Đáp Ứng Những Tiêu Chuẩn Chất Lượng Của Hoa Kỳ Nhằm Hoàn Thiện Hàng Dệt May Xuất Khẩu

cạnh tranh của hàng dêt may Việt Nam đồng thời cũng tiếp thu công nghệ để tiến tới tự thiết kế mẫu mã, sản xuất ra những sản phẩm bằng những thương hiệu của Việt Nam.

3.2. Đáp ứng những tiêu chuẩn chất lượng của Hoa Kỳ nhằm hoàn thiện hàng dệt may xuất khẩu

Hệ thống tiêu chuẩn chất lượng là căn cứ đánh giá chất lượng hàng dêt may, là cơ sở để các doanh nghiệp phấn đấu nâng cao chất lượng sản phẩm. Để góp phần nâng cao chất lượng, nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp Việt Nam phải lấy hệ thống tiêu chuẩn chất lượng quốc tế làm căn cứ cho việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống tiêu chuẩn chất lượng của Việt Nam.

Mọi sản phẩm dệt may Việt Nam cần phải được sản xuất trên một hệ thống quản lý chất lượng đạt được các tiêu chuẩn quốc tế như: ISO 9000, ISO 14000 (tiêu chuẩn quản lý môi trường ) và SA 8000 (tiêu chuẩn về lao động). Điều này có nghĩa là từ khâu đầu vào của nguyên liệu đến khâu đầu ra của sản phẩm đều phải được quản lý và kiểm soát nghiêm ngặt trong một quy trình tiêu chuẩn đạt chất lượng quốc tế và thoả mãn các điều kiện về môi trường, vệ sinh công nghiệp và các tiêu chuẩn về lao động SA 8000, tiêu chuẩn này được quy định rất chặt chẽ trong hệ thống pháp luật của Hoa Kỳ. Vì vậy các doanh nghiệp Việt Nam khi xuất khẩu hàng hoá vào Hoa Kỳ đều phải biết và tuân thủ. Sẽ không có cơ quan nào của Hoa Kỳ nhắc nhở các doanh nghiệp thực hiện nghĩa vụ của mình theo các tiêu chuẩn của SA 8000, nhưng nếu bất kỳ nhà xuất khẩu nào bị buộc tội không tuân thủ các SA 8000 thì sẽ gặp rắc rối với pháp luật. Đây là vấn đề hết sức quan trọng đối với các doanh nghiệp Việt Nam vì thói quen lách luật, thiếu tự giác khi thực hiện luật ở Việt Nam. Ngược lại, nếu thực hiện tốt SA 8000 sẽ rất thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ vì được luật pháp Hoa Kỳ khuyến khích và phù hợp với quan niệm, mong muốn của người dân Hoa Kỳ.

Bên cạnh đó, các sản phẩm dệt may Việt Nam cần phải tuân thủ những tiêu chuẩn chất lượng của bao bì đóng gói, điều kiện môi trường đóng gói như môi trường chân không hay môi trường tự nhiên trong sạch cùng với những phụ kiện kèm theo như bìa độn, ghim cài, vỏ bọc nion... và phương tiện vận tải thích hợp

đảm bảo chất lượng sản phẩm trong mọi điều kiện môi trường. Các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may Việt Nam phải đảm bảo cho sản phẩm của mình thoả mãn mọi yêu cầu về vệ sinh công nghiệp, y tế và tiến hành đóng gói trong điều kiện chân không để sản phẩm khi sử dụng lần đầu không bị hằn những nếp gấp bởi lẽ chất lượng sản phẩm luôn là yếu tố nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm tại bất kỳ thị trường nào.

Để làm được những điều trên, cần xây dựng cơ chế và thiết lập hệ thống kiểm tra, giám sát việc sử dụng những hoá chất độc hại, gây ảnh hưởng tới sức khoẻ con người trong sản xuất các nguyên phụ liệu cung cấp cho các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may. Danh mục những hoá chất bị cấm sử dụng như các thuốc nhuộm azo gây ung thư, dị ứng cho người sử dụng, giới hạn hàm lượng kim loại nặng cho phép trong các nguyên phụ liệu cần được cập nhập và thông báo rộng rãi cho các doanh nghiệp sản xuất.

Cần xây dựng những phòng thí nghiệm với đủ trang thiết bị hiện đại, có thể đánh giá chất lượng một loại sản phẩm dệt may đã đạt tiêu chuẩn quốc tế hay chưa đạt. Những phòng thí nghiệm này sẽ giúp các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may có được câu trả lời chính xác về chất lượng hàng dệt may xuất khẩu để không vi phạm những tiêu chuẩn về chất lượng hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ. Hoặc các doanh nghiệp có thể mời các chuyên gia đánh giá về chất lượng của Hoa Kỳ trong thẩm định chất lượng hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ. Đây cũng là một biện pháp tốt để nâng cao uy tín hàng dệt may Việt Nam, khẳng định chất lượng hàng dệt may Việt Nam phù hợp với tiêu chuẩn của Hoa Kỳ.

Ngoài ra, các doanh nghiệp có điều kiện về tài chính nên nghiên cứu và thực hiện các tiêu chuẩn về sinh thái của Hoa Kỳ, các sản phẩm dệt may của Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ cần sớm được dán nhãn sinh thái. Đây là điều kiện quan trọng để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh khác như Trung Quốc, Ấn Độ.

4. Giải pháp tăng mức hấp dẫn của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 148 trang tài liệu này.

Như đã phân tích thực trạng sức hấp dẫn hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ ở phần trên, điểm yếu của hàng dệt may Việt Nam chính là ở khâu sáng tạo và thiết kế. So với hàng các sản phẩm dệt may cùng loại của Trung Quốc

và Ấn Độ thì sản phẩm dệt may Việt Nam bị người dân Hoa Kỳ đánh giá là chưa phong phú, chưa hấp dẫn do kiểu cách đơn giản.Vì vậy, để nâng cao sức hấp dẫn của hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ, các doanh nghiệp xuất hàng dệt Việt Nam cần chú ý tới việc đa dạng hoá sản phẩm theo hai hướng:

Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ - 14

4.1. Đa dạng hoá chất liệu sản phẩm dệt may nhờ vào ý tưởng thiết kế

Để tạo nên sự đa dạng hoá chất liệu sản phẩm, một phần dựa vào nguồn cung cấp nguyên liệu, mặt khác dựa vào ý tưởng thiết kế của các nhà thiết kế thời trang trong các doanh nghiệp sản xuất và tại các trung tâm thiết kế thời trang. ý tưởng thiết kế là rất quan trọng, tuy nhiên đội ngũ thiết kế trong các doanh nghiệp thiếu sáng tạo, thiếu ý tưởng mới nên các sản phẩm dệt may Việt Nam không thể nâng cao được năng lực cạnh tranh so với sản phẩm cùng loại của các đối thủ trên thị trường Hoa Kỳ.

Vì vậy, việc thành lập trung tâm nghiên cứu, thiết kế và kinh doanh mẫu dệt may thời trang trong công nghiệp tại các thành phố lớn là hết sức cần thiết. Nhiệm vụ của trung tâm là nghiên cứu sản xuất sản phẩm mới, sản phẩm có chất liệu độc đáo, khác biệt; sản xuất vải cotton chất lượng cao, vải pandex, vải thời trang tổng hợp, vải kỹ thuật, vải dệt kim thời trang, vải trang trí nội thất và phải biết cách sử dụng các chất liệu khác nhau cho các sản phẩm khác nhau.

Đồng thời phát triển đội ngũ thiết kế thông qua liên kết đào tạo trong và ngoài nước, thông qua tuyển chọn từ các cuộc thi Việt Nam collection để sáng tạo, phác họa mẫu, thiết kế mẫu, sản xuất mẫu thật, chuẩn bị nguyên phụ liệu, đàm phán đơn hàng, kinh doanh mẫu thời trang.

Các ý tưởng của các nhà thiết kế phải xuất phát từ khả năng sáng tạo, tránh sao chép hoặc rập khuôn theo mẫu mã của nước ngoài, ý tưởng thiết kế còn phải xuất phát từ như cầu, thị hiếu của khách hàng Hoa Kỳ. Những ý tưởng thiết kế cần mang tính thương mại, tức là tạo ra sản phẩm để thu hút khách hàng, để xuất khẩu và cạnh tranh trên thị trường, chứ không phải để trình diễn trên sân khấu hay tham gia các cuộc thi thời trang.

4.2. Đa dạng hoá chủng loại sản phẩm dệt may

Chủng loại sản phẩm dệt may của Việt Nam vẫn còn nghèo nàn trong khi nhu cầu sử dụng hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ rất đa dạng. Mỗi nhóm khách

hàng đều có những yêu cầu khác nhau khi mua hàng dệt may để sử dụng cho những mục đích khác nhau. Hơn nữa, một đặc trưng của hàng dệt may là có tính thời vụ, cho nên các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần sản xuất các loại sản phẩm khác nhau theo nhu cầu của từng khoảng thời gian ngắn theo mùa trong năm như hàng dệt may cho đầu mùa hè và cuối mùa hè, hàng dệt may cho đầu mùa thu và cuối mùa thu, hàng dệt may cho đầu mùa đông và cuối mùa đông, hàng dệt may cho đầu mùa xuân và cuối mùa xuân. Bởi vì mỗi thời gian khác nhau, ứng với một thời tiết khác nhau, và xu hướng thời trang của khách hàng Hoa Kỳ là rất chuộng các sản phẩm mới, độc đáo, theo mốt nên sản phẩm dệt may Việt Nam cần có nhiều chủng loại hơn và liên tục thay đổi để không bị lỗi mốt so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường nhằm thu hút được nhiều khách hàng Hoa Kỳ.

Mỗi chủng loại sản phẩm dệt may nên được hình thành theo những bộ sưu tập thời trang theo mùa, trong một bộ sưu tập sẽ có nhiều sản phẩm dệt may sử dụng các chất liệu khác nhau. Ngoài ra, với mỗi một bộ sưu tập cần có những phụ kiện đi kèm để làm tôn thêm sức hấp dẫn của sản phẩm dệt may chính. Nếu làm được như vậy, hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam sẽ mang tính chuyên nghiệp hơn, tạo sự thu hút hơn đối với khách hàng Hoa Kỳ.

Để làm được như vậy, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam phải luôn cập nhật những thông tin nghiên cứu thị trường. Những thông tin nghiên cứu thị trường không chỉ đem lại cho doanh nghiệp sự chủ động trong việc thu hút khách hàng, mở rộng thị phần như đã phân tích ở trên mà còn đem lại cho doanh nghiệp sự chủ động trong sản xuất các chủng loại hàng bán trên thị trường Hoa Kỳ.‌

Nhìn chung, nhiều chủng loại hàng dệt may với các chất liệu khác nhau, mẫu mã khác nhau do các doanh nghiệp tạo ra là một giải pháp rất tốt để nâng cao năng lực cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ.

5. Giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

5.1. Đăng ký nhãn hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ

Như đã phân tích thị hiếu và nhu cầu tiêu dùng hàng dệt may của người tiêu dùng Hoa Kỳ ở trên, khách hàng Hoa Kỳ quen sử dụng hàng dệt may có thương

hiệu nổi tiếng. Trong quan niệm của họ, những hàng dệt may không có thương hiệu thường gắn với chất lượng sản phẩm thấp. Điều này cho thấy, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần sớm đăng ký nhãn hiệu nhằm nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với các đối thủ khác trên thị trường. Việc đăng ký nhãn hiệu hàng dệt may Việt Nam trên thị trường Hoa Kỳ hoàn toàn dễ dàng, nhanh chóng và thuận tiện, lệ phí đăng ký rẻ. Hơn nữa, việc các doanh nghiệp Việt Nam đăng ký nhãn hiệu hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ có hai thuận lợi:

Thứ nhất, hàng dệt may Việt Nam dễ dàng loại bỏ được hàng giả, hàng nhái lấy nhãn hiệu hàng dệt may Việt Nam. Nếu các doanh nghiệp Việt Nam không đăng ký nhãn hiệu sản phẩm trên thị trường Hoa Kỳ thì hàng giả hàng nhái nhãn hiệu rất dễ có cơ hội thực hiện. Như vậy sẽ gây thiệt hại cho khách hàng, điều quan trọng hơn là hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất uy tín bởi những hàng dệt may giả nhãn hiệu có chất lượng không tốt, do một điều kiện nào đó được đưa vào thị trường Hoa Kỳ tiêu thụ, sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cạnh tranh và hình ảnh của hàng dệt may Việt Nam.

Thứ hai, những nhãn hiệu hàng dệt may Việt Nam có uy tín tránh bị các doanh nghiệp khác trên thị trường Hoa Kỳ chiếm dụng bằng cách đăng ký trước, hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam không được đăng ký hoặc bán dưới nhãn hiệu của mình vì có doanh nghiệp đăng ký trước rồi. Hàng dệt may của các doanh nghiệp Việt Nam có thể bị kiện, thu hồi, tiêu huỷ và phải bồi thường thiệt hại cho doanh nghiệp đã đăng ký nhãn hiệu trước. Doanh nghiệp dệt may Việt Nam nếu muốn tiếp tục bán sản phẩm dưới nhãn hiệu của mình phải mất nhiều tiền, công sức thời gian theo kiện hoặc đàm phán mua lại nhãn hiệu. Đây là những kinh nghiệm mà nhiều doanh nghiệp, nhiều sản phẩm có uy tín của Việt Nam bị các doanh nghiệp nước ngoài đăng ký trước. Khi hàng dệt may của các doanh nghiệp trở nên quen thuộc với khách hàng Hoa Kỳ, mức độ cạnh tranh trở nên gay gắt trên thị trường Hoa Kỳ thì việc đăng ký nhãn hiệu hàng dệt may của các doanh nghiệp trên thị trường Hoa Kỳ là điều vô cùng quan trọng, không chỉ là điều kiện pháp lý trong kinh doanh mà còn là một biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

Nhìn chung, giải pháp này nếu thực hiện tốt sẽ làm tăng uy tín cho hàng dệt may Việt Nam về chất lượng mẫu mã và hình ảnh thương hiệu, góp phần tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may Việt Nam trước sản phẩm cùng loại của các đối thủ cạnh tranh trên thị trường Hoa Kỳ.

5.2. Đẩy mạnh xuất khẩu hàng dệt may sang Hoa Kỳ thông qua nhượng quyền thương mại

Nhượng quyền thương mại là việc một doanh nghiệp thuê sử dụng một thương hiệu, phương thức kinh doanh, điều kiện kinh doanh của doanh nghiệp khác trong một khoảng thời gian nhất định. Doanh nghiệp đi thuê phải trả cho bên cho thuê một khoản lệ phí và tuân thủ theo các yêu cầu của bên cho thuê về chất lượng sản phẩm, kiểu dáng và những yêu cầu của bên cho thuê nhằm đảm bảo uy tín của bên cho thuê.38 Trong các nước xuất khẩu trên thị trường Hoa Kỳ như đã phân tích ở trên, Srilanca đã nâng cao sức cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ thông qua hình thức nhượng quyền thương mại và đã rất thành công, nâng cao được uy tín thương hiệu hàng dệt may Srilanca trên thị trường Hoa Kỳ.

Có thể nói đây là một kinh nghiệm nâng cao sức cạnh tranh của Srilanca qua việc nâng cao uy tín thương hiệu mà Việt Nam cần phải học tập. Các doanh nghiệp Việt Nam có thể áp dụng bằng cách tăng những mặt hàng mang thương hiệu nổi tiếng xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ thông qua hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm hoặc nhượng quyền kinh doanh:

Với hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm, doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng hoặc là khẩu hiệu và tự phân phối sản phẩm trong phạm vi thị trường Hoa Kỳ trong một khoảng thời gian nhất định.

Với hình thức nhượng quyền kinh doanh, doanh nghiệp dệt Việt Nam ngoài việc được sử dụng thương hiệu, nhãn hiệu, biểu tượng như hình thức nhượng quyền phân phối sản phẩm còn được hưởng thêm công đoạn chuyển giao kỹ thuật kinh doanh và cách thức điều hành quản lý.


38 Nguồn: Lê Quý Trung (2005), Franchise bí quyết thành công bằng mô hình nhượng quyền kinh doanh, Nxb Trẻ, tr 12- 17.

Hiện nay trên thị trường Hoa Kỳ có rất nhiều thương hiệu nổi tiếng mà các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có thể xuất khẩu sản phẩm thông nhượng quyền thương mại với các hãng đó như: Victoria’ S Secret, Lif Claiborne Nike, GAP, Pierre Cardin, Abercrombie an Fitch, Ralph Lauren...‌

Có thế nói, với nhiều doanh nghiệp dệt may Việt Nam chưa tạo được hình ảnh thương hiệu với khách hàng Hoa Kỳ, đặc biệt một số sản phẩm có sức cạnh tranh thấp như những sản phẩm trong nhóm hàng may mặc không phải hàng dệt kim đan len, nên được đẩy mạnh xuất khẩu thông qua nhượng quyền thương mại. Giải pháp này giúp cho hàng dệt may Việt Nam nâng cao uy tín góp phần xây dựng thương hiệu sản phẩm trong tiềm thức của các khách hàng Hoa Kỳ thông qua những hãng, những thương hiệu đã nổi tiếng trên thị trường Hoa Kỳ. Về lâu dài, giải pháp này tạo điều kiện cho các thương hiệu hàng dệt may Việt Nam khẳng định uy tín, đẳng cấp góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu riêng.

III. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI CHÍNH PHỦ VÀ CÁC BỘ, NGÀNH LIÊN QUAN

Bên cạnh những giải pháp nêu trên, các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ rất cần sự hỗ trợ mạnh mẽ của các tổ chức thuộc các Bộ, ngành và Chính phủ.

1. Với các Hiệp Hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Các Hiệp hội như Hiệp Hội Dệt- May Việt Nam, Hiệp hội các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần tăng cường hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may Việt Nam theo hướng:

1.1. Hỗ trợ các doanh nghiệp nghiên cứu thị trường

Các tổ chức trên cần hỗ trợ các doanh nghiệp trong nghiên cứu thị trường, tìm kiếm thông tin, thiết lập các kênh phân phối, tham gia hội chợ, triển lãm, hội thảo, các hoạt động quan hệ công chúng, đặc biệt là cung cấp thông tin về thị trường, những biến động của thị trường và những dự báo cần thiết. Những thông tin thu được rất quan trọng, bởi nó có tính quyết định đến việc nâng cao năng lực cạnh tranh hoặc làm giảm sức cạnh tranh hàng dệt may Việt Nam. Các Hiệp hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp có thể cập nhật đầy đủ những thông tin đó lên trang web của mình để các doanh nghiệp có thể dễ dàng truy cập và tiếp nhận.

Các Hiệp hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp phải là những nguồn cung cấp thông tin nhanh chóng, đáng tin cậy, thuận tiện và chi phí thấp nhất cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên trong thực tế, khi mà công nghệ thông tin đang rất phát triển, việc cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp của các Hiệp hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp đã được cải thiện tương đối nhưng vẫn chưa thực sự đầy đủ và cập nhật. Các doanh nghiệp vẫn phải thu thập nhưng thông tin đó một cách đầy đủ hơn những nguồn khác. Về vấn đề này, chúng ta cần phải học tập kinh nghiệm ở những nước phát triển. Lấy ví dụ như trang web http://otexa.ita.doc.gov, trang web của Bộ Thương Mại Hoa Kỳ, văn phòng quản lý dệt may và trang phục, tất cả các số liệu đều được cung cấp một cách hệ thống và rất đầy đủ về tình hình xuất nhập khẩu hàng dệt may từ năm 1994 đến nay với cách phân chia theo chủng loại sản phẩm, chia theo nước xuất khẩu, nhập khẩu và theo hệ thống hài hoà giúp người truy cập có thể dễ dàng thu thập những thông tin mình cần. Trong khi những thông tin và số liệu thống kê về những vấn đề liên quan đến dệt may được cung cấp trên trang web của Tập đoàn Dệt May Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam vẫn còn lẻ tẻ, và chưa được hệ thống rõ ràng. Đây là điểm yếu mà trong những năm tới, các Hiệp hội và Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cần phải khắc phục để phát huy vai trò của mình trong cách thức, hình thức cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng dệt may trên thị trường Hoa Kỳ.

1.2. Phối hợp thực hiện hỗ trợ các doanh nghiệp

Phối hợp chặt chẽ giữa Hiệp hội Dệt May Việt Nam với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Cục xúc tiến Thương mại trong xây dựng chiến lược hỗ trợ cho các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu theo từng nhóm hàng, từng khu vực thị trường, cần có đội ngũ các nhà tư vấn thị trường, tư vấn kinh doanh, tìm đối tác, luật pháp, xúc tiến bán hàng để sẵn sàng giúp đỡ các doanh nghiệp khi cần thiết. Sự phối hợp hoạt động này sẽ góp phần tăng sức cạnh tranh cho hàng dệt may rất nhiều.

Giữa các Hiệp hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam hàng năm nên xây dựng các chương trình hoạt động thống nhất, cung cấp cho các doanh nghiệp về thời gian, địa điểm, hình thức tổ chức nhằm nghiên cứu thị trường, cung

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022