Hoạt Động Nghiên Cứu Thị Trường Và Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu


kỹ thuật của sản phẩm...), đặc điểm môi trường (điều kiện kinh tế, khả năng quản lý, quy định ràng buộc về pháp lý, điều kiện địa lý, giao thông, vận chuyển...). Xác lập hệ thống này còn mang tính chất "phi vụ” chứ chưa hình thành được chiến lược về kênh phân phối chuẩn.

So với nhiều công cụ cạnh tranh khác, hệ thống kênh phân phối của hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam vẫn chưa được quan tâm đúng mức và còn tồn tại nhiều hạn chế. Đối với các doanh nghiệp Nhà nước, kênh phân phối vẫn còn mang nhiều dấu ấn của thời kỳ bao cấp. Đối với những doanh nghiệp ngoài quốc doanh, một bộ phận vẫn còn tổ chức kênh phân phối theo kiểu trao đổi đơn (bên mua và bên bán chỉ quan hệ với nhau một lần), một bộ phận khác tổ chức kênh phân phối theo kiểu tự nhiên, không hề có tác động quản lý điều khiển theo hướng có mục tiêu.

Hoạt động xúc tiến hỗn hợp của các doanh nghiệp còn ở trình độ thấp, giản đơn và không mang lại hiệu quả thiết thực. Nhiều doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở mức in ấn và phát hành các tờ rơi giới thiệu về doanh nghiệp. Có rất ít doanh nghiệp xây dựng được chương trình xúc tiến hỗn hợp để giới thiệu sản phẩm cho khách hàng. Chi phí dành cho quảng cáo còn quá thấp, chỉ dưới 1% doanh thu là quá nhỏ so với doanh nghiệp nước ngoài như Coca Cola là 20% và Sony là l0%, chất lượng quảng cáo còn rất yếu do thiếu chuyên gia trong lĩnh vực này. Hình thức quảng cáo của các doanh nghiệp vẫn chủ yếu là xuất bản các tập catalogue, brochure với nội dung đơn điệu, không mang dấu ấn của quảng cáo cho thị trường hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Tỷ lệ doanh nghiệp xuất khẩu nối mạng Internet còn rất chưa cao (54,4%). Bên cạnh đó số doanh nghiệp áp dụng thương mại điện tử còn quá ít, hiện chỉ có 12% doanh nghiệp có website, 28% tham gia có tính chất phong trào, còn lại 70% doanh nghiệp chưa tham gia, chưa biết sử dụng (trong khi công nghệ thông tin và thương mại điện tử là công cụ giúp cho chi phí gia nhập thị trường quốc tế ngày càng giảm). Việc quảng cáo thông qua các Công ty quảng cáo ở nước ngoài hầu như không được các doanh nghiệp sử dụng, hầu hết các doanh nghiệp chưa đủ khả năng tài chính và chưa được trang bị công nghệ để quảng cáo ở nước ngoài. Hiện nay, vẫn còn một bộ phận doanh nghiệp chưa tiến hành quảng cáo sản phẩm của mình vì


nhiều lý do khác nhau. Trong đó, có 50% doanh nghiệp không quảng cáo vì lý do chi phí cho dịch vụ quảng cáo quá lớn, 25% doanh nghiệp không quảng cáo vì quy mô của doanh nghiệp nhỏ nên chưa có nhu cầu quảng cáo và 12,5% doanh nghiệp không quảng cáo vì không tìm được tổ chức cung cấp dịch vụ thích hợp.

6. Về vấn đề thương hiệu

Kết quả điều tra của Cục xúc tiến thương mại - Bộ Thương mại cho thấy, một số doanh nghiệp xuất khẩu đã quan tâm đến việc xây dựng và bảo hộ thương hiệu, tuy nhiên mới chỉ có 4,2% doanh nghiệp cho rằng thương hiệu là vũ khí trong cạnh tranh, 5,4% cho rằng thương hiệu là tài sản của doanh nghiệp, còn 30% cho rằng thương hiệu sẽ giúp bán được hàng với giá cao hơn và đem lại tự hào cho người tiêu dùng. Trong khi đó có đến 90% người tiêu dùng lại cho rằng thương hiệu là yếu tố quyết định khi họ lựa chọn mua sắm. Mặc dù vậy, việc đầu tư cho thương hiệu của doanh nghiệp xuất khẩu còn quá ít, có 80% doanh nghiệp xuất khẩu chưa có bộ phận chức năng lo quản lý nhãn hiệu, 74% doanh nghiệp đầu tư dưới 5% doanh thu cho việc xây dựng và phát triển thương hiệu, 20% không hề chi cho việc xây dựng thương hiệu. Việc xây dựng và phát triển thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu cũng gặp phải những khó khăn: 23% doanh nghiệp cho rằng có khó khăn về vốn và tài chính, nạn hàng giả và vi phạm bản quyền (19%), cơ chế, chính sách, thủ tục... (14%), nguồn nhân lực (11,8%), xây dựng chiến lược và cách thực hiện (8%), thủ tục hành chính (7,2%), giá dịch vụ (6,3%). Nhiều doanh nghiệp xuất khẩu còn xem nhẹ vai trò của thương hiệu sản phẩm hoặc thương hiệu doanh nghiệp nên không đăng ký thương hiệu tại nước nhập khẩu. Điều đó đã làm cho doanh nghiệp bị mất thương hiệu trên thị trường thế giời đối với một số sản phẩm như: nước mắm Phú Quốc, bia Sài Gòn, may Việt Tiến, khóa Việt Tiệp, cà phê Trung Nguyên, Vinataba, Bia Hà Nội, Vifon...

7. Hoạt động nghiên cứu thị trường và lựa chọn thị trường mục tiêu

Về hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam: theo một điều tra của tác giả với 175 doanh nghiệp xuất khẩu, có 16% số doanh nghiệp tiến hành nghiên cứu thị trường một cách thường xuyên, 84% số doanh nghiệp còn lại cho rằng công tác nghiên cứu thị trường không nhất thiết phải làm thường xuyên, họ chỉ tiến hành nghiên cứu trước khi có ý định xâm nhập thị trường. Một số liệu của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam cho thấy, chỉ chưa đầy 10% số doanh


nghiệp là thường xuyên khảo sát thị trường nước ngoài, chủ yếu là những doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp Nhà nước, 42% số doanh nghiệp thỉnh thoảng mới có các chuyến đi thăm thị trường nước ngoài, và khoảng 20% không một lần đặt chân lên thị trường ngoài nước. Các doanh nghiệp nhỏ và các doanh nghiệp tư nhân thì khả năng thâm nhập thị trường nước ngoài hầu như không có.

Hiệu quả của công tác nghiên cứu thị trường còn hạn chế và yếu kém, nhiều thị trường tiềm năng chưa được khai thác, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu đã phải chịu thua lỗ lớn và mất thị trường do không đi sâu vào nghiên cứu thị trường. Nhiều doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng của công tác nghiên cứu thị trường và đã tiến hành nghiên cứu, song "lực bất tòng tâm", vốn ít, ngân sách dành cho việc nghiên cứu thị trường rất hạn hẹp, khả năng thăm quan, khảo sát thị trường nước ngoài rất hạn chế vì mỗi chuyến đi chi phí khá tốn kém, hiệu quả không cao. Do khả năng tìm kiếm, khai thác và xử lý thông tin của cán bộ còn yếu, lợi ích đem lại không đủ bù chi phí.

Hoạt động nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam nhìn chung chưa được tổ chức một cách khoa học, mà chủ yếu dựa vào kinh nghiệm của người nghiên cứu là chính. Các doanh nghiệp còn rất hạn chế trong việc sử dụng công nghệ thông tin, công cụ toán học, thống kê trong nghiên cứu thị trường. Đa số các doanh nghiệp trên cơ sở thông tin thu thập được họ tiến hành phân tích bằng cảm tính rồi đưa ra dự báo. Các thông tin sơ cấp về thị trường không có đủ chi phí để thu thập, dẫn đến tình trạng đa số các doanh nghiệp kinh doanh thụ động, không chắc chắn.

Về việc xác định thị trường mục tiêu: các doanh nghiệp thường lựa chọn thị trường mục tiêu theo cách phản ứng lại với thị trường, thấy cơ hội của đoạn thị trường nào hấp dẫn thì tập trung vào đoạn thị trường đó. Chẳng hạn, khi hạn hán mất mùa ở Inđônêxia làm xuất hiện nhu cầu nhập khẩu gạo thì họ tập trung vào đó. Cũng tương tự như với thị trường Irắc về đổi lương thực lấy dầu và trả nợ thì các doanh nghiệp lại tập trung vào đoạn thị trường này. Tình trạng phổ biến diễn ra là các doanh nghiệp không chủ động tiếp cận với thị trường để chọn ra cho mình một thị trường mục tiêu, để từ đó có kế hoạch thâm nhập, giữ vững hay mở rộng thị trường.

Nhìn chung, công tác nghiên cứu thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu kém. Dịch vụ hỗ trợ hoạt động kinh doanh như nghiên cứu thị trường,


thông tin kinh tế, ngân hàng dữ liệu... còn hạn chế. Trình độ khai thác và sử dụng thông tin của cán bộ còn thấp, sự quan tâm chưa đúng mức của lãnh đạo doanh nghiệp, cơ cấu tổ chức không tương ứng... Còn có những mặt hàng của doanh nghiệp Nhà nước đang được bảo hộ tuyệt đối (ưu đãi độc quyền) hoặc bảo hộ qua hàng rào thuế quan, trợ cấp (qua ưu đãi tín dụng và bù lỗ, miễn thuế...), thậm chí nhiều doanh nghiệp cố gắng luận chứng để Nhà nước tăng cường các biện pháp bảo hộ mạnh hơn để duy trì việc làm và thị phần.

Biếu 2.2: 10 nước nhập khẩu hàng lớn nhất từ Việt Nam

(đơn vị tính: triệu USD)


863

518

335


935

891

749


1016

1010

755


1028

624

454


1086

1065

855


1917

1485

1025

2723

1885

1421

3426

2889

1883

4340

3542

2909

5924

5025

3939

Thái Lan


Đài Loan


Anh


Malaixia


2005

2004

2003

Đức


Singapore


Australia


Trung Quốc


Nhật Bản


Mỹ


0 2000 4000 6000 8000


Nguồn: Niên giám thống kê 2005


8. Trình độ công nghệ

Nhìn chung, việc đầu tư đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn chậm; trình độ công nghệ lạc hậu, đặc biệt là chậm ứng dụng công nghệ thông tin và tự động hoá trong các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp. Về trình độ cơ khí hoá, tự động hoá, mức độ thay thế sức lao động phổ thông bằng máy móc, thiết bị còn thấp; trong khi bản thân những máy móc thiết bị thì cũ kỹ, lạc hậu.

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu là doanh nghiệp Nhà nước, chỉ có một số ít đạt trình độ công nghệ hiện đại hoặc trung bình của thế giới và khu vực như các doanh nghiệp xuất khẩu linh kiện điện tử, linh kiện máy tính, doanh nghiệp xuất khẩu sợi, dệt... Số còn lại thườn lạc hậu spo với thêg giới từ 10-20 năm. Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh, máy móc ở các doanh nghiệp thường lạc hậu so với mức trung bình trên thế giới 2-3 thế hệ; tốc độ đổi mới quá chậm, ước tính khoảng 10%/năm.

Như vậy, xét về trình độ công nghệ, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là thấp, thậm chí là rất thấp, đòi hỏi đầu tư đáng kể để cải tiến.‌

Thêm vào đó, các doanh nghiệp thường xuyên không sử dụng hết công suất máy móc của mình

II. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong một số ngành xuất khẩu chủ chốt

1. Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may

1.1. Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam

1.1.1. Về số lượng và qui mô doanh nghiệp

Theo báo cáo của Tổng công ty dệt may Việt Nam, tính đến cuối năm 2005, số lượng doanh nghiệp xuất khấu hàng dệt may ở nước ta là khoảng hơn 400 doanh nghiệp giải quyết công ăn việc làm cho gần 1 triệu lao động trên cả nước. Trong đó:

+ Doanh nghiệp Nhà nước chiếm khoảng 23.7%.

+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 57,2%.

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 19,1%.

Cơ cấu doanh nghiệp phân theo qui mô lao động theo số liệu thống kê năm 2005 là:


+ Doanh nghiệp có số lao động dưới 500 người chiếm khoảng 61,84%

+ Doanh nghiệp có số lao động từ 500 đến 1000 người chiếm 34,7%

+ Doanh nghiệp có số lao động lớn hơn 1000 người chiếm 3.46%

1.1.2. Thực trạng nguồn vốn đầu tư:

• Vốn trong nước.

Giai đoạn 1991 - 1995: trong giai đoạn này, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp dệt may còn khá khiêm tốn, đạt khoảng 1.500 tỷ đồng.

Từ năm 1996 trở lại đây, nguồn vốn đầu tư cho ngành dệt may đã tăng lên rất nhiều so với giai đoạn trước đó. Tổng vốn đầu tư trong giai đoạn này được thể hiện ở bảng sau :

Bảng 2.1: Tổng vốn đầu tư trong nước cho ngành dệt may

Đơn vị: Tỷ đồng



Năm


Tổng

Vốn đầu tư của Tổng công ty

dệt may Việt Nam (Vinatex)

Vốn tư nhân và doanh nghiệp

do địa phương quản lí

Số tuyệt đối

Tỷ trọng (%)

Số tuyệt đối

Tỷ trọng (%)

2000

1.800

973,6

54,09

826,4

45,91

2001

3.200

2066,8

64,59

1133,2

35,41

2002

3.579

3157

88,21

422

11,79

2003

4.150

2111,8

50,89

2038,2

49,11

2004

4.295

1245,3

28,99

3049,7

71,01

2005

4.402

1435,5

32,62

2966,5

67,38

2006

4.598

1553,8

33,79

3044,2

66.21

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 6

Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tư & Tổng công ty dệt may Việt Nam Từ năm 1998 cùng với sự phát triển của nền kinh tế, nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp dệt may đã tăng lên một cách đáng kể, đặc biệt là một số năm gần đây. Năm 2001, tổng số vốn đầu tư toàn ngành đạt 3200 tỷ đồng, gần = tổng mức đầu tư trong 3 năm 1997-1999, năm 2002 là 3579 tỷ đồng và năm 2004 tăng lên là 4295 tỷ đồng. Trong tổng vốn đầu tư toàn ngành Vinatex - đơn vị chủ đạo của


ngành dệt may xuất khẩu Việt Nam vẫn chiếm tỷ lệ vốn khá lớn (tỷ lệ chiếm trên 50%). Mặt khác, trong giai đoạn này do nhận thức được sự tăng trưởng và phát triển của những thị trường nhập khẩu hàng dệt may nên toàn ngành đã tập trung đầu tư một số lương máy móc trang thiết bị, công nghệ mới để nâng cao chất lượng sản phẩm, cải tiến mẫu mã đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và quốc tế.

• Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài

Trong thời gian gần đây lượng vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam gia tăng nhanh chóng. Tính đến hết tháng 12 năm 2005, trong tổng vốn đăng ký khoảng 2691,94 triệu USD, vốn thực hiện là 1162,92 tỷ USD - bằng 43,2% tổng số vốn đăng ký, thu hút trên 12300 người lao động. Trong đó, có hơn 125 dự án đầu tư vào ngành dệt và 237 dự án đầu tư vào ngành may. Trong tháng 6 đầu năm 2006, Bộ kế hoạch và Đầu tư đã phê duyệt thêm 21 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vào ngành dệt may Việt Nam (với 10 dự án ngành dệt, 9 dự án ngành may và bắt đầu có 2 dự án đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu dệt may với số vốn 2,15tr USD sản xuất gia công chỉ may) với số tổng vốn đầu tư đăng ký là 73,0738 triệu USD; vốn bình quân 3.479 triệu USD/dự án, trong đó dự án có vốn đầu tư lớn nhất là dự án tại Đồng Nai của công ty TNHH Formosa Taffeta đến từ Đài Loan, với tổng vốn đầu tư 39 triệu USD.

1.1.3. Thực trạng thiết bị, công nghệ

Trong những năm qua, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam đã tập trung đầu tư đổi mới thiết bị, công nghệ để nâng cao năng lực sản xuất của toàn ngành. Trong giai đoạn 2000-2006, các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam nói chung, nhất là tổng công ty dệt may Việt Nam đã tập trung các nguồn lực để đầu tư và phát triển, đặc biệt là đầu tư cho thiết bị, máy móc công nghiệp của ngành để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường khu vực và thế giới. Tổng vốn đầu tư của Tổng công ty trong giai đoạn này đạt 1.576,165 tỷ đồng, gấp hơn 3 lần so với tổng số vốn đầu tư của cả thời kỳ 1991-1995. Vốn đầu tư được dùng để thay thế, đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ cho tất cả các khâu của quá trình sản xuất.


Bảng 2.2: Vốn đầu tư cho thiết bị, công nghệ của Vinatex thời kỳ 2000-2005

Đơn vị: Tỷ đồng



Các doanh nghiệp

phía Bắc

Các doanh nghiệp

phía Nam

Tổng

Giá trị

Tỷ lệ(%)

Giá trị

Tỷ lệ(%)

Giá trị

Tỷ lệ(%)

1. Ngành dệt

528,202

78,11

768,174

83,68

1296,376

81,32

- Kéo sợi

154,068

22,78

212,195

23,12

366,263

22,98

- Dệt thoi,dệt kim

187,416

27,72

375,839

40,94

563,255

35,33

- Nhuộm - hoàn tất

186,718

27,61

180,14

19,62

366,858

23,01

2. Ngành may

147,954

21,88

149,83

16,32

297,784

18,89

- May (các công

ty dệt)

29,163

4,32

25,689

2,8

54,852

3,45

- May (các công

ty may)

118,791

17,57

124,141

13,52

242,932

15,24

Tổng

676,156

100

918,004

100

1.594,16

100

Nguồn : Tổng công ty dệt may Việt Nam năm 2005.


Trong thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu Việt Nam đã tập trung lượng vốn khá lớn để đầu tư đổi mới máy móc, thiết bị, công nghệ. Do vậy, năng lực sản xuất đã tăng lên một cách rõ rệt, từ chỗ chỉ sản xuất được các mặt hàng đơn giản đến nay ngành đã sản xuất được nhiều mặt hàng cao cấp, được thị trường thế giới ưa chuộng; qua đó góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh các doanh nghiệp dệt may Việt Nam ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới.

1.1.4. Thực trạng nguồn nhân lực

Cho đến nay, tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đã lên đến gần 1 triệu lao động. Sau khi qua đào tạo cơ bản, lực lượng lao động này có khả năng tiếp thu được các quy trình công nghệ hiện có, từng bước làm chủ được sản xuất, có khả năng làm ra các sản phẩm đạt chất lượng cao, đảm bảo đủ tiêu chuẩn để xuất khẩu. Tuy nhiên, do lao động trong ngành chủ yếu là lao động phổ thông, năng suất lao động và chất lượng chưa cao. Trình độ văn hóa của lao động trực tiếp sản xuất trong ngành dệt may Việt Nam được phân loại như sau :

Xem tất cả 105 trang.

Ngày đăng: 09/05/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí