Quan Điểm Đề Xuất Của Tác Giả Về Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp Du Lịch



Tác giả

Quan điểm về năng lực cạnh tranh

Quan điểm dựa trên thị trường

Gray và Hooley (2002)

Một doanh nghiệp có định hướng thị trường tốt phải cung cấp sản phẩm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và phải làm điều này một cách hiệu quả hơn đối thủ cạnh tranh nhưng vẫn đảm bảo giá trị cho các cổ đông

và các bên liên quan khác (bao gồm cả nhân viên)

Kohli & Jaworski (1990); Dobni &

Luffman (2003); Kırca

và cộng sự (2005)

Định hướng thị trường được coi là một nguồn tiềm năng quan trọng của lợi thế cạnh tranh, nó được xem như một chủ đề thường xuyên của các nghiên cứu trong tiếp thị, bán hàng, quản lý, khả năng cạnh tranh.

Jaworski và Kohli (1993), Darroch và

Naughton (2003)

NLCT theo định hướng thị trường phụ thuộc vào các yếu tố như thông tin về nhu cầu khách hàng, khả năng tiếp nhận và phản ứng của doanh nghiệp về thông tin phản hồi của khách hàng, mức độ tiếp nhận thông

tin của từng nhân viên trong doanh nghiệp

Slater và Narver (1990); Harris (1990);

Narver và cộng sự (1998)

Định hướng thị trường theo quan điểm văn hóa được hiểu như là văn hóa tổ chức, trong đó thị trường, khách hàng và đối thủ cạnh tranh tạo thành trục trung tâm trong phương pháp làm việc của doanh nghiệp. Định hướng này hàm ý sự tồn tại của một tập hợp các giá trị và thái độ

trong tổ chức

Kohli và Jaworski (1990); Deng và Dart (1994); Jaworski và

cộng sự (2000).

Định hướng thị trường theo quan điểm hành vi hay quá trình, quan điểm này ngụ ý chỉ ra những hành vi hay quá trình phải được thực hiện trong tổ chức để đưa văn hóa vào thực tế một cách hiệu quả.

Narver và Slater (1990)

NLCT theo định hướng thị trường gồm có ba thành phần chính. Một là, định hướng khách hàng. Hai là, định hướng đối thủ cạnh tranh. Ba là, sự phối hợp đa chức năng dựa trên việc sử dụng các nguồn lực của doanh

nghiệp.

Michael và Matthew (2006)

Định hướng thị trường rất quan trọng đối với lợi ích của doanh nghiệp, thông qua khách hàng doanh nghiệp có thể xác định được thực lực của

đối thủ cạnh tranh.

Deng và Dart (1994); Gatignon và Xuereb (1997); Han và cộng

sự (1998)

Định hướng thị trường cho phép các doanh nghiệp sản xuất theo yêu cầu của khách hàng, yêu cầu xuất phát từ đối thủ cạnh tranh cần phải tạo ra sản phẩm mang lại giá trị cao hơn, đổi mới hơn hay dẫn đầu về chất

lượng.

Nguyễn Vĩnh Thanh

(2005)

Một doanh nghiệp có NLCT mạnh khi nó có khả năng thỏa mãn đầy đủ

nhất tất cả những yêu cầu của khách hàng.

Quan điểm dựa trên quá trình quản lý

Buckley và cộng sự (1988)

NLCT của doanh nghiệp được đo lường bởi ba yếu tố, bao gồm hiệu quả hoạt động, tiềm năng và quá trình quản lý. Mô hình này nhấn mạnh đến

mối quan hệ sự tương quan của ba yếu tố này thông qua hệ thống thang

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 308 trang tài liệu này.

Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch Bến Tre - 6



Tác giả

Quan điểm về năng lực cạnh tranh


đo của từng yếu tố.

Viện phát triển quản lí và diễn đàn kinh tế thế giới (1993)

NLCT của doanh nghiệp (thị phần, lợi nhuận, sự tăng trưởng, sự bền vững) là sự kết hợp giữa tài sản cạnh (cơ sở vật chất, tài chính, công nghệ, con người) và quá trình cạnh tranh (chất lượng sản phẩm, tốc độ,

sự thay đổi đáp ứng nhu cầu khách hàng, dịch vụ).

Một số quan điểm khác

Hill và Jones (1992)

NLCT của doanh nghiệp thể hiện qua thị phần, bí quyết công nghệ, chất lượng sản phẩm, dịch vụ hậu mãi, sự cạnh tranh về giá, chí phí hoạt

động, năng suất.

Nguyễn Vĩnh Thanh (2000)

NLCT của doanh nghiệp thể hiện ở năng lực tốt hơn so với đối thủ về doanh thu, thị phần, khả năng sinh lợi. Để đạt được điều này doanh nghiệp cần có các hành vi chiến lược, nó được định nghĩa như là một tập hợp các hành động được tiến hành để tác động tới thị trường nhằm làm tăng lợi nhuận và thị phần. NLCT cũng có được thông qua việc nâng

cao chất lượng sản phẩm và sự sáng tạo ra sản phẩm mới.

Nguyễn Thị Cành và Đoàn Thị Hồng Vân

(2005)

Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của doanh nghiệp gồm qui mô, đất đai, nhà xưởng, trình độ công nghệ, khả năng tiếp cận nguồn vốn, khả năng

tiếp cận thị trường, hoạt động kinh doanh theo khu vực sở hữu.

Quan điểm của tác giả về NLCT của doanh nghiệp

NLCT của doanh nghiệp là khả năng thiết kế, tổ chức quản lý sản xuất, tiếp thị và phân phối sản phẩm tốt hơn so với đối thủ, nhằm thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của khách hàng từ đó tạo ra lợi thế trong việc tiêu thụ sản

phẩm - dịch vụ, mở rộng thị trường và phát triển bền vững.

Nguồn: Tổng hợp tài liệu của tác giả

2.1.3 Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch

2.1.3.1 Một số quan điểm

NLCT của doanh nghiệp du lịch là một khái niệm đa chiều, tương đối phức tạp. Theo các tài liệu về du lịch, NLCT là một yếu tố rất quan trọng cho sự thành công của công ty du lịch và điểm đến du lịch, quan điểm này đã nhận được sự chú ý ngày càng tăng từ các nhà nghiên cứu du lịch, các công ty du lịch, các khu du lịch và các nhà hoạch định chính sách (Buhalis, 2000; Crouch và Ritchie, 1999; D'Hauteserre, 2000; Dwyer và Kim, 2003;

Hassan, 2000; Ritchie và Crouch, 2000, 2003).

Theo Crouch và Ritchie (1999), các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của một đơn vị kinh doanh du lịch trong việc thu hút du khách đến với mình gồm: cơ sở vật chất, văn hóa và lịch sử, mối quan hệ thị trường, các hoạt động và sự kiện. Ngoài những yếu tố trên, Crouch và Ritchie còn cho rằng, NLCT của một đơn vị kinh doanh du lịch còn được


hỗ trợ bởi các yếu tố khác như chính sách điểm đến, kế hoạch phát triển và quản lý điểm đến. Theo d'Hartserre (2000), NLCT là khả năng của một doanh nghiệp du lịch để duy trì vị trí thị trường của mình và cải tiến chúng theo thời gian. Hassan (2000) xác định NLCT là khả năng của doanh nghiệp du lịch có thể tạo ra và tích hợp giá trị gia tăng của các sản phẩm nhằm duy trì nguồn lực của mình và giữ vững vị trí trên thị trường so với đối thủ cạnh. Còn các tác giả Dwyer, Forsyth và Rao (2000) cho rằng, NLCT ngành du lịch là một khái niệm chung, bao gồm sự khác biệt về giá cùng với biến động tỷ giá, năng suất của các thành phần khác nhau trong ngành công nghiệp du lịch và các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của một điểm du lịch. Theo Dwyer và Kim (2003), NLCT của một đơn vị kinh doanh du lịch là khả năng cung cấp hàng hóa và dịch vụ tốt hơn so với các địa điểm hay doanh nghiệp khác dựa trên những trải nghiệm của khách du lịch. Còn theo Ritchie và Crouch (2003), yếu tố tạo nên NLCT là khả năng tăng đầu tư chi tiêu nhiều hơn các dịch vụ cung cấp, hoạt động trải nghiệm, đảm bảo an toàn sức khỏe, bảo vệ thiên nhiên,…Điều đó sẽ thu hút khách du lịch nhiều hơn với cảm giác thỏa mãn và thân thiện.

NLCT của ngành du lịch chính là kết quả từ NLCT của các doanh nghiệp du lịch tại địa phương đó. Vì vậy, doanh nghiệp du lịch được cho là có NLCT nếu họ có thể duy trì và cải thiện hình ảnh của mình tại điểm đến du lịch của địa phương đó (Val và Sec, 2015). Theo Barney (1991) và Grant (1991), có một sự tác động qua lại giữa khả năng cạnh tranh của một điểm đến du lịch tại địa phương và những doanh nghiệp nằm trên địa bàn đó. Như vậy, các khách sạn, các nhà hàng, các doanh nghiệp dịch vụ khác được xem là ngành công nghiệp liên quan và hỗ trợ cho ngành du lịch. Một trong những giải thích về mối quan hệ của sự liên kết chặt chẽ giữa khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch và NLCT chung của điểm du lịch nơi có doanh nghiệp du lịch tọa lạc đó là đặc điểm tự nhiên của các sản phẩm dịch vụ du lịch, nó được xem như là như là một sản phẩm tích hợp (Val và Sec, 2015). Các sản phẩm dịch vụ du lịch này là một tập hợp các yếu tố hữu hình và vô hình. Từ quan điểm này, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp du lịch, khu du lịch được dựa trên mức độ mà các sản phẩm dịch vụ du lịch này tích hợp lại với nhau.

Bên cạnh đó, sự liên kết quan tâm lẫn nhau giữa các doanh nghiệp du lịch và các doanh nghiệp có hoạt động hỗ trợ tại điểm đến sẽ tốt hơn việc chia sẽ thị trường tại địa điểm du lịch đó. NLCT của điểm đến cũng như các doanh nghiệp tại đây sẽ được nâng cao


bởi sự liên kết này sẽ tạo ra một chuỗi các giá trị về chất lượng sản phẩm và dịch vụ (Becattini, 1990). Sự tồn tại của việc bổ sung và phụ thuộc nhau giữa các doanh nghiệp du lịch được tích hợp trong hệ thống chuỗi giá trị, nó giúp các doanh nghiệp lường trước những thay đổi từ môi trường kinh doanh. Bernini (2009) cho rằng, việc khu du lịch kết hợp với doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp cung cấp các hoạt động hỗ trợ hay việc phân nhóm chéo trong ngành du lịch là nhằm tăng thêm giá trị cho các hoạt động. Nó sẽ tạo ra các liên minh và các mạng lưới nhằm sử dụng tốt hơn các kỹ năng, nguồn lực và khuyến khích sự sáng tạo trong hoạt động kinh doanh. Bên cạnh đó, sự kết hợp qua lại, làm việc với nhau giúp nhân viên các doanh nghiệp này có nhiều cơ hội để quan sát hành vi của nhau, bắt chước nhau và học hỏi kinh nghiệm của nhau (Erkus, 2009). Những sự tương tác này cũng có thể thúc đẩy các giải pháp sáng tạo cho doanh nghiệp bằng cách trao đổi nhiều hướng suy nghĩ, cho phép doanh nghiệp có được những quan điểm từ bên ngoài và tận dụng các giải pháp, phát minh của doanh nghiệp trong hệ thống (Chesbrough và Crowther, 2006; Denicolai và cộng sự, 2010). Sự hợp tác của các doanh nghiệp cũng cho phép những năng lực cốt lõi khác biệt được kết hợp và kiến thức mới được nâng cao (Denicolai và cộng sự, 2010). Chính quyền địa phương và các tổ chức xã hội như các trung tâm công nghệ, các hội nghề nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc kết nối và quản lý các nguồn lực chung. Họ có thể tổ chức các khóa đào tạo nhằm thúc đẩy quá trình đổi mới hoạt động của tổ chức và nâng cao chất lượng dịch vụ, cung cấp một hệ thống thông tin cho ngành để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch (Molina và cộng sự, 2010; Pyo, 2005).

Tóm lại, hiện nay đang tồn tại nhiều quan điểm khác nhau về NLCT của doanh nghiệp du lịch. NLCT của doanh nghiệp du lịch luôn gắn liền và có vai trò quan trọng đối với NLCT của điểm đến tại địa phương đó. Từ những quan điểm về NLCT của doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp du lịch nói riêng của các ngiên cứu trên, tác giả tâm đắc với những quan điểm về NLCT sau: NLCT của doanh nghiệp làm gia tăng khả năng mở rộng và phát triển thị phần (D'Hartserre, 2000; Hassan, 2000; Ramasamy, 1995; Li, 2011); làm tăng vị trí, hình ảnh trên thị trường (D'Hartserre, 2000; Hassan, 2000; Ramasamy, 1995; Li, 2011); làm gia tăng hiệu quả về mặt tài chính (Porter, 1980; Buhalis, 2000, Ramasamy, 1995; Li, 2011); làm gia tăng sự ổn định và phát triển bền vững trong tương lai (D'Hartserre, 2000, Hassan, 2000; Dwyer, Forsyth và Rao, 2002, Ramasamy, 1995; Li, 2011).


2.1.3.2 Quan điểm đề xuất của tác giả về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch

Từ những lý luận trên, quan điểm của tác giả về NLCT của doanh nghiệp du lịch như sau: "NLCT của doanh nghiệp du lịch là khả năng của doanh nghiệp có thể tạo ra và tích hợp giá trị gia tăng của các sản phẩm – dịch vụ nhằm duy trì nguồn lực của mình, đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính, giữ vững vị trí trên thị trường, ổn định và phát triển bền vững trong tương lai. NLCT của các doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: khả năng cạnh tranh về giá; chất lượng sản phẩm, dịch vụ; năng lực marketing; năng lực tổ chức, quản lý; thương hiệu; nguồn nhân lực; trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp ; điều kiện môi trường điểm đến tại địa phương”.

Bảng 2.2: Tổng hợp quan điểm về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp du lịch


Tác giả

Quan điểm về năng lực cạnh tranh

Barney (1991), Grant

(1991)

Có sự tác động qua lại giữa khả năng cạnh tranh của một điểm đến du

lịch và những doanh nghiệp nằm trên địa bàn đó.

Becattini (1990)

NLCT của điểm đến cũng như các doanh nghiệp tại đó sẽ được nâng cao

bởi sự liên kết lẫn nhau nhằm tạo ra 1 chuỗi các giá trị về chất lượng sản phẩm và dịch vụ.

d'Hartserre (2000)

NLCT là khả năng của một doanh nghiệp du lịch để duy trì vị trí thị

trường của mình và cải tiến chúng theo thời gian.

Hassan (2000)

NLCT là khả năng của một khu du lịch, doanh nghiệp du lịch có thể tạo

ra và tích hợp giá trị gia tăng của các sản phẩm nhằm duy trì nguồn lực của mình và giữ vững vị trí trên thị trường so với đối thủ cạnh tranh.

Dwyer, Forsyth và Rao (2000)

NLCT ngành du lịch là một khái niệm chung, bao gồm sự khác biệt về giá cùng với biến động tỷ giá, năng suất và các yếu tố tạo nên sự hấp dẫn

của một điểm đến.

Dwyer và Kim (2003)

NLCT của một địa điểm du lịch, một doanh nghiệp du lịch là khả năng

cung cấp hàng hóa và dịch vụ tốt hơn so với các địa điểm hay doanh nghiệp khác dựa trên những trải nghiệm của khách du lịch.

Crouch và Ritchie (1999)

Các yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến NLCT của một đơn vị kinh doanh

du lịch trong việc thu hút du khách đến với mình gồm: cơ sở vật chất, văn hóa và lịch sử, mối quan hệ thị trường, các hoạt động và sự kiện.

Ritchie và Crouch

(2003)

NLCT là khả năng tăng đầu tư chi tiêu nhiều hơn cho các dịch vụ cung

cấp, hoạt động trải nghiệm, đảm bảo an toàn sức khỏe, bảo vệ thiên nhiên.

Bernini (2009)

Việc khu du lịch kết hợp với doanh nghiệp du lịch, doanh nghiệp cung cấp các hoạt động hỗ trợ hay việc phân nhóm chéo trong ngành du lịch là

nhằm tăng thêm giá trị cho các hoạt động.

Val và Sec (2015)

Một doanh nghiệp du lịch có NLCT nếu nó có thể duy trì và cải thiện

hình ảnh của mình tại điểm đến du lịch đó.



Tác giả

Quan điểm về năng lực cạnh tranh

Quan điểm của tác giả về NLCT của doanh nghiệp du lịch.

NLCT của doanh nghiệp du lịch là khả năng của doanh nghiệp có thể tạo ra và tích hợp giá trị gia tăng của các sản phẩm – dịch vụ nhằm duy trì nguồn lực của mình, đảm bảo hiệu quả về mặt tài chính, giữ vững vị trí trên thị trường, ổn định và phát triển bền vững trong tương lai. NLCT của các doanh nghiệp này chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố: khả năng cạnh tranh về giá; chất lượng sản phẩm, dịch vụ; năng lực marketing; năng lực tổ chức, quản lý; thương hiệu; nguồn nhân lực; trách nhiệm xã hội của

doanh nghiệp; điều kiện môi trường điểm đến tại địa phương.

Nguồn: Tổng hợp tài liệu của tác giả

2.2 Một số mô hình nghiên cứu về năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

2.2.1 Nghiên cứu ở nước ngoài

Nghiên cứu NLCT của doanh nghiệp “lý thuyết, khung phân tích và mô hình” của tác giả Ambastha và Momaya (2004) đã đưa ra lý thuyết về NLCT ở cấp độ doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chỉ ra rằng, NLCT của doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các yếu tố: (1) Nguồn lực (nguồn nhân lực, cấu trúc, văn hóa, trình độ công nghệ, tài sản của doanh nghiệp); (2) Quy trình (chiến lược, quy trình quản lý, quy trình công nghệ, quy trình tiếp thị); (3) Hiệu suất (chi phí, giá cả, thị phần, phát triển sản phẩm mới). Tuy nhiên, nghiên cứu chỉ dừng lại ở NLCT của doanh nghiệp nói chung mà chưa phân biệt về qui mô, địa lý, lĩnh vực hoạt động. Vì thế, nghiên cứu vẫn còn nhiều hạn chế nếu vận dụng nghiên cứu cho doanh nghiệp ở những qui mô và lĩnh vực khác nhau.

Ho (2005) đã nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp và NLCT. Tác giả đưa ra mô hình đo lường các hoạt động quản trị trong doanh nghiệp thông qua năm khía cạnh, (1) Cơ cấu hội đồng quản trị; (2) Cương vị quản lý; (3) Chiến lược lãnh đạo; (4) Sở hữu tập trung và các mối quan hệ vốn - thị trường; (5) Trách nhiệm xã hội có mối quan hệ với NLCT của doanh nghiệp. Kết quả phân tích hồi quy cho thấy, có sự ảnh hưởng của hoạt động quản trị trong doanh nghiệp và NLCT, số điểm hoạt động quản trị trong doanh nghiệp càng cao thì đánh giá NLCT sẽ càng cao. Kết quả cũng chỉ ra rằng, mối quan hệ giữa hoạt động quản trị trong doanh nghiệp và NLCT sẽ cao hơn khi quản trị được đánh giá trên cơ sở toàn diện (tất cả năm thông số đặt cùng nhau) thay vì đánh giá riêng lẻ. Tuy nhiên, Ho (2005) chỉ tập trung vào các công ty kinh doanh hàng đầu bao gồm trong danh sách 500 công ty Fortune và danh sách 1.000 công ty Business Week. Nghiên


cứu chỉ tập trung làm rõ mối quan hệ giữa NLCT và năng lực quản trị trong doanh nghiệp mà không xét đến những khía cạnh khác. Do đó, vẫn còn tồn tại một khoảng trống nghiên cứu rõ ràng trong việc tìm hiểu mối quan hệ giữa quản trị của các doanh nghiệp ở các nước phát triển và khả năng cạnh tranh của họ trên thị trường quốc tế.

Nghiên cứu “NLCT của các cửa hàng tại Đài Loan” của Chang và cộng sự (2007) đã đưa ra mô hình gồm bảy yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các cửa hàng tại Đài Loan căn cứ theo nghiên cứu của tác giả Chi (1999) như sau:

Chiến lược kinh doanh

Nguồn nhân lực

Năng lực tài chính

Marketing, Chiêu thị

Năng lực cạnh tranh của các Cơ sở vật chất, cửa hàng tại Đài Loan các tiện nghi

Chất lượng dịch vụ

Sản phẩm, hàng hóa

Hình 2.5: Năng lực cạnh tranh của các cửa hàng tại Đài Loan

Nguồn: Chang và cộng sự, 2007

Kết quả phân tích hồi qui cho thấy NLCT của các cửa hàng tại Đài Loan bị ảnh hưởng bởi 7 yếu tố, (1) Chiến lược kinh doanh; (2) Năng lực tài chính; (3) Cơ sở vật chất, các tiện nghi; (4) Sản phẩm, hàng hóa; (5) Chất lượng dịch vụ; (6) Marketing, chiêu thị; (7) Nguồn nhân lực. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa làm rõ mối quan hệ của các yếu tố này như thế nào và đặt dưới sự tác động của môi trường. Nghiên cứu, cũng chỉ đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT cho các cửa hàng tại Đài Loan nói chung, chưa phân biệt rõ sự khác biệt của cửa hàng cung cấp sản phẩm vật chất hay sản phẩm dịch vụ.

Nghiên cứu “NLCT của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ” của tác giả Craigwell (2007) đã tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các hòn đảo này (Hình 2.6). Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát 45 hòn đảo nhỏ và đưa ra mô hình nghiên cứu dựa trên các chỉ số đánh giá NLCT của tổ chức du lịch thế giới gồm các yếu tố theo sơ đồ:




Cạnh tranh về giá cả.




Nhân lực du lịch.




Cơ sở hạ tầng.




Môi trường.


Công nghệ.


Sự cởi mở.




Các khía cạnh xã hội.




Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ

Hình 2.6: Năng lực cạnh tranh của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ

Nguồn: Craigwell, 2007

Nghiên cứu đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về hoạt động du lịch của các hòn đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ. Kết quả nghiên cứu cho thấy, NLCT của các đảo du lịch nhỏ đang phát triển tại Mỹ bị ảnh hưởng bởi, (1) Cạnh tranh về giá cả; (2) Nhân lực du lịch; (3) Cơ sở hạ tầng; (4) Môi trường; (5) Công nghệ; (6) Sự cởi mở; (7) Các khía cạnh xã hội. Trong đó, yếu tố cạnh tranh về giá được xem là chỉ số quan trọng nhất ảnh hưởng đến NLCT trong nghiên cứu này. Tuy nhiên, nghiên cứu chưa chỉ rõ trong mối quan hệ nhân quả của các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của các hòn đảo trên. Nghiên cứu cũng chưa tập trung đi sâu vào những yếu tố đặc thù của từng hòn đảo như sản phẩm – dịch vụ, chất lượng dịch vụ là những yếu tố rất quan trọng tạo nên NLCT như các nghiên cứu trước đã đề cập.

Nghiên cứu “NLCT của điểm đến du lịch và khách sạn” của tác giả Tsai, Song và Wong (2009), nghiên cứu thống kê các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến du lịch trong mối quan hệ với NLCT của khách sạn. Thứ nhất, các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của điểm đến du lịch bao gồm: (1) Kỹ thuật và đổi mới cơ sở hạ tầng; (2) Nguồn nhân lực;

(3) Giá cả; (4) Môi trường; (5) Công khai; (6) Phát triển xã hội; (7) Nhân viên du lịch; (8) Chính phủ; (9) Lịch sử và văn hóa; (10) Môi trường vĩ mô; (11) Môi trường vi mô; (12) Quản lý điểm đến (tiếp thị); (13)Yếu tố hoàn cảnh/tình huống; (14) Điều kiện nhu cầu; (15) Thỏa mãn khách hàng; (16) Yếu tố tâm lý và xã hội. Thứ hai, Các yếu tố ảnh hưởng đến NLCT của khách sạn bao gồm: (1) Nguồn nhân lực, trình độ giáo dục, đào tạo; (2) Kỹ thuật; (3) Chiến lược; (4) Năng suất; (5) Vốn; (6) Thỏa mãn khách hàng – chất lượng dịch

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 26/03/2023