Trình Độ Công Nghệ Và Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ


hàng dệt may Việt Nam cần phải quan tâm, đào tạo đội ngũ cán bộ sáng tạo mốt bài bản, đảm bảo khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Ngoài ra, để sản phẩm dệt may Việt Nam có thể thâm nhập vào các thị trường có tính cạnh tranh cao đòi hỏi mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm phải đáp ứng được với các xu hướng thời trang liên tục thay đổi trên thế giới hiện nay. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp may xuất khẩu phải có đội ngũ chế tạo mốt có trình độ cao, có năng lực sáng tạo để cho ra đời những mẫu mã, kiểu dáng sản phẩm độc đáo, phù hợp với xu thế thời trang. Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam chỉ nghĩ tới việc thay đổi mẫu mã sản phẩm, khi chu kì sống của sản phẩm đó đã bước sang giai đoạn thoái trào, hàng không bán được nữa. Trong khi đó các doanh nghiệp nước ngoài luôn thay đổi mẫu mã khi sản phẩm vẫn còn đang ăn khách.

Do đặc điểm của ngành dệt may Việt Nam trong giai đoạn hiện nay vẫn chủ yếu sản xuất các đơn đặt hàng theo mẫu của các đối tác nước ngoài. Các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ căn cứ dựa vào các mẫu mốt này để sản xuất dẫn tới giá trị chất xám trong mỗi sản phẩm thấp. Các doanh nghiệp Việt Nam chưa có đội ngũ sáng tạo mẫu mốt chuyên nghiệp được đào tạo bài bản, chưa nắm được các xu hướng thời trang thế giới cũng như nhu cầu thị hiếu của thị trường.

1.3.3. Giá sản phẩm

Hiện nay, giá không phải là công cụ cạnh tranh hữu hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam vì chi phí sản xuất của ngành còn khá cao. Trong những năm gần đây, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam đã có nhiều có gắng trong việc giảm chi phí sản xuất để hạ giá thành sản phẩm. Do có lợi thế nhân công rẻ nên giá thành các sản phẩm dệt may Việt Nam vẫn còn thấp hơn so với một số nước xuất khẩu hàng dệt may.

Tuy nhiên, do chi phí sản xuất của các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu Việt Nam còn khá cao, vì vậy khả năng cạnh tranh về giá cho mặt hàng này còn nhiều hạn chế. Hầu hết các loại chi phí cho một đơn vị sản phẩm dệt may của Việt Nam đều cao hơn từ 15%-20% so với các nước trong khu vực, hệ thống cung cấp đầu vào chưa được kiểm soát chặt chẽ, chi phí trung gian cao nên giá thành của sản phẩm dệt may cao dẫn đến giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam so với các nước cũng có ưu thế về sản xuất hàng dệt may như Trung Quốc, Bangladesh, Pakistan, Thái Lan...


1.3.4. Nguồn nhân lực

Nguồn nhân lực của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam còn thiếu và yếu, năng suất lao động chỉ bằng 2/3 so với mức bình quân của các nước trong khu vực ASEAN. Theo đánh giá của chuyên gia nước ngoài, khả năng sử dụng thiết bị của công nhân các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chỉ đạt hiệu suất 70%, trong khi đó ở các nước trong khu vực là trên 90%. Bên cạnh đó, lực lượng cán bộ quản lý trình độ còn hạn chế, chưa được đào tạo một cách cơ bản. Mặc dù các cán bộ quản lý chủ chốt ở các doanh nghiệp đều có trình độ đại học, một số ít có trình trên đại học, chuyên môn nghiệp vụ khá nhưng trình độ quản lý theo phong cách công nghiệp còn yếu, chưa có điều kiện tiếp cận với các phương thức quản lý hiện đại, nhất là kinh nghiệm giao dịch xuất nhật khẩu, nghiên cứu tiếp thị với thị trường thế giới. Những tồn tại này dẫn đến giá thành sản xuất cao và cũng làm giảm khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam.

Tuy nhiên, nhìn chung khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam được cải thiện đáng kể trong thời gian qua và được đánh giá là ngành có lợi thế so sánh do phát huy được các yếu tố cạnh tranh của mình là lực lượng lao động dồi dào và nhân công giá rẻ. Đây là lợi thế nổi bật của ngành dệt may Việt Nam đối với các đối thủ cạnh tranh. Việt Nam có dân số trên 80 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là rất lớn. Người Việt Nam lại có truyền thống cần cù, khéo léo, ham học hỏi, tiếp thu nhanh các kĩ thuật và công nghệ mới. Bên cạnh đó, mức lương hiện nay của lao dộng Việt Nam còn khá thấp so với các nước trong khu vực. Lao động dồi dào và tiền lương thấp là thế mạnh cơ bản của Việt Nam trong giai đoạn hiện nay để tiếp nhận sự dịch chuyển của ngành dệt may từ các nước phát triển và các nước NICs, thu hút vốn đầu tư cho sự phát triển và nâng cao khả năng cạnh tranh cảa ngành.

1.3.5. Khả năng cung cấp nguyên vật liệu

Việt Nam có rất nhiều vùng có khí hậu, thổ nhưỡng phù hợp với việc phát triển cây bông và trong thời gian vừa qua nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may đã được đáp ứng một phần. Nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa của Việt Nam đã được phát triển cho ra những sản phẩm có chất lượng cao, được ưa chuộng trên thị trường


trong nước và thế giới tuy số lượng còn thấp. Việt Nam cũng có tiềm năng phát triển sản xuất sợi tổng hợp và vải không dệt với triển vọng hình thành và phát triển các cơ sở hóa dầu. Tuy nhiên, hiện nay, nguyên liệu cho ngành dệt vừa thiếu vừa không đảm bảo chất lượng, phần lớn bông phải nhập khẩu. Sản phẩm nội địa không đáp ứng được các thông số kỹ thuật của dệt, tỷ lệ hao hụt cao 1,7 - 1,8 kg sợi/1kg vải so với 1,3 - 1,4 kg sợi/1kg vải đối với sợi nhập khẩu. Các loại nguyên liệu phụ liệu khác như hóa chất, thuốc nhuộm ... cũng phải nhập khẩu. Không chỉ phải nhập khẩu nguyên liệu do ngành dệt nội địa không đủ khả năng cung cấp, hầu hết các phụ liệu khác ngành may xuất khẩu cũng phải nhập ngoại, một phần do sản xuất phụ liệu trong nước chưa được chú trọng đúng mức, hiện mới chỉ cung cấp được một số loại như chỉ của Coats-Tootal, dây kéo của Phong Phú, nhãn mác của Việt Tiến ... với số lượng hạn chế, một phần do khách hàng nước ngoài yêu cầu phải sử dụng phụ liệu do bên họ cung cấp. Vì vậy, các doanh nghiệp thường rơi vào thế bị động do nguồn cung cấp nguyên phụ liệu chậm trễ, thiếu đồng bộ hay không đảm bảo quy cách phẩm chất.

1.3.6. Trình độ công nghệ và khả năng ứng dụng công nghệ

Trong thời gian qua, các doanh nghiệp sản xuất hàng dệt may xuất khẩu của Việt Nam đã tập trung lượng vốn khá lớn để đầu tư cho trang thiết bị, công nghệ. Do vậy, trình độ của thiết bị công nghệ của ngành được tăng lên một cách rõ rệt. Đến nay khâu kéo sợi đã đổi mới được hơn 30% số thiết bị hiện có cả về lượng lẫn chất lượng, khâu dệt thoi là trên 25%, khâu dệt kim là trên 30%, khâu hoàn tất là trên 35%; còn ở ngành may tỷ lệ đạt gần 60%. Tỷ lệ các máy may được điều khiển bằng thiết bị điện tử là khá lớn trong các dây truyền may, một số doanh nghiệp đã đầu tư thiết bị cắt tự động nối trực tiếp với hệ thống giác đồ nhằm tự động hóa việc cắt bán thành phẩm. Ngoài ra, các doanh nghiệp ngành may chú trọng đầu tư cho khâu hoàn thiện sản phẩm với các thiết bị là hơi, ép cổ, ép thân áo, măng sét, gấp áo, ép thân quần... khá hiện đại, các máy thêu điện tử trình độ tiên tiến. Do được đầu tư máy móc, thiết bị, công nghệ khá hiên đại nên ngành công nghiệp dệt may Việt Nam đã tiến bộ rất nhanh. Từ chỗ sản xuất các mặt hàng đơn giản đến nay ngành dệt may đã cho ra đời được một số mặt hàng có chất lượng cao, mẫu mã đẹp được người tiêu dùng chấp nhận và đã nhận được khá nhiều đơn đặt hàng tại một số


thị trường khó tính trên thế giới. Điều đó thể hiện năng lực cạnh tranh ngành dệt may Việt Nam được nâng cao ở thị trường trong nước cũng như trên thị trường thế giới so với những năm trước đây.

Tuy nhiên, nhìn chung, theo đánh giá của các chuyên gia thì máy móc, công nghệ trong các doanh nghiệp dệt may xuất khẩu của Việt Nam còn lạc hậu so với nhiều nước trong khu vực và trên thế giới, sản lượng dệt may của Việt Nam còn thấp so với nhiều nước trong khu vực.

Về máy móc, trang thiết bị trong các doanh nghiệp dệt, hiện tại số lượng máy dệt thoi chưa đủ so với yêu cầu sản xuất, máy mới chỉ chiếm 15%, khoảng 50% máy dệt thoi đã quá cũ và không còn khả năng sản xuất. Đối với lĩnh vực nhuộm, in, hoàn tất thì đa số các thiết bị này phải nhập từ nước ngoài. Hiện nay khoảng 35% thiết bị in và nhuộm ở các doanh nghiệp là nhập từ năm 1986 trở lại đấy, số còn lại đều nhập từ trước năm 1986, công nghệ lạc hậu, chi phí sản xuất khá cao. Do công nghệ lạc hậu nên các doanh nghiệp dệt không có khả năng đáp ứng yêu cầu về chất lượng nguyên liệu đầu vào cho ngành may, dẫn tới doanh nghiệp may phải phụ thuộc nhiều vào nguyên liệu nhập khẩu.

Về máy móc, trang thiết bị ở các công ty may, so với các công ty dệt, thiết bị, máy móc nhìn chung hiện đại hơn. Nhiều thiết bị tiên tiến đã được đưa vào sử dụng thay thế cho các thiết bị cũ. Tuy nhiên, ngành may vẫn còn khoảng 20% thiết bị cũ đã sử dụng trên 10 năm, lạc hậu về công nghệ cần phải thay thế để đảm bảo hiệu quả sản xuất. Hiệu xuất sử dụng máy móc chưa cao, mới chỉ phát huy được 70% công suất. Nhìn chung, công nghệ dệt may của các doanh nghiệp may mặc xuất khẩu của Việt Nam mặc dù đã được đổi mới nhưng vẫn còn lạc hậu, chỉ khoảng 40% thiết bị, công nghệ đạt mức trung bình của khu vực, chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển của ngành. Đây cũng là một nguyên nhân ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng của ngành. So với các nước trong khu vực, sản lượng hàng dệt may sản xuất hàng năm và kim ngạch xuất khẩu của ngành dệt may Việt Nam còn thấp, ngành dệt may Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa so với các nước này. Thực tế đó đặt ra cho các doanh nghịêp dệt may Việt Nam một nhiệm vụ cấp thiết là cần tập trung đầu tư phát triển để nâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thế giới.


Bảng2. 6:So sánh sản lượng ngành dệt may Việt Nam với một số nước



STT


Quốc gia

Sản lượng

sợi

Sản lượng

Vải lụa

Sản phẩm

May

Kim ngạch

xuất khẩu

nghìn tấn

triệu m2

triệu sp

triệu USD

1

Trung Quốc

5300

21000

10000

50000

2

Ấn Độ

2100

23000

-

12500

3

Banglađét

200

1800

-

4000

4

Thái lan

1000

4200

2500

6500

5

Indonesia

1800

4400

3000

8000

6

Việt Nam

85

304

400

2000

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 8

Nguồn : Hiệp hội dệt may Việt Nam 2005

1.3.7. Về xuất khẩu sản phẩm

Các sản phẩm dệt xuất khẩu của Việt Nam chưa đủ sức cạnh tranh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường quốc tế. Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt dưới dạng vải còn khiêm tốn chỉ chưa đầy 3% kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may toàn quốc, chủ yếu tập trung vào vải bông và sản phẩm dệt kim, nếu tính cả khăn thì chưa đầy 10%. Các sản phẩm may xuất khẩu có khả năng cạnh tranh cao hơn các sản phẩm dệt, song sản phẩm chủ yếu là gia công cho nước ngoài, có đến 70% sản phẩm xuất khẩu được sản xuất theo công thức gia công. Tuy nhiên, hợp đồng gia công không ổn định, giá gia công thấp nên các doanh nghiệp dệt may bị động trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Đây là biểu hiện rõ nét về năng lực cạnh tranh yếu, phải nhờ vào nhãn mác nước ngoài mà chưa có thương hiệu riêng.

Năng lực cạnh tranh hạn chế của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam còn được thể hiện ở chỗ, các doanh nghiệp dệt may trong nước mới chỉ chú ý đến gia công cho nước ngoài. Nguyên nhân là do may gia công ít rủi ro, mẫu mã có sẵn, chỉ cần "lấy công làm lãi". Ngoài ra, việc xuất khẩu các sản phẩm dệt may Việt Nam còn phụ thuộc nhiều vào các đơn đặt hàng và nguyên liệu nhập khẩu, giá trị nội địa trên sản phẩm dệt may xuất khẩu còn thấp, chỉ đạt 25%, phần lớn nguyên phụ liệu phải nhập khẩu chịu ảnh hưởng biến động giá của thị trường thế giới.

1.3.8. Thương hiệu

Có thể nói các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may hiện giờ của Việt Nam đã bắt


đầu chú ý tới các thương hiệu của mình. Một số doanh nghiệp đã bắt đầu tạo dựng được lòng tin và sự ưa chuộng với người tiêu dùng trong và ngoài nước, như hàng dệt có các thương hiệu của các công ty dệt Thái Tuấn, Hanosimex.... hàng may mặc có các thương hiệu của các công ty may Việt Tiến, May Nhà Bè... Tuy nhiên các thương hiệu của các doanh nghiệp xuất khẩu dệt may Việt Nam chưa thực sự mạnh, chưa tạo được nhiều ấn tượng trên thị trường thế giới điều này làm giảm khả năng cạnh tranh của hàng dệt may Việt Nam.

Do đặc điểm ngành dệt may nước ta hiện là phương thức kinh doanh theo hình thức gia công vẫn là chủ yếu. Do đó các nhãn mác gắn trên các sản phẩm phải mang nhãn mác của các hãng nước ngoài. Vì vậy các sản phẩm may mặc Việt Nam khi được tiêu thụ trên thị trường thế giới thường không được chú ý, điều này có ảnh hưởng rất lớn đối với việc thâm nhập thị trường của các doanh nghiệp khi không còn các đơn đặt hàng gia công. Do chủ yếu sản xuất dưới hình thức gia công cho nước ngoài, đối tác cung cấp mẫu mã nên phần lớn các doanh nghiệp xuất khẩu của ta thiếu thông tin về thị trường tiêu thụ, nhu cầu, thị hiếu của người tiêu dùng, khiến cho các doanh nghiệp khó khăn trong việc thâm nhập thị trường nước ngoài bằng chính thương hiệu của mình.

2. Các doanh nghiệp xuất khẩu chè

2.1 Thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam

2.1.1. Về số lượng và qui mô doanh nghiệp:

Theo Hiệp hội chè Việt Nam, tính đến cuối năm 2005, cả nước có khoảng gần 200 doanh nghiệp xuất khẩu chè. Trong đó:

+ Doanh nghiệp Nhà nước chiếm 8,3%

+ Doanh nghiệp ngoài quốc doanh chiếm 88,6%.

+ Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 3,1%. Phân loại qui mô doanh nghiệp theo số lao động :

+ Tỷ lệ doanh nghiệp có số lao động >500 người chiếm 20,8%.

+ Tỷ lệ doanh nghiệp có số lao động từ 200 đến dưới 500 người chiếm 39,5%

+ Tỷ lệ doanh nghiệp có số lao động <200 người chiếm40,7%.


2.1.2. Thực trạng nguồn nhân lực:

Tổng số lao động làm việc tại các doanh nghiệp xuất khẩu chè tính đến ngày 31/12/2005 là khoảng 30000 người.

Trong đó:

+ Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp Nhà nước chiếm 48,5%

+ Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp cổ phần chiếm 23.3%

+ Số lao động làm việc trong các doanh nghiệp liên doanh chiếm 28,2%

Qua biểu đồ dưới đây, tỷ lệ lao động nữ tham gia sản xuất chiếm tỷ trọng rất lớn, một bộ phận không nhỏ công nhân viên chưa được đào tạo đầy đủ trong công đoạn trồng, chăm sóc và hái búp tưới. Song đa số họ là những người làm việc lâu năm, được đào tạo cơ bản nên có trình độ chuyên môn, có kinh nghiệm về sản xuất và quản lí, có ý thức kỉ luật, có tinh thần vượt khó để đẩy mạnh sản xuất kinh doanh chè. Trong tất cả các công ty thành viên, tình trạng thừa lao động diễn ra tương đối nhiều. Do vùng nguyên liệu không cung cấp đủ cho các nhà máy, làm cho công suất sử dụng máy thấp.

Bảng 2.7: Cơ cấu lao động ở các doanh nghiệp xuất khẩu chè Việt Nam

Đơn vị tính: %


Hình thức

phân loại

Phân loại

2003

2004

2005

Tổng

100

100

100


Nam

48,4

49,8

48,68

Nữ

51,6

50,2

51,32


Trên đại học

2,2

2,2

2,3

Đại học

6,0

5,9

6,1

Trung cấp

8,2

8,1

8,4

Công nhân kĩ thuật

23,5

23,5

24,6

Lao động phổ thông

60,1

60,3

56,6


Lao dộng Nông nghiệp

62,9

62,5

62,7

Lao động Công nghiệp

34,1

34,6

34,3

Lao dộng quản lí

3,0

2,9

2,9

Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam


Bảng 2.8: Biểu lao động và thu nhập


Chỉ tiêu

Đơn vị tính

2003

2004

2005

2006

Thu nhập bình quân

1000đ/ng/th

760

800

820

830

Thu nhập từ chè

1000đ/ng/th

690

710

710

720

Thu nhập khác

1000đ/ng/th

70

80

100

110

Nguồn: Hiệp hội chè Việt Nam


Các doanh nghiệp đang tiến hành sắp xếp lại tổ chức, quản lí và tiếp tục cổ phần hóa làm cho lao động dư thừa, làm không đủ ca kíp. Thời gian nông nhàn trong sản xuất nông nghiệp chè còn rất lớn. Năng suất lao động bình quân của người hái chè là 40kg/ngày. Lao động trong lĩnh vực nông nghiệp có trình độ chuyên môn chủ yếu là thấp, kỹ thuật trồng thâm canh, hái tuy đã được tập huấn cùng với kinh nghiệm lâu năm nhưng năng suất chưa cao. Việc đổi mới đưa dây chuyền công nghệ mới vào dây chuyền sản xuất mà chưa gắn liền với việc đào tạo tay nghề, tăng khả năng nắm bắt quy trình công nghệ cho cán bộ công nhân viên nên việc vận hành, sử dụng máy móc thiết bị còn chưa hiệu quả.

2.1.3. Về hiệu quả hoạt động kinh doanh

Trong những năm qua nhờ những quyết sách đúng đắn và kịp thời,cùng với sự hỗ trợ đáng kể từ phía Nhà nước nên các doanh nghiệp xuất khẩu chè ở nước ta làm ăn ít nhiều có lãi, đạt hiệu quả kinh tế tương đối cao... Đầu tư đổi mới công nghệ để nâng cao chất lượng và hạ giá thành sản phẩm chiếm một tỷ trọng khá lớn khoảng 10%/năm trên tổng nguồn vốn kinh doanh. Song do phụ thuộc vào tiền vay ngân hàng nên có lúc không chủ động trong đầu tư, trả lãi vay ngân hàng quá lớn giảm lợi nhuận của doanh nghiệp.

2.1.4. Thực trạng các đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh chính của chè Việt Nam trên thị trường thế giới là Ấn Độ, Trung Quốc, Srilanka, Indonesia. Trong đó Srilanka và Kenya vẫn là hai nước xuất khẩu chè lớn nhất thế giới, tiếp theo là Ấn Độ và Indonesia sẽ vượt qua Trung Quốc trở thành nước xuất khẩu chè lớn thứ 4 thế giới. Tỷ trọng xuất khẩu của các nước này trong thời gian gần đây và đến 2005 là:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/05/2022