Vai Trò Của Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Viễn Thông Ở Việt Nam


hàng những giá trị gia tăng cao hơn, mới lạ hơn đối thủ để họ có thể lựa chọn mình mà không đến với đối thủ cạnh tranh [1]

Như vậy, cạnh tranh là đấu tranh để chiếm lĩnh thị trường tiêu thụ hàng hóa và dịch vụ bằng các phương pháp như kỹ thuật, kinh tế, chính trị, quân sự, tâm lý xã hội. Trong quá trình các chủ thể cạnh tranh sẽ có các chủ thẻ cạnh tranh mạnh, yếu. Khả năng cạnh tranh đó gọi là năng lực cạnh tranh hay sức cạnh tranh.

Vì vậy, hiện nay hầu hết các nước đều thừa nhận cạnh tranh là động lực để phát triển kinh tế chứ không chỉ là môi trường. Do vậy cạnh tranh có thể nói là sự phấn đấu vươn lên dành vị trí đứng đầu trong lĩnh vực hoạt động bằng cách cập nhật sử dụng công nghệ tiên tiến, nghiên cứu tạo ra sản phẩm tối ưu.

Năng lực cạnh tranh được xem xét ở ba cấp độ khác nhau, bao gồm năng lực cạnh tranh quốc gia, năng lực cạnh tranh doanh nghiệp và năng lực cạnh tranh của sản phẩm hoặc dịch vụ.

- Năng lực cạnh tranh của quốc gia

Theo Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) năm 1997 thì năng lực cạnh tranh quốc gia là “khả năng của nền kinh tế quốc dân đạt được và duy trì mức tăng trưởng trên cơ sở các chính sách, thể chế và các đặc trưng kinh tế khác tương đối vững chắc”. Như vậy, năng lực cạnh tranh quốc gia có thể được hiểu là việc xây dựng một môi trường cạnh tranh kinh tế chung, đảm bảo phân bố có hiệu quả các nguồn lực, để đạt và duy trì mức tăng trưởng cao, bền vững. Để đánh giá năng lực cạnh tranh của quốc gia, các nước đang áp dụng các chỉ số theo các tiếp cận của WEF được sử dụng từ năm 1997 đến 1999 cũng như chỉ số cạnh 6 tranh tăng trưởng (Growth Competitiveness Index – GCI) và chỉ số cạnh tranh hiện tại (Current Competitiveness Index – CCI) được sử dụng từ năm 2000. Theo WEF (1997) có 8 nhân tố xác định năng lực


cạnh tranh quốc gia bao gồm: độ mở kinh tế, chính phủ, thể chế, tài chính, công nghệ,lao động, kết cấu hạ tầng, quản trị. Đến năm 2000, chỉ số cạnh tranh quốc gia của WEF được sử dụng từ năm 1997 kết hợp với hai chỉ số mới: chỉ số năng lực cạnh tăng trưởng (GCI) và chỉ số năng lực cạnh hiện tại (CCI). Các chỉ số này được xây dựng chủ yếu dựa trên quan điểm về khả năng cạnh tranh quốc gia của M.Porter, J.Shách, A.Warner và các kinh tế gia của WEF.

- Năng lực cạnh tranh ngành

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.

Trong cạnh tranh ngành có chủ thể cạnh tranh là ngành. Nhưng do khái niệm ngành khá trừu tượng và khó tách bạch rõ ràng phạm vi ngành nên cạnh tranh ngành có ý nghĩa gần với cạnh tranh nhóm sản phẩm (như cạnh tranh ngành dệt may thực ra là cạnh tranh nhóm sản phẩm dệt may). Năng lực cạnh tranh của một ngành là khả năng đạt năng suất cao, sử dụng đầu vào thấp nhất để tạo được nhiều đầu ra nhất trong một ngành. Cũng có cách tiếp cận khác, Năng lực cạnh tranh của một ngành là khả năng của ngành đó trong việc tạo ra việc làm và thu nhập cao hơn trong điều kiện cạnh tranh và hội nhập quốc tế. Cách tiếp cận này sát với thực tiễn khi người ta đánh giá so sánh Năng lực cạnh tranh của một ngành giữa các quốc gia khác nhau. Một số tiêu chí đánh giá Năng lực cạnh tranh ngành là mức lợi nhuận bình quân ngành, tỷ trọng của ngành trong cơ cấu kinh tế, các sản phẩm mũi nhọn của ngành, hệ số lợi thế so sánh hiện hữu (RCA – Revealed Comparative Advantage: xác định trên cơ sở tỷ lệ giữa tỷ trọng xuất khẩu một mặt hàng của một quốc gia trong tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng đó của quốc gia với tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng đó của thế giới so với tổng kim ngạch xuất khẩu của thế giới trong một năm), tỷ lệ nội địa hóa, số lượng các bằng phát minh và sáng chế trong ngành, mức vốn đầu tư, tốc độ phát triển của ngành công nghiệp cơ bản và công nghiệp hỗ trợ (bổ trợ). Có nhiều nhân tố ảnh hưởng đến Năng lực


Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông tỉnh Nghệ An - 3

cạnh tranh ngành, có thể chia theo các nhóm nhân tố sau: điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên; trình độ phát triển khoa học – công nghệ; nguồn nhân lực; kết cấu hạ tầng; trình độ tổ chức quản lý ngành; thể chế kinh tế – xã hội.

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Một công ty được coi là có năng lực cạnh tranh và được đánh giá là có thể đứng vững cùng các nhà sản xuất khác thì các sản phẩm cung ứng ra thị trường có chất lượng cao và có mức giá thấp hơn so với đối thủ cạnh tranh. Theo cách đơn giản nhất chúng ta có thể hiểu năng lực cạnh tranh của công ty là khả năng nắm giữ thị phần nhất định với mức độ hiệu quả chấp nhận được, vì vậy khi thị phần tăng lên cho thấy năng lực cạnh tranh nâng cao. Năng lực cạnh tranh của công ty là khả năng hãng đó có bán được hàng nhanh, nhiều hơn so với đối thủ cạnh tranh trên một thị trường cụ thể về một loại hàng cụ thể. Trong quản trị chiến lược, năng lực cạnh tranh của một công ty là khả năng công ty có đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn so với tỷ suất lượi nhuận bình quân của ngành. Khái niệm này chỉ rõ bản chất của lợi thế cạnh tranh là hướng tới mục tiêu lợi nhuận nhưng lại không giúp nhiều cho việc phân tích các yếu tố tạo nên năng lực cạnh tranh, đặc biệt trong bối cạnh cạnh tranh quốc tế. Tổng hợp các quan điểm trên thì năng lực cạnh tranh của công ty là năng lực tồn tại, duy trì hay gia tăng lợi nhuận, thị phần trên thị trường cạnh tranh của các sản phẩm và dịch vụ của công ty.

Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả sẽ tập trung tìm hiểu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Ngoài ra còn có năng lực cạnh tranh sản phẩm: “Năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ là khả năng sản phẩm, dịch vụ đó được sử dụng nhiều và nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp loại sản phẩm, dịch vụ đó.


Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ là khả năng sản phẩm, dịch vụ đó được sử dụng nhiều và nhanh chóng khi trên thị trường có nhiều doanh nghiệp cùng cung cấp loại sản phẩm, dịch vụ đó”

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ chính là năng lực nắm giữ và nâng cao thị phần của loại sản phẩm, dịch vụ do chủ thể sản xuất và cung ứng nào đó đem ra để tiêu thụ so với sản phẩm, dịch vụ cùng loại của các chủ thể sản xuất, cung ứng khác đem đến tiêu thụ ở cùng một khu vực thị trường và thời gian nhất định.

Năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ có thể hiểu là sự vượt trội so với các sản phẩm, dịch vụ cùng loại trên thị trường về chất lượng và giá cả với điều kiện các sản phẩm, dịch vụ tham gia cạnh tranh đều đáp ứng được các yêu cầu của người tiêu dùng, mang lại giá trị sử dụng cao nhất trên một đơn vị giá cả làm cho sản phẩm, dịch vụ có khả năng cạnh tranh cao hơn.

Khi đánh giá năng lực cạnh tranh sản phẩm, dịch vụ người ta thường sử dụng các chỉ tiêu chính như: sản lượng, doanh thu, lợi nhuận, thị phần. Các chỉ tiêu này là biểu hiện bên ngoài của năng lực cạnh tranh của sản phẩm, dịch vụ cho thấy kết quả của quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của sản phẩm, dịch vụ. Khi đem so sánh với đối thủ, chúng thể hiện một cách trực giác sức mạnh tổng thể và vị thế hiện tại của sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp trên thị trường.

1.1.1.2. Chức năng của cạnh tranh

Đối với nền kinh tế, cạnh tranh đảm nhận một số chức năng quan trọng. Tuy nhiên tầm quan trọng của mỗi chức năng có thể thay đổi theo từng thời kỳ, cụ thể:

Chức năng điều chỉnh cung cầu hàng hóa trên thị trường: khi cung một hàng hóa nào đó lớn hơn cầu, cạnh tranh giữa những người bán làm cho giá cả thị trường giảm xuống dẫn đến việc giảm cung. Khi cung một loại hàng


hóa nào đó thấp hơn cầu, hàng hóa đó trở nên khan hiến trên thị trường, giá cả của hàng hóa tăng lên tạo ra mức lợi nhuận cao hơn mức bình quân nhưng đồng thời dẫn đến giảm cầu. Như vậy cạnh tranh điều chỉnh “cung cầu” xung quanh điểm cân bằng.

Chức năng điều tiết việc sử dụng các nhân tố sản xuất: Do mục đích tối đa hóa lợi nhuận, các chủ thể kinh doanh khi tham gia thị trường phải cân nhắc các quyết định sử dụng nguồn lực về vật chất và nhân lực vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Họ luôn phải sử dụng một cách hợp lý nhất các nhân tố sản xuất sao cho chi phí sản xuất thấp nhất hiệu quả cao nhất. Chính từ đặc điểm này mà các nguồn lực được vận động, chu chuyển hợp lý về mọi mặt để phát huy hết khả năng vốn có, đưa lại năng suất cao. Tuy nhiên, không vì thế mà coi hoạt động của chức năng này là có hiệu quả tuyệt đối, bởi vì vẫn còn nhưng trường hợp chứa đựng nhiều yếu tố rủi ro.

Chức năng phân phối và điều hòa thu nhập: Không một chủ thể kinh doanh nào có thể mãi mãi thu được lợi nhuận cao và thống trị phân phối sản phẩm trên thị trường. Các đối thủ cạnh tranh luôn tìm kiếm những giải pháp hiệu quả nhất để ganh đua. Trong từng thời điểm, một sản phẩm hàng hóa mang trong mình các đặc tính ưu việt nhất định thỏa mãn nhu cầu của người tiêu dùng thì có thể chiếm được ưu thế trên thị trường, tuy nhiên vị trí của nó luôn có thể bị đe dọa bởi các sản phẩm cùng loại khác có tính ưu việt vượt trội hơn. Do cạnh tranh, các nhà kinh doanh không thể lạm dụng được ưu thế của mình, vì vậy cạnh tranh sẽ tác động một cách tích cực đến việc phân phối và điều hòa thu nhập.

Chức năng động lực thúc đẩy đổi mới: Giống như quy luật tồn tại và đào thải của tự nhiên, cạnh tranh kinh tế luôn khẳng định chiến thắng thuộc về kẻ mạnh những chủ thể kinh doanh có tiềm năng, có trình độ quản lý và tri thức về kỹ thuật công nghệ, có tư duy kinh tế và kinh nghiệm thương trường


sẽ tồn tại, phát triển và ngược lại. Do đó, cạnh tranh trở thành động lực phát triển không chỉ thôi thúc mỗi cá nhân các chủ thể kinh doanh mà còn là động lực phát triển nền kinh tế của mỗi quốc gia.

1.1.2. Khái niệm lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp

Theo cách hiểu thông thường, lợi thế cạnh tranh là sở hữu của những giá trị đặc thù, cho phép có thể “nắm bắt cơ hội” kinh doanh để mang lại lợi nhuận. Vì vậy, khi nói đến lợi thế cạnh tranh là nói đến lợi thế mà một doanh nghiệp, một quốc gia đang có và có thể có so với các đối thủ cạnh tranh. Nghĩa là, lợi thế cạnh tranh là một khái niệm vừa có tính vi mô (giữa các doanh nghiệp trong cùng một ngành của một quốc gia), vừa có tính vĩ mô (giữa các ngành trong cùng một quốc gia hoặc giữa các quốc gia với nhau).

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp thể hiện một hoặc nhiều ưu thế của doanh nghiệp so với các đối thủ cạnh tranh trong các cuộc cạnh tranh. Ưu thế cạnh tranh biểu thị lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp có thể là:

- Sự khác biệt của sản phẩm của doanh nghiệp so với các sản phẩm cạnh tranh;

- Giá thành sản xuất sản phẩm của doanh nghiệp thấp hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

- Thương hiệu của doanh nghiệp nổi tiếng hơn được biết đến rộng rãi hơn so với thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh và vì thế sản phẩm của doanh nghiệp được khách hàng đánh giá cao hơn, sử dụng nhiều hơn và chấp nhận giá cao hơn so với các đối thủ cạnh tranh.

Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dù thể hiện ở khía cạnh nào đi chăng nữa cũng đều biểu thị tính vượt trội, hơn hẳn so với đối thủ cạnh tranh. Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp biểu thị thế mạnh tương đối của doanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường. Tuy nhiên điều ngược lại là không hiển nhiên, tức là một thế mạnh nào đó của doanh nghiệp không đương nhiên trở thành lợi thế cạnh tranh.


1.1.3 Vai trò của cạnh tranh trong lĩnh vực viễn thông ở Việt Nam

Với chủ trương đẩy mạnh phát triển ngành VT-CNTT Việt Nam làm tiền đề thúc đẩy nền kinh tế xã hội, trong những năm qua ngày càng nhiều các doanh nghiệp trong lĩnh vực VT-CNTT ra đời, thị trường ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt. Trong điều kiện cạnh tranh đó đã đem lại những hiệu quả to lớn cho nền kinh tế xã hội, thể hiện:

- Nhờ có cạnh tranh, các doanh nghiệp viễn thông ở Việt Nam luôn thay đổi và cải tiến trong nghiên cứu kích thích đẩy mạnh tiến bộ kỹ thuật, đầu tư đổi mới công nghệ nhằm đưa ra nhiều dịch vụ tiện ích cho khách hàng. Một thực tế cho thấy, nhờ có cạnh tranh mà công nghệ hiện đại đã có mặt ở Việt Nam như công nghệ di động GPRS, 3G; Internet cáp quang, internet Wifi; truyền hình qua giao thức IP...

- Năng lực mạng lưới không ngừng được đầu tư mở rộng, nâng cao chất lượng. Các doanh nghiệp mới tham gia thị trường đã chiếm lĩnh được một phần thị phần của các doanh nghiệp cũ và khai thác, mở rộng được những thị trường mới.

- Chính sách giá cước linh hoạt và có xu hướng ngày càng giảm, các dịch vụ ngày càng đa dạng và hướng tới nhu cầu thị hiếu khách hàng nhiều hơn.

- Công nghệ mới phát triển càng nhanh thì vòng đời sản phẩm dịch vụ viễn thông ngày càng trở nên ngắn hơn, do đó người tiêu dùng có cơ hội tiếp cận với các các dịch vụ, công nghệ mới nhiều hơn.

- Nhờ có cạnh tranh, công tác chăm sóc khách hàng ngày càng được các doanh nghiệp chú trọng. Trong thị trường viễn thông cạnh tranh ngày càng gay gắt như hiện nay thì chất lượng dịch vụ là yếu tố sống còn để giữ chân khách hàng và phát triển khách hàng mới. Các doanh nghiệp viễn thông đặc biệt là các doanh nghiệp lớn như Viettel, Mobifone, Vinaphone rất chú


trọng công tác chăm sóc khách hàng, tăng cường nhân viên tổng đài callcenter phục vụ khách hàng nhanh nhất và chính xác nhất, công tác chăm sóc khách hàng được thực hiện ở cả 3 khâu: trước, trong và sau bán hàng.

1.2 Nội dung và các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông

1.2.1 Khái niệm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Hoa Kỳ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”.

Khái niệm năng lực cạnh tranh được đề cập đầu tiên ở Hoa Kỳ vào đầu những năm 1980. Theo Aldington Report (1985): “Doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh là doanh nghiệp có thể sản xuất sản phẩm và dịch vụ với chất lượng vượt trội và giá cả thấp hơn các đối thủ cạnh tranh trong nước và quốc tế. Khả năng cạnh tranh đồng nghĩa với việc đạt được lợi ích lâu dài của doanh nghiệp và khả năng bảo đảm thu nhập cho người lao động và chủ doanh nghiệp”.

Cho đến nay, có rất nhiều khái niệm về năng lực cạnh tranh được ra đời; tuy nhiên vẫn chưa có một khái niệm thống nhất được sử dụng. Mặc dù vậy, có thể thấy rằng các khái niệm này gắn kết với các quan niệm sau:

• Năng lực cạnh tranh của một công ty là khả năng duy trì và mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của công ty đó. Đây là một quan niệm rất phổ biến và được sử dụng trong nhiều công trình nghiên cứu sử dụng. Quan niệm này có sự hạn chế là chưa bao hàm các phương thức, các yếu tố duy trì và nâng cao

Xem tất cả 137 trang.

Ngày đăng: 12/06/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí