Cơ Cấu Kim Ngạch Xuất Khẩu Chè Sang Các Thị Trường Giai Đoạn 2003 - 2006 Đơn Vị Tính: %


B ảng 2.9: Biểu tổng hợp sản lượng và thị phần xuất khẩu Chè đen thế giới năm 1995 – 2000 - 2005


1995

2000

2005

Xuất khẩu (1000

tấn)

Thị phần (%)

Xuất khẩu (1000

tấn)

Thị phần (%)

Xuất khẩu (1000

tấn)

Thị phần (%)

Kenya

237,5

22,0

231,8

18,0

156,8

17,7

Srilanca

235,0

21,8

259,7

20,9

262,6

18,1

Ấn Độ

162,8

15,1

234,5

18,9

248,9

17,2

Trung Quốc

168,5

15,6

227,0

18,3

195,4

13,5

Indonesia

79,2

7,3

141,3

11,4

201,2

13,9

Việt Nam

17,5

1,0

32,2

2,6

39,8

2,7

Toàn thế giới

1079,8

100

1241,2

100

1452,7

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 9

Nguồn : ITC Bullentin, 1996,2000. Ủy ban chè thế giới

Mặt hàng chế biến của các doanh nghiệp xuất khẩu chè của nước ta tương đối đa dạng phong phú, nhưng có giá trị gia tăng chưa cao(trừ công ty chè Thái Nguyên, Mộc Châu). Đa số là sản phẩm truyền thống dưới dạng chè tươi, chất lượng sản phẩm của các doanh nghiệp đủ tiêu chuẩn xuất khẩu nhưng so với các đối thủ cùng loại trên thế giới còn thấp (chẳng hạn cùng sản phẩm chè đen xuất khẩu thì loại tốt nhất của Trung Quốc bán với giá trên thị trường là 3000 USD/tấn, trong khi đó các doanh nghiệp Việt Nam chỉ xuất khẩu tối đa là 2080 USD/tấn, bình quân các loại chè chỉ đạt 1720 USD/tấn). Thị phần chè thế giới sẽ thay đổi liên tục, năng suất chè không ngừng tăng lên, nếu các công ty xuất khẩu chè Việt Nam không nâng cao chất lượng và đổi mới công nghệ thì khó lòng cạnh tranh nổi. Trong lúc đó giá chè thế giới tiếp tục giảm mạnh vì các quốc gia đều tăng diện tích canh tác, sản lượng. Đây sẽ là cuộc cạnh tranh khốc liệt giữa các quốc gia trồng và xuất khẩu chè.

2.1.5. Thực trạng sản phẩm và chất lượng sản phẩm

Nâng cao chất lượng và thay đổi mẫu mã là mục tiêu lớn của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam trong giai đoạn này. Muốn nâng cao chất lượng sản phẩm chè trước hết phải nâng cao chất lượng nguồn nguyên liệu. Một trong những nguyên


nhân dẫn đến khả năng cạnh tranh của sản phẩm chè xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam còn chưa cao là do năng suất chè búp tươi của nước ta thấp, chỉ bằng 60% năng suất chè binh quân của Châu Á. Chất lượng thấp dẫn đến giá bán thấp, thị trường nhỏ hẹp và không ổn định, trong khi chưa đủ giống mới thay thế. Các doanh nghiệp trồng chè đang tập trung đầu tư thâm canh trên các diện tích hiện có, để tăng sản lượng đồng thời cho chất lượng tối ưu. Vừa qua Tổng công ty Chè Việt Nam đã chỉ đạo xây dựng quy trình thâm canh và tổ chức thực hiện nghiêm ngặt các quy trình này, ngoài ra còn thành lập 3 xí nghiệp sản xuất phân bón thuộc Công ty Xây lắp- Vật tư kỹ thuật để cung ứng phân bón có chất lượng cao, phù hợp điều kiện thổ nhưỡng từng vùng chè. Để khắc phục tình trạng sản phẩm sản xuất ra không đều, giá trị xuất khẩu thấp Tổng công ty đã đầu tư ba nhà máy pha trộn chè ở ba thành phố lớn là Hà Nội, Hải Phòng và TP.Hồ Chí Minh. Đây là ba đầu mối xuất khẩu chính của ngành chè. Sản phẩm chè của các công ty thành viên sản xuất ra, bán cho tổng công ty, ba công ty này có nhiệm vụ pha trộn nhằm đưa ra các sản phẩm đồng đều, có giá trị xuất khẩu và tiêu dùng cao. Tuy nhiên, do chất lượng chè của các công ty thành viên không đều nên khâu pha trộn rất phức tạp và khó đưa ra một sản phẩm có chất lượng đồng bộ, có những sản phẩm lượng độc tố trong chè rất cao, chất tamin nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. Các công ty lớn không muốn mua chè Việt Nam kể cả với giá thấp vì sợ mất uy tín trên thị trường thế giới. Một số lượng lớn người tiêu dùng trong nước hiện nay không dám uống chè nội vì ngại dư lượng thuốc trừ sâu nhiều, số lượng khác thì hạn chế uống chè trong nước.

Các sản phẩm chè xuất khẩu chủ yếu của các doanh nghịêp Việt Nam trên thị trường thế giới:

- Chè đen:

Được sản xuất theo quy trình công nghệ OTD: chè nguyên liệu tươi - làm héo - vò - lên men - sấy khô - sàng phân loại. Nước chè đen có màu nâu đỏ tươi, vị dịu, hương thơm nhẹ. Sản phẩm thu được trên cơ sở chế biến một cách thích hợp, chủ yếu là quá trình lên men và sấy lá chè vẫn cẫng non của giống chè Camellia Sinensis (Linuacus) O Kuntre được sản xuất với tư cách làm nước uống. Trong cơ


cấu xuất khẩu của các doanh nghiệp chè Việt Nam, chè đen chiếm tỷ trọng lớn nhất, qua các năm tỷ trọng đó có giảm nhưng khối lượng không hề giảm không tính đến năm có biến động lớn là 2003-2004 (chiến tranh ở Iraq).

- Chè xanh:

Sản xuất nhiều ở Trung Quốc, Nhật Bản, Đài Loan, Việt Nam theo quy trình: chè nguyên liệu tươi - diệt men - làm ngưội - vò - sấy khô - sàng phân loại thành phẩm. Chè xanh có chất lượng cao là loại sản phẩm có cánh xoăn đều, màu xanh vàng, có tuyết; Nước chè xanh vàng, tươi sáng, vị chát mạnh, có hậu, hương thơm nồng mùi cốm. Sản phẩm chè xanh xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam gồm có các loại chè xanh hương tự nhiên và các loại chè ướp hương các loại hoa như nhài, sen, ngâu ...

Chè xanh tiêu thụ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam qua các năm gần đây cũng không ngừng tăng về cả số lượng lẫn tỷ lệ. Có điều này là do nhu cầu người tiêu dùng về loại sản phẩm này càng cao khi ngày càng có nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh lợi ích đối với sức khoẻ con người của chè xanh. Chè xanh có tác dụng giảm béo, ngăn ngừa bệnh tim mạch, bênh cao huyết áp ... là các loại bệnh nguy hiểm khi chất lượng cuộc sống được nâng cao.

Chè xanh được tiêu thụ nhiều nhất ở Châu Á bởi chỉ có người Châu Á mới thích uống chè xanh.

- Chè thành phẩm :

Chè thành phẩm là các loại chè sản xuất và chế biến hoàn chỉnh, bao gói sẵn, có đủ vị sẵn bao gồm chè hộp, chè túi, chè nhúng, chè hoà tan, chè uống liền RTD (Ready to drink tea)... đưa dến người tiêu dùng mà không qua một công đoạn chế biến nào khác nữa. Mỗi túi chè có thể đặt trong bao nhỏ, bao này làm bằng giấy gói thực phẩm theo TCVN 4375-89; Bao bì thương phẩm phải làm bằng vật liệu chống ẩm, giữ được chất lượng chè trong thời gian bảo quản, lưu hành và dễ bóc khi pha. Bảo nhỏ có thể in trang trì hoặc để trắng. Xu hướng hiện nay của người tiêu dùng thế giới rất ưa chuộng loại chè này bởi tính tiện dụng của nó, có thể sử dụng ngay sau khi mua.

Xu hướng hiện nay của người tiêu dùng thế giới rất ưa chuộng loại chè thành phẩm uống liền bởi tính tiện dụng của nó, có thể sử dụng ngay sau khi mua. Tuy


vậy qua bảng cơ cấu và khối lượng tiêu thụ sản phẩm trên ta thấy loại sản phẩm này đang trong xu hướng giảm, điều này có thể lý giải bởi việc chúng ta chưa khẳng định được thương hiệu của mình trên thị trường Nga. Năm 2003 chúng ta bắt đầu đưa sản phẩm này sang thị trường Nga do vậy tỷ trọng chè thành phẩm tiêu thụ cao hơn các năm sau này. Cũng từ điều tra này cho ta thấy cần phải có chiến lược lâu dài để phát triển thương hiệu và sản phẩm để có được chỗ đứng trên thị trường, nâng cao sức cạnh tranh cho sản phẩm và cho thương hiệu chè xuất khẩu Việt Nam.

2.1.6. Thực trạng giá

Giá sản phẩm chè xuất khẩu của các doanh nghiệp nhìn chung có xu hướng giảm, chủ yếu là chè đen. Song cá biệt chè đặc sản có chất lượng cao cơ bản vẫn ổn định, đặc biệt là giá chè thành phẩm ở thị trường trong nước và thị trường nhiều nước không thay đổi hoặc thay đổi không đáng kể. Mặt khác với mức giá như hiện nay và nếu có giảm 10-15% nữa thì các doanh nghiệp xuất khẩu vẫn có thể có lãi. Giá chè thế giới bình quân ở mức 2,22 USD/kg ( năm 1997 - Số liệu FAO), thì Việt Nam chỉ xuất khẩu được với giá bình quân 1,44 USD/kg. Tuy vậy, một số cơ sở liên doanh liên kết với nước ngoài cũng đã xuất khẩu được chè với giá cao: Chè xanh Nhật 2,2-4,5 USD/kg, chè xanh Đài Loan 1,8-2,0 USD/kg, nhưng số lượng còn ít.

Giá chè năm 2001 của Việt Nam thấp do cung cấp mất cân đối, nếu không tính thị trường Iraq thì theo báo cáo của HQ chỉ đứng ở mức trên dưới 1 USD/kg. Nếu tính riêng chè đen thì giá xuất bình quân khoảng 0,7 đến 0,9 USD/kg, giảm 20% so với năm 2000. Mức giá này thấp vì nhu cầu chè chất lượng thấp giảm và chỉ tập trung vào một vài mặt hàng, chi phí vận chuyển và bán hàng lớn. Do thị trương Iraq mở với giá cao đã nâng giá chè bình quân của Việt Nam trong các tháng 9,10,12 năm 2001 lên gần 1,3 USD/kg và giá bình quân cả năm lên 1,11 USD/kg. Do vậy, thị trường Iraq hiện tại có ý nghĩa sống còn với ngành chè Việt Nam.

2.1.7. Thực trạng thị trường, thị phần xuất khẩu:

Cuối những năm 80, thị trường xuất khẩu chính của Chè Việt Nam là khối SEV ( chiếm 80-90%), Nga, Đông Âu... nhưng thị phần đã giảm đi một cách đáng kể vào đầu những năm 90. Các thị trường nhập khẩu chè chủ yếu hiện nay là Trung Cận Đông, phần lớn là xuất sang Iraq dưới dạng trả nợ. Một số lượng ít hơn được xuất sang Đông Âu và Pakistan, Đài Loan , Nhật Bản ... Đến nay sản phẩm chè Việt Nam đã xuất sang được 32 nước trên thế giới, trong đó có Iraq là thị trường chính,


chiếm khoảng 30% tổng lượng chè xuất khẩu của cả nước. Năm 2001 được đánh dấu là một năm thắng lợi kỷ lục của chè Việt Nam cả về sản xuất và xuất khẩu. Việt Nam đứng thứ 8 trong tổng số 34 quốc gia xuất khẩu chè trên thế giới. Theo số liệu cục Hải quan, tổng sản phẩm chè xuất khẩu sang các nước là 61.330 tấn tăng 106,6% so với năm 2000 là 57,741 tấn.

B ảng 2.10: Sản lượng chè tiêu thụ giai đoạn 2003 – 2006

Đơn vị tính: Tấn



2003

2004

2005

2006

Tỷ lệ (%)

(1)

(2)

(3)

(4)

(2/1)

(3/2)

(4/3)

Tổng số

7433

25700

21030

22255

3,46

0,82

1,06

Sán lượng XK

7024

25300

20500

21715

3,6

0,81

1,06

Chè nội tiêu

409

400

530

540

0,98

1,33

1,02

Nguồn: Tổng công ty chè Việt Nam

Việt Nam hiện là nước đứng thứ 5 trên thế giới về diện tích trồng chè và thứ 8 về sản lượng chè xuất khẩu. Sản phẩm chè của nước ta hiện có mặt trên hơn 57 quốc gia trên thế giới.

Các nước nhập khẩu lớn của ngành chè Việt Nam là Pakistan, Đài Loan, Ấn độ, Nga....

Bảng 2.11: Cơ cấu kim ngạch xuất khẩu chè sang các thị trường giai đoạn 2003 - 2006 Đơn vị tính: %

Năm


Thị trường


2003


2004


2005


2006

Trung Cận Đông

30,5

29,8

20,6

19,8

Nam Á

21,2

17,4

19,2

18,1

EU

26,9

30,1

30,1

30,2

Đông Âu

14,8

14,8

20,2

20,1

Bắc Mỹ

5,12

4,5

5,7

6,7

Châu Phi

1,48

3,4

4,2

5,1

Tổng

100

100

100

100

Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam


Bảng trên cho thấy những thị trường lớn và tiềm năng của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam là những thị trường có thị hiếu và đòi hỏi chất lượng chưa cao. Từ đó nhận thức được rằng chè Việt Nam chưa có thị trường lớn và ổn định ở các nước Châu Âu, Mỹ, Nhật - khu vực của các quốc gia có thu nhập cao, mức tiêu thụ hàng hóa rất lớn. Thực tế này cho thấy, thực tế năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam chưa cao trên thị trường thế giới, sản phẩm chè Việt Nam chưa có chỗ đứng chắc chắn ở các thị trường có đòi hỏi cao. Đây là vấn đề các doanh nghiệp xuất khẩu cần phải chú ý.

Các thị trường chính cúa các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam:

- Thị trường Trung cận đông:

Trước năm 2003, đây là thị trường lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam. Thị trường này bao gồm các quốc gia: Iraq, Iran, Pakistan, Các Tiểu Vương quốc Arab thống nhất, Libi...Trong đó, đáng chú ý nhất là thị trường Iraq; mỗi năm nước này tiêu thụ khoảng 60.000 tấn chè, riêng chè của Việt Nam chiểm khoảng 1/3. Nhìn chung, yêu cầu về chất lượng ẻa n phẩm ch è ở dây không cao, phù hợp với năng lực sản xuất của các doanh nghiệp chè Việt Nam. Tuy nhiên, do yếu tố chiến tranh, trong những năm gần đây sản lượng chè xuất khẩu sang Iraq giảm đáng kể. Đây là một điều đáng tiếc cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam.

Pakistan là nước nhập khẩu chè hàng đầu thế giới với lượng nhập khẩu chè hàng năm đạt trên 200.000 tấn/năm. Từ năm 2000, Pakistan bắt đầu nhập khẩu chè của Việt Nam, năm 2005 lượng chè xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam sang thị trường này đạt tới 18000 tấn, chiếm 21,8% tổng lượng chè xuất khẩu. Nhu cầu của Pakistan chủ yếu là chè đen CTC khoảng 95%, tuy nhiên khả năng cung ứng chè đen CTC của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chè xanh của các doanh nghiệp Việt Nam xuất sang Pakistan chủ yếu để tái xuất sang Apghanistan. Năm 2002, Pakistan đã kí hiệp định thương mại tự do với các nước Srilanca, Bangladesh... giảm thuế suất nhập khẩu chè của các nước vào Pakistan này bằng 0; trong khi chè Việt Nam nhập khẩu vào đây vẫn phải chịu mức thuế suất 75%; do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam gặp phải nhiều khó khăn lớn về cạnh tranh ở thị trường này.


Nhìn chung, khối lượng chè xuất khẩu của các doanh nghiệp chè Việt Nam sang khối thị trường Trung Cận Đông tăng nhanh trong thời gian vừa qua. Tuy nhiên vẫn còn nhiều tồn tại cần khắc phục để các doanh nghiệp có thể phát triển thị trường này một cách vững chắc.

- Thị trường Nam Á:

Bao gồm Đài Loan, Singapore và Nhật Bản. Đây là thị trường mới có nhu cầu và thị hiếu tương đối gần với người Việt Nam; tuy nhiên họ đòi hỏi cao hơn về mẫu mã và chất lượng sản phẩm.

Nhật Bản là một thị trường đầy triến vọng vì có sức tiêu thụ lớn trong khi sản xuất trong nước của Nhật Bản không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng. Theo số liệu thống kê năm 2004, nhu cầu chè tiêu thụ mỗi năm của người Nhật là 142.000 tấn nhưng sản xuất trong nước chỉ đạt 87.000 tấn. Như vậy, đây là một thị trường đầy hứa hẹn của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam. Tuy nhiên đây cũng là thị trường có yêu cầu cao về chất lượng, đòi hỏi từ nguồn nguyên liệu đến khâu chế biến chè phải áp dụng theo công nghệ tiên tiến của Nhật Bản; do vậy, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam cần nỗ lực và đầu tư lớn nếu muốn phát triển thị trường đầy tiềm năng này.

- Thị trường EU:

Trong cơ cấu xuất khẩu chè của của Việt Nam, thị trường này vần chiếm tỉ lệ lớn và ổn định. Sản phẩm chè xuất khẩu của các doanh nghiệp chè Việt Nam vào khối thị trường này chủ yếu vẫn tập trung vào Đức (khoảng 18,3%).

- Nga và các nước SNG - thị trường Đông Âu:

Đây được coi là thị trường truyền thống của chè Việt Nam.

Chè là mặt hàng nhập khẩu duy nhất được chính phủ Nga đưa vào danh mục hàng tiêu dùng thiết yếu; ngoài ra chè còn được coi là mặt hàng chiến lược ngang muối, dầu ăn, và được dự trữ để đề phòng chiến tranh và thiên tai. Như vậy, đây là thị trường có qui mô lớn, nhu cầu cao với mức tiêu thụ 147.000-162.000 tấn/năm, tương đương 1,5 tỷ USD, Thị trưưòng Nga là thị trường lớn thứ 3 thế giưới sau Ấn Độ và Anh, do khí hậu không phù hợp cho cây chè nên khả năng rỵư sản xuất trong nước thấp, chỉ đáp ứng được 1% nhu cầu. Người Nga uống nhièu chè đen, kế đó là chè hương và chè xanh cũng được tiêu dung nhưng với khối lượng nhỏ hơn. Khi lựa


chọn chè để sử dụng, họ thường chú ý đến nhãn mác, giá bán và xuất xứ của sản phẩm. Khi xuất khẩu chè vào thị trường Nga, các doanh nghiêp Việt Nam thường gặp khó khăn bởi sự cạnh tranh gay gắt từ Chè Ấn Độ, Trung Quốc, Indonesia...; giá bán chè Việt Nam lại thấp, chỉ bằng 75% giá nhập khẩu từ các nước khác.

Nhìn chung, tỷ trọng xuất khẩu chè Việt Nam sang thị trường các nước Đông Âu trong những năm gần đây vẫn không ngừng tăng trong khi thị trường Trung cận đông đang đi xuống; điều đó chứng tỏ thị trường Đông Âu vẫn là một thị trường chính của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt nam và cần được duy trì, phát triển.

- Thị trường Bắc Mỹ và châu Phi:

Mỹ được coi là nước tiêu thụ chè lớn thứ 8 thế giới với khối lượng nhập khẩu trung bình hàng năm là 149.000 tấn; trong đó, chè đen vẫn chiếm tỷ lệ lớn (trên 80%). Hiện tại, sản phẩm chè của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam cũng đã có mặt tại Mỹ, tuy với số lượng chưa nhiều (khoảng) 25000 tấn/năm và phải thông qua các công ty của Đài Loan và Hà Lan để vào thị trường Mỹ, song thị phần chè của các doanh nghiệp Việt Nam tại Mỹ vẫn tương đối lớn. Giá chè Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Mỹ có giá thấp hơn nhiều (khoảng 50-60%) so với các sản phẩm cung loại đến từ Ấn Độ hoặc Trung Quốc. Mặt khác, chè nhập khẩu vào Mỹ cũng gặp phải những đòi hỏi khắt khe về chất lượng, bao bì và các yêu cầu về chất luợng vệ sinh an toàn thực phẩm từ phía các cơ quan quản lí nhập khẩu.

Thị trường Châu Phi là thị trường mới của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam trong những năm gần đây. Khối lượng tiêu thụ chè ở đây tương đối lớn, trong khi chất lượng đòi hỏi cũng không quá khăt khe. Đây cũng là một thị trường tiềm năng mà các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam có thể phát triển trong tương lai.

2.1.8. Thực trạng nguồn cung cấp nguyên liệu

Hiện nay nguồn cung cấp nguyên liệu chủ yếu cho các doanh nghiệp xuất khẩu chè ở nước ta là các công ty liên doanh và các công ty cổ phần trực thuộc Tổng công ty Chè Việt Nam. Ngoài ra còn có các công ty nhỏ có vốn của Nhà nước với số lượng trên dưới 20 công ty. Các công ty này thường tìm cách nâng giá hay giảm giá để thu mua nguyên liệu về mình, tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong việc thu mua nguyên liệu trên thị trường. Hiện đang tồn tại một thực tế là vùng nguyên

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022