Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Tới Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp

Khả năng đổi mới của doanh nghiệp có thể coi là một trong những yếu tố quan trọng nhất góp phần tạo nên lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, từ đó giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Nếu đổi mới thành công doanh nghiệp sẽ tạo ra những điểm độc đáo mà các doanh nghiệp khác không có. Chính điểm độc đáo ấy sẽ tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm và doanh nghiệp có thể định giá bán cao hơn. Hay sự đổi mới trong quá trình sản xuất kinh doanh sẽ giúp bộ máy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn, giúp cắt giảm chi phí hoạt động.

Các chỉ tiêu như tốc độ đổi mới sản phẩm, thời gian nghiên cứu và phát triển sản phẩm, số lượng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, cải tiến quy trình thủ tục...và khả năng áp dụng chúng vào thực tiễn...có thể được xem xét nhằm làm rõ hơn năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng

Muốn có khả năng cạnh tranh cao hơn doanh nghiệp cần phải xác định và thỏa mãn tốt hơn nhu cầu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh. Khả năng đáp ứng nhu cầu khách hàng của doanh nghiệp được thể hiện trên nhiều khía cạnh:

- Khả năng cung cấp cho khách hàng đúng hàng hóa, dịch vụ mà họ cần, vào đúng thời điểm mà họ muốn. Cung cấp cho khách hàng những sản phẩm chất lượng cao hơn, tính năng ưu việt hơn so với các sản phẩm hiện có trên thị trường với mức giá chấp nhận được có thể coi là phục vụ tốt hơn nhu cầu khách hàng. Do đó có thể nói rằng nâng cao chất lượng và đẩy nhanh tốc độ đổi mới là yếu tố không thể thiếu được để phục vụ khách hàng tốt hơn.

- Phạm vi danh mục sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp. Tức là doanh nghiệp cung cấp được nhiều loại và chủng loại sản phẩm dịch vụ sẽ có khả năng đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng và do đó có khả năng cạnh tranh cao hơn. Tuy nhiên nếu danh mục sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp quá rộng và trong mỗi loại lại có nhiều chủng loại khác nhau thì các nguồn

lực và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp sẽ bị dàn trải và sử dụng kém hiệu quả. Cần phải xem xét doanh nghiệp kinh doanh nhằm phục vụ đối tượng khách hàng nào, nhu cầu của họ là gì để cấu thành nên phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp cho thích hợp.

- Thời gian đáp ứng nhu cầu khách hàng. Điều này tùy thuộc vào hoạt động sản xuất kinh doanh đặc thù của doanh nghiệp và nói chung thời gian này càng được rút ngắn thì năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp càng được nâng cao.

- Sự hoàn hảo của các dịch vụ trước, trong và sau bán hàng đang ngày càng trở thành nhân tố quan trọng thu hút sự trở lại của khách hàng, tăng uy tín cho doanh nghiệp, nuôi dưỡng sự trung thành của khách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp và doanh nghiệp.

Khả năng tiếp cận và khai thác có hiệu quả các nguồn lực phục vụ quá trình kinh doanh.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

- Khả năng tiếp cận và xử lý các nguồn thông tin hữu ích phục vụ quá trình ra quyết định kinh doanh của doanh nghiệp. Trong thời đại công nghệ thông tin ngày nay, các doanh nghiệp cần ứng dụng tốt các công nghệ thông tin hiện đại, phát triển các ứng dụng thương mại điện tử phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh có hiệu quả cao hơn và tiếp cận với nhiều thị trường rộng lớn hơn.

- Khả năng thu hút và phát triển nguồn nhân lực có trình độ cao, chuyên sâu vào từng hoạt động chuyên môn. Hoạt động tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lao động có trình độ và tay nghề cao, năng suất lao động...Đó là những yếu tố có thể giúp đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Cạnh tranh và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ giao nhận - 3

- Khả năng tiếp cận và sử dụng với hiệu suất cao các nguồn lực vật chất cũng là chỉ tiêu quan trọng đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Khả năng tài chính của doanh nghiệp thể hiện qua quy mô, cơ cấu tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp, khả năng huy động các nguồn tài chính bên trong và bên ngoài doanh nghiệp phục vụ mục tiêu kinh doanh, khả năng sử dụng có hiệu quả các nguồn lực tài chính của doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh...cũng được sử dụng để phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Khả năng liên kết, hợp tác với các doanh nghiệp khác và hội nhập kinh tế quốc tế.

Mỗi doanh nghiệp tồn tại trong mối liên hệ nhiều chiều với các đối tượng hữu quan trong môi trường kinh doanh. Trong kinh doanh thường xuất hiện nhu cầu liên kết và hợp tác giữa nhiều đối tác với nhau làm tăng khả năng cạnh tranh. Khả năng liên kết và hợp tác của doanh nghiệp thể hiện ở việc nhận biết các cơ hội kinh doanh mới, lựa chọn đúng đối tác liên minh và khả năng vận hành liên minh đó một cách hiệu quả, đạt được mục tiêu đặt ra. Khả năng liên kết và hợp tác cũng thể hiện sự linh hoạt của doanh nghiệp trong việc chủ động nắm bắt các cơ hội kinh doanh trên thương trường.

Uy tín, danh tiếng của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp với đối tác kinh doanh bao gồm người cung ứng, khách hàng, đối tác liên minh...cũng là yếu tố quan trọng tạo nên lợi thế góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Chữ “tín” ngày càng có ý nghĩa quan trọng trong kinh doanh, vì nó giúp giảm thiểu các chi phí trong giao dịch, nuôi dưỡng mối quan hệ bền vững của doanh nghiệp với các đối tác kinh doanh. Một vấn đề rất quan trọng liên quan đến uy tín doanh

nghiệp là khả năng doanh nghiệp phát triển thành công các thương hiệu mạnh. Nếu sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp có thương hiệu mạnh sẽ kích thích người mua nhanh chóng đi đến quyết định mua, nhờ đó thị phần của doanh nghiệp tăng. Đánh giá thương hiệu của doanh nghiệp không chỉ ở số lượng các thương hiệu mạnh doanh nghiệp đang nắm giữ mà còn ở khả năng phát triển các thương hiệu của doanh nghiệp. Điều này sẽ cho thấy sự thành công tiềm tàng của doanh nghiệp trong tương lai.

Những tiêu chí trên tạo cho doanh nghiệp có lợi thế cạnh tranh, tức là tạo cho doanh nghiệp có khả năng triển khai các hoạt động với hiệu suất cao hơn với các đối thủ cạnh tranh. Các chỉ tiêu chứng tỏ sức mạnh của doanh nghiệp trên thị trường khi đem so sánh với các đối thủ.

2.3.Các nhân tố ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp


Có nhiều quan điểm phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Quan điểm tổng thể phân tích năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong trạng thái động. Theo quan điểm này, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp được phân tích trong mối quan hệ hữu cơ với môi trường mà doanh nghiệp đang hoạt động trong đó. Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp chịu sự tác động của các yếu tố từ môi trường bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.

Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài doanh nghiệp

Các yếu tố môi trường vĩ mô:

- Nhân tố kinh tế

Các chính sách phát triển kinh tế, chính sách thương mại, chính sách cạnh tranh, chính sách đầu tư...nhằm khuyến khích hay hạn chế, ưu tiên hay kìm hãm sự phát triển của từng ngành cụ thể, do đó có ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp thuộc ngành đó. Ví dụ đánh thuế vào nguyên vật liệu nhập khẩu sẽ đẩy giá thành sản phẩm xuất khẩu lên cao, làm giảm năng

lực cạnh tranh của sản phẩm đó. Do đó không khuyến khích xuất khẩu sản phẩm đó. Để hạn chế nhập khẩu, các nước dựng nên các hàng rào phi thuế quan như hàng rào kỹ thuật với các quy định về tiêu chuẩn kỹ thuật ngặt nghèo mà sản phẩm ở một số nước với trình độ sản xuất, công nghệ lạc hậu khó lòng đáp ứng được...

Thêm vào đó, tình hình phát triển kinh tế của quốc gia có tác động lớn đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Nền kinh tế phát triển ổn định, nền tài chính quốc gia ổn định, lạm phát ở mức kiểm soát được, quá trình tích tụ và tập trung tư bản nhanh giúp tăng nguồn vốn đầu tư phát triển. Đồng thời sự phát triển kinh tế kéo theo khả mức sống của người dân tăng, nhu cầu có khả năng thanh toán tăng lên. Đây là một yếu tố thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp. Ngược lại một nền kinh tế đang trong thời kỳ suy thoái, nền tài chính quốc gia không ổn định, đồng tiền mất giá, tỷ lệ lạm phát cao, sức mua giảm sút. Trong điều kiện như vậy doanh nghiệp sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn thách thức để đứng vững được trên thị trường.


- Nhân tố môi trường chính trị, pháp lý

Hệ thống chính sách pháp luật trong nước và nước ngoài cũng như các quy định do các tổ chức quốc tế ban hành đều có tác động đến các doanh nghiệp Việt Nam khi tham gia vào hội nhập và cạnh tranh toàn cầu. Hệ thống pháp luật và chính sách là cơ sở pháp lý để các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường. Nó tạo khuôn khổ hoạt động cho doanh nghiệp, đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh và bình đẳng. Vì vậy tính ổn định và chặt chẽ của nó có tác động rất lớn đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường pháp lý lành mạnh một mặt tạo thuận lợi cho mọi doanh nghiệp kinh doanh, mặt khác doanh nghiệp dựa vào đó mà điều chỉnh hoạt động của mình để hài hòa lợi ích của các doanh nghiệp khác trong xã hội và trên thương trường quốc tế, đảm bảo cạnh tranh bình đẳng giữa các doanh

nghiệp của nước mình với nhau và giữa doanh nghiệp của mình với các doanh nghiệp nước khác. Môi trường pháp lý sẽ tạo ra những thuận lợi cho một số doanh nghiệp này nhưng có thể tạo ra những bất lợi cho một số doanh nghiệp khác. Việc nắm bắt kịp thời những thay đổi của các chính sách để có những điều chỉnh nhằm thích nghi với điều kiện mới là một yếu tố để doanh nghiệp thành công.

- Các xu hướng phát triển trên thế giới có ảnh hưởng đến lĩnh vực kinh doanh của doanh nghiệp:

Xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa tác động đến tất cả các lĩnh vực của các nước trên thế giới. Nó vừa thúc đẩy sự phát triển nhưng cũng đem lại nhiều thách thức và sức ép cạnh tranh cho các doanh nghiệp.

Xu hướng tự do hóa thương mại sẽ thúc đẩy cạnh tranh trong kinh doanh ngày càng mạnh mẽ hơn. Xu hướng này làm cho thị trường có nhiều biến động dẫn đến nhiều sự thay đổi trong tổ chức quản lý, cơ cấu đầu tư...

Xu hướng phát triển khoa học công nghệ trên thế giới cũng như trong khuôn khổ quốc gia đều ảnh hưởng mạnh tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Hoạt động trong những ngành có tốc độ phát triển về công nghệ cao thì công nghệ chính là nguồn lực tạo ra sức mạnh cạnh tranh, là vũ khí cạnh tranh của doanh nghiệp. Do đó đòi hỏi doanh nghiệp phải có khả năng nắm bắt và đón đầu được sự phát triển khoa học công nghệ, phải đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất, hiệu quả hoạt đông nhằm tăng khả năng cạnh tranh.

- Nhân tố văn hóa xã hội

Các quan niệm về chất lượng cuộc sống, các trào lưu xã hội, sự ảnh hưởng của các nền văn hóa cũng tác động đến hành vi tiêu dùng của người dân qua đó tác động đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

Các yếu tố môi trường vi mô

- Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là yếu tố tác động trực tiếp nhất đến khả năng duy trì vị thế của doanh nghiệp. Đó là lực lượng đe dọa trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Mỗi quyết định hành động của đối thủ đều có những tác động nhất định đến hoạt động và kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp luôn phải dự đoán hành động của đối thủ để chủ động có những chiến lược, sách lược đối phó nhằm củng cố và nâng cao vị thế của mình trên thị trường.

Thêm vào đó các đối thủ cạnh tranh tiềm năng cũng là một trong các yếu tố doanh nghiệp phải lưu tâm để có các biện pháp đối phó kịp thời nhằm giữ vững địa vị của mình.

- Sản phẩm thay thế

Với trình độ kỹ thuật cao, con người đã tạo ra nhiều chủng loại sản phẩm có thể thay thế cho nhau. Hiện tượng này đã, đang và sẽ gây trở ngại cho việc tiêu thụ các sản phẩm của các doanh nghiệp, làm cho môi trường cạnh tranh trở nên gay gắt hơn. Đây là đối thủ bất ngờ và rất khó đối phó mà doanh nghiệp phải lường trước. Để giữ vững vị thế của mình không còn cách nào khác là doanh nghiệp phải cải tiến, đổi mới công nghệ để tạo được sản phẩm có tính khác biệt cao về chất lượng, kiểu dáng, giá cả...

Nhóm các nhân tố thuộc môi trường bên trong doanh nghiệp:

- Khả năng tài chính

Một doanh nghiệp muốn cạnh tranh được trước hết phải có đủ năng lực về tài chính. Tình hình tài chính của doanh nghiệp thể hiện sức mạnh của doanh nghiệp trong cạnh tranh. Vốn là một trong những điều kiện cần để

doanh nghiệp duy trì và mở rộng hoạt động của mình. Do vậy khả năng huy động vốn và sử dụng vốn hiệu quả sẽ làm cho năng lực tài chính của doanh nghiệp mạnh lên. Tuy nhiên khả năng tài chính của doanh nghiệp không chỉ thể hiện ở quy mô vốn kinh doanh. Có những doanh nghiệp quy mô vốn lớn nhưng không mạnh đó là do cơ cấu tài sản nguồn vốn chưa hợp lý. Ngược lại có những doanh nghiệp quy mô nhỏ nhưng vẫn được đánh giá là mạnh vì doanh nghiệp duy trì tình trạng tài chính tốt, biết cách huy động những nguồn tài chính thích hợp để sản xuất kinh doanh những sản phẩm hàng hóa có sức cạnh tranh tốt phục vụ thị trường mục tiêu. Vì vậy vấn đề không nằm ở chỗ quy mô vốn của doanh nghiệp là bao nhiêu mà là doanh nghiệp sử dụng vốn hiệu quả như thế nào để phục vụ tốt nhu cầu của đối tượng khách hàng mục tiêu trong phạm vi kinh doanh của doanh nghiệp.

- Năng lực sản xuất kinh doanh

Khả năng tạo ra sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao, giá thành rẻ và quy mô sản xuất đáp ứng được nhu cầu của thị trường. Chỉ có như vậy mới tạo ra sức cạnh tranh lớn cho doanh nghiệp.

Yếu tố công nghệ ngày càng có ảnh hưởng lớn tới năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Công nghệ trên thế giới hiện đang trải qua quá trình phát triển nhanh chóng. Việc lựa chọn công nghệ nào cho doanh nghiệp có ý nghĩa quyết định đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Công nghệ được lựa chọn phải phù hợp với điều kiện, môi trường kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp và trong tương lai nó phải được phát huy hiệu quả nhằm làm cho doanh nghiệp có ưu thế hơn đối thủ.

- Nguồn nhân lực

Nhân lực là nguồn rất quan trọng vì nó sáng tạo ra các nguồn khác. Từ xưa đến nay con người luôn là yếu tố quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Trình độ của nguồn nhân lực cao sẽ tạo ra các sản phẩm có hàm lượng chất xám cao. Sản phẩm có hàm lượng kỹ thuật cao

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 30/04/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí