Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 2

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU


Số hiệu bảng

Tên bảng

Trang

2.1

Cơ cấu nguồn thu của quỹ BHXH

51

3.1

Mức đóng góp của NLĐ và NSDLĐ vào quỹ BHXH

79

3.2

Thực trạng đối tượng tham gia BHXH 2011-2016

80

3.3

Thu quỹ BHXH bắt buộc từ đóng góp của NLĐ và NSDLĐ giai

đoạn 2011-2017

81

3.4

Tình hình nguồn thu quỹ BHXH giai đoạn 2011-2017

83

3.5

Tình hình nợ đóng BHXH giai đoạn 2011 – 2017

84

3.6

Mức hưởng chế độ bảo hiểm xã hội

88

3.7

Tổng hợp số người được giải quyết hưởng chế độ BHXH giai

đoạn 2011 - 2017

89

3.8

Tổng hợp tình hình chi trả giải quyết chế độ BHXH từ nguồn

quỹ BHXH giai đoạn 2011 – 2017

91

3.9

Số lượt người được giải quyết chế độ ốm đau, thai sản

91

3.10

Số người được giải quyết chế độ TNLĐ - BNN

93

3.11

Chi trả chế độ TNLĐ - BNN

93

3.12

Tình hình giải quyết chế độ hưu trí, tử tuất

93

3.13

Số liệu chi quản lý bộ máy từ năm 2011 đến năm 2017

97

3.14

Danh mục và cơ cấu vốn đầu tư tài chính quỹ BHXH giai đoạn

2011-2017

104

3.15

Tình hình hoạt động đầu tư tăng trưởng quỹ BHXH giai đoạn

2011 - 2017

106

3.16

Hiệu quả đầu tư quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn 2011 – 2017

107

3.17

Tình hình cân đối quỹ BHXH giai đoạn 2011 – 2017

111

3.18

Tỷ lệ hoàn thành thu BHXH bắt buộc giai đoạn 2011 - 2017

116

3.19

Tình hình lao động tham gia BHXH trên tổng số lao động tham

gia hoạt động kinh tế giai đoạn 2011 - 2017

119

3.20

So sánh các quy định trong công ước 102 với chế độ BHXH ở

Việt Nam

121

4.1

Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên ở Việt Nam (giai đoạn

2000 – 2015)

131

4.2

Dự báo dân số Việt Nam theo cơ cấu tuổi

131

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam - 2

PHẦN MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu

Bảo hiểm xã hội (BHXH) là một trong những mục tiêu quan trọng của chính sách an sinh xã hội (ASXH) của mọi quốc gia, là mối quan tâm hàng đầu của các nhà hoạch định chính sách vì xã hội có ổn định thì mục tiêu kinh tế mới phát triển bền vững được. Trong tiến trình lịch sử của loài người, hệ thống BHXH đầu tiên xuất hiện ở Đức vào cuối thế kỷ 19 sau đó lan tỏa rộng ra cả châu Âu, đánh dấu bước tiến quan trọng trong vấn đề đảm bảo ASXH và thu nhập cho người lao động trong những trường hợp bị ốm đau, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp (TNLĐ-BNN), hết tuổi lao động,… Đây là chính sách hướng vào con người, góp phần phát triển con người. Do đó, BHXH là trụ cột của hệ thống ASXH, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đời sống xã hội của các tầng lớp lao động và dân cư, góp phần tạo nên một xã hội công bằng, ổn định và phát triển bền vững.

Tại Việt Nam, trong những năm qua chính sách tài chính BHXH đã nhiều lần được sửa đổi, bổ sung nhằm phù hợp với điều kiện thực tiễn và các thông lệ quốc tế. Đặc biệt, từ sau khi Luật BHXH được Quốc hội thông qua lần đầu ngày 29/6/2006, sau đó được sửa đổi bổ sung và được Quốc hội khoá 13 thông qua ngày 20/11/2014 và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đã tạo ra những thuận lợi trong việc thực thi chính sách BHXH như: Người lao động và doanh nghiệp có nhận thức đúng đắn trong việc tham gia đóng BHXH; số lượng lao động tham gia đóng BHXH ngày càng cao và từng bước đi vào đời sống của người lao động; Được Nhà nước quan tâm, sát sao hơn trong việc hỗ trợ Ngân sách nhằm tạo lập quỹ BHXH,… Tuy nhiên việc triển khai các chính sách BHXH còn gặp nhiều khó khăn, thách thức sau:

- Đối tượng tham gia BHXH bắt buộc hàng năm tuy vẫn tăng, song tốc độ tăng bình quân thấp hơn tốc độ tăng số lượng lao động tham gia vào khu vực làm công ăn lương. Trong báo cáo trình Hội nghị Ban chấp hành Trung ương lần thứ 7 khoá XII (tháng 5 năm 2018) thì Ngành bảo hiểm thừa nhận: “năm 2017 mới chỉ đạt gần 29% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, vẫn còn trên 70% chưa tham gia. Mục tiêu đến năm 2020 có 50% lực lượng lao động tham gia BHXH là không đạt được…” [76].

- Số lượng những người tham gia BHXH có tăng lên nhưng tăng không nhiều và không bền vững. Nhiều người đã tham gia BHXH rồi nhưng do một số nguyên nhân nhất định họ phải rút khỏi thị trường lao động và muốn nhận BHXH một lần. Theo con số khảo sát của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam năm 2017 cho rằng: “Mỗi năm có khoảng 600 nghìn đến 700 nghìn người ra khỏi hệ thống BHXH. Số đối tượng hưởng trợ cấp BHXH một lần ngày càng tăng (năm 2016 số người hưởng BHXH một lần là 756,074 người, tăng 27.4% so với năm 2011) và có xu hướng năm sau đều tăng so với năm trước, tính từ năm 2011 đến nay bình quân mỗi năm có khoảng hơn

½ triệu người hưởng trợ cấp BHXH một lần...” [77].

Đây là vấn đề rất đáng quan tâm bởi không phù hợp với bản chất và mục tiêu của BHXH là bảo hiểm dài hạn nhằm bảo đảm an sinh xã hội cho người lao động khi về già.

- Bên cạnh đó tuổi nghỉ hưu theo quy định hiện hành ở Việt Nam bất hợp lý dẫn đến thời gian đóng BHXH ngắn nhưng thời gian hưởng lương hưu lại dài. Cụ thể, theo báo cáo của Bộ trưởng Bộ LĐTB&XH Đào Ngọc Dung tại Hội nghị Ban chấp hành trung lần thứ 7, khóa XII (tháng 5 năm 2018): “Mức đóng BHXH bình quân là 22%, mức hưởng 70% trung bình. Nam đóng bảo hiểm bình quân 28 năm và sống sau 60 tuổi hưởng lương hưu bình quân là 22,5 năm; nữ đóng 23 năm nhưng hưởng bình quân tới 27 năm” [78]. Như vậy, vấn đề cân đối tài chính dài hạn của quỹ hưu trí, tử tuất sẽ là một nội dung trọng tâm trong hoạt động tài chính của các chính sách BHXH.

- Ngoài ra, bản chất của quỹ BHXH là một quỹ tài chính, như mọi quỹ tài chính khác nó cần được bảo toàn giá trị trước những biến động kinh tế. Theo dự báo của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) thì: “Với các chính sách tài chính BHXH hiện hành ở Việt Nam thì đến năm 2021 quỹ BHXH sẽ có nguy cơ cao mất cân đối thu chi, buộc phải lấy từ nguồn kết dư để chi trả. Tuy nhiên, đến năm 2034 phần kết dư này cũng không còn dẫn đến khả năng vỡ quỹ và khi đó, người lao động sẽ không nhận được lương hưu...” [79].

Những đặc thù đó đòi phải có một chính sách tài chính BHXH hợp lý để đảm bảo sự cân đối quỹ BHXH và cũng là yêu cầu khách quan đảm bảo cho sự tồn tại, phát triển và phát huy tác dụng của BHXH trong các vấn đề ASXH cũng như hỗ trợ cho nền kinh tế phát triển bền vững.

Xuất phát từ thực tế nêu trên, nghiên cứu sinh đã lựa chọn đề tài: "Hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam" làm luận án tiến sĩ kinh tế của mình. Hy vọng đề tài nghiên cứu sẽ có những đóng góp cả về lý luận và thực tiễn trong hoạt động tài chính của BHXH ở Việt Nam.

2. Mục đích nghiên cứu của luận án

- Hệ thống hóa lý luận về chính sách tài chính BHXH;

- Nghiên cứu và đánh giá thực trạng chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam giai đoạn 2011-2017, từ đó chỉ ra được những thành công, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế trong việc thực hiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam;

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu

Luận án tập trung nghiên cứu chính sách tài chính BHXH bao gồm 4 nội dung chủ đạo sau: Chính sách tạo lập; chính sách sử dụng; chính sách đầu tư tăng trưởng và chính sách cân đối quỹ BHXH.

3.2. Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung: Nghiên cứu về chính sách tài chính BHXH bắt buộc, không bao gồm Bảo hiểm y tế, BHXH tự nguyện, Bảo hiểm thất nghiệp.

- Về không gian: Nghiên cứu chính sách tài chính BHXH tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay.

- Về thời gian: Số liệu phân tích tập trung trong giai đoạn 2011 - 2017 và đưa ra những kiến nghị giải pháp đến năm 2025, tầm nhìn 2030.

4. Phương pháp nghiên cứu của luận án

- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết:

Luận án sử dụng phương pháp này để thu thập thông tin khoa học trên cơ sở nghiên cứu các công trình khoa học, tài liệu, văn bản đã có và bằng tư duy logic để rút ra các kết luận phục vụ cho luận án.

- Phương pháp phân tích, tổng hợp:

Luận án sử dụng phương pháp này để phân tích và tổng hợp lý thuyết, ngoài ra còn dùng để phân tích và tổng hợp các số liệu về tình hình thu - chi BHXH, tình hình đầu tư tăng trưởng quỹ và cân đối quỹ BHXH để đánh giá thực trạng và đưa ra các giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam.

- Phương pháp lịch sử:

Sử dụng phương pháp này, tác giả nhìn nhận, phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc thực hiện chính sách tài chính BHXH bằng cách đi tìm nguồn gốc phát sinh vấn đề, xem xét vấn đề trong quá trình hình thành và phát triển nhằm tìm ra xu hướng phát triển, làm cơ sở cho việc đưa ra các giải pháp khả thi để giải quyết vấn đề.

- Phương pháp thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là những dữ liệu tổng hợp về quản lý tài chính BHXH tại Việt Nam. Nguồn dữ liệu này được công bố trong báo cáo thường niên của BHXH Việt Nam, của Vụ BHXH - Bộ Lao động thương binh và xã hội, của Bộ kế hoạch- Đầu tư, các Tạp chí chuyên ngành và các Hội thảo khoa học.

Quy trình thu thập và phân tích dữ liệu thứ cấp

+ Liên hệ với các tổ chức cung cấp thông tin: BHXH Việt Nam, Vụ BHXH - Bộ Lao động Thương binh và xã hội, Bộ Kế hoạch đầu tư, Tổng cục thống kê,…

+ Rà soát các nguồn thông tin đại chúng: tìm kiếm dữ liệu mới nhất trên các phương tiện thông tin đại chúng như tạp chí chuyên ngành (Tạp chí BHXH, Báo BHXH), Tạp chí nhà quản lý, Tạp chí kinh tế và phát triển, Tạp chí tài chính,… Các dữ liệu được đối chiếu và so sánh để có sự nhất quán thống nhất, đảm bảo nội dung phân tích có được độ tin cậy cao.

+ Tập hợp và phân tích dữ liệu theo mục tiêu đã xác định: Sau khi tập hợp và sàng lọc, dữ liệu thứ cấp được sử dụng để phân tích thực trạng chính sách tài chính BHXH.

5. Các câu hỏi nghiên cứu

Trên cơ sở xác định được mục đích nghiên cứu, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, luận án đưa ra các câu hỏi khảo sát hướng vào các nội dung sau:

- Chính sách tài chính BHXH là gì? Vai trò của chính sách tài chính BHXH?

- Nội dung của chính sách tài chính BHXH bao gồm những nội dung nào? Mối quan hệ giữa các nội dung đó?

- Thực trạng chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam hiện nay như thế nào? Những tồn tại trong chính sách tài chính BHXH là gì? Những chính sách tài chính BHXH đang áp dụng ở Việt Nam có đáp ứng được nhu cầu của các đối tượng lao động trong xã hội hay không?

- Hoàn thiện chính sách tài chính BHXH là hoàn thiện những nội dung nào? Quan điểm, định hướng và giải pháp về việc hoàn thiện này là gì?

6. Các kết quả nghiên cứu dự kiến đạt được của luận án

- Nghiên cứu một cách có hệ thống về chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam hiện nay;

- Phân tích làm rõ đặc thù của chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam;

- Sử dụng cơ sở lý thuyết để phân tích, đánh giá thực trạng chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam;

- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tài chính BHXH ở Việt Nam để vấn đề ASXH ở Việt Nam luôn được đảm bảo và ngày càng phát triển hơn nữa.

7. Kết cấu của luận án

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án bao gồm 4 chương sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan tới đề tài luận án

Chương 2: Lý luận cơ bản về chính sách tài chính bảo hiểm xã hội

Chương 3: Thực trạng chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam

Chương 4: Giải pháp hoàn thiện chính sách tài chính bảo hiểm xã hội ở Việt Nam.

CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI ĐỀ TÀI LUẬN ÁN


Nghiên cứu tổng quan các công trình có liên quan đến đề tài luận án có ý nghĩa rất quan trọng, giúp cho Nghiên cứu sinh hệ thống hóa được những vấn đề có tính lý luận chung về BHXH và chính sách tài chính BHXH. Bên cạnh đó, làm rõ được những vấn đề đã được nghiên cứu và những vấn đề còn bỏ ngỏ làm định hướng cho nghiên cứu của mình. Trong qua trình tiếp cận các công trình đó, Nghiên cứu sinh tiến hành khái quát hoá các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài theo các nhóm sau:

1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về bảo hiểm xã hội

Adam Smith (1723- 1790) là một trong những nhà kinh tế chính trị học và triết gia lớn đã từng khẳng định rằng: “Đối với một người bình thường trong điều kiện bình thường, khi đã đóng góp phần lớn lợi ích mà anh ta theo đuổi cho xã hội thì anh ta phải được xã hội nói chung và từng xí nghiệp cụ thể nói riêng chăm lo cho anh ta và hành động chăm lo đó chính là biểu hiện của sự hợp tác và chăm lo của tập thể dành cho cá nhân” [57, tr. 366]. Nói cách khác tham gia BHXH là quyền cơ bản của người lao động và Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo quyền đó cho người lao động. Về vấn đề này, trong luận án tiến sĩ “Chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam” của tác giả Nguyễn Văn Chiều (2013) đã hệ thống hóa những vấn đề lý luận, thực tiễn về chính sách ASXH và vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong nghiên cứu của mình, tác giả chỉ ra năm nguyên nhân cơ bản khẳng định sự cần thiết nhà nước phải thực hiện chính sách ASXH với tư cách là một đòi hỏi khách quan, bao gồm: (i) xuất phát từ bản chất, chức năng xã hội của Nhà nước; (ii) Nhà nước thực hiện chính sách ASXH nhằm khắc phục những hạn chế của nền kinh tế thị trường; (iii) xuất phát từ đặc điểm và tính chất của hàng hóa ASXH. Tác giả khẳng định ASXH là hàng hóa công cộng, do đó không có chủ thể nào khác ngoài Nhà nước có đủ khả năng và trách nhiệm cung ứng cho người dân; (iv) hưởng ASXH là quyền cơ bản của con người; (v) Nhà nước thực hiện chính sách ASXH nhằm đáp ứng yêu cầu

của quá trình hội nhập quốc tế [38]. Ngoài ra, tác giả Nguyễn Văn Chiều cũng chỉ rõ những thành tựu và hạn chế thực hiện vai trò của Nhà nước trong việc thực hiện chính sách ASXH ở Việt Nam trong thời gian qua trên tất cả các nội dung bao gồm: hoạch định chính sách ASXH; triển khai, kiểm tra và giám sát thực hiện chính sách ASXH; mở rộng diện bao phủ và nâng cao chất lượng dịch vụ ASXH; đảm bảo nguồn lực tài chính cho việc thực hiện ASXH. Trong mỗi nội dung tác giả đã minh chứng bằng những phân tích liên quan đến chính sách BHXH. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên cứu của đề tài là chính sách ASXH nên nội dung quản lý tài chính BHXH chưa được đề cập đến.

Trên thế giới hiện nay, hầu hết các quốc gia đều thực hiện chính sách BHXH trên cơ sở thu từ phần đóng góp của người lao động (NLĐ) và người sử dụng lao động (NSDLĐ) theo những tỷ lệ khác nhau trừ một số quốc gia coi phúc lợi xã hội là trụ cột của hệ thống ASXH như NewZealand, Australia,... Các chính sách BHXH được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Một số công trình nghiên cứu trên thế giới hình thành nên những cơ sở khoa học rất cơ bản về tài chính BHXH, điển hình là Cẩm nang an sinh xã hội do Văn phòng lao động quốc tế ILO cùng Trung tâm huấn luyện quốc tế Turin của ILO phối hợp biên soạn. Các chuyên gia của ILO mở đầu nghiên cứu của mình bằng cách đi tìm lời giải cho câu hỏi: “ASXH được quản lý như thế nào?” ILO khẳng định: “Không có một mô thức riêng biệt hay đặc biệt nào, một kiểu mẫu tiêu chuẩn nào, cho các cấu trúc hay tổ chức quản lý ASXH” [62]. Điều này xuất phát từ sự biến dị đa dạng của tình hình ASXH trên thế giới. Mỗi quốc gia lựa chọn một cách thức quản lý khác nhau phù hợp với tình hình ASXH của mình, tuy nhiên đều xuất phát từ sự kết hợp của các lý do lịch sử, chính trị, xã hội và theo xu hướng thích ứng với sự thay đổi của chính sách ASXH. Như vậy, chúng ta có thể tiếp cận cách thức quản lý ASXH dựa trên sự phát triển các chế độ ASXH. Một vấn đề có tính nguyên tắc trong việc xác định cấu trúc quản lý ASXH là phải có sự tham gia của Chính phủ. Nếu quốc gia nào mà việc quản lý được ủy quyền tách ra khỏi cấp Chính phủ, thì các đại diện của những thành viên của chế độ ASXH đó phải được tham gia vào việc quản lý, có thể không phải như một hội đồng do luật định, mà tồn tại như một ủy ban cố vấn được tham gia vào các vấn đề chính sách cũng như vấn đề quản lý. Nghiên cứu trên giúp người đọc hình dung một cách tổng quan cách thức quản lý ASXH

Xem tất cả 207 trang.

Ngày đăng: 21/02/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí