Cơ Cấu Chi Phí Sản Xuất Trung Bình Cho 1 Tấn Cà Phê

điểm này sẽ đảo lộn kế hoạch xuất khẩu cà phê, đặc biệt là các hợp đồng đã ký kết trước đây.

Bên cạnh đó, còn có một nguyên nhân cực kỳ quan trọng nữa là nếu chế biến cà phê theo TCVN 4193-2005 thì rõ ràng doanh nghiệp không có lợi nhuận. Lý do chính là ít có nhà nhập khẩu nào chịu mua cà phê R2A và R2B theo tiêu chuẩn TCVN 4193-2005, hoặc mua với giá thấp hơn giá thành sản xuất từ 70 - 90 USD/tấn. Gần như các nhà nhập khẩu chỉ mua sản phẩm R2 để đưa về chế biến, phân loại lại để bán trên các thị trường kỳ hạn với giá cao hay thấp tùy chất lượng. Hiện cà phê theo TCVN 4193-2005 xuất khẩu được chỉ chiếm khoảng 1,5% sản lượng. Sau khi đưa nguyên liệu là cà phê nhân R2 (độ ẩm 13%, tạp chất 1%, đen vỡ 5%, hạt trên sàng 13 đạt 90%) tương đương 270 lỗi với số lượng 5.038 kg vào chế biến thì thu hồi được

4.121 kg loại cà phê R2A - 120 lỗi (tương ứng TCVN 4193-2005), tỷ lệ thu hồi đạt 81,8%. Hao hụt trong quá trình chế biến là 0,6%; còn cà phê thứ phẩm là 887 kg, tỷ lệ 17,6%. Tổng chi phí cho quá trình chế biến bình quân 129,7 USD/tấn.Tương tự, đưa 5.040 kg cà phê R2 (270 lỗi) vào chế biến thành loại R2B - 150 lỗi thì thu hồi được 4.348 kg (tỷ lệ 86,27%); cà phê thứ phẩm là 675 kg (13,39%); chi phí chế biến 101,5 USD/tấn. Như vậy, giá thành chế biến 1 tấn cà phê R2 - 270 lỗi để cho ra loại R2A - 120 lỗi hoặc R2B - 150 lỗi mất từ 100 đến 130 USD, trong khi giá bán cao hơn cà phê R2 bình thường chỉ từ 30 - 40 USD/tấn. Nhưng điều quan trọng hơn, là người ta sẽ làm gì với lượng cà phê thứ phẩm, ước tính khoảng 15%? Sản lượng cà phê Việt Nam mỗi năm gần 1 triệu tấn, nếu chế biến theo TCVN 4193-2005 thì cà phê thứ phẩm sẽ có khoảng 150.000 tấn. Ở các nước sản xuất cà phê đồng thời cũng có lượng tiêu thụ nội địa lớn thì cà phê thứ phẩm được tận dụng vào công nghiệp thực phẩm, bánh kẹo, nước giải khát... Còn ở Việt Nam các ngành công nghiệp sử dụng nguyên liệu cà phê còn chưa phát triển mạnh nên việc xử lý lượng cà phê thứ phẩm vẫn là bài toán chưa có lời giải.

Mặc dù vậy, thời gian gần đây, chất lượng cà phê Việt Nam đã có nhiều tiến bộ. Thực tế, tình trạng cà phê còn độ ẩm cao như thời kì cuối thập niên 90 đã được khắc phục. Tỷ lệ cà phê Việt Nam vượt qua mức đánh giá khắt khe của thị trường Luân Đôn ngày càng cao mặc dù trước đây cà phê Việt Nam thất bại trên thị trường này do độ ẩm của sản phẩm cao gây nấm mốc. Một số loại cà phê hảo hạng của Việt Nam hạt nhẵn, đều cỡ, không tạp chất đã đạt được mức giá FOB cao hơn giá của thị trường Luân Đôn (khoảng 2200USD/ tấn). Sở dĩ cà phê Việt Nam đạt được tiêu chuẩn cao hơn một cách nhanh chóng là do giống cà phê lai cho tỷ lệ hạt lớn hơn so với các nước khác. Khả năng cà phê Việt Nam cho chất lượng cao là có căn cứ khi chúng ta đảm bảo được các yêu cầu về tiêu chuẩn trồng, thu hái và chế biến biến cà phê, sử dụng nhiều phân hữu cơ, chỉ thu hái quả chín, xát tươi ngay không ủ đống.

Nhưng chúng ta cũng phải thẳng thắn thừa nhận rằng, chất lượng cà phê của chúng ta thấp như hiện nay nguyên nhân lớn nhất vẫn thuộc về người trồng cà phê, những người trực tiếp sản xuất ra cà phê. Hiện nay việc sản xuất cà phê đều mang tính tự phát, nhỏ lẻ, phân tán và thiếu sự liên kết giữa bốn nhà. Thực tế cho thấy chỉ có chưa tới 20% diện tích cà phê của nước ta hiện đang do các công ty, nông trường hoặc các chủ trang trại lớn quản lý, có đầu tư quy trình kỹ thuật tiên tiến; còn lại trên 80% diện tích là do người dân quản lý với diện tích vừa nhỏ, lẻ vừa phân tán và mang tính độc lập. Diện tích canh tác trung bình của mỗi hộ dân chỉ từ 0,5 đến 1 hécta. Chính vì sự nhỏ lẻ này đã dẫn đến làm cho chi phí đầu tư tăng cao, sản phẩm làm ra không đều và kém ổn định, khó tiếp cận với những tiến bộ khoa học, thị trường tiêu thụ và kể cả các dịch vụ như vay vốn, xây dựng thương hiệu, chứng chỉ chất lượng… Bên cạnh đó, người trồng cà phê còn thiếu sự tư vấn về kỹ thuật của các nhà khoa học, thiếu sự hỗ trợ của Nhà nước và thiếu cả những cam kết, hợp đồng tiêu thụ sản phẩm của nhà doanh nghiệp…Cũng chính vì quy trình sản xuất quá manh mún và nhỏ lẻ như vậy, nên chất lượng cà phê sản xuất ra của Việt

Nam luôn luôn thấp mặc dù đã có rất nhiều cố gắng. Cà phê Việt Nam xuất khẩu đi các nước trên thế giới luôn bị ép giá dẫn đến thua thiệt rất nhiều. Đơn giản nhất, khâu thử nếm trên thị trường thế giới là bắt buộc trước khi xuất khẩu thì ở Việt Nam khâu này thường bị bỏ qua, tạp chất theo quy định Việt Nam là 1% trong khi quốc tế là 0,2%. Chất lượng không được nâng cao trong khi hàng hoá qua các nhà nhập khẩu trung gian vẫn đi thẳng tới thị trường tiêu thụ. Đến lúc này, các điểm yếu của chất lượng cà phê Việt Nam mới bộc lộ, gây thiệt hại lớn về kinh tế lẫn uy tín cho ngành cà phê Việt Nam. Bởi thế, người mua thường mua hàng Việt Nam với giá thấp hơn so với cà phê của Braxin, Indonesia...Ngoài ra, người nông dân còn chưa có ý thức tạo sản phẩm tốt. Nguyên nhân chính là sản phẩm tốt hay xấu đều bán được cho các cơ sở chế biến mà giá cả không chênh lệch nhiều. Hầu hết nông dân trồng cà phê của nước ta chế biến cà phê theo phương pháp khô (thu hoạch về rồi phơi khô cả quả dưới trời nắng sau đó xay xát) vì phương pháp chế biến này không đòi hỏi khắt khe về chất lượng quả thu hoạch. Nếu thu hoạch tỷ lệ quả chín càng cao thì càng tốt nhưng vẫn chấp nhận các quả xanh già, quả ương, quả khô trên cây, rụng dưới đất, kể cả những chùm quả. Công tác thu hoạch cà phê của nông dân gồm các công việc chính là: hái quả, vận chuyển quả về nơi chế biến và lưu giữ quả trước khi phơi sấy. Trong đó 2 công đoạn gồm thu hái và lưu giữ quả tươi ảnh hưởng nhiều nhất đến chất lượng sản phẩm cà phê sau cùng.

Trong mỗi vụ thu hoạch, nông dân thường hái chỉ từ 2 đến 3 đợt nên trong khối lượng quả có 51,6% quả chín, 32,4% quả xanh, 9,2% quả chín nẫu và 4,5% quả khô. Nguyên nhân dẫn đến việc nông dân thu hoạch cà phê tập trung từ 2-3 đợt là do sợ mất trộm, tiết kiệm nhân công.Việc lưu giữ quả cà phê tươi sau thu hoạch hoặc trước khi phơi là rất phổ biến. Trung bình, nông dân lưu giữ quả tươi trong bao bì hoặc ủ thành đống từ 6 - 7 ngày; cá biệt có những hộ lưu giữ trên 10 ngày. Lý do lưu giữ cà phê tươi trước khi phơi là do không có đủ diện tích sân phơi vào thời điểm thu hoạch rộ, thiếu nhân công

trong mùa thu hoạch và nhiều người cho rằng việc ủ quả sẽ làm cho vỏ quả bớt cứng giúp phơi nhanh khô hơn và công việc xát khô tách bỏ vỏ quả sau này sẽ dễ dàng hơn.Tuy nhiên, nông dân không biết rằng, việc ủ quả lâu đã gây ảnh hưởng trầm trọng đến chất lượng sản phẩm cà phê, đặc biệt là các quả cà phê xanh hoặc non được thu hoạch lẫn lộn, sau khi ủ sẽ làm tăng tỷ lệ hạt đen và hạt nâu. Theo cách tính lỗi của TCVN 4193 thì một hạt xanh non được tính 0,2 điểm lỗi nhưng một hạt đen lại bị tính 1 điểm lỗi, cao gấp 5 lần hạt xanh non. Từ hạt xanh non sau quá trình ủ đã chuyển sang đen hoặc đen một phần đã làm tăng 49,4 điểm lỗi trong mẫu 300g cà phê nhân. Bên cạnh đó, trong quá trình ủ thì có tới 3,4% hạt chuyển sang màu nâu do lên men đã làm tăng thêm 19 điểm lỗi....

Trong chế biến khô, sân phơi là phương tiện quan trọng nhất. Theo tính toán thì 1 ha cà phê cần tới 99m2 sân phơi. Hiện tại, tình trạng nông dân phơi cà phê trên sân đất là rất phổ biến. Hiện nay, có tới 66% số hộ dân phơi cà phê trên sân đất, trong đó có 16,5% số hộ phơi cà phê hoàn toàn trên sân đất; số còn lại phơi kết hợp vừa trên sân đất, sân xi măng, sân gạch và bạt. Chỉ có khoảng 20% số hộ phơi hoàn toàn trên sân xi măng và chỉ có khoảng 0,2% số hộ sử dụng máy để sấy cà phê.Theo nhiều nông dân cho biết, việc phơi cà phê trên sân đất có ưu điểm là đối phó tốt với thời tiết bất lợi như trời mưa vì sân đất không đọng nước. Tuy nhiên, việc phơi cà phê trên sân đất sẽ làm tăng thêm mùi vị bẩn trong tách cà phê sau này.Trong phương pháp phơi cũng còn nhiều khác biệt, có khoảng 44% số hộ phơi nguyên cả quả, 40% số hộ kết hợp vừa phơi nguyên quả và xát dập và có khoảng 4% số hộ là xát dập cà phê hoàn toàn trước khi phơi. Việc xát dập cà phê trước khi phơi có ưu điểm là rút ngắn thời gian phơi nhưng lại dễ làm cà phê mất phẩm cấp nếu gặp trời mưa. Nông dân cũng chưa áp dụng đúng yêu cầu kỹ thuật trong quá trình phơi cà phê. Yêu cầu kỹ thuật trong khi phơi là phải làm giảm độ ẩm của cà phê càng nhanh càng tốt bằng cách cào, đảo nhiều lần trong ngày. Tuy nhiên, hiện nay, nông dân thường ít cào, đảo cà phê trong quá trình phơi, bình quân chỉ khoảng

từ 1-2 lần/ngày và khi cà phê gần khô thì tăng số lượng cào, đảo lên 4-5 lần/ngày đây hoàn toàn ngược lại với yêu cầu kỹ thuật là cào, đảo nhiều hơn lúc cà phê còn ẩm, ướt cao. Việc áp dụng kỹ thuật phơi không đúng cũng đã làm tăng lượng cà phê bị nhiễm nấm mốc trong giai đoạn phơi đầu tiên. Đã đến lúc chúng ta cần có một cuộc cách mạng thực sựu trong khâu thu hoạch và chế biến mà trước hết phải làm ngay từ người nông dân.

2.2.2. Cạnh tranh về chi phí và giá cả

Việt Nam là quốc gia được công nhận có chi phí sản xuất cà phê thấp nhất nhưng cho sản lượng cao nhất trong số các nước xuất khẩu cà-phê Robusta. Do có điều kiện thiên nhiên cực kỳ tốt phù hợp với điều kiện sống của cây cà phê nên với một lượng đầu tư phù hợp giống các nước khác thì cây cà phê Việt Nam luôn cho năng suất cao hơn hẳn, khoảng trên 2 tấn/ha

Bảng 2.4: Cơ cấu chi phí sản xuất trung bình cho 1 tấn cà phê


STT

Khoản kinh phí

Tổng chi

phí (đ/tấn)

Chi phí/Tổng

chi phí

1

Phân bón

4.061.508

40,03 %

- Phân hoá học

3.547.294

34,96%

- Phân hữu cơ

514.214

5.07%

2

Thuốc BVTV, thuế, lệ phí

2.500.571

24,64%

3

Chi phí lao động

1.372.283

13,52%

- Chi phí thuê ngoài

1.343.979

13,24%

- Chi phí lao động tự làm

28.304

0.28%

4

Chi khác

2.212.960

21,81%


Tổng chi

10.147.322

100%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam - 6

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và PTNT)


Nhìn vào bảng số liệu trên đây chúng ta thấy, những yếu tố chiếm chi phí cao nhất trong sản xuất cà phê, Việt Nam đều có khả năng tự chủ. Phân bón

sản xuất trong nước nên giá thành thấp, mua bán dễ dàng. Thuốc bảo vệ thực vật chúng ta cũng ít phải nhập, hầu hết đều có trong nước nên giá thành cũng thấp. Chi phí nhân công lao động của Việt Nam được đánh giá là rẻ nhất trong hiệp hội cà phê thế giới.

Về mặt giá cả, mặc dù là một cường quốc về cà phê nhưng với vị thế như của Việt Nam hiện nay thì dường như chúng ta đang bị loại khỏi cuộc chơi trên sân chơi của xuất khẩu cà phê thế giới.Thông thường trong kinh doanh, quốc gia nào làm chủ được về sản lượng một mặt hàng nào đó thì sẽ đóng vai trò quan trọng trong điều tiết giá cả thị trường. Thế nhưng, ngành cà phê VN thì ngược lại. Người trồng cà phê và các DN xuất khẩu VN bị đẩy ra khỏi “cuộc chơi”do không kiểm soát được giá, mặc dù VN là một cường quốc cà phê. Nguyên nhân là do phần lớn người trồng cà phê và DN không đủ tiềm lực về tài chính, nên phải bán vội cà phê ngay sau thu hoạch để lấy tiền trả nợ vay và duy trì sản xuất. Đến cuối vụ, khi giá lên cao thì trong kho chỉ còn lại rất ít. Điển hình là cuối quý III/2005, khi giá cà phê xuất khẩu trên thị trường tăng đến trên 1.000 USD/tấn và giá DN thu mua cho nông dân cũng đạt con số 18.000 đồng/kg, cao nhất trong vòng 5 năm kể từ năm 2000 . Thế nhưng lượng hàng trong dân và trong kho DN cũng chỉ còn lại khoảng 40.000 tấn. Người trồng và xuất khẩu cà phê VN lại tiếc hùi hụi vì bị mất cơ hội.

Bảng 2.5


Diện tích và đơn giá xuất khẩu của cà phê Việt Nam từ 2000 - 2008



Năm

Đơn giá xuất khẩu bình quân năm (USD/tấn)

Diện tích (1000 ha)

DT tăng giảm so với năm trước

2000

658,36

533

0

2001

400,37

535

2.000

2002

427,81

500

-35.000

2003

643,57

513

13.000

2004

647,53

510

-3.000

2005

788,83

500

-10.000

2006

1188,03

470

-30.000

2007

2008

1548,75

2014,4

489

500

19.000

11.000

( Nguồn: vicofa)

Đơn giá xuất khẩu năm cao nhất đạt 2.393,56 USD/tấn (1995). Giá này cứ giảm dần đến năm 2005. Năm thấp nhất 2001 giá chỉ còn 400,37 USD/tấn, chỉ còn bằng 16,73% của 6 năm về trước, (chưa tính tỷ giá USD với đồng nội tệ). Từ năm 2006 - 2007 giá mới phục hồi nhưng mức cao nhất cũng chỉ bằng 10 năm về trước. Những con số trên đây cho chúng ta thấy rằng, mặc dù có diện tích trồng tương đối lớn nhưng cà phê Việt Nam chưa thể chi phối thị trường thế giới. Giá cả của cà phê nước ta phụ thuộc rất nhiều vào các nước nhập khẩu, do chất lượng không cao nên việc cà phê Việt Nam bị ép giá là chuyện đương nhiên. Bên cạnh đó, cà phê chúng ta sản xuất ra và xuất khẩu hầu hết là xuất khẩu thô, chưa qua chế biến sâu nên giá trị không cao, vì vậy, quyền quyết định giá không thuộc về chúng ta mà thuộc về các nhà nhập khẩu cà phê để sản xuất cà phê tinh chế phục vụ người tiêu dùng, cà phê Việt Nam

sản xuất ra vẫn chỉ là nguyên liệu sản xuất cho các nhà rang xay ở các nước nhập khẩu. Ngành cà phê Việt Nam vẫn chưa thể định đoạt được giá trên thị trường thế giới khi chưa có một ngành công nghiệp chế biến hiện đại, sản xuất ra nhiều loại cà phê cao cấp phục vụ trực tiếp người tiêu dùng.

2.2.3. Cạnh tranh thị trường

Hội nhập kinh tế quốc tế đã tạo ra những cơ hội lớn cho ngành nông nghiệp nước ta phát huy lợi thế về điều kiện tự nhiên, sinh thái để phát triển những sản phẩm có tính cạnh tranh cao. Cà-phê là một trong những nông sản điển hình đó. Mặc dù gia nhập thị trường thế giới muộn hơn nhiều so với các nước sản xuất cà-phê truyền thống, nhưng Việt Nam đã nhanh chóng chiếm lĩnh thị trường ở nhiều nước, trong đó có những thị trường rất khó tính như Mỹ, Ðức và các nước châu Âu khác. Hầu hết các thị trường xuất khẩu của Việt Nam trong những năm gần đây đều có những bước phát triển vững chắc. Thị phần cà phê xuất khẩu của Việt Nam tại Đức tăng đều từ 13%, lên 15% và hiện nay ổn định ở mức trên 16%, thị trường Mỹ, Italia…cũng đều tăng ổn định. Ngoài ra, Cà phê Việt Nam cũng đang ngày càng mở rộng thị trường sang nhiều thị trường tiềm năng khác như Bỉ, Marốc, Rumani…Xét trên phương diện thị trường thế giới, thị phần cà phê Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định những năm gần đây:

Bảng 2.6: Thị phần cà phê Việt Nam trên thế giới.


Các nước xuất khẩu cà phê

Năm 2000

2005

2008

Thế giới

100%

100%

100%

Việt Nam

10%

15%

20%

Braxin

30%

40%

31,5%

Colombia

9%

11%

13,5%

Indonexia

6%

9%

12%

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023