Tiền Lương Bình Quân Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Dệt May Việt Nam Và Một Số Nước Trong Khu Vực


+ Trình độ văn hóa cấp I: chiếm 10%

+ Trình độ văn hóa cấp II: chiếm 53%

+ Trình độ văn hóa cấp III: chiếm 26%

+ Tốt nghiệp cấp III: Chiếm 11%

Do trình độ văn hóa còn thấp nên việc tiếp thu khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại phức tạp gặp nhiều khó khăn. Lao động trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu đa số là lao động trẻ, trong số các lao động trực tiếp sản xuất thì những người trong độ tuổi 24-30 chiếm 41%, do đó họ chưa có nhiều kinh nghiệm trong lao động sản xuất, năng lực sản xuất còn hạn chế. Về điểm này, khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may còn chưa cao so với các nước khác trong khu vực.

Đối với cán bộ quản lý, hầu hết các cán bộ quản lý đều có trình độ đại học. Đa số họ được đào tạo trong thời kỳ bao cấp nên tư duy thiếu năng động, chưa mạnh dạn sáng tạo, đổi mới, dám nghĩ, dám làm và còn nặng tư tưởng ỷ lại. Bộ máy tổ chức quản lý còn cồng kềnh, cơ chế điều hành kém hiệu quả nên đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của ngành.

Hiện nay, nhìn chung các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may còn thiếu lực lượng cán bộ kỹ thuật (nếu tính theo tỷ lệ kỹ sư cần thiết trong một doanh nghiệp thì các doanh nghiệp mới chỉ đáp ứng được 1/10 nhu cầu); ngoài ra đội ngũ cán bộ quản lý, công nhân giỏi, cán bộ chuyên về thiết kế mẫu, mốt, chế tạo sản phẩm mới và lực lượng tiếp thị, kinh doanh còn thiếu nhiều. Mặt khác, năng suất lao động trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam còn thấp, chưa tương xứng với năng lực sản xuất hiện có của ngành và chỉ bằng 50%-70% với năng suất sản xuất của các nước có ngành dệt may phát triển trong khu vực như Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, Hàn Quốc ... Những hạn chế nói trên ảnh hưởng rất lớn đến khả năng sản xuất và sự phát triển của ngành trong thời gian tới. Do đó, đòi hỏi các doanh nghiệp dệt may cần phải xây dựng được một chiến lược đầu tư phù hợp, trong đó cần chú trọng đầu tư phát triển nguồn nhân lực.

Đầu nhưng năm 1990, mức lương trong ngành công nghiệp dệt may Việt Nam thuộc loại thấp nhất Châu Á. Tuy nhiên, trong thời gian gần đây, thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp dệt may đã tăng lên khá nhanh và ổn định.


Bảng 2.3: Tiền lương bình quân lao động trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam và một số nước trong khu vực

Đơn vị: USD/người/năm


Quốc gia

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Việt Nam

710

710

720

740

760

780

790

Trung Quốc

600

620

650

700

720

750

770

Indonesia

330

940

890

1.000

1.200

1.400

1.500

Malaysia

2.800

2.800

3.000

3.100

3.200

3.300

3.300

Singapore

1.020

1.400

1.600

2.000

2.400

2.400

2.500

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 7

Nguồn: Báo cáo về chiến lược công nghiệp trung dài hạn của Việt Nam - UNIDO và Viện chiến lược phát triển kinh tế - Bộ kế hoạch và Đầu tư 2006

Qua bảng số liệu trên, có thể thấy tiền công lao động của ngành dệt may Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Nếu năm 1992, thu nhập của một lao động ngành dệt may 1 năm là 210 USD thì đến năm 2000 thu nhập của người lao động đã đạt 710 USD/người/năm (gấp 3,28 lần năm 1992) và đến năm 2005 con số này đã tăng lên 780USD/người/năm (gấp 3,7 lần năm 1992 và 1.1 lần năm 2000) thu nhập của người lao động trong ngành dệt may đã được cải thiện, đời sống của họ cũng ổn định hơn. Mặc dù tiền lương của công nhân trong các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã tăng hơn trước nhưng so với một số nước trong khu vực thì còn thấp.

Thu nhập bình quân của lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài nhìn chung cao hơn so với doanh nghiệp khác. Nếu như năm 1993, lương bình quân của mỗi công nhân là 363.000 đồng/tháng thì nay đã tăng lên gấp đôi khoảng 800.000 đồng/ tháng, thậm chí có nơi mức lương trung bình đạt từ 1- 1,5triệu/ tháng, gấp từ 1,5 đến 2 lần công nhân làm trong khu vực quốc doanh và tư nhân.

1.1.5. Thực trạng cung ứng nguyên liệu

Trong sản xuất dệt may, nguyên liệu đóng vai trò quan trọng và có ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm và hiệu quả sản xuất. Ngành dệt sử dụng hai loại nguyên liệu chính là bông xơ và xơ sợi tổng hợp plyester. Các loại nguyên liệu khác như len đan, tơ tằm, xơ liber khác, Nylon, acrylic, các loại hóa chất cơ bản và thuốc nhuộm... trong đó quan trọng nhất là bông xơ và sợi tổng hợp. Ngành may xuất


khẩu Việt Nam sử dụng các loại nguyên liệu như vải thành phẩm (ngành dệt cung cấp là chủ yếu) và các phụ liệu may khác như chỉ may... Hiện nay các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam mới chỉ sản xuất và cung ứng được một phần nhỏ nguyên liệu bông kéo sợi, phần chủ yếu vẫn phải nhập khẩu từ nước ngoài. Cũng cần nói thêm rằng, chất lượng bông của Việt Nam chưa đáp ứng được yêu cầu của công nghệ kéo sợi, nên chỉ được sử dụng phụ thêm một tỷ lệ nhỏ (khoảng 10%). Chính việc nhập khẩu nguyên liệu bông lớn đã hạn chế khả năng phát triển của công nghiệp dệt nói chung và các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu nói riêng cũng như làm giảm hiệu quả kinh tế của nó. Nhìn chung, hiện nay các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may chưa chủ động được nguyên liệu và chủ yếu phải nhập khẩu từ nước ngoài (90% nguyên liệu nhập khẩu), sản xuất dệt trong nước chỉ đáp ứng được 12-16% nhu cầu cho may xuất khẩu.

1.2. Một số kết quả đạt được trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam trong thời gian qua

1.2.1. Cơ cấu sản phẩm

Hiện nay, cơ cấu sản phẩm của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu khá đa dạng với nhiều loại mẫu mã khác nhau qua đó thoả mãn được một phần nhu cầu của người tiêu dùng. Sản phẩm xuất khẩu chính của ngành dệt may Việt Nam chủ yếu vẫn là vải dệt thoi, dệt kim, khăn các loại, quần áo dệt kim và quần áo may sẵn. Cùng với sự phát triển của ngành dệt may trong thời gian qua, các sản phẩm của ngành đã tăng nhanh về sản lượng qua các năm, đặc biệt là các sản phẩm chính phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu như các loại quần áo, vải, sợi, khăn. Tình hình tăng trưởng của một số sản phẩm chính của ngành như sau:

Bảng 2.4:Một số sản phẩm chính xuất khẩu chính của ngành dệt may


Sản phẩm

Đơn vị

2000

2001

2002

2003

2004

2005

2006

Vải lụa

Nghìn tấn

322,2

356,4

410,1

440,6

475,9

518,2

537,4

Khăn các loại

Triệu mét

333,5

430,6

438,4

508,9

588.0

602,0

615,5

Quần áo dệt kim

Triệu cái

34,5

45,8

53,1

51,4

72,2

111,4

132,4

Quần áo may sẵn

Triệu cái

302,4

337,0

375,6

489,1

618,6

784,0

801,6

Nguồn: Niên giám thống kê 2004, 2005 và Kinh tế Việt Nam & Thế giới 2004 – 2005; Báo cáo của ngành dệt may Việt Nam 2006


1.2.2. Kim ngạch xuất khẩu


Có thể nói kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may đã có sự tăng trưởng khá nhanh. Trong 10 năm trở lại đây ngành dệt may đã chứng tỏ là một ngành công nghiệp mũi nhọn trong nền kinh tế, có những bước tiến vượt bậc trong lĩnh vực xuất khẩu với tốc độ xuất khẩu hàng năm tăng 30%, trở thành ngành có kim ngạch xuất khẩu cao trong số 10 mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Điều đó cho thấy, khả năng cạnh tranh của ngành dệt may đã được cải thiện đáng kể. Điều này thể hiện qua kim ngạch xuất khẩu của hàng dệt may liên tục tăng qua các năm.

Bảng 2.5:Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam giai đoạn 1996-2006


Đơn vị: Triệu USD



Năm

Kim ngạch xuất khẩu

hàng dệt may


Tốc độ tăng (%)

tỷ trọng /tổng số

(%)

1996

1150,0

-

15,2

1997

1349,0

17,3

15,4

1998

1450,0

7,48

15,5

1999

1746,2

20,43

15,1

2000

1891,9

8,34

13,1

2001

1975,4

4,41

13,1

2002

2732,0

39,31

16,5

2003

3609,8

33,97

14,6

2004

4429,8

18,96

16,9

2005

4772,4

7,74

14,8

2006

5834,4

22,2

18,2


Nguồn: niên giám thống kê 2003 và Kinh Tế Việt Nam & Thế giới 2004-2005 (Thời báo kinh tế Việt Nam); báo cáo của ngành dệt may 2006


1.2.3. Một số thị trường xuất khẩu chủ yếu của hàng dệt may Việt Nam

+ Thị trường Mỹ: trước năm 2002, Mỹ là thị trường nhập khẩu hàng dệt may tiềm năng của Việt Nam thứ 2 sau Nhật Bản. Tuy nhiên kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang mỹ rất nhỏ bé, chỉ chiếm 0,06% kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ. Sau khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết thì kim ngạch xuất khẩu vào thị trường Mỹ đã tăng nhanh và đã vượt qua các thị trường truyền thống khác của chúng ta là EU và Nhật Bản với kim ngạch xuất khẩu năm 2004 đạt 2474 triệu USD chiếm 35.4% kim ngạch xuất khẩu toàn ngành và tiếp tục phát triển cho tới nay. Theo dự báo với việc phục hồi kinh tế, kim ngạch nhập khẩu hàng dệt may của Mỹ những năm tới có xu hướng tiếp tục tăng.

+ Thị trường EU: là thị trường xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn của Việt Nam. Xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam sang EU đặc biệt phát triển mạnh từ sau hiệp định buôn bán hàng dệt may giữa Việt Nam với EU được ký kết ngày 15/12/1992. Giai đoạn 1993-1997, tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu hàng dệt may vào thị trường này đạt hơn 23%/năm, chiếm gần 40% tổng kim ngạch xuất khẩu toàn ngành. Năm 1994, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường EU đạt 298 triệu USD, chiếm tới 54.2% tổng kim ngạch xuất khẩu. Ngày 17/11/1997 hiệp định buôn bán hang dệt may giữa Việt Nam và EU cho phép Việt Nam xuất khẩu tự do vào EU một lượng tương đương với 7% xuất khẩu của EU ra thị trường thế giới. Hạn ngạch giai đoạn 1998-2000 tăng thêm 40% so với giai đoạn trước và giai đoạn 2000-2002, hai bên cam kết mở rộng thị trường, qua đó EU đồng ý tăng 30% hạn ngạch xuất khẩu. Tuy nhiên, hai năm từ 2001 đến 2002 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt, may sang thị trường EU đang có xu hướng giảm từ 617 triệu USD năm 2001 xuống còn 540 triệu USD năm 2002 (giảm 12%), năm 2003 có xu hướng tăng lên với 600 triệu USD, tăng 11,1% so với 2002. Kim ngạch xuất khẩu của dệt may Việt Nam vào EU năm 2004 đạt 762 triệu USD, tăng 31% so với năm 2003.

+ Thị trường Nhật Bản: Hàng may mặc nhập khẩu vào Nhật Bản mỗi năm khoảng 17-18,5 tỷ USD. Thị trường Nhật Bản là thị trường xuất khẩu không hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu tăng rất nhanh đặc biệt là từ năm 1994. Năm 1995, Việt Nam nằm trong danh sách 10 nước xuất khẩu hàng dệt may lớn nhất vào Nhật Bản. Năm 1996, Việt Nam vươn lên hàng thứ 8 và năm 1997 đã trở thành một trong 7 nước xuất khẩu quần áo lớn nhất vào thị trường Nhật Bản với thị phần hàng dệt thoi là 3,6% và hàng dệt kim là 2,3%. Năm 1997, trong


khi hàng dệt may xuất khẩu sang Nhật Bản từ hầu hết các nước đều giảm cả về số lượng và kim ngạch thì xuất khẩu từ Việt Nam sang Nhật Bản vẫn tăng. Các mặt hàng may mặc chủ yếu của Việt Nam xuất sang thị trường Nhật Bản là: áo khoác gió nam, quần áo cho người lái xe tải, áo sơ mi, quần âu... Trong giai đoạn 1999- 2003, kim ngạch xuất khẩu vào thị trường tuy có tăng so với với kỳ trước nhưng đang trong chiều hướng giảm, năm 2000 đạt 619 triệu USD tăng 5% so với năm 1999, nhưng năm 2001 giảm 0,5% còn 616 triệu USD và năm 2002 (với 419 triệu USD) giảm 20%. Năm 2004 kim ngạch xuất khẩu dệt may Việt Nam sang Nhật Bản đạt 531 triệu USD, giảm 10% so với năm 2001.

Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Nhật Bản vẫn phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là phải cạnh tranh trực tiếp với hàng dệt may của Trung Quốc với mẫu mã đa dạng, phong phú, và được hỗ trợ bằng hệ thống trợ cấp xuất nhập khẩu của Chính phủ và hàng dệt may của các nước ASEAN như Thái Lan, Indonesia vốn đã giữ được vị trị cao trong số các nước xuất khẩu hàng dệt may lớn vào Nhật Bản. Bên cạnh đo, Nhật Bản là thị trường đòi hỏi khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng từ nguyên liệu, phụ liệu, quy trình sản xuất, bao gói. nhãn hiệu, thời hạn giao hàng ... Vì vậy, để mở rộng thị phần ở Nhật Bản các doanh nghiệp dệt may Việt Nam cần phải thực hiện tốt các yêu cầu nói trên.

Biểu 2.3: Thị trường xuất khẩu chính của hàng dệt may Việt Nam năm 2005


54.5

27.9


5.1 12.5


Mỹ

Đức

Nhật Bản

Khác



Nguồn: Niên giám thống kê 2005 – NXB thống kê


1.3. Đánh giá về năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam

Đối với các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may thì năng lực cạnh tranh phụ thuộc vào các yếu tố như giá bán sản phẩm, chất lượng, mẫu mã sản phẩm; nguồn nhân lực, khả năng cung ứng nguyên vật liệu, máy móc, công nghệ của doanh nghiệp; thương hiệu sản phẩm ... Có thể nói, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam đã tăng cường đầu tư về máy móc, thiết bị, nguồn nhân lực, nguyên phụ liệu... nên cơ cấu sản phẩm ngày càng đa dạng hơn, chất lượng sản phẩm được nâng cao, thị trường tiêu thụ mở rộng. Nhờ đó, năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp này đã được nâng lên so với trước đây.

1.3.1. Chất lượng sản phẩm

Cùng với sự đầu tư có hiệu quả vào tất cả các lĩnh vực, chất lượng sản phẩm của các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Trong khâu sản xuất sợi, tỷ trọng các mặt hàng plyeste pha bông với nhiều tỷ lệ khác nhau 50/50, 65/35, 85/17 tăng nhanh; các loại sợi 100% polyeste cũng bắt đầu được sản xuất, các loại sợi cotton/visco, cotton/acrylic, wool/acrylic bắt đầu được đưa ra thị trường. Trong khâu dệt vải, nhiều mặt hàng dệt thoi mới, chất lượng cao đã được sản xuất như 100% sợi bông, sợi bông dày được tăng cường công nghệ làm bóng, sản phẩm của ngành may ngày càng đa dạng và phong phú. Chất lượng sản phẩm được nâng cao dẫn đến việc tiêu thụ sản phẩm trên các thị trường thế giới ngày càng mạnh.

Tuy nhiên nhìn chung chất lượng các sản phẩm dệt may xuất khẩu của Việt Nam được đánh giá là không đồng đều. Phần lớn các sản phẩm xuất khẩu thường làm gia công cho nước ngoài (chiếm 70% sản phẩm xuất khẩu), có nghĩa là làm theo mẫu mã và theo yêu cầu chất lượng của bên đối tác nước ngoài. Còn trong số sản phẩm xuất khẩu trực tiếp thì hầu hết là các sản phẩm đáp ứng phân đoạn thị trường có nhu cầu "bình dân", yêu cầu về chất lượng ở mức trung bình, giá rẻ, chỉ có một số ít sản phẩm đủ tiêu chuẩn đáp ứng cho những phân đoạn thị trường có nhu cầu chất lượng cao. So với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới thì chất lượng của các sản phẩm dệt may Việt Nam còn thấp.


1.3.2. Cơ cấu sản phẩm

Các doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam đã sản xuất được nhiều sản phẩm hơn. Ngành dệt đã sản xuất được những mặt hàng mà trước đây chưa sản xuất được với chất lượng cao như sợi 100% cotton và sợi Peco (cotton pha polyester); sợi 100% polyester cho vải dệt kim, vải dệt thoi, khăn bông sản xuất với chỉ số Ne: 10-20-30-40-45-60; sợi 100% cotton chải kỹ chất lượng cao có chỉ số Ne: 50-70, sợi pha Peco (sơ polyester pha cotton với các tỷ lệ 45/55, 65/35, 83/17) sản xuất các loại katê đơn màu, caro kẻ dọc, vải bay từ sợi đơn 76 hoặc 76/2. Ngoài ra các doanh nghiệp còn sản xuất được sợi Cotton/Visco, Cotton/Acrylic, Line 1. Cơ cấu sản phẩm may đã có những thay đổi lớn, từ chỗ chỉ sản xuất được những loại quần áo bảo hộ lao động, quần áo thường dùng ở nhà, đồng phục học sinh đến nay các công ty may Việt Nam đã sản xuất những mặt hàng có chất lượng đáp ứng yêu cầu khó tính của thị trường các nhà nhập khẩu như: quần áo thể thao, quần áo Jean, Jacket.

Bên cạnh nhưng kết quả đó, cơ cấu mặt hàng dệt may xuất khẩu của ta còn "hẹp", sản phẩm chưa đa dạng về chủng loại, chưa phù hợp về thời trang; sản phẩm xuất khẩu chính tập trung ở một số mặt hàng truyền thống như áo jacket, áo sơ mi, quần âu, quần áo bảo hộ lao động. Khả năng đổi mới mặt hàng và tạo ra các mặt hàng mới còn chậm, nên khả năng cạnh tranh để mở rộng thị trường còn nhiều hạn chế. Đối với các sản phẩm yêu cầu kỹ thuật cao thì còn ít doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thực hiện được, chưa đáp ứng được yêu cầu của một số thị trường khó tính.

Hiện nay, các doanh nghiệp dệt Việt Nam chưa đầu tư sâu nghiên cứu nhu cầu thị hiếu tiêu dùng về mẫu mã. Nhìn chung, chi phí giành cho nghiên cứu đổi mới kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm còn thấp thậm chí còn có nhiều doanh nghiệp không giành chi phí cho việc nghiên cứu mẫu mã. Bán ra thị trường những sản phẩm của mình có sẵn chứ không bán những sản phẩm mà thị trường cần. Đội ngũ cán bộ tạo mẫu nhìn chung chưa được đào tạo cơ bản nên chưa sáng tạo được nhiều mẫu mã phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng. Trong khi đó sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh với mẫu mã phong phú đã phần nào thỏa mãn được nhu cầu của người tiêu dùng, đặc biệt là giới trẻ. Trong tương lai các doanh nghiệp xuất khấu

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022