Nợ Xấu, Nợ Quá Hạn Của Vietcombank Giai Đoạn 2015-2020


Biều đồ 3.7. Tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Vietcombank khi đưa về cùng một cách tính theo Basel II giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: %


14


12


10


8


6


4


2


0

2015

2016

2017

2018

2019

2020

CAR

(Nguồn: Số liệu của Vietcombank và giải thiết)

Như vậy nếu đưa cùng về một mặt bằng tính toán ta có thể thấy với mô hình quản trị theo Basel tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Vietcombank có xu hướng tăng dần qua 6 năm, đặc biệt năm 2018 CAR đạt 12,14% cao nhất trong các năm phân tích, sau đó giảm xuống mức 9,34% ở năm 2019 và năm 2020 tăng nhẹ so với 2019 đạt 9,56%.

Cơ sở phân tích này một phần đã chứng minh vấn đề đổi mới quản trị thông qua việc áp dụng mô hình quản trị khác nhau dẫn đến hiệu quả nâng cao tỷ lệ an toàn vốn CAR của Vietcombank.

- Chất lượng Tài sản

Chỉ tiêu Nợ xấu/Tổng dư nợ đánh giá chất lượng tài sản của tổ chức nhận tiền gửi, đồng thời chỉ số này dùng để xác định độ rủi ro của tài sản trong danh mục cho vay. Dưới đây là bảng số liệu về đánh giá chất lượng tài sản của Vietcombank giai đoạn 2015-2020.


Biểu đồ 3.8. Nợ xấu, Nợ quá hạn của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: Tỷ đồng


NQUÁ HN NXU

16515

14343

10991

10005

8348

7137

8024

6922

6209

6223

5804

5230

2015

2016

2017

2018

2019

2020

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank các năm)

Đánh giá về chất lượng tài sản cho thấy, chất lượng tín dụng của Vietcombank ngày một được cải thiện, Nợ đủ tiêu chuẩn chiếm tỷ trọng cao trong phân loại nợ, cụt hể như năm 2020 nợ đủ tiêu chuẩn là 831.765 tỷ đồng trong tổng dư nợ tín dụng 839.788 tỷ đồng, các nhóm nợ nghi ngờ và nợ có khả năng mất vốn ngày càng được chú trọng và kiểm soát ở mức thấp và có xu hướng giảm dần những năm gần đây mặc dù tăng trưởng tín dụng không ngừng gia tăng. (Chi tiết số liệu tại Phụ lục số 6). Tình hình phân loại nợ được thực hiện đúng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Biểu đồ 3.9. Tỷ lệ nợ xấu, tỷ lệ nợ quá hạn của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: %


7

6

5

4

3

2

1

0

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tlnxu

Tlnquá hn

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank các năm)


Vietcombank luôn chú trọng tới quản trị rủi ro ngay cả trong giai đoạn kinh tế phát triển mạnh mẽ là chiến lược đúng đắn giúp Vietcombank kiểm soát thành công chất lượng tín dụng trong thời kỳ khó khăn. Theo đó, tỷ lệ Nợ xấu liên tục giảm qua các năm từ 1,5% năm 2016 xuống 1,11% năm 2017, 0,97% năm 2018, 0,77% năm

2019 và chỉ còn 0,62% năm 2020. Giai đoạn Mô hình 1:

+ Năm 2015: Tỷ lệ nợ xấu ở mức 1,84% nằm trong kế hoạch đưa tỷ lệ nợ xấu về dưới 2,5%.

+ Năm 2016 tỷ lệ nợ xấu là 1,46% giảm hơn so với năm 2015 ở mức 1,79%.

+ Năm 2017 tỷ lệ nợ xấu là 1,11% nằm trong kế hoạch Đại hội cổ đông giao chỉ tiêu này dưới 2%.

Giai đoạn Mô hình 2:

+ Năm 2018 Vietcombank tiếp tục kiểm soát chặt chẽ chất lượng tín dụng và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Dự nợ nhóm 2 là 3.781 tỷ đồng giảm 1.002 tỷ đồng so với năm 2017. Tỷ lệ nợ nhóm 2 chỉ còn ở mức 0,59%. Kể từ khi cổ phần hóa, năm 2018 là năm đầu tiên Vietcombank đưa tỷ lệ nợ xấu về mức dưới 1%, tỷ lệ nợ xấu được kiểm soát ở mức 0,97% với mức nợ xấu nội bảng chưa đến 6.200 tỷ đồng.

+ Năm 2020 tỷ lệ nợ xấu của Vietcombank chỉ còn ở mức 0,62%. Đây là tỷ lệ nợ xấu lý tưởng trong giai đoạn hiện nay. Kết quả này tiếp tục ghi nhận Vietcombank là tổ chức tín dụng (TCTD) có tỷ lệ nợ xấu thấp nhất, chất lượng tài sản tốt nhất trong số các TCTD tại Việt Nam.

Theo thống kê số liệu tình hình nợ xấu của 24 NHTM tại Việt Nam (chi tiết tại Phụ lục số 7), tổng số dư nợ xấu của các ngân hàng đến thời điểm năm 2020 đã tăng 4,4% so với năm 2019 với gần 86.914 tỷ đồng. Trong số 24 ngân hàng khảo sát chỉ có 7 ngân hàng ghi nhận nợ xấu giảm trong khi 17 ngân hàng còn lại đều có nợ xấu tăng. NHTMCP đầu tư và phát triển Việt Nam đứng đầu “bảng xếp hạng” với số dư nợ xấu đạt 21.342 tỷ đồng vào năm 2020 tăng 9,5% so với năm 2019. Chỉ tính riêng 5 ngân hàng đứng đầu về tỷ lệ nợ xấu tăng, số nợ xấu đã chiếm gần 60% nợ xấu của 24 ngân hàng được thống kê. Vietcombank năm 2020 đã không còn góp mặt trong


nhóm 5 ngân hàng có nhiều nợ xấu nhất khi quy mô nợ xấu ghi nhận giảm 9,9% xuống 5.230 tỷ đồng.

- Thu nhập và lợi nhuận

Bảng 3.4. Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: %


Chỉ

tiêu/Năm

Mô hình 1

Mô hình 2

Mô hình 1

Mô hình 2

2015

2016

2017

2018

2019

2020

15/14

16/15

17/16

18/17

19/18

20/19

Tỷ lệ lãi

cận biên (NIM)

2,58

2,63

2,66

2,94

3,10

3,11

0,02

0,05

0,03

0,28

0,16

0,01

Tỷ suất sinh lời của Vốn chủ sở

hữu (ROE)

12,3

14,69

18,09

25,49

25,99

21,11

1,12

2,39

3,9

7,4

0,5

(4,88)

Tỷ suất sinh lời của Tài sản

(ROA)

0,85

0,94

1,00

1,39

1,62

1,45

0,07

0,09

0,06

0,39

0,23

0,17

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 13

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank các năm)

Biểu đồ 3.10. Tỷ suất sinh lời của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: %


30

25

20

15

10

5

0

2015

2016

2017

2018

2019

2020

NIM

ROE

ROA

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank các năm)


+ ROE

Tỷ suất sinh lời của vốn chủ sở hữu của Vietcombank có xu hướng tăng ổn định suốt giai đoạn 2015-2019. Năm 2019, ROE đạt mức đỉnh cao nhất trong giai đoạn phân tích lên tới 25,99%, một mức tỷ suất lợi nhuận khá tốt và là một trong những đơn vị dẫn đầu thị trường. Tuy nhiên sang năm 2020 tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu giảm 4,88% chứng tỏ có các yếu tố tác động có thể từ nội tại ngân hàng hoặc yếu tố bên ngoài tác động đến hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng. Song nếu nhìn vào trung bình ngành thì Vietcombank luôn đạt tỷ suất cao hơn mặt bằng chung. Xét về yếu tố quản trị ngân hàng ta thấy rõ ràng trên Biểu đồ tăng trưởng thể hiện giai đoạn sử dụng mô hình 2 theo Basel II ROE của Vietcombank có mức tăng nổi bật hơn hẳn giai đoạn sử dụng mô hình quản trị 1. Điều này càng khẳng định mối quan hệ giữa quản trị hiệu quả đã tác động giúp cho hoạt động kinh doanh có hiệu quả.

Chi tiết số liệu tại Phụ lục số 8 về Tỷ suất sinh lời trên Vốn chủ sở hữu của các NHTM Việt Nam qua 5 năm ta thấy, năm 2016 so với các Ngân hàng, Vietcombank đứng vị trí thứ 3 về ROE đạt tỷ lệ 14,7% đứng sau các ngân hàng VPBank với ROE cao nhất 28,26%, Techcombank 17,47%. Sang năm 2017 ROE của Vietcombank vẫn giữ vị trí số 3 với tỷ lệ tăng lên là 18,1%. Năm 2018, 2019 Vietcombank đứng vị trí số 2 với ROE tăng vượt trội lần lượt là 25,18% và 25,03%, sang năm 2020 ROE giảm xuống còn 20,53%, mức độ giảm này có thể là do sự cạnh tranh về tăng trưởng tín dụng và huy động vốn của thị trường và những rào cản do đại dịch Covid-19 mang lại khiến hoạt động kinh doanh của ngân hàng chưa hiệu quả.

+ ROA

Cũng giống như ROE, ROA của Vietcombank có xu hướng tăng dần qua các năm luôn ở mức trên 1% chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của ngân hàng ngày càng được nâng cao. ROA của Vietcombank cao nhất vào năm 2019 nằm trong giai đoạn mô hình 2 với tỷ lệ là 1,61%, sang năm 2020 ROA giảm xuống còn 1,45%. Tuy nhiên nếu thực hiện so sánh với các NHTM khác thì ta thấy hiệu quả sử dụng tài sản của Vietcombank chưa phải ở mức cao, luôn giữ vị trí khoảng thứ 8 (Chi tiết tại Phụ lục


số 9). Đây là một ttrong những chỉ tiêu cho thấy hoạt động quản trị của Vietcombank cần phải đổi mới hơn nữa nhằm tăng hiệu quả hoạt động cho ngân hàng.

+ NIM

Tỷ lệ lãi cận biên (NIM) của Vietcombank qua 6 năm luôn ở mức tăng trưởng ổn định trên 2%. Năm 2019 NIM của Vietcombank ở mức 3,1% ở mức trung bình so với các ngân hàng trong hệ thống nhưng cao hơn BIDV (2,6%) và Vietinbank (2,9%). Tuy nhiên tại thông tin số liệu Phụ lục số 10 của luận án ta thấy NIM của Vietcombank vẫn thua xa VPBank khi ngân hàng này có mức NIM lên tới 9,3% hay NIM của MBBank là 4,9%. Từ đây có thể thấy Vietcombank có thể bù đắp lợi nhuận bằng cách tăng cho vay khi tỷ lệ cho vay trên huy động vốn mới chỉ ở mức 73% thấp hơn so với quy định 85% của Ngân hàng Nhà nước. Để NIM không giảm Vietcombank nâng tỷ trọng cho vay cá nhân và doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) lên để cải thiện. Tính đến hết năm 2019, tỷ trọng cho vay cá nhân đạt 43% trên tổng dư nợ, nếu bao gồm cả SME thì tỷ trọng lên khoảng 55%. Năm 2020 NIM đạt mức cao nhất 2,91% mặc dù cả ROE và ROA của ngân hàng đều giảm ở năm 2020.

- Thanh khoản

Chiểu theo thông tư 36/2014 của ngân hàng nhà nước thì tình hình thanh khoản của Vietcombank luôn dồi dào, đáp ứng được đầy đủ các nghĩa vụ tài chính của khách hàng với tỷ lệ luôn đạt trên 20% so với tiêu chuẩn của nhà nước chỉ 10%.

Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên nguồn vốn huy động của Vietcombank qua các năm thể hiện phần nào khả năng thanh khoản của ngân hàng có được kiểm soát tốt không, đồng thời cũng thể hiện xu hướng của ban lãnh đạo trong việc giữ thanh khoản của ngân hàng ở mức độ cao hay thấp. Thông thường vốn huy động từ thị trường của một ngân hàng phần lớn sẽ được mang đi cho vay và đầu tư, phần còn lại là tỷ lệ dự trữ để đảm bảo thanh khoản dưới dạng tiền mặt, tiền gửi và cho vay tại NHNN và các TCTD khác.


Bảng 3.5. Một số chỉ tiêu về thanh khoản của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: Tỷ đồng, %


Chỉ tiêu/Năm

Mô hình 1

Mô hình 2

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Tài sản có tính thanh khoản cao (tỷ đồng)

Tiền mặt và vàng

5.519

4.316

5.115

4.529

13.778

15.095

Tiền gửi tại

NHNNVN

2.563

2.753

4.466

5.577

34.405

33.010

Các loại GTCG được sử dụng trong các giao

dịch của NHNN

185.713

172.306

300.030

212.589

156.891

143.374

Tiền gửi không kỳ hạn tại ngân hàng

đại lý





-

-

TG không kỳ hạn

tại các TCTD khác

43.679

46.261

43.191

21.160

40.195

45.091

Tổng cộng tài sản

có tính thanh khoản cao

205.126

225.636

352.802

243.855

245.269

236.570

Nợ phải trả

629.222

739.790

982.735

1.011.847

1.141.859

1.232.135

Tỷ lệ dự trữ

thanh khoản (%)

32,6%

30,5%

35,9%

24,1%

22%

19,2%

Tỷ lệ Dư nợ TD/

Huy động vốn

76,74%

76,71%

76,74%

77,68%

78,05%

80,23%

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank và tính toán của tác giả)

Theo bảng số liệu về khả năng thanh khoản của Vietcombank ta thấy:

− Giai đoạn mô hình 1: Tỷ lệ dư nợ tín dụng trên nguồn vốn huy động của Vietcombank giữ ổn định ở mức 76% cho thấy chính sách quản trị của Vietcombank tương đối thận trọng và chấp nhận đánh đổi lợi nhuận để giữ nhiều hơn tài sản thanh khoản nhằm đảm bảo an toàn cho khả năng thanh khoản.

− Giai đoạn mô hình 2: tỷ lệ dự nợ tín dụng trên nguồn vốn huy động được tăng lên dần qua 3 năm phân tích, cụ thể năm 2020 tỷ lệ này đạt 80,23%, điều này


đồng nghĩa với việc khả năng thanh khoản có phần giảm sút nhưng vẫn nằm trong biên độ cho phép của NHNN với mức tỷ lệ tối đa là 85%. Một trong số các lý do có thể thấy được đó là tốc độ tăng trưởng dư nợ những năm gần đây luôn ở mức cao, đảm bảo tỷ lệ thanh khoản ở mức cho phép mà lại gia tăng được lợi nhuận kinh doanh cho ngân hàng.

b) Thực trạng nâng cao hiệu quả quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

- Nhóm chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đổi mới quản trị tại Vietcombank

Bảng 3.6. Một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đổi mới quản trị tại Vietcombank


Chỉ tiêu quan sát

Trước đổi mới quản trị

Sau đổi mới quản trị

Mức tiết giảm % so với trước đổi mới

quản trị

Số tuyệt

đối

%

1. Thời gian hội họp 1 tháng,

Giờ

17,5

10,0

7,5

57,14

2. Chi phí quản lý hoạt động

trên tổng thu nhập, %

39,0

33,9


13,07

3. Tỷ lệ quyết sách chậm hoặc sai của Ban điều

hành, %

3,4

1,2


64.7

Nguồn: Tác giả kháo sát chuyên gia của Vietcombank

Về tần suất họp của HĐQT, Vietcombank thực hiện trung bình khoảng 5 cuộc họp mỗi tháng và trung bình có 9 đến 10 thành viên HĐQT tham gia họp. Như vậy theo nội dung bảng khảo sát về một số các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của đổi mới quản trị như tỷ lệ giảm thời gian hội họp, tỷ lệ giảm chi phí quản lý hoạt động của ngân hàng trên tổng thu nhập trong 1 tháng của Vietcombank tại hai thời điểm trước và sau đổi mới quản trị ta thấy hiệu quả quản trị đã được cải thiện, thời gian dành cho hội họp giảm từ 17,5 giờ giờ xuống còn 10 giờ trong 1 tháng, mức giảm 57,14%; tỷ lệ chi phí quản lý hoạt động trên tổng thu nhập ngân hàng trong 1 tháng giảm 13,07%. Điều này chứng tỏ tính hiệu quả của đổi mới quản trị giúp tiết kiệm thời gian xử lý công việc và tiết giảm chi phí quản lý. Tỷ lệ quyết sách chậm hoặc sai giảm đáng kể

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/02/2023