Dự Báo Thị Trường Cà Phê Thế Giới Trong Những Năm Tới

xuất dưới hình thức trang trại chiếm một tỷ lệ không đang kể. Do hình thức tổ chức sản xuất dưới dạng hộ gia đình phân tán, nhỏ lẻ và tương đối độc lập dẫn đến suất đầu tư/ tấn sản phẩm của từng hộ gia đình nói riêng và toàn ngành cà phê nói chung tăng cao do hộ gia đình nào cũng phải tự mua sắm máy bơm, phương tiện vận chuyển, máy xay xát v.v… đầu tư xây dựng sân phơi, kho tàng, v.v… nhưng hiệu quả sử dụng thấp vì chỉ sử dụng trong một khoảng thời gian ngắn trong năm từ đó làm tăng chí phí sản xuất dẫn đến hiệu quả kinh tế thấp. Việc tiếp cận với những tiến bộ khoa học công nghệ cũng như các dịch vụ khác như vay vốn tín dụng, ngân hàng v.v… cũng hết sức khó khăn, do diện tích nhỏ, manh mún và khả năng tài chính hạn hẹp. Nguồn tài nguyên bị khai thác cạn kiệt, trong đó đặc biệt là nguồn nước ngầm và tài nguyên rừng. Cũng do hình thức tổ chức theo kiểu sản xuất, nhỏ lẻ, phân tán và tính độc lập tương đối của các hộ gia đình nên sản phẩm làm ra không những chất lượng không cao mà còn không ổn định do điều kiện hiểu biết và mức độ đầu tư cho khâu thu hái chế biến khác nhau, từ đó làm cho chất lượng cà phê của toàn ngành bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Việc xây dựng thương hiệu, chứng chỉ chất lượng hàng hóa khó có thể thực hiện được.

Bên cạnh đó, nhiều diện tích cà phê đã chuyển sang giai đoạn già cỗi, phát triển không theo quy hoạch.

Theo số liệu thống kê của Hiệp hội Cà phê - Ca cao Việt nam thì trong tổng số trên 500.000 ha cà phê của cả nước hiện nay chỉ có khoảng 274.000ha, chiếm 54,8% được trồng ở giai đoạn sau năm 1993, trong độ tuổi từ 10 - 15 năm. Đây là số diện tích cà phê đang ở giai đoạn sung sức và cho năng suất cao nhất. Trong những năm tới sản lượng cà phê Việt nam phụ thuộc chủ yếu vào diện tích này. Trong khi đó số diện tích cà phê còn lại có 139.600 ha , chiếm 27,9% được trồng trong giai đoạn từ 1988 - 1993, đến nay ở tuổi từ 15 - 20 năm, phần lớn diện tích này đã bắt đầu chuyển sang giai đoạn già cỗi và khả năng cho năng suất giảm dần. Số diện tích cà phê trồng từ

trước năm 1988 đến nay đã trên 20 năm tuổi có tới 86.400ha chiếm 17,3%. Những diện tích này đã già cỗi và không còn khai thác có hiệu quả cần phải được thay thế.

Như vậy có thể thấy rằng trong thời gian 5 - 10 năm tới sẽ có trên 50% diện tích cà phê của Việt nam đã hết thời kỳ kinh doanh có hiệu quả phải cưa đốn phục hồi hoặc phải trồng lại. Cùng với diện tích cà phê già cỗi tăng lên thì tổng sản lượng cà phê của cả nước sẽ giảm xuống, không còn khả năng duy trì ở con số khoảng 1 triệu tấn như hiện nay.

Mặc dù một số năm gần đây do giá cả tăng cao, số diện tích cà phê trồng mới được tăng lên đáng kể, có năm tới gần 30.000ha. Nhưng hầu hết, những diện tích trồng mới này không nằm trong vùng quy hoạch, chủ yếu là được trồng trên những nơi không thích hợp như tầng đất nông, độ dốc lớn, nơi thiếu nguồn nước tưới v.v… và không ít trong số đó là đất rừng. Do vậy, dù diện tích trồng mới có tăng lên, nhưng do được trồng ở những vùng không thích hợp sẽ khó có thể đạt được hiệu quả kinh tế cao do năng suất thấp và chi phí sản xuất tăng cao. Số diện tích trồng mới này không những không đủ bù đắp phần sản lượng thiếu hụt của những diện tích cà phê già cỗi phải thanh lý, mà còn đe dọa trực tiếp đến tính bền vững của những diện tích cà phê còn lại do môi trường bị hủy hoại, trong đó đặc biệt là nguồn nước tưới.

Cùng với việc mở rộng diện tích không theo quy hoạch, ngành cà phê Việt nam trong những năm qua, đặc biệt là giai đoạn từ 1990 trở đây do có nhiều năm giá cà phê lên cao người trồng cà phê đã loại bỏ cây che bóng, đồng thời tăng cường bón phân hóa học, lượng nước tưới v.v… nhằm mục đích đạt được năng suất tối đa. Những biện pháp thâm canh cao độ này không những đã làm cho cây cà phê nhanh chóng bị kiệt sức, sớm già cỗi mà còn làm cho môi trường đất bị ô nhiễm nghiêm trọng, làm phát sinh nhiều loại sâu, bệnh hại, trong đó đặc biệt là nấm bệnh và tuyến trùng hại rễ. Thực tế trong những năm qua đã có hàng chục ngàn ha cà phê bị bệnh không có khả năng phục hồi

phải thanh lý và nhiều diện tích cà phê già cỗi sau khi thanh lý cũng không có khả năng trồng lại được cà phê.

(*) Thiếu hụt lao động, trình độ của người nông dân về kinh tế thị trường còn nhiều hạn chế, chi phí sản xuất ngày một tăng cao

Quá trình canh tác, chăm sóc và thu hoạch cây cà phê đòi hỏi rất nhiều công lao động. Để thực hiện các khâu chăm sóc làm cỏ, bón phân, tưới nước, phòng trừ sâu bệnh hại v.v… và thu hoạch trong một năm, trung bình 1 ha cà phê cần từ 300 - 400 công lao động, trong đó riêng công thu hái chiếm tới trên 50%. Trước đây vào thời kỳ thu hoạch cà phê thường có hàng ngàn lao động từ các tỉnh ven biển miền Trung và đồng bằng sông Cửu long đến vùng Tây nguyên để tham gia thu hái cà phê, nhưng bắt đầu từ một hai năm trở lại đây số lao động ở các vùng này đến Tây nguyên vào mùa thu hoạch cà phê đã giảm đi rõ rệt. Do mang tính chất thời vụ rất khắt khe, trong khoảng thời gian thu hái rất ngắn chỉ khoảng 2 tháng đòi hỏi số công lao động rất lớn chiếm trên 50% số công trong năm đã làm cho tình trạng thiếu hụt lao động càng trở nên trầm trọng, từ đó đẩy giá ngày công lên cao. Trước sức ép về thiếu hụt lao động và chi phí ngày công tăng cao, để giảm chi phí công thu hái người nông dân có xu hướng giảm số lần thu hái xuống còn một đến 2 lần dẫn đến chất lượng cà phê bị giảm sút do thu hái quả xanh và thiếu hụt điều kiện phơi xấy.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Quá trình công nghiệp hóa không những không thu hút được lực lượng lao động đến từ các vùng khác mà ngay cả một bộ phận lực lượng lao động thanh niên trẻ, khỏe từ các vùng trồng cà phê về các thành phố, khu công nghiệp làm cho lực lượng lao động trong ngành cà phê ngày càng thiếu hụt trầm trọng. Như vậy có thể thấy trước rằng trong những năm tới việc thiếu hụt lao động sẽ là một áp lực nặng nề cho người trồng cà phê và chi phí công lao động sẽ ngày càng chiếm một tỷ lệ lớn trong các khoản chi phí sản xuất. Lợi thế cạnh tranh về giá ngày công lao động rẻ trong ngành cà phê Việt nam so với các nước khác sẽ không còn.

Cùng với sự thiếu hụt lao động và chi phí nhân công tăng cao, giá cả vật tư phân bón, xăng dầu v.v… cũng đang có xu hướng ngày càng tăng cao sẽ làm cho chi phí sản xuất tăng lên, lợi nhuận thu được từ sản xuất cà phê sẽ ngày một giảm sút. Thực tế trong năm vụ 2007 – 2008 tuy giá cà phê có tăng cao nhưng do chí phí công lao động và vật tư phân bón v.v… tăng cao nên người trồng cà phê vẫn không thu được nhiều lợi nhuận. Cùng với đó, sự hiểu biết về kinh tế thị trường của người trồng cà phê vẫn còn rất hạn chế. Người nông dân vẫn chỉ chú trọng đến việc bán ra những gì mình có mà không biết thị trường thật sự cần gì, có những yêu cầu gì. Chất lượng cà phê làm ra theo tiêu chuẩn của chính người nông dân, họ chưa nắm được hết yêu cầu chất lượng của thị trường, dẫn đến bị thải loại và ép giá

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam - 8

(*) Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước đang mất dần lợi thế từ khi gia nhập WTO

Trước đây các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê trong nước hầu như chiếm độc quyền trong việc thu mua cà phê trực tiếp từ các hộ gia đình và các doanh nghiệp sản xuất cà phê để xuất khẩu, do vậy mà các doanh nghiệp này chưa thực sự quan tâm đến người sản xuất, mối liên kết giữa người sản xuất với các nhà doanh nghiệp hầu như không tồn tại. Do không có mối liên kết nên một khi giá cà phê lên cao các doanh nghiệp thường gặp khó khăn là khó có thể thu mua được số lượng lớn trong một thời gian ngắn để xuất khẩu. Hơn nữa do nguồn tài chính có hạn, phần lớn phải vay ngân hàng nên dễ gặp phải rủi ro khi đến hạn giao hàng mà vẫn chưa thu mua đủ số lượng. Ngược lại khi giá cà phê xuống thấp thì người sản xuất lại gặp rất nhiều khó khăn do chưa bán được sản phẩm, trong khi đó lại phải cần vốn để đầu tư chăm sóc vườn cây, phải đi vay ngân hàng làm tăng thêm chi phí sản xuất. Chất lượng cà phê được quyết định từ những người sản xuất, từ khâu chọn giống đến chăm sóc thu hái, chế biến, nhưng do hiện nay các doanh nghiệp vẫn còn mua bán theo kiểu “có gì mua nấy”, mức độ chênh lệch giá giữa chất lượng tốt với xấu

không đủ kích thích người sản xuất đầu tư nâng cao chất lượng. Chính vì vậy mà hàng chục năm qua mặc dù ngành cà phê đã rất cố gắng để nâng cao chất lượng cà phê xuất khẩu, nhưng đều không đạt được hiệu quả mong muốn do thiếu vắng vai trò của các doanh nghiệp. Tuy nhiên, sau 2 năm Việt Nam gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) nhiều doanh nghiệp nước ngoài đã từng bước trực tiếp tham gia thu mua sản phẩm cà phê từ các hộ nông dân và các doanh nghiệp sản xuất cà phê trong nước. Bằng cách, thông qua các tổ chức cấp chứng chỉ về chất lượng sản phẩm như UTZ Certified, Rein Fruit Alliance, Organic Coffee, 4 C v.v…để thiết lập mối liên kết trực tiếp với người sản xuất. Do được hỗ trợ về mặt kỹ thuật, được đảm bảo cam kết với giá mua cao hơn, người nông dân rất dễ sẵn sàng chấp thuận tham gia vào các tổ chức này và từ đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ kiểm soát được sản lượng, chất lượng cà phê cũng như chi phí sản xuất thực tế của từng vùng. Với nguồn tài chính dồi dào, đến một lúc nào đó các doanh nghiệp nước ngoài sẽ là người quyết định giá mua cà phê của người nông dân.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM

3.1. Dự báo thị trường cà phê thế giới trong những năm tới

3.1.1. Bối cảnh mới tác động đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê

Nền kinh tế nước ta đang hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, chính vì vậy chúng ta cũng sẽ phải tuân thủ mọi điều kiện mà sân chơi thế giới đặt ra. Ngành cà phê cũng là một ngành hàng phải chịu nhiều tác động cả tích cực và tiêu cực của quá trình hội nhập. Tác động của hội nhập đến sức cạnh tranh của nền kinh tế Việt Nam nói chung và của ngành cà phê Việt Nam nói riêng thể hiện trên hai mặt:

*Tác động tích cực,

Thứ nhất, Việt Nam từng bước mở rộng được quan hệ với các đối tác, do đó mở rộng được thị trường. Đến nay chúng ta đã có quan hệ thương mại với hơn 230 quốc gia và vùng lãnh thổ. Những sản phẩm hàng hoá nông sản, hàng công nghệ phẩm với số lượng lớn mà nền kinh tế nước ta sản xuất ra đã có thị trường tiêu thụ rộng lớn. Riêng cà phê, mỗi năm Việt Nam xuất khẩu gần 1 triệu tấn hạt. Tiếp theo, chúng ta từng bước hoàn thiện thể chế của nền kinh tế thị trường, thu hút nguồn vốn công nghệ, kinh nghiệm tổ chức quản lý để nâng cao năng lực cạnh tranh. Cà phê dần trở thành một ngành hàng xuất khẩu quan trọng trong nền nông nghiệp hàng hoá. Việc hội nhập sẽ tạo ra thị trường rộng lớn để tiêu thụ cà phê Việt Nam, các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê Việt Nam sẽ có thể xuất khẩu trực tiếp vào các nước thuộc WTO.

Thứ hai, quá trình hội nhập buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải cạnh tranh nhiều hơn với các doanh nghiệp nước ngoài, do đó, thúc đẩy các doanh nghiệp phải đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng cà phê. Hệ thống cơ sở vật chất chế biến cà phê (sân phơi, kho chứa...) và mạng lưới tiêu thụ cà phê cũng được phát triển mạnh trong quá trình hội nhập. Quan trọng hơn, qua hội nhập, đội ngũ các nhà kinh doanh đã có bước tiến lớn trong hiểu biết thị trường cà phê thế giới, trong buôn bán kinh doanh cà phê trên thương trường. Thương hiệu cà phê Việt Nam, thương hiệu Trung Nguyên… dần dần được khẳng định trên thị trường thế giới.

Thứ ba, với việc trở thành thành viên của WTO, Việt Nam sẽ được đối xử bình đẳng hơn với các nước khác trong quan hệ thương mại. Các doanh nghiệp xuất khẩu cà phê của Việt Nam sẽ chịu ít cản trở hơn từ các nước nhập khẩu, có tiếng nói hơn trong tổ chức.

*Tác động tiêu cực

Bên cạnh đó, hội nhập cũng có không ít những tác động tiêu cực đến ngành cà phê nước ta, thể hiện ở:

Thứ nhất, hàng hoá Việt Nam không những phải cạnh tranh trên thị trường thế giới mà còn phải cạnh tranh ngay cả trên “ sân nhà”. Tham gia vào tổ chức là chúng ta được quyền tự do xuất khẩu vào các nước trong tổ chức nhưng đồng thời các nước đó cũng được quyền tự do xuất khẩu hàng hoá vào nước ta. Với một nền công nghiệp sản xuất còn yếu kém thì việc phải cạnh tranh khốc liệt với các nhà sản xuất nước ngoài mạnh về tài chính và công nghệ sẽ làm cho các doanh nghiệp Việt Nam vô cùng khó khăn. Với các doanh nghiệp cà phê Việt Nam bắt đầu chú trọng đến thị trường trong nước thì cũng là lúc phải cạnh tranh với nhiều hãng cà phê lớn trên thế giới đã thâm nhập vào thị trường nước ta.

Thứ hai, gia nhập WTO, sức ép yêu cầu về chất lượng hàng hoá nhất là hàng nông sản của thế giới ngày càng khắt khe hơn trong khi công nghệ sản xuất của Việt Nam vẫn còn rất lạc hậu chưa đáp ứng được. Do vậy, dù được xếp vào nhóm hàng hoá có khả năng cạnh tranh hiện nay cùng với hạt điều, lúa gạo, hạt tiêu, một số trái cây đặc sản (vải, bưởi), thuỷ sản, may mặc, giầy dép,... ngành hàng cà phê cũng phải chịu khá nhiều tác động tiêu cực. Xuất khẩu cà phê Việt Nam hàng năm tăng dần về số lượng song do công nghệ chế biến, bảo quản còn lạc hậu, khách hàng thường vin cớ chất lượng thấp để ép giá vì vậy trị giá kim ngạch tăng không tương xứng. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê Việt Nam cũng như ở các nước đang phát triển khác thường sử dụng công nghệ kém hiện đại hơn so với các công ty lớn ở các nước phát triển và vì vậy còn phải sử dụng nhiều nhân công hơn cho một đơn vị sản phẩm làm cho giá thành tăng cao, sức cạnh tranh giảm đi.

Thứ ba, đối với mặt hàng cà phê, hiện nay hầu hết các chính sách thuế của các nước nhập khẩu cà phê đều rất bất lợi đối với nước ta. Bởi vì Việt Nam không nằm trong số những nước được ưu tiên về thuế quan đối với các sản phẩm cà phê hòa tan khi tham gia vào các thị trường truyền thống như

Mỹ, Nhật Bản và EUCác nước này áp dụng thuế nhập khẩu gần như bằng 0% đối với hầu hết các nước xuất khẩu cà phê ở Châu Mỹ. Trong khi đó mức thuế này áp dụng với Việt Nam là từ 2,6% đến 3,1%. Hơn nữa, nhiều nước sử dụng hàng rào phi thuế quan như là biện pháp bảo hộ ngành công nghiệp cà phê trong nước như hạn ngạch nhập khẩu và thuế tiêu thụ cao. Đây là một cản trở rất lớn đối với Việt Nam.

Bên cạnh đó, một thách thức lớn nữa đối với hoạt động kinh doanh cà phê là các doanh nghiệp sẽ không được hưởng sự bảo trợ của Nhà nước do một trong những cam kết quan trọng khi VN gia nhập tổ chức Thương mại thế giới WTO là nhà nước sẽ không can thiệp sâu vào hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trong tình huống đó, các hiệp hội doanh nghiệp ngành nghề sẽ đóng một vai trò hết sức quan trọng, vừa đại diện, vừa là định hướng giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa thực hiện một cách đầy đủ các cam kết WTO.

3.1.2. Dự báo thị trường cà phê thế giới đến 2015

Mức tiêu thụ cà phê toàn cầu dự báo sẽ tăng từ 2-2,5% trong giai đoạn từ nay đến 2015, từ khoảng 125 triệu bao năm 2008 lên 130,73 triệu bao năm 2010 và có thể đạt 140 triệu bao vào năm 2015.

Mức tiêu thụ của tại các nước đang phát triển dự báo sẽ đạt mức 33,54 triệu bao vào năm 2010, với mức tăng tiêu thụ bình quân là 2,5%/ năm, đưa tỷ trọng của các nước đang phát triẻn trong tổng mức tiêu thụ cà phê toàn cầu lên 30% trong năm này. Thu nhập và dân số tăng lên ở các nước đang phát triển là những yếu tố dẫn đến mức tăng tiêu thụ cao của các nước ở khu vực này. Tuy nhiên, về cơ cấu sản phẩm tiêu thụ, các nước đang phát triển vẫn tập trung ở các sản phẩm có mức giá thấp.

Tốc độ tiêu thụ cà phê của các nước phát triển đạt khoảng 1,3%/ năm, dự báo khoảng 97,19 triệu bao năm 2010. EU vẫn là khu vực tiêu thụ cà phê lớn nhất thế giới, chiếm 1/3 tổng mức tiêu thụ của các nước phát triển, trong đó

Xem tất cả 99 trang.

Ngày đăng: 16/10/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí