.

- Khả năng tải của mối ghép không cao.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 167 trang tài liệu này.


6.4.3. Phạm vi sử dụng

Nguyên lý chi tiết máy 1 - 20

- Dùng trong mối ghép ổ lăn trên trục, đĩa tuabin trên trục.

- Dùng ghép các phần của trục khuỷu, lắp ghép vành răng bánh vít với mayơ.

- Dùng kết hợp với mối ghép then để lắp bánh răng, bánh vít, bánh đai, đảm bảo độ đồng tâm cao.

6.5. Mối ghép then, then hoa và trục định hình

6.5.1. Ưu điểm

- Mối ghép then chế tạo đơn giản, giá thành hạ, tháo lắp dễ dàng.

- Mối ghép then ma sát đảm bảo an toàn cho các chi tiết máy khi quá tải.

- Mối ghép then bán nguyệt có thể tùy động thích ứng với độ nghiêng của rãnh mayơ để mối ghép làm việc bình thường.

- Mối ghép trục định hình chịu được tải trọng va đập, rung động.


6.5.2. Nhược điểm

- Mối ghép then gây tập trung ứng suất trên trục, nhất là khi gia công bằng dao phay ngón. Khả năng tải của mối ghép then không cao.

- Mối ghép then bằng, đặc biệt là then bán nguyệt làm yếu trục đi nhiều

- Mối ghép then vát và then ma sát thường gây nên độ lệch tâm giữa bạc và trục.

- Mối ghép then hoa chế tạo phức tạp, cần có dụng cụ và thiết bị chuyên dùng để gia công, giá thành cao. Tải trọng phân bố không đều trên các then của then hoa.

- Mối ghép trục định hình, gia công lỗ không tròn khó đạt được độ chính xác cao. Do đó độ đồng tâm giữa trục và bạc không cao.

6.5.3. Phạm vi sử dụng

- Mối ghép then, đặc biệt là then bằng được dùng để lắp ghép các chi tiết máy trên trục, như bánh răng, bánh vít, bánh đai, đĩa xích.

- Khi vừa truyền mô men xoắn vừa di trượt các chi tiết máy dọc trục nên dùng mối ghép then hoa. Ví dụ, lắp các bánh răng trong hộp số, lắp ly hợp trên trục.

- Khi cần truyền tải trọng lớn, và cần độ đồng tâm giữa trục và bạc cao, nên dùng mối ghép then hoa.

- Mối ghép trục định hình thường dùng để lắp các tay quay, hoặc lắp các chi tiết máy lên trục quay chậm.


CÂU HỎI ÔN TẬP CHƯƠNG 6

Câu 1: Mối ghép nào được sử dụng nhiều nhất trong ngành chế tạo máy? Giải thích vì sao?

Câu 2: Mối ghép nào được sử dụng nhiều nhất trong ngành đóng tầu? Giải thích vì sao?

Câu 3: Mối ghép nào được sử dụng hạn chế trong ngành chế tạo máy? Giải thích vì sao?

Câu 4: Mối ghép nào thường được sử dụng để truyền mô men xoắn trong ngành chế tạo máy? Giải thích vì sao?

Câu 5: Mối ghép nào có tính kinh tế cao nhất? Giải thích vì sao?

Câu 6: Những mối ghép nào tháo, lắp không làm hỏng các chi tiết ghép?

Câu 7: Những mối ghép nào tháo, lắp làm hỏng các chi tiết ghép?

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyên lý máy. Đinh Gia Tường, Nguyễn Xuân Lạc, Trần Doãn Tiến, NXB Đại học và THCN, Hà Nội 1969.

[2] Nguyên lý máy, tập 1. Đinh Gia Tường, Tạ Khánh Lâm, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội 1995.

[3] Nguyên lý máy, tập 2. Đinh Gia Tường, Phan Văn Đồng, Tạ Khánh Lâm, NXB Giáo dục, Hà Nội 1998.

[4] Bài tập Nguyên lý máy. Phan Văn Đồng, Tạ Ngọc Hải, NXB Khoa học và kỹ thuật 2002.

[5] Nguyên lý máy. Phan Văn Đồng, Tạ Ngọc Hải, Tập 1 và tập 2, Đại học Bách khoa Hà Nội xuất bản 1982

[6] Nguyên lý máy. Bùi Thanh Liêm, NXB Giao thông Vận tải, Hà Nội 1981

[7] Cơ sở kỹ thuật cơ khí. Đỗ Xuân Định, Bùi Lê Gôn, Phạm Đình Sùng, NXB Xây dựng, Hà Nội 2001

[8] Chi tiết cơ cấu chính xác. Nguyễn Trọng Hùng, NXB Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội 2002

[9] Chi tiết máy, tập 1. Nguyễn Trọng Hiệp, NXB Giáo dục.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/07/2022