MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
“ Thương trường như chiến trường” là một cụm từ dùng để miêu tả tính chất khốc liệt của thị trường hiện nay mà rất nhiều chủ công ty, người kinh doanh thường nói. Với sự ra đời hàng loạt công ty, công ty kinh doanh khiến cho thị trường kinh doanh ngày nay càng tấp nập hơn nhiều.Và tất nhiên rằng với những công ty không có những chiến lược kịp thời nắm bắt tình hình thì rất dễ bị tụt lai phía sau và lâu dần dẫn đến phá sản.Tục ngữ có câu “cùng ngành nghề chứ không cùng lợi nhuận” cạnh tranh là sự tất yếu của thương trường. Cạnh tranh giữa các doanh nhiệp là sự so sánh, đối chứng sức mạnh cạnh tranh cơ bản giữa các công ty, những đe dọa thách thức hoặc cơ hội của công ty chủ yếu có được từ nâng cao quá trình đối kháng của sức mạnh này. Cạnh tranh trên nhiều phương diện từ thiết kế thương hiệu đến pháp triển chất lượng sản phẩm dịch vụ, mẫu mã, giá cả. Vì thế, các công ty luôn cố gắng tìm mọi cách để chiếm lĩnh thị phần và nhận được sự tin tưởng của người tiêu dùng. Do vậy để có thể tồn tại, đứng vững trên thương trường và thắng được đối thủ cạnh tranh thì tất yếu công ty phải tự nâng cao năng lực cạnh tranh của mình bằng cách không ngừng nâng cao chất lượng, hạ giá thành, áp dụng học hỏi những công nghệ tiên tiến vào trong sản xuất, sử dụng kiến thức quản lý hiện đại vào hoạt động quản trị một cách khoa học sáng tạo.
VNPT là tập đoàn trọng yếu của nền kinh tế Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực viễn thông, luôn nằm trong TOP 10 Doanh nghiệp Nhà nước được xếp hạng đặc biệt. VNPT là thương hiệu quốc gia, lan tỏa trong trên trường quốc tế, cùng rất nhiều đóng góp cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên thời gian gần đây lĩnh vực Viễn thông bị cạnh tranh cực kỳ gay gắt, hàng loạt đối thủ lần lượt ra đời cùng tốc độ phát triển thần tốc đã vượt xa VNPT về thị
phần và doanh thu như Tập đoàn Viettel hay gần nhất là Tổng công ty Mobifone, đòi hỏi Tập đoàn VNPT phải nhanh chóng nâng cao năng lực cạnh tranh trụ vững và duy trì vị thế hàng đầu. Cũng từ nội tại VNPT tồn tại quá nhiều hạn chế, dung chứa sự trì trệ, bộ máy quá cồng kềnh, năng lực Tài chính chưa cao, công nghệ dần lạc hậu, giá cước linh hoạt cạnh tranh, thương hiệu chưa được củng cố tương xứng.
Trải qua một thời gian dài kinh doanh theo cơ chế độc quyền, trong những năm qua sự xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nghệ An, đặc biệt trong lĩnh vực điện thoại di động và internet đã gây ra nhiều khó khăn trong hoạt động SXKD của VNPT trên thị trường viễn thông Nghệ An. Thị phần bị chia sẻ, nhiều khách hàng rời mạng và chuyển sang sử dụng dịch vụ của doanh nghiệp khác, doanh thu tăng trưởng chậm, hiệu quả kinh doanh thấp…là những khó khăn mà VNPT trên thị trường viễn thông Nghệ An đang phải đối mặt trong thời điểm hiện nay. Chính vì vậy, việc phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh nhằm đưa ra các giải pháp hoàn thiện và nâng cao năng lực cạnh tranh là thực sự cần thiết đối với VNPT trên thị trường viễn thông Nghệ An trong điều kiện hiện nay. Do vậy đề tài “Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông tỉnh Nghệ An” được lựa chọn làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ.
2. Tổng quan nghiên cứu đề tài:
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông tỉnh Nghệ An - 1
- Vai Trò Của Cạnh Tranh Trong Lĩnh Vực Viễn Thông Ở Việt Nam
- Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Tới Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Kinh Doanh Dịch Vụ Viễn Thông
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Năng Lực Cạnh Tranh Của Công Ty Viễn Thông
Xem toàn bộ 137 trang tài liệu này.
Hiện nay có nhiều công trình trong và ngoài nước giới thiệu, nghiên cứu, tìm hiểu năng lực cạnh tranh vào trong kinh doanh, theo từng thời điểm khác nhau, phải kể đến các sách, tạp chí, đề tài, cụ thể:
+ Trần Nguyễn Anh Thư, "Tăng cường năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam trong điều kiện Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới", (2012), Viện nghiên cứu quản lý kinh tế
Trung ương, Hà nội [16]. Luận án này đã nêu lên cơ sở lý luận về tăng cường năng lực cạnh tranh của công ty, thực trạng việc tăng cường năng lực cạnh tranh của VNPT và giải pháp cho vấn đề này của Tập đoàn. Tác giả cũng đã khảo sát, điều tra về năng lực cạnh tranh của VNPT so với một số đối thủ qua đánh giá của KH, chuyên gia và lãnh đạo của các đơn vị này. Đây là một công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc. Tác giả đã tổ chức được một cuộc khảo sát điều tra tương đối rộng về năng lực cạnh tranh của VNPT và so sánh với các đối thủ. Tác giả đã đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho VNPT, tuy nhiên, các giải pháp này còn chung chung, chưa có các giải pháp cho từng dịch vụ cụ thể.
+ Trần Nhật Quang (2015), "Nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn bưu chính viễn thông Việt Nam”, Đại học quốc gia Hà nội[8]. Luận văn đã có nhiều đóng góp cả về lý luận và thực tiễn. Từ lý luận về năng lực cạnh tranh, luận văn tập trung làm rõ cơ sở lý luận về năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của DN. Cụ thể: năng lực cạnh tranh trong cung ứng dịch vụ thông tin di động của DN là khả năng dịch vụ thông tin di động của DN đó được sử dụng nhiều và nhanh chóng trên TT khi có nhiều DN cùng cung cấp dịch vụ thông tin di động.
+ Triệu Thị Thu Phương (2014), "Nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty CP tư vấn thiết kế xây dựng kinh doanh nhà trong giai đoạn hiện nay", Học viện báo chí tuyên truyền, Hà Nội [7]. Đề tài đã trình bày được lý thuyết cơ bản về cạnh tranh, các trường phái cổ điển, các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp; nhân tố ảnh hưởng và nâng cao khả năng cạnh tranh. Nêu được thực trạng khả năng cạnh tranh của Công ty CP tư vấn thiết kế xây dựng kinh doanh nhà trong giai đoạn hiện nay. Tác giả đã đề xuất giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh như mở rộng quy mô sản xuất, giảm chi phí, giảm giá thành sản phẩm, tăng cường hoạt động marketing, áp dụng
thương mại điện tử trong hoạt động kinh doanh.
+ Bài báo: “Năng lực cạnh tranh Marketing của công ty TNHH MTV In tạp chí Cộng sản: Thực trạng và giải pháp” của tác giả Nguyễn Đức Thuận, Ngô Thị Quỳnh Chi (trường Đại học Thương Mại); Bùi Thanh Trường (Công ty TNHH MTV In tập chí Cộng sản), Tạp chí công thương, 2020 [2]. Bài báo trả lời cho câu hỏi làm thế nào để khách hàng có thể lựa chọn các sản phẩm, dịch vụ mà mình sản xuất và cung ứng, chứ không phải của đối thủ cạnh tranh. Đi sâu vào phân tích tầm quan trọng trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh Marketing của doanh nghiệp.
+ Micheal Porter (1985), “Chiến lược cạnh tranh”, NXB Khoa Học & Kỹ Thuật [21]. Nội dung của cuốn sách này đề cập đến chiến lược cạnh tranh của một công ty được thể hiện rõ nét ở những bảng giá trị tiêu biểu cung cấp cho khách hàng và những triển khai cụ thể để đạt đến các giá trị đó. Nhóm giá trị này luôn trả lời cho ba câu hỏi: Khách hàng nào? Nhu cầu gì? Giá cả thế nào? Một nhóm giá trị tiêu biểu mới lạ và độc đáo thường sẽ giúp mở rộng thị phần.
Nhìn chung các công trình nghiên cứu này đã hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về cạnh tranh, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp và đưa ra một số các giải pháp nhằm nâng cao khả năng của doanh nghiệp trên thị trường. Vì vậy, đề tài: “Nâng cao năng lực cạnh tranh của tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông tỉnh Nghệ An” của tác giả cũng thuộc mục đích đó. Tuy nhiên, việc nghiên cứu khả năng cạnh tranh tại công ty hiện chưa có công trình nghiên cứu nào thực hiện. Do đó, đề tài nghiên cứu của tác giả không bị trùng lặp với các đề tài nghiên cứu trước đây.
3. Mục tiêu nghiên cứu
3.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở phân tích năng lực cạnh tranh của VNPT trên thị trường
viễn thông Nghệ An, đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT trên thị trường viễn thông Nghệ An đến năm 2025.
3.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Đánh giá năng lực cạnh tranh của VNPT trên thị trường viễn thông Nghệ An, làm rõ những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân.
- Đề xuất các giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT trên thị trường viễn thông Nghệ An đến năm 2025
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng và nội dung nghiên cứu của đề tài là: Đối tượng nghiên cứu của đề tài là VNPT Nghệ An vì các hoạt động của VNPT tại Nghệ An được thể hiện thông qua hoạt động của VNPT Nghệ An. Trong đó chủ yếu nghiên cứu những vấn đề liên quan đến NLCT dịch vụ viễn thông của VNPT trên thị trường viễn thông Nghệ An thông qua các yếu tố: năng lực về tài chính, nguồn nhân lực, trình độ công nghệ, nghiên cứu phát triển, năng lực cung cấp dịch vụ, thương hiệu và uy tín. Luận văn chỉ làm trong lĩnh vực viễn thông và nghiên cứu theo cấp độ DN.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Phạm vi không gian: Luận văn được tiến hành nghiên cứu tại VNPT trên thị trường viễn thông Nghệ An (VNPT Nghệ An)
+ Phạm vi thời gian: Thời gian tiến hành nghiên cứu là thời gian mà tác giả làm luận văn; Đánh giá thực trạng NLCT dịch vụ viễn thông của VNPT trên thị trường viễn thông Nghệ An giai đoạn 2018-2020 và định hướng năm 2025.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để triển khai nghiên cứu những nội dung của luận văn, trên cơ sở thu thập thông tin sơ cấp và thông tin thứ cấp, tác giả sử dụng phương pháp phân tích - so sánh - tổng hợp và phương pháp phân tích - dự báo - tổng hợp để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, nhằm tìm ra những đặc trưng cơ bản của vấn đề nghiên cứu và quy luật của đối tượng nghiên cứu. Cụ thể:
- Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp: Số liệu thứ cấp sẽ được trích
lọc từ hồ sơ, báo cáo kinh doanh của VNPT Nghệ An từ năm 2018 - 2020. Các tài liệu lấy từ phòng kế toán để làm căn cứ cho việc phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của VNPT Nghệ An.
- Phương pháp điều tra khảo sát: Phương pháp này dùng để thăm dò ý kiến của khách hàng của VNPT Nghệ An. Luận văn nghiên cứu cũng sử dụng các nội dung, số liệu, nguồn báo cáo của VNPT Nghệ An năm 2018, 2019, 2020
+ Phương pháp chọn mẫu dành cho khách hàng của Công ty nhằm đảm bảo đầy đủ thông tin cần thu thập sử dụng cho nghiên cứu, được phỏng vấn, khảo sát trực tiếp tới khách hàng. Đề tài có hai bảng câu hỏi khảo sát cho hai đối tượng khác nhau là khảo sát nội bộ và bảng khảo sát khách hàng.
+ Đối với mẫu khảo sát khách hàng: Tác giả tiến hành chọn mẫu là khách hàng công ty. Chọn 300 khách hàng và 40 nhà quản lý, bằng phương pháp trực tiếp. Số liệu sử dụng cho việc phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của VNPT Nghệ An từ việc khảo sát bằng bảng câu hỏi theo trình tự như sau:
Bước 1: Thiết kế bảng câu hỏi.
Bước 2: Gửi bảng hỏi cho các nhà quản lý (Phụ luc 1, 2) và các khách hàng (Phụ lục 3).
Bước 3: Nhận lại các phiếu hỏi đã được trả lời; đối với các trường hợp chưa rõ ràng về các ý nghĩa kết quả trả lời; nhóm tiến hành gặp trực tiếp để xin ý kiến hoặc gọi điện thoại hỏi thêm cho rõ ràng.
Bước 4: Sử dụng phương pháp thống kê, xử lý bằng phần mềm exel trên máy tính.
- Tính trọng số của mỗi yếu tố = tổng số điểm của yếu tố chia cho tổng số điểm các yếu tố (làm tròn lấy 2 số lẻ)
Để phân tích thực trạng, tác giả sử dụng phương pháp điểu tra khảo sát khách hàng, đây là một trong những phương pháp nghiên cứu định lượng cơ bản trong nghiên cứu khoa học.
- Ngoài ra, đề tài còn sử dụng phương pháp so sánh để xem xét năng lực cạnh tranh của VNPT Nghệ An, cụ thể đề tài sẽ áp dụng phương pháp so sánh số tuyệt đối, số tương đối kỳ gốc liên hoàn và số tương đối kết cấu.
- Phương pháp tổng hợp, phân tích, xử lý dữ liệu: sau khi thu thập được các số liệu cần thiết thì sẽ sử dụng phương pháp so sánh để phân tích các nội dung liên quan đến đề tài, đồng thời sử dụng phần mềm Excel để nhập dữ liệu và phân tích, đánh giá. Trong phân tích có sử dụng hệ thống bảng biểu để so sánh, minh họa rút ra những kết luận cần thiết trong việc phân tích, đánh giá.
6. Ý nghĩa khoa học, thực tiễn của luận văn
- Về mặt lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn góp phần nhất định trong việc hệ thống hóa cơ sở lý luận năng lực cạnh tranh tại các doanh nghiệp. Mặt khác, kết quả nghiên cứu của luận văn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu về năng lực cạnh tranh tại các doanh nghiệp trong điều kiện hiện nay.
- Về mặt thực tiễn: Các giải pháp và kiến nghị trong luận văn trực tiếp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của VNPT Nghệ An.
Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu này cũng có giá trị tham khảo đối với các doanh nghiệp khác có điều kiện tương đồng với VNPT Nghệ An trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh.
7. Kết cấu đề tài
Phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và danh mục Tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu làm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ viễn thông
Chương 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông Nghệ An
Chương 3: Đề xuất các giải pháp và kiến nghị nâng cao năng lực cạnh tranh của Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam trên thị trường viễn thông Nghệ An.
CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ VIỄN THÔNG
1.1 Một số khái niệm
1.1.1 Khái niệm cạnh tranh
1.1.1.1. Khái niệm cạnh tranh
Trong nền kinh tế thị trường thì cạnh tranh là một trong những đặc trưng cơ bản và không thể thiếu để phát triển thị trường. Nền kinh tế thị trường vận hành phải tuân theo những quy luật khách quan riêng của nó và không loại trừ quy luật cạnh tranh. Theo quy luật này các doanh nghiệp phải nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng suất bằng cách cải tiến máy móc, thiết bị, công nghệ, để giành ưu thế so với đối thủ của mình. Doanh nghiệp nào thực hiện tốt được điều này thì doanh nghiệp đó sẽ tồn tại và phát triển.
Theo Từ điển Bách khoa Việt Nam: “Cạnh tranh (trong kinh doanh) là hoạt động tranh đua giữa những người sản xuất hàng hoá, giữa các thương nhân, các nhà kinh doanh trong nền kinh tế thị trường, chi phối quan hệ cung cầu, nhằm giành các điều kiện sản xuất, tiêu thụ thị trường có lợi nhất” [13].
Giáo sư Michael Porter của Đại học Harvard, Hoa Kỳ đưa ra lý thuyết về cạnh tranh như sau: Cạnh tranh (kinh tế) là giành lấy thị phần. Bản chất của cạnh tranh là tìm kiếm lợi nhuận, là khoản lợi nhuận cao hơn mức lợi nhuận trung bình mà doanh nghiệp đang có. Kết quả quá trình cạnh tranh là sự bình quân hóa lợi nhuận trong ngành theo chiều hướng cải thiện sâu dẫn đến hệ quả giá cả có thể giảm đi [1]. Cạnh tranh để trở thành giỏi nhất. Cạnh tranh để trở thành độc nhất vô nhị... Cạnh tranh không phải tiêu diệt đối thủ mà là doanh nghiệp phải tạo ra sự khác biệt bằng cách mang lại cho khách