Sự Khác Biệt Của Hàng Hoá Cung Ứng Cho Thị Trường

- Nguồn nhân lực: Là lực lượng lao động cần phải có của mọi doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ. Nguồn nhân lực trong doanh nghiệp, gồm cả các nhà quản trị doanh nghiệp và người lao động, trong đó trình độ các nhà quản trị có tác động lớn đến toàn bộ các chỉ số khác nhau của quá trình sản xuất; từ năng suất lao động đến chiến lược kinh doanh, tổ chức lao động và tiêu thụ sản phẩm. Đây là nhân tố quan trọng thứ hai quyết định đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, của sản phẩm.

Chất lượng nguồn nhân lực ngày càng quan trọng, do đó, việc nâng cao trình độ lao động ở các doanh nghiệp cũng ngày càng được quan tâm hơn. Chất lượng nguồn nhân lực thường tạo ra những lợi thế ban đầu cho doanh nghiệp và cần phải được nâng cao thường xuyên.

- Nguồn nguyên liệu: Là những vật liệu thô ban đầu làm đầu vào cho quá trình sản xuất của các doanh nghiệp.

Chất lượng của nguồn nguyên liệu đầu vào có tác động rất lớn đến chất lượng của sản phẩm đầu ra. Với những nguồn nguyên liệu đầu vào có chất lượng tốt, ít tạp chất sẽ làm giảm thời gian và chi phí sơ chế cho doanh nghiệp, nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất ra.

- Công nghệ: Là những tiến bộ khoa học kỹ thuật được áp dụng vào quá trình sản xuất. Yếu tố công nghệ cũng ngày càng trở lên quan trọng trong cạnh tranh. Bất cứ một doanh nghiệp nào áp dụng được khoa học công nghệ cao vào sản xuất đều có lợi thế cạnh tranh rất lớn. Công nghệ giúp các doanh nghiệp nâng cao chất lượng sản phẩm, đổi mới mẫu mã, giảm thời gian sản xuất, giảm chi phí...giành nhiều lợi nhuận.

1.1.2.2. Chiến lược kinh doanh

Là cách thức hoạt động của mỗi doanh nghiệp trong việc đưa sản phẩm ra thị trường nhằm giành được thị phần cao nhất. Mỗi doanh nghiệp sẽ có một chiến lược kinh doanh khác nhau dựa trên cơ sở phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ khác(kể cả những doanh nghiệp trong cùng

hệ thống ngành nghề), các chiến lược phân tích thị trường tập trung vào sản phẩm, dịch vụ, hoặc những mảng thị trường nhất định.

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi bắt đầu hoạt động cũng phải có chiến lược kinh doanh của mình, và chiến lược kinh doanh có thể thay đổi trong quá trình hoạt động tuỳ vào tình hình của mỗi doanh nghiệp. Chiến lược kinh doanh có ảnh hưởng trực tiếp tới năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp, tới sự thành bại của một doanh nghiệp. Bởi lẽ, chiến lược kinh doanh là hướng đi của doanh nghiệp và khi đã đánh giá sai thị trường, đi sai hướng phát triển thì doanh nghiệp sẽ phải chịu rất nhiều rủi ro.

1.1.2.3. Chất lượng và giá cả hàng hoá

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Sản phẩm có chất lượng là những hàng hóa và dịch vụ đáng tin cậy, thực hiện tốt các chức năng đã được thiết kế. Sản phẩm chất lượng cao sẽ mang lại uy tín cho doanh nghiệp, do đó tạo ra khả năng cạnh tranh bền vững. Hơn thế nữa, sản phẩm có chất lượng cũng có tác động nâng cao hiệu suất chi phí, nhờ vậy giảm chi phí sản xuất trên một đơn vị sản phẩm. Chất lượng sản phẩm cao hơn có nghĩa là công nhân sẽ không lãng phí thời gian làm ra các phế phẩm hay đưa ra những dịch vụ kém chất lượng, thời gian để sửa lỗi sẽ ít hơn. Điều này sẽ mang lại năng suất lao động cao hơn và giảm chi phí sản xuất. Nói tóm lại, chất lượng sản phẩm cao không những giúp doanh nghiệp bán sản phẩm với giá cao hơn mà còn giúp họ giảm chi phí sản xuất. Như vậy, chất lượng sản phẩm có tác động kép đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Đối với nhiều ngành, chất lượng sản phẩm đang dần thay thế về mặt chi phí và việc nâng cao chất lượng đã trở thành yếu tố bắt buộc cho sự sống còn của doanh nghiệp. Trong bối cảnh hiện nay đối với mặt hàng cà phê nói riêng thì việc nâng cao chất lượng là việc làm mang tính bắt buộc nếu muốn nâng cao hình ảnh của một nước sản xuất cà phê lớn nhất nhì thế giới, đồng thời đem lại nguồn lợi lớn cho các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh cà phê, người trồng cà phê và cả nền kinh tế.

Khi sản phẩm được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả thời gian, thiết kế, dịch vụ hậu mãi, chất lượng sản phẩm cũng được hiểu theo nghĩa rộng hơn bao hàm cả chất lượng của thiết kế, các quá trình, dịch vụ hậu mãi là những yếu tố quan trọng tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh.

Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam - 3

Giá cả hàng hoá cũng là một trong những yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược kinh doanh của các doanh nghiệp quyết định đến sự thành bại trong kinh doanh của các doanh nghiệp. Và tiêu chí quan trọng nhất quyết định đến yếu tố giá cả đó là hiệu suất sử dụng chi phí đầu vào của mỗi doanh nghiệp. Doanh nghiệp là nơi biến đổi các đầu vào sản xuất thành đầu ra sản phẩm. Đầu vào bao gồm các yếu tố sản xuất cơ bản như lao động, vốn, đất đai, quản lý, bí quyết công nghệ,... Sản phẩm đầu ra bao gồm hàng hóa và dịch vụ của doanh nghiệp. Tính hiệu suất được đo lường bằng quan hệ giữa giá trị đầu ra (số lượng sản phẩm được sản xuất) và chi phí cần thiết (đầu vào). Hiệu suất càng cao thì chi phí sản xuất càng thấp. Chính vì vậy, tính hiệu suất giúp doanh nghiệp đạt được lợi thế cạnh tranh về mặt chi phí.

Yếu tố quyết định đến hiệu suất của doanh nghiệp là năng suất, trong đó có năng suất lao động. Năng suất lao động được đo lường bằng giá trị tăng thêm tính trên mỗi đơn vị nguồn lực. Như vậy, doanh nghiệp nào có năng suất cao nhất chắc chắn sẽ có chi phí sản xuất thấp nhất. Nói cách khác, doanh nghiệp đó có lợi thế cạnh tranh về mặt chi phí.

1.1.2.4. Uy tín của doanh nghiệp

Uy tín của doanh nghiệp là hình ảnh, là tên tuổi của một doanh nghiệp đã được khẳng định bằng chất lượng, bằng thời gian kiểm định thực tế.

Tất cả các doanh nghiệp khi làm tốt chiến lược sản phẩm sẽ tạo ra được uy tín nhất định. Trong giai đoạn cạnh tranh khốc liệt như hiện nay cũng như trong bất cứ hoàn cảnh nào của nền kinh tế thì uy tín của doanh nghiệp luôn là yếu tố sống còn đối với bất cứ doanh nghiệp nào.Uy tín của doanh nghiệp có được

sau khi sản phẩm của doanh nghiệp đã ra thị trường, chính vì vậy uy tín của doanh nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng sản phẩm cũng như chiến lược quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. Và khi đã làm tốt những yếu tố trên đây thì uy tín doanh nghiệp chính là thước đo sự phát triển của bất cứ doanh nghiệp nào, nếu giữ được uy tín thì doanh nghiệp sẽ liên tục phát triển và ngược lại. Chính vì vậy, có thể nói rằng, tất cả những yếu tố trên đây là một chuỗi mắt xích quan trọng tạo nên sức mạnh nội tại cho mỗi sản phẩm. Uy tín sẽ tôn vinh giá trị của doanh nghiệp lên những tầm cao mới kéo theo các lợi ích kinh tế to lớn, do đó, khi một doanh nghiệp bị mất uy tín hay đơn thuần chỉ là những dấu hiệu làm méo mó hình ảnh, doanh nghiệp sẽ phải gánh chịu những hậu quả nặng nề không thể đo đếm được. Chúng ta có những ví dụ hết sức điển hình như:

Thị trường máy văn phòng trên thế giới đã chứng minh sự sụp đổ của thương hiệu Xerox Hoa Kỳ, khi tập đoàn này bị phanh phui ra trước công luận những hành động gian lận tài chính của mình. Từ một tập đoàn với thương hiệu nổi tiếng thế giới, là nơi đã phát minh ra các loại máy in, máy photocopy công nghệ cao, đã xây dựng nên thương hiệu Xerox nổi tiếng, đã bị đưa đến bên bờ vực phá sản.

Ví dụ trên đây phần nào cho thấy uy tín có giá trị như thế nào đối với doanh nghiệp, và những hệ luỵ khôn lường khi doanh nghiệp bị sụt giảm hoặc đánh mất uy tín của mình.

1.1.2.5. Các đối thủ cạnh tranh

Bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều có rất nhiều đối thủ cạnh tranh. Đối thủ cạnh tranh là những doanh nghiệp trong cùng một ngành, một quốc gia hoặc ở các quốc gia khác sản xuất các sản phẩm cùng loại, cùng bán ra thị trường.

Các đối thủ cạnh tranh là một nhân tố quan trọng tác động mạnh mẽ đến các doanh nghiệp. Trong chiến tranh ta có câu “biết mình biết người thì

trăm trận trăm thắng”, áp dụng vào chiến lược phát triển sản phẩm của bất kỳ doanh nghiệp nào cũng luôn đúng. Mỗi sản phẩm doanh nghiệp làm ra luôn phải xem xét đến tất cả những doanh nghiệp là đối thủ cạnh tranh với mình xem mình có những điểm mạnh và yếu ở đâu để kịp thời khắc phục. Vì cạnh tranh là yếu tố luôn luôn tồn tại trong kinh doanh, cạnh tranh là động lực của sự phát triển, chính vì vậy tất cả mọi doanh nghiệp khi xây dựng chiến lược phát triển đều phải đặt chiến lược cạnh tranh vào một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự sống còn của doanh nghiệp. Xem xét và nghiên cứu cặn kẽ được đối thủ cạnh tranh của mình thì cơ hội chiến thắng và phát triển của doanh nghiệp sẽ là rất lớn. Trong kinh doanh, đối với những đối thủ mạnh các doanh nghiệp yếu hơn cần tránh đối đầu trực tiếp, tránh nguy cơ bị loại khỏi thị trường, tiến tới liên kết các doanh nghiệp lại với nhau tạo thành những tập đoàn mạnh.

1.1.2.6. Sự khác biệt của hàng hoá cung ứng cho thị trường

Trong khi chất lượng sản phẩm và hiệu suất chi phí thể hiện khả năng cạnh tranh hiện tại của doanh nghiệp, khả năng đổi mới thể hiện khả năng duy trì và phát triển năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp trong tương lai. Đổi mới bao gồm những tiến bộ về các loại sản phẩm, quá trình sản xuất, hệ thống quản lý, cơ cấu tổ chức và các chiến lược do doanh nghiệp đưa ra nhằm mục tiêu cuối cùng là phải đổi mới được kiểu dáng, mẫu mã sản phẩm.

Ngày nay, đổi mới được coi là một yếu tố quan trọng mang lại lợi thế cạnh tranh bền vững, tạo ra sự khác biệt riêng có đối với các đối thủ cạnh tranh. Mặc dù không phải đổi mới nào cũng thành công nhưng khi đã thành công, nó sẽ tạo ra năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Lý do là đổi mới thành công sẽ mang lại cho doanh nghiệp yếu tố “duy nhất”mà các doanh nghiệp khác không có (cho đến khi họ bắt chước được). Yếu tố duy nhất này khiến doanh nghiệp khác biệt với đối thủ và bán được sản phẩm với giá cao.

Tốc độ đổi mới nhanh hơn hay thời gian đổi mới ngắn hơn sẽ tạo ra lợi thế đi trước của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh. Tỷ lệ đổi mới thành công cao hơn đồng nghĩa với hiệu suất chi phí tốt hơn.

1.1.2.7. Môi trường kinh tế và pháp lý

Môi trường kinh tế và pháp lý là khuôn khổ, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế có tác động gián tiếp làm tăng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Môi trường kinh tế thông thoáng, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp phát triển kinh doanh và ngược lại. Môi trường pháp lý là những thể chế pháp luật giúp doanh nghiệp hoạt động trong khuôn khổ có lợi cho nền kinh tế. Mọi hoạt động vượt ra ngoài khuôn khổ pháp lý đều gây hại cho nền kinh tế, làm giảm sức cạnh tranh.

1.2. Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Trong nền kinh tế thị trường, cạnh tranh là xu thế tất yếu, là động lực thúc đẩy phát triển. Do đó, nâng cao năng lực cạnh tranh là vấn đề mà bất cứ doanh nghiệp nào muốn tồn tại và phát triển cũng đều phải làm. Việc nâng cao năng lực cạnh tranh có những vai trò hết sức to lớn đối với sự phát triển của các doanh nghiệp, thể hiện ở:

1.2.1. Tăng doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho doanh nghiệp

Doanh thu và lợi nhuận là hai yếu tố quan trọng nhất mà bất cứ doanh nghiệp nào cũng cần phải giành lấy phần lớn nhất. Tất cả những việc mà các doanh nghiệp phải làm để tăng năng lực cạnh tranh cho mình đều nhằm mục đích tăng doanh thu và thu thật nhiều lợi nhuận. Để tối đa hoá lợi nhuận các doanh nghiệp luôn phải nâng cao khả năng cạnh tranh thông qua việc đổi mới công nghệ, hợp lý sản xuất để đa dạng hoá mẫu mã và nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Một doanh nghiệp được coi là có năng lực cạnh tranh cao khi được khách hàng đánh giá sản phẩm của họ có chất lượng tốt, giá thành rẻ hơn so với các mặt hàng cùng chủng loại, khi đó doanh nghiệp sẽ

tăng được doanh số bán hàng, doanh thu cũng tăng theo. Bên cạnh đó, việc nâng cao năng lực cạnh tranh cũng giúp cho doanh nghiệp mở rộng thị trường, tăng thị phần. Mỗi loại sản phẩm, dịch vụ có chất lượng tốt, giá thành rẻ sẽ được người tiêu dùng chấp nhận trên phạm vi rộng lớn, do đó, thị phần của doanh nghiệp sẽ tăng theo khi doanh nghiệp nâng cao chất lượng cũng là nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

1.2.2. Tạo dựng thương hiệu và nâng cao vị thế của doanh nghiệp

Kinh tế thị trường ngày càng cạnh tranh khốc liệt, vai trò của thương hiệu ngày càng được đề cao. Thương hiệu là hình ảnh của doanh nghiệp được tạo nên thông qua chất lượng và uy tín của doanh nghiệp. Hàng hoá của một doanh nghiệp có chất lượng tốt, doanh nghiệp làm ăn có uy tín sẽ nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường, từ đó dần tạo dựng thương hiệu cho doanh nghiệp. Ngược lại, khi doanh nghiệp đã có thương hiệu, sản phẩm sản xuất ra sẽ có thị trường tiêu thụ ngày càng rộng lớn, doanh thu ngày càng tăng lên giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường.

1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm

Năng lực cạnh tranh sản phẩm được đánh giá từ nhiều góc độ khác nhau .Những tiêu chí cơ bản thường được sử dụng đó là:

1.3.1. Thị trường và thị phần

Vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp được thể hiện qua thị phần và tốc độ tăng trưởng doanh số của sản phẩm chính của doanh nghiệp.

Thị trường là những địa bàn mà một doanh nghiệp chiếm lĩnh được để phân phối hàng hoá hoặc các dịch vụ của mình. Qua thị trường người ta cũng có thể đánh giá được thị phần của một doanh nghiệp bằng phương pháp điều tra số liệu của các doanh nghiệp cùng cung cấp một loại hàng hoá hoặc dịch vụ trên thị trường. Doanh nghiệp nào đưa được nhiều sản phẩm đến tay người tiêu

dùng hơn thì doanh nghiệp đó chiếm thị phần lớn hơn và ngược lại. Thị phần là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanh nghiệp chiếm lĩnh.

Thị phần = Doanh số bán hàng của doanh nghiệp/Tổng doanh số của thị trường. Thị phần nói rõ phần sản phẩm tiêu thụ của riêng doanh nghiệp so với tổng sản phẩm tiêu thụ trên thị trường. Để giành giật mục tiêu thị phần trước đối thủ, doanh nghiệp thường phải có chính sách giá phù hợp thông qua mức giảm giá cần thiết, nhất là khi bắt đầu thâm nhập thị trường mới.

1.3.2. Chi phí sản xuất

Chi phí sản xuất là số tiền mà một nhà sản xuất hay doanh nghiệp phải chi để mua các yếu tố đầu vào cần thiết cho quá trình sản xuất hàng hoá nhằm mục đích thu lợi nhuận. Trong nền kinh tế hàng hoá, bất cứ một doanh nghiệp nào cũng phải quan tâm đến chi phí sản xuất. Việc giảm được chi phí sản xuất cũng đồng nghĩa với việc tăng lợi nhuận. Tuy nhiên, chi phí sản xuất chỉ là một phần của chi phí sản phẩm. Khi cấu thành giá của một sản phẩm, phải xem xét toàn bộ chi phí, không thể chỉ nhìn thấy mỗi chi phí sản xuất. Có ba yếu tố chính cấu thành chi phí sản xuất đó là: nguyên liệu trực tiếp, lao động trực tiếp, chi phí sản xuất chung. Trong kinh tế, chi phí sản xuất chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng và có quan hệ với nhiều vấn đề khác nhau của một doanh nghiệp cũng như của xã hội. Chi phí sản xuất không chỉ là mối quan tâm của doanh nghiệp, của nhà sản xuất mà còn là mối quan tâm của người tiêu dùng và của cả xã hội. Giảm chi phí sản xuất làm tăng lợi nhuận của doanh nghiệp, tăng tính cạnh tranh của hàng hoá, đồng thời cũng làm tăng lợi ích cho người tiêu dùng.

1.3.3. Lợi nhuận

Do có sự chênh lệch giữa giá trị hàng hoá và chi phí sản xuất tư bản chủ nghĩa, nên sau khi bán hàng hoá theo đúng giá trị, nhà tư bản không chỉ bù lại đủ số tiền đã ứng ra, mà còn thu được một số tiền lời ngang bằng m. Số tiền lời này gọi là lợi nhuận, ký hiệu là p. Lợi nhuận là giá trị thặng dư khi được

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 16/10/2023