mục và mở rộng ảnh hưởng và tăng hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp. Tất nhiên, sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp chủ yếu tuỳ thuộc vào chất lượng sản phẩm. Nhưng một sản phẩm có chất lượng tốt, nếu được quảng cáo thì hiệu quả tiêu thụ sẽ lớn hơn nhiều. Ngày nay trong điều kiện kinh tế hàng hoá phát triển, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm giữ một vai trò rất quan trọng. Trong điều kiện đảm bảo chất lượng hàng hoá dịch vụ thì việc cố gắng nâng cao hiệu quả tuyên truyền quảng cáo dịch vụ cũng là biện pháp để doanh nghiệp cạnh tranh thành công trong kinh doanh. Các doanh nghiệp cần phải nghiên cứu kĩ các cách quảng cáo, dùng phương thức gì để quảng cáo, lợi dụng những dịp nào để quảng cáo mang lại hiệu quả cao nhất...
4.5. Cạnh tranh bằng hoạt động dịch vụ trước trong và sau khi bán hàng
Trong nền kinh tế thị trường phát triển, dịch vụ là một trong những khâu được các nhà kinh doanh chú ý nhiều nhất vì khi sản phẩm là tương tự nhau, người tiêu dùng sẽ lựa chọn doanh nghiệp có hoạt động dịch vụ thỏa mãn tốt nhất nhu cầu của họ. Dịch vụ thường là các hoạt động đánh vào tâm lí khách hàng rất hiêu quả. Vì vậy, mỗi doanh nghiệp muốn thu hút được nhiều khách hàng, muốn tạo ra ưu thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp khác thì cần phải đầu tư hoàn thiện các hoạt động dịch vụ của mình trước. Các hoạt động dịch vụ của doanh nghiệp có thể thực hiện trước, trong và sau khi bán hàng là tùy thuộc vào loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
5. Tính tất yếu khách quan của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam
Trước đây, trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, chúng ta, không một ai nói đến nâng cao năng lực canh tranh là cần thiết cho các doanh nghiệp. Bởi vì một thực tế là các doanh nghiệp không phải cạnh tranh với nhau mà chỉ cần thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch do Nhà nước giao, Nhà nước sẽ đảm bảo mọi khâu, mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh của các xí nghiệp, tất cả đều thuộc sở hữu của Nhà nước và sở hữu tập thể.
Hiện nay, nền kinh tế nước ta là nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý vĩ mô của Nhà nước theo định hướng XHCN. Cho dù là nền kinh tế thị trường hay nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường thì nó cũng hoạt động theo các quy luật khách quan vốn có của kinh tế thị trường đó là quy luật giá trị, quy
luật cung cầu, quy luật cạnh tranh... Quy luật cạnh tranh thể hiện các bề nổi của nền kinh tế thị trường, vì vậy cạnh tranh là đặc trưng cơ bản của kinh tế thị trường. Có kinh tế thị trường tất yếu sẽ có cạnh tranh. Cơ sở của cạnh tranh là chế độ sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất.
Nền kinh tế Việt Nam hiện nay là nền kinh tế có nhiều thành phần với sự tham gia của nhiều loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau thì cạnh tranh giữa các doanh nghiệp là một tất yếu khách quan. Thêm vào đó, xu hướng hội nhập kinh tế quốc tế diễn ra ngày một nhanh. Với chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước, ngày càng nhiều doanh nghiệp nước ngoài tham gia vào lĩnh vực kinh doanh trên thị trường Việt Nam nên tình hình cạnh tranh càng trở nên quyết liệt hơn. Đồng thời với việc trở thành thành viên chính thức của tổ chức Thương Mại Thế Giới WTO thì nâng cao năng lực cạnh tranh lại là vấn đề sống còn. Khi hàng rào thuế quan được xoá bỏ và mở rộng hợp tác kinh tế, sẽ là khó khăn hơn đối với mỗi doanh nghiệp xuất khẩu khi giành giật thị trường và khách hàng từ tay các công ty xuyên quốc gia hùng mạnh dày kinh nghiệm, các doanh nghiệp bản địa nhạy bén, năng động cùng sự gia nhập ồ ạt của hàng ngàn doanh nghiệp mới.
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam - 2
- Các Chỉ Tiêu Phản Ánh Năng Lực Cạnh Tranh Của Doanh Nghiệp
- Cạnh Tranh Trong Thiết Lập Mạng Lưới Kênh Phân Phối
- Hoạt Động Nghiên Cứu Thị Trường Và Lựa Chọn Thị Trường Mục Tiêu
- Tiền Lương Bình Quân Lao Động Trong Các Doanh Nghiệp Dệt May Việt Nam Và Một Số Nước Trong Khu Vực
- Trình Độ Công Nghệ Và Khả Năng Ứng Dụng Công Nghệ
Xem toàn bộ 105 trang tài liệu này.
Một tồn tại lớn nhất của các doanh nghiệp xuất khẩu Viêt Nam hiện nay là năng lực cạnh tranh rất yếu. Rất nhiều doanh nghiệp đã không đứng vững được trước sự biến đổi của nền kinh tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam tỏ ra yếu thế hơn so với các doanh nghiệp nước ngoài. Hàng hoá sản xuất trong nước bị hàng hoá nước ngoài cạnh tranh gay gắt và chèn ép điêu đứng. Hơn thế nữa, các hình thức kinh doanh, cách làm ăn của các doanh nghiệp trong nước thường mang tính chộp giật, cạnh tranh không lành mạnh. Một thực tế là ít có doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có chiến lược kinh doanh riêng cho mình.
Trước một thực tế khách quan của cạnh tranh trong cơ chế thị trường và thực trạng năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thì việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp là cần thiết khách quan. Thực chất tăng năng lực cạnh tranh là tạo ra một hay nhiều hơn các ưu thế về các mặt như: Giá cả, giá trị sử dụng của sản phẩm, các dịch vụ, uy tín. Cụ thể là các doanh nghiệp xuất khẩu sẽ phải áp dụng các biện pháp làm giảm chi phí sản xuất, từ đó giảm giá thành
đơn vị sản phẩm và có thể giảm giá bán, áp dụng các công nghệ sản xuất hiện đại, tiên tiến, sử dụng các yếu tố đầu vào có chất lượng và áp dụng các biện pháp quản lý để nâng cao chất lượng sản phẩm và hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Ngoài ra, doanh nghiệp còn phải áp dụng một số biện pháp khác thông qua các công cụ cạnh tranh khác. Vì vậy, có thể nói tăng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là làm thay đổi mối tương quan về thế và lực của doanh nghiệp trên thị trường về mọi mặt của quá trình sản xuất kinh doanh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP XUẤT KHẨU VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
I. Đánh giá sơ bộ năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam thông qua một số chỉ tiêu cơ bản
1. Về qui mô và số lượng doanh nghiệp
Tính đến cuối năm 2005 thì cả nước có khoảng 10177 doanh nghiệp và chi nhánh có hoạt động xuất khẩu (tăng 902 so với năm 2004).
Trong đó:
+ Tỉ lệ doanh nghiệp Nhà nước là 19.6% (giảm 2,3% so với 2004)
+ Tỉ lệ doanh nghiệp ngoài quốc doanh là 70,2% (tăng 25.7% so với 2004).
Số lượng doanh nghiệp xuất khẩu tăng mạnh ở khu vực ngoài quốc doanh, số doanh nghiệp xuất khẩu là doanh nghiệp Nhà nước giảm. Sở dĩ có tình trạng như vậy là do doanh nghiệp Nhà nước được sắp xếp và tổ chức lại, thực hiện cổ phần hoá chuyển qua khu vực ngoài quốc doanh.
Các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam có qui mô vừa và lớn chiếm đa số.
Trong tổng số hơn 10000 doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu thì:
+ Số doanh nghiệp dưới 50 lao động chiếm khoảng 45.9%
+ Số doanh nghiệp có từ 50 đến dưới 300 lao động chiếm 27,6%
+ Số doanh nghiệp có từ 300 đến dưới 500 lao động chiếm 18.1%
+ Số doanh nghiệp có trên 500 lao động chiếm 8,4% Theo qui mô vốn sản xuất kinh doanh thì:
+ Số doanh nghiệp có vốn dưới 10 tỷ đồng chiếm 50,5%
+ Số doanh nghiệp có vốn từ 10 tỷ đến dưới 50 tỷ chiếm 31,2 %
+ Số doanh nghiệp có số vốn từ 50 đến dưới 200 tỷ chiếm 13,4%
+ Số doanh nghiệp có qui mô trên 200 tỷ chiếm 4,9%
Nhìn chung, tốc độ tăng trưởng về vốn của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong những năm gần đây có sự khởi sắc đáng kế. Sự tăng trưởng ổn định cả về qui mô lẫn số lượng này cho thấy những dấu hiệu đáng hi vọng về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nước ta trên thị trường thế giới.
2. Về mô hình tổ chức và quản lí
Nhìn chung, mô hình tổ chức, quản lí của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam là tương tự như các mô hình phổ biến trên thế giới, do đó quá trình ra quyết định trong doanh nghiệp xét về mặt lí thuyết là không có sự khác biệt lớn khi đem so sánh trên mặt bằng quốc tế. Tuy nhiên trên thực tế lại tồn tại nhiều vấn đề về mô hình tổ chức và quản lí của doanh nghiệp làm ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu nước ta trên trường quốc tế. Các doanh nghiệp xuất khẩu 100% vốn Nhà nước tuy có thực hiện đổi mới cơ cấu tổ chức nhưng nhìn chung vẫn còn nhiều tàn tích của hình thức quản lí của nền kinh tế bao cấp, tư tưởng còn ỷ lại nhiều vào sự bảo hộ của Nhà nước, đổi mới chưa triệt để... làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xét trên yếu tố cơ cấu quản lí, tổ chức còn thấp. Mô hình quản lí, tổ chức của các công ty cổ phần cũng còn nhiều bất cập, thường có sự lẫn lộn giữa quản lí và điều hành theo thông lệ quốc tế, dẫn đến những mâu thuẫn nội bộ không đáng có, làm giảm hiệu quả cạnh tranh. Đối với doanh nghiệp cổ phần được hình thành từ cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước thì tình hình phức tạp hơn; đặc biệt là các doanh nghiệp vẫn còn cổ phần Nhà nước (cổ phần chi phối, cổ phần đặc biệt...). Các quyết định lớn của doanh nghiệp như đầu tư vào đâu? thay đổi thị trường sản phẩm như thế nào?... thường bị chậm do ách tắc ở bản thân người đại diện cổ phần Nhà nước (nảy sinh vấn đề không biết lấy ý kiến của cá nhân, tổ chức hay cơ quan nào); hoặc do bị cổ đông Nhà nước can thiệp đòi quyền quyết định. Sự chậm trễ trong qui trình ra quyết định ảnh hưởng tiêu cực đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp, là một trong những nguyên nhân dẫn tới việc năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta xét về mô hình tổ chức và quản lí doanh nghiệp còn chưa cao trên trường quốc tế.
3. Về nguồn nhân lực
Lực lượng lao động làm việc trong các doanh nghiệp xuất khẩu khá dồi dào, lực lượng lao động trẻ tương đối lớn. Thực tế 3 năm qua, các doanh nghiệp xuất khẩu đã tiếp nhận mới mỗi năm gần 60 vạn lao động, song thực trạng là tỉ lệ lao động có tay nghề cao, lao động có kĩ thuật được đào tạo một cách có hệ thống vẫn còn thấp, phải chăng đây là vấn đề về chất lượng lao động. Ta có đủ, thậm chí thừa
về mặt số lượng, nhưng lại quá yếu và thiếu về trình độ tay nghề của người lao động. Theo số liệu điều tra doanh nghiệp xuất khẩu hàng năm thì số lao động là cán bộ khoa học kĩ thuật năm 2000 chiếm khoảng 8,1%, đến năm 2002 còn 6,8%, đến năm 2004 tỉ lệ này là 6,5%; số lao động có tay nghề cao, công nhân kĩ thuật cũng có xu hướng giảm tương đối. Như vậy, lao động được thu hút vào khu vực xuất khẩu ngày càng tăng nhanh, nhưng cơ cấu lao động có trình độ kĩ thuật, lao động được đào tạo bài bản lại giảm. Điều đó cho thấy nghiệp vụ đào tạo nghề cho người lao động không đáp ứng được nhu cầu của nền kinh tế nói chung và của khu vực các doanh nghiệp xuất khẩu nói riêng.
Với thực trạng về nguồn nhân lực nêu trên, chúng ta có thể dễ dàng nhận ra một số hạn chế cơ bản trong cơ cấu của lực lượng lao động: thiếu hụt lao động được đào tạo kỹ năng thực hành, mất cân đối trong phân bố lao động có chất lượng giữa vùng và khu vực, tụt hậu về kỹ thuật và công nghệ hiện đại. Đây là một trong những đặc điểm cố hữu, tồn lại trong một thời gian dài làm cho năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn thấp so với các nước trong khu vực nói riêng và trên thế giới nói chung.
4. Về sản phẩm của các doanh nghiệp xuất khẩu
Trước yêu cầu của thị trường ngày càng cao, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam đã quan tâm đến yếu tố chất lượng sản phẩm và xây dựng chiến lược sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của khách hàng và thị trường. Tuy nhiên, các sản phẩm của doanh nghiệp có đặc điểm là: yếu tố tư bản vốn trong cấu thành sản phẩm thấp, hàm lượng tri thức và công nghệ trong sản phẩm không cao, chủ yếu dựa vào yếu tố lao động (gạo, thuỷ sản) hoặc điều kiện tự nhiên, chất lượng sản phẩm chưa thực sự có ưu thế rõ rệt trên thị trường thế giới, năng suất lao động thấp. Mặt hàng xuất khẩu chiếm tỉ trọng lớn là các mặt hàng khai thác từ thiên nhiên có qua sơ chế như dầu thô, gỗ, thuỷ sản gạo... Có thể thấy nhận xét trên thể hiện khá rõ trong tỉ trọng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2006 dưới đây:
Biếu 2.1: Tỉ trọng mặt hàng xuất khẩu chủ yếu năm 2006
26.2
2.3
3.1
20.8
3.2
3.2
4.3
4.9
8.4 9
14.6
Dầu thô Giày dép
Gỗ,sản phẩm gỗ Cao su
Cà phê Khác
Dệt may Thuỷ sản
Linh kiện điện tử, máy tính Gạo
Than đá
Nguồn: Niên giám thống kê 2006 – NXB Thống kê
Nhìn chung, tính độc đáo của sản phẩm không cao, trừ số ít sản phẩm mang đậm bản sắc tự nhiên và văn hóa đặc thù như hàng thủ công mỹ nghệ... các sản phẩm khác còn lại hầu như luôn đi sau các nước khác về kiểu dáng, tính năng, thậm chí nhiều sản phẩm tiêu dùng và công nghiệp lạc hậu so với thế giới nhiều thế hệ, giá trị gia tăng sản phẩm trong tổng giá trị của sản phẩm nói chung còn thấp hơn nhiều so với mức trung bình của thế giới.
Hầu hết các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam chủ yếu phải nhập khẩu nguyên vật liệu cho sản xuất. Ngay cả các sản phẩm xuất khẩu có sự tăng trưởng cao trong nhiều năm qua như: hàng dệt may, da giày, chế biến thực phẩm và đồ uống, sản phẩm thép và kim loại màu... cũng phụ thuộc nhiều vào nguồn nguyên liệu, bán thành phẩm nhập khẩu. Nhiều nhóm sản phẩm xuất khẩu có tỷ trọng chi phí cho nguyên vật liệu chiếm trên 60% giá thành sản phẩm như: giấy in, giấy viết, phôi thép và thép cán, lốp xe các loại... Việc nhập khẩu với số lượng lớn nguyên vật liệu cũng sẽ gây tác động trực tiếp tới tính chủ động của các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam trong việc lập kế hoạch kinh doanh và tới giá thành do phụ thuộc vào biến động giá cả nguyên liệu nhập khẩu, biến động tỷ giá hối đoái... Ngoài ra,
việc phải nhập khẩu các nguyên liệu phục vụ sản xuất trong nước cũng sẽ làm phát sinh thêm nhiều khoản chi phí khác như, chi phí vận chuyển, chi phí các thủ tục hải quan, chi phí cảng, chi phí bảo hiểm....
Chi phí dịch vụ hạ tầng phục vụ sản xuất công nghiệp như: điện, viễn thông, cảng biển, vận tải ở Việt Nam cũng được đánh giá là cao hơn mức trung bình của các nước trong khu vực Chẳng hạn, cước viễn thông quốc tế Việt Nam cao hơn so với các nước trong khu vực từ 50-80% (Thái Lan, Malaixia, Inđônêxia, Singapo), cước vận tải đường biển container cao hơn 40-50% so với Malaixia và Singapore. Theo thống kê sơ bộ, ngoài các khoản chi phí cho dịch vụ vận tải và chi phí thông thường khác, một doanh nghiệp trong quá trình xuất nhập khẩu hàng hóa qua đường biển hoặc đường hàng không phải chịu thêm khoảng 20 loại phí khác, với cách tính phí cũng khác nhau ở mỗi cảng và mỗi đại lý vận tải (ví dụ như: phí đại lý, phí dỡ hàng, phí nâng hạ và chuyển bãi container, phí lưu kho bãi...). Tất cả các khoản chi phí này đều có ảnh hưởng rất lớn tới chi phí sản xuất, giá thành sản phẩm và sức cạnh tranh của sản phẩm cũng như doanh nghiệp.
Với những tồn tại trên đây, có thể thấy khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu nước ta xét theo phương diện sản phẩm còn chưa cao, trừ các mặt hàng nông sản như gạo, cà phê... đòi hỏi các doanh nghiệp cần có những nỗ lực lớn để cải thiện chính sách sản phẩm nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm xuất khẩu Việt Nam.
5. Chiến lược phân phối
Tầm hoạt động và mạng lưới phân phối doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam còn hạn chế. Nhiều doanh nghiệp vẫn áp dụng hình thức các kênh phân phối qua các trung gian thương mại nên chưa thiết lập được hệ thống phân phối hàng hóa đến đại lý hoặc người tiêu dùng cuối dùng. Với phương thức này, các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam không thể kiểm soát được quá trình phân phối và tiêu thụ sản phẩm của họ và không thể nắm bắt trực tiếp những thông tin phản ánh tình hình thị trường. Hiện nay, có một số doanh nghiệp đã tận dụng được các đại lý để phân phối bán lẻ, mà chưa chú trọng đến việc nghiên cứu đặc điểm của thị trường gồm đặc tính của các tập khách hàng (cá nhân, tổ chức, khách hàng mục tiêu, tiềm năng, đối thủ cạnh tranh…), đặc tính của sản phẩm (tính dễ hư hỏng, tính mùa vụ, đặc điểm