ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
*****************
NGUYỄN MẠNH TUẤN
NÂNG CAO NĂNG LỰC CẠNH TRANH CỦA CÀ PHÊ VIỆT NAM
Chuyên ngành: Kinh tế chính trị Mã số: 60.31.01
Có thể bạn quan tâm!
- Nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam - 2
- Sự Khác Biệt Của Hàng Hoá Cung Ứng Cho Thị Trường
- Kinh Nghiệm Của Một Số Nước Về Nâng Cao Năng Lực Cạnh Tranh Của Ngành Cà Phê
Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.
LUẬN VĂN THẠC SỸ KINH TẾ CHÍNH TRỊ
Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. MAI THỊ THANH XUÂN
Hà Nội – 2009
MỤC LỤC
Trang
LỜI MỞ ĐẦU1
chương 1:Những vấn đề lý luận và kinh nghiệm quốc tế về cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm5
1.1. Cạnh tranh, năng lực cạnh tranh và các nhân tố ảnh hưởng đến
năng lực cạnh tranh5
1.1.1. Khái niệm cạnh tranh, các cấp độ cạnh tranh và năng lực cạnh tranh5
1.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh11
1.2 Vai trò của việc nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm đối với doanh nghiệp16
1.2.1. Tăng doanh thu, thị phần và lợi nhuận cho doanh nghiệp17
1.2.2. Tạo dựng thương hiệu và nâng cao vị thế của doanh nghiệp17
1.3. Tiêu chí đánh giá năng lực cạnh tranh của sản phẩm17
1.3.1. Thị trường và thị phần18
18
1.3.2. Chi phí sản xuất
19
1.3.3. Lợi nhuận19
1.3.4. Giá trị kim ngạch xuất khẩu19
1.4. Kinh nghiệm của một số nước trong việc nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành cà phê20
1.4.1. Kinh nghiệm cđa Braxin20
22
1.4.2. Kinh nghiệm cđa Colombia23
1.4.3. Bài học rút ra cho Việt Nam
CHƯƠNG 2: Thực trạng năng lực cạnh tranh của cà
phê Việt Nam từ năm 2000 đến nay24
2.1. Khái quát về sản xuất và xuất khẩu cà phê ở Việt Nam từ năm
2000 đến năm 200824
2.1.1. Tình hình sản xuất27
30
2.1.2. Về xuất khẩu
2.2. Phân tích thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam32
2.2.1. Cạnh tranh về chất lượng và chủng loại32
39
2.2.2. Cạnh tranh về chi phí và giá cả42
2.2.3. Cạnh tranh thị trường
2.3. Đánh giá chung về năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam43
2.3.1. Những điểm mạnh43
2.3.2. Những hạn chế và thách thức đặt ra cho ngành cà phê Việt Nam45
CHƯƠNG 3: Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh
của cà phê Việt Nam 55
3.1. Dự báo thị trường cà phê trong những năm tới55
3.1.1. Bối cảnh mới tác động đến hoạt động sản xuất và xuất khẩu cà phê55
3.1.2. Dự báo thị trường cà phê thế giới đến năm 201557
3.2. Một số giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực cạnh tranh của cà
phê Việt Nam59
3.2.1. Tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ
59
chế biến
3.2.2. Phát triển vùng nguyên liệu tập trung, chuyên canh, công nghệ cao65
3.2.3. Đa dạng hoá các chủng loại sản phẩm cà phê 67
3.2.4. Xây dựng thương hiệu mạnh cho cà phê Việt Nam69
3.2.5. Nâng cao hiểu biết của người dân về kinh tế thị trường và hội nhập
kinh tế quốc tế74
3.2.6. Nâng cao vai trò của Hiệp hội cà phê ca cao Việt Nam( Vicofa)75
KẾT LUẬN78
TÀI LIỆU THAM KHẢO80
PHỤ LỤC85
Danh mục các từ viết tắt
ASEAN: (The Association Of South East Asian Nations): Hiệp hội các quốc Gia Đông Nam á.
ICO : (The International Coffee Organization): Tổ chức Cà phê thế giới.
OECD : (The Organization for Economic Cooperation And Deverlopment): Tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế.
VICOFA: (The Vietnam Cocoa – Coffee Asociation): Hiệp hội Cà phê Ca Cao Việt Nam
Wto : (The world Trade Organization): Tổ chức Thương mại Thế giới.
Wef: (The world Economic Forum): Diễn đàn Kinh tế Thế giới. ISO: (The International Organization for Standardiration): Hiệp hội
Tiêu chuẩn quốc tế.
CECAFE: (The Council of Brazilian Green Coffee Exporters): Hội đồng Các
Nhà xuất khẩu cà phê Braxin.
FNC: (The Colombian Coffee Federation): Liên đoàn cà phê quốc gia Colombia.
GCI : (The Growth Competitiveness Index) năng lực cạnh tranh tăng trưởng.
WIPO : (The World Intellectual Property Organization): Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới.
Danh mục bảng biểu
Bảng 2.1: Thống kê sản lượng cà phê các nước trên thế giới từ 2002 - 2007
Bảng 2.2: Sản xuất và xuất khẩu cà phờ của Việt Nam (2000 - 2008).
Bảng 2.3: Khối lượng nhập khẩu cà phê Việt Nam của 10 nước hàng
đầu trong các vụ cà phê từ 2000/01 đến 2006/07 Bảng 2.4: Cơ cấu chi phí sản xuất trung bình cho 1 tấn cà phê.
Bảng 2.5: Diện tớch và đơn giỏ xuất khẩu của cà phờ Việt Nam từ 2000 - 2008
Bảng 2.6: Thị phần cà phê Việt Nam trên thế giới.
LỜI MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Quá trình toàn cầu hóa mang đến nhiều cơ hội phát triển cũng đặt ra không ít những thách thức cho nền kinh tế cũng như các doanh nghiệp, trong đó có cả các doanh nghiệp kinh doanh cà phê Việt Nam. Cạnh tranh không chỉ diễn ra ở thị trường nước ngoài mà ở ngay cả thị trường trong nước.
Sau mấy chục năm phát triển ngành cà phê nước ta đã đạt được rất nhiều thành tựu đáng tự hào. Từ một nước không có trên bản đồ cà phê thế giới, nay đã vươn lên đứng thứ hai trên thế giới, thậm chí năng suất thuộc hàng cao nhất thế giới. Nếu như những năm 80 của thế kỷ trước cả nước chỉ có khoảng hơn 22 ngàn ha cà phê, xuất khẩu hàng năm không quá 10.000 tấn thì đến hiện nay cả nước đã có trên 500 ngàn ha cà phê, với sản lượng hàng năm đạt khoảng 800 ngàn tấn và trở thành nước xuất khẩu cà phê Robusta lớn nhất thế giới. Trong lĩnh vực nông sản thì cà phê đã trở thành mặt hàng xuất khẩu chủ lực, chỉ sau lúa gạo.
Tuy nhiên, khi nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế thế giới thì những yếu kém của ngành cà phê Việt Nam ngày càng bộc lộ rõ ràng hơn. Dù là một nước xuất khẩu cà phê lớn trên thế giới, nhưng cà phê Việt Nam không những không chi phối được giá cả, mà ngược lại, tình trạng đó là do năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam quá yếu kém, chất lượng cà phê quá thấp, dẫn đến các nhà nhập khẩu có cớ ép giá.
Vấn đề làm thế nào để nâng vị thế ngành cà phê Việt Nam lên ngang tầm trên thị trường quốc tế đang là câu hỏi đặt ra cho nhiều cấp, nhiều ngành và nhiều giới. Để góp phần nhỏ bé và trả lời câu hỏi trên tôi chọn đề tài “Nâng
cao năng lực cạnh tranh cho cà phê Việt Nam” để làm luận văn thạc sĩ kinh tế của mình.
2. Tình hình nghiên cứu.
Vấn đề cạnh tranh và nâng cao năng lực cạnh tranh luôn là vấn đề nóng đối với mọi quốc gia và mọi doanh nghiệp. Đã có các cơ quan, các nhà nghiên cứu, các nhà hoạch định chính sách đề cập đến vấn đề này, trong đó nổi bật là:
- “Đề án phát triển xuất khẩu giai đoạn 2006 - 2010”– Bộ Thương mại, 2005. Đề án này đã tìm ra các giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu nói chung của Việt Nam giai đoạn 2006-2010.
- “Tiêu thụ nông sản Việt Nam: thực trạng và những vấn đề đặt ra trong hội nhập kinh tế quốc tế”. Đề tài NCKH, ĐHQG Hà Nội Của Phan Huy Đường. Đề tài nghiên cứu thực trạng và giải pháp cho tiêu thụ nông sản ở Việt Nam trong tiến trình hội nhập.
- “Phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam” - NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, 2006 Của Mai Thị Thanh Xuân, Ngô Đăng Thành .Đánh giá thực trạng công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam, định hướng mục tiêu phát triển công nghiệp chế biến nông sản đến năm 2010 và đưa ra một số giải pháp chủ yếu phát triển công nghiệp chế biến nông sản ở Việt Nam.
- “Một số nguyên nhân làm suy yếu năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam”, (2002), tạp chí phát triển kinh tế tháng 9/2002 Của Trần Ngọc Hưng . Đánh giá những nguyên nhân quan trọng nhất làm suy yếu năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam.
- “Cà phê Việt Nam- những vấn đề cần cải thiện”(2006), Tạp chí thương mại số 32/2006 Của Hoàng Lan . (Tác giả đưa ra những phân tích sâu sắc nhất về thực trạng của cà phê Việt Nam và một số gợi ý về những giải pháp nên được áp dụng.
- “Cà phê Việt đối mặt với thách thức mới”,(2008), Vneconomy số ngày 13/08/2008 Của Hồ Khánh Thiện. (Thị trường trong nước cũng như thị trường quốc tế đã có rất nhiều thay đổi và tác giả tập trung nghiên cứu và đưa ra những thách thức mới đối với cà phê Việt Nam.
Và còn rất nhiều nghiên cứu của các cơ quan, các tác giả khác.
Tuy vậy, các công trình nghiên cứu trên mới chỉ đề cập đến hoạt động xuất khẩu nông sản nói chung mà chưa nghiên cứu chuyên sâu vào hoạt động xuất khẩu cà phê, nhất là trong bối cảnh Việt Nam trở thành thành viên chính thức của WTO. Vì vậy, vấn đề làm thế nào để nâng cao năng lực cạnh tranh cho cà phê vẫn luôn cần phải được tiếp tục nghiên cứu.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
Mục đích
- Trên cơ sở tìm ra được những nguyên nhân căn bản làm giảm năng lực cạnh tranh của cà phê Việt Nam để từ đó khuyến nghị một số giải pháp khắc phục những yếu kém ấy.
Nhiệm vụ
- Xác định các yếu tố cấu thành năng lực cạnh tranh và lợi thế cạnh tranh của sản phẩm cà phê.
- Phân tích, đánh giá thực trạng năng lực cạnh tranh của cà phê xuất khẩu ở Việt Nam thời gian qua.
- Tìm ra nguyên nhân của tình trạng năng lực cạnh tranh thấp kém của cà phê ở Việt Nam và tìm giải pháp khắc phục.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.
- Đối tượng: Nghiên cứu năng lực cạnh tranh sản phẩm.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Về không gian: Sản phẩm cà phê của Việt Nam.