Ứng dụng thực tiễn PLC máy bôi kem thiếc - 1


ỨNG DỤNG THỰC TIỄN PLC

Máy Bôi Kem Thiếc


MỤC LỤC

Chương 1. Các bước lập trình PLC 4

1. Quy trình công nghệ 5

2. Chọn thiết bị 5

3. Vẽ sơ đồ mạch điện. 5

4. Xác định đầu vào/ra 6

4.1. Đầu vào 6

4.2. Đầu ra 7

5. Lập cấu trúc cho bài lập trình 8

5.1. Chương trình tổng quan 8

5.2. Lập trình PLC 9

5.3. Những điều cần lưu ý 11

6. Kiểm tra chạy thử 12

Chương 2. Điều khiển động cơ servo 13

1. Động cơ servo là gì? 13

2. Các phương pháp điều khiển động cơ servo 13

2.1. Điều khiển vị trí. 13

2.2. Điều khiển tốc độ 14

3. Các bước lập trình động cơ servo 15

4. Chương trình ví dụ 15

Chương 3. Dự án lập trình máy bôi kem thiếc tự động 21

1. Yêu cầu công nghệ 21

1.1 Yêu cầu công nghệ 21

1.2. Phần cơ khí của máy 22

2. Các thiết bị điện 27

3. Các đầu vào/ra 29

3.1. Đầu vào 29

3.2 Đầu ra 31

4. Sơ đồ mạch điện 33

4.1 Bản vẽ điện 33

4.2. Đấu nối 38

5. Lập trình PLC 39

5.1. Lưu đồ thuật toán 39

5.2 Chương trình PLC 45

5.3 Cài đặt tham số điều khiển vị trí 60

5.4 Thiết kế HMI 61

5.5 Cài đặt truyền thông PLC - HMI 66

5.6 Cài đặt driver MR-J4-10A 68

Chương 1. Các bước lập trình PLC


Các bước lập trình PLC gồm có:

- Nắm rõ được quy trình công nghệ.

- Chọn thiết bị.

- Vẽ sơ đồ mạch điện.

- Xác định đầu vào/ra.

- Lập cấu trúc cho bài lập trình:

+ Sơ đồ lập trình.

+ Các điểm cần lưu ý.

- Kiểm tra chạy thử.

1. Quy trình công nghệ

Việc nắm rõ được quy trình công nghệ rất quan trọng. Khi nắm vững được quy trình công nghệ sẽ giúp người lập trình xác định được:

Máy móc hoạt động như thế nào?

Xác định được có bao nhiêu đầu vào: Có bao nhiêu nút bấm? bao nhiêu sensor?

Xác định được có bao nhiêu đầu ra: Có bao nhiêu van điện từ? bao nhiêu động cơ? Động cơ đó điều khiển như thế nào?....

Có giao tiếp HMI hay không?

Xác định được vấn đề an toàn khi điều khiển:

+ Nếu cái này bật mà cái kia chưa bật thì khi hoạt động chúng có bị va chạm với nhau hay không. Từ đó đưa ra các ràng buộc khi lập trình.

+ Động cơ có bị giới hạn hành trình hay không?

+ Tính toán an toàn tránh nguy hiểm cho người hoặc thiết bị.

2. Chọn thiết bị

Chọn thiết bị theo một số căn cứ như:

- Căn cứ vào số liệu tính toán thiết kế.

- Chọn thiết bị đảm bảo tính lắp lẫn với các máy khác trong nhà máy. Mục đích là dễ dàng thay thế cho nhau, và giảm số lượng dự trữ trong kho. Ví dụ như theo thiết kế cơ khí thì tính chọn được động cơ có công suất 1Kw, nhưng trong nhà máy có sẵn động cơ 1.5Kw thì dùng luôn loại này.

- Dễ dàng mua bán.

- Giá thành hợp lý.

3. Vẽ sơ đồ mạch điện.

Trong phần sơ đồ mạch điện nên có các mục sau:

- Chú thích ký hiệu.

- Sơ đồ một sợi.

- Sơ đồ ba sợi.

4. Xác định đầu vào/ra

4.1. Đầu vào

Phân loại các đầu vào đặc biệt được quy định sẵn. Ví dụ đối với PLC của hãng LS, nếu như có điều khiển động cơ bước thì phải tuân thủ đấu nối như sau:


Phân loại các đầu vào thông thường rồi lập thành bảng Các cụm chi tiết 1

Phân loại các đầu vào thông thường rồi lập thành bảng. Các cụm chi tiết gần nhau nên đặt tên gần nhau. Ví dụ lập trình dùng PLC hãng LS:

STT

Đầu vào

Mô tả

1

P0008

Sensor up Xilanh A.

2

P0009

Sensor down Xilanh A.

3

P000A

Sensor up Xilanh B.

4

P000B

Sensor down Xilanh B.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 78 trang tài liệu này.

4.2. Đầu ra

Phân loại các đầu ra đặc biệt được quy định sẵn. Ví dụ đối với PLC của hãng LS, nếu như có điều khiển động cơ bước thì phải tuân thủ đấu nối như sau:


Phân loại các đầu ra thông thường rồi lập thành bảng Các cụm chi tiết gần 2

Phân loại các đầu ra thông thường rồi lập thành bảng. Các cụm chi tiết gần nhau nên đặt tên gần nhau. Ví dụ lập trình dùng PLC hãng LS:

STT

Đầu ra

Mô tả

1

P0028

Van điều khiển Xilanh A.

2

P0029

Van điều khiển Xilanh B.

Ngoài ra, còn có đầu vào/ra là các biến truyền thông với HMI, đối với các biến truyền thông này cũng phải được quy định trước.

5. Lập cấu trúc cho bài lập trình

5.1. Chương trình tổng quan

Các chương trình lập trình như Pascal, C, C++ thường có cấu trúc như sau:

-----------------------------------------

Phần khai báo

Khai báo 1

Khai báo 2

Khai báo n

-----------------------------------------

Phần chương trình chính

Bắt đầu chương trình chính Các lệnh điều khiển

Các lệnh gọi chương trình con. Kết thúc chương trình chính.

----------------------------------------

Chương trình con

Bắt đầu chương trình con. Các lệnh.

Kết thúc chương trình con.

Xem tất cả 78 trang.

Ngày đăng: 19/01/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí