Chỉ Số Tương Quan Giữa Hiệu Quả Quản Trị Và Hiệu Quả Kinh Doanh Của Vietcombank Giai Đoạn 2015-2020


ở mức 64,7% cũng là một minh chứng cho những tối ưu do đổi mới quản trị đem lại. Các chỉ tiêu này một lần nữa lại khẳng định việc đổi mới quản trị giúp tăng hiệu quả công việc, tăng hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.

- Chỉ số tương quan giữa hiệu quả quản trị và hiệu quả kinh doanh của Vietcombank

Bảng 3.7. Chỉ số tương quan giữa hiệu quả quản trị và hiệu quả kinh doanh của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: %


Năm

T2 (Tốc độ đổi mới quản trị)

T1 (Tốc độ tăng ROE)

K

2015

1,04

1,12

0,93

2016

2,03

2,39

0,85

2017

3,00

3,90

0,77

2018

4,88

7,40

0,66

2019

0,29

0,50

0,58

2020

(2,64)

(4,88)

0,54

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 14

Nguồn: Tác giả khảo sát chuyên gia và số liệu của Vietcombank

Biểu đồ 3.11. Tương quan giữa hiệu quả quản trị và hiệu quả kinh doanh của Vietcombank

T2

T1

K

8

7

6

5

4

3

2

1

0

-1

-2

-3

-4

-5

0.93

0.85

0.77

0.66

0.58

0.54

2015 2016 2017 2018 2019 2020

Nguồn: Theo số liệu của Vietcombank


Theo số liệu Bảng 3.7 và Biểu đồ 3.11 ta thấy những năm qua Vietcombank đã nhận thức được tầm quan trọng của việc đổi mới quản trị, qua mỗi năm Vietcombank từng bước nâng cao hiệu quả quản trị bằng cách ứng dụng các thông lệ quốc tế, đặc biệt giai đoạn chuyển giao giữa hai mô hình quản trị cũ và mới ở năm 2017 sang năm 2018 đã có sự chuyển biến lớn với tốc độ đổi mới quản trị lên đến 4,88% đồng thời tốc độ tăng tỷ suất lợi nhuận của 2018 cũng tăng 7,4% so với năm 2017. Năm 2019 và 2020 do tác động của đại dịch covid nên tốc độ tăng trưởng hiệu quả kinh doanh có xu hướng giảm so với năm 2018, mức độ đầu tư đổi mới quản trị giảm bớt; tuy nhiên mức độ hiệu quả giảm so với năm 2018, không có nghĩa là mô hình quản trị không hiệu quả. Năm 2019 và 2020, thực hiện theo chủ trương của Chính phủ, cụ thể là Thông tư 01/2020/TT-NHNN về triển khai các giải pháp hỗ trợ những khách hàng bị ảnh hưởng bởi Covid-19, Vietcombank đã thực hiên liên tiếp các đợt giảm lãi suất cho vay, giảm phí, cơ cấu nợ, giữ nguyên nhóm nợ cho khách hàng. Năm 2020 Vietcombank đã hỗ trợ giảm lãi cho khách hàng với tổng dư nợ lên đến 441.768 tỷ đồng, tổng số tiền lãi hỗ trợ là 3.700 tỷ đồng. Mặc dù vậy năm 2020 tổng tài sản của Vietcombank vẫn đạt mức cao nhất toàn hệ thống đạt 1.326.230 tỷ đồng, tỷ suất lợi nhuận tăng 21,11%.

Hệ số tương quan K có xu hướng giảm qua các năm điều này chứng minh mối quan hệ giữa đổi mối hiệu quả quản trị và hiệu quả kinh doanh của Vietcombank, tốc độ tăng hiệu quả nhanh hơn tốc độ tăng đổi mới, mô hình quản trị mới phù hợp và đem lại hiệu quả cao cho ngân hàng, có nghĩa hoạt động quản trị của ngân hàng càng đổi mới càng hiệu quả bao nhiêu thì đồng thời sẽ tạo ra hiệu quả kinh doanh của ngân hàng tốt bấy nhiêu.

Với việc vận dụng nghiên cứu hệ số tương quan giữa hiệu quả quản trị và hiệu quả kinh doanh tại Vietcombank, tác giả đã phần nào chứng minh được giả thiết nếu không rõ mô hình quản trị, hiệu quả đổi mới quản trị thì không thể nâng cao hiệu quả kinh doanh của ngân hàng.


- Chỉ tiêu đánh giá thực tiễn quản trị tại Vietcombank theo nguyên tắc và chuẩn mực quốc tế (Chỉ số BGRI)

Để có cái nhìn tổng quát về việc nâng cao hiệu quả quản trị tại Vietcombank giai đoạn 2015-2020, tác giả thực hiện xếp hạng quản trị ngân hàng theo nguyên tắc và thông lệ quốc tế cho 2 giai đoạn của trước đổi mới quản trị và sau đổi mới quản trị của ngân hàng. Vietcombank là một ngân hàng lớn có tầm quan trọng bậc nhất trong hệ thống với tiêu chí đảm bảo đủ điều kiện đánh giá xếp hạng đó là ngân hàng trong vòng 3 năm gần đây đã thực hiện nhiều biện pháp nhằm tăng cường công tác quản trị, là ngân hàng đã ban hành quy định về quản trị nội bộ và Bộ quy tắc ứng xử, HĐQT đã có sự tham gia của thành viên độc lập và đại diện sở hữu vốn nước ngoài, Chủ tịch HĐQT không kiêm nghiệm Tổng giám đốc, vai trò của cổ đông được đánh giá cao… Hơn nữa ta có thể thấy, việc đánh giá tình hình quản trị công ty sử dụng hệ

thống thẻ điểm hoặc các bộ chỉ số đánh giá qua bảng hỏi và cho điểm đã và đang được áp dụng ở khắp Châu Á như Trung Quốc, HongKong, Hàn Quốc, Singapore, Thái Lan, Philipin và Indonesia như một cơ chế khuyến khích cải thiện hiệu quả quản trị công ty. Đánh giá quản trị công ty theo phương pháp BGRI được tác giả tiến hành dựa trên cơ sở các thông tin mà nhà đầu tư có thể tiếp cận trong các báo cáo các năm tại Vietcombank bao gồm Báo cáo thường niên, Báo cáo tài chính, Bảng cân đối kế toán, các tài liệu liên quan đến họp Đại hội đồng cổ đông, các tài liệu báo cáo Hội đồng quản trị, các tài liệu có sẵn công bố công khai trên website của Vietcombank.

Có thể thấy quản trị công ty có thể “quan sát” được từ những thông tin, tài liệu được công bố rộng rãi mà các nhà đầu tư hiện tại và tương lai có thể tiếp cận.

Về cơ sở chấm điểm, nguồn thông tin tác giả sử dụng bao gồm báo cáo tài chính, báo cáo hội đồng quản trị, báo cáo thường niên, website Vietcombank, nghị quyết của HĐQT, thông tin trên website Sở giao dịch chứng khoán,.. Thêm vào đó, tác giả tiến hành thực hiện tổng hợp thông tin chấm điểm thông qua hình thức phỏng vấn và gọi điện trao đổi với các chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng, tham khảo cách chấm điểm BGRI tại Vietcombank. Với các thông tin công khai đại chúng của


Vietcombank, tác giả dựa trên khung phân tích và tìm câu trả lời trong các báo cáo của Vietcombank.

Trên cơ sở sử dụng phương pháp đánh giá chính sách, tác giả kết hợp tham khảo ý kiến chuyên gia tại Vietcombank thông qua hình thức phỏng vấn cách chấm điểm theo khung quản trị điều hành BGRI của Vietcombank và thu thập tài liệu, tiến hành xây dựng chấm điểm theo Bảng hỏi (chi tiết tại Phụ lục số 4) về quản trị công ty cho Vietcombank, tác giả có Bảng điểm tổng hợp như sau:

Bảng 3.8. Khung điểm quản trị điều hành BGRI của Vietcombank


Phần

Số lượng câu hỏi

Điểm tối đa

Mô hình 1

Mô hình 2

CGI

Cổ đông và Đại hội cổ đông

18

37

31

35

Hội đồng quản trị

19

34

32

33

Ban kiểm soát

8

8

8

8

Công khai, minh bạch và kiểm toán

12

21

18

18

Vi phạm

2

0

0

0

Tổng điểm CGI

57

100

89

94

BRI

Quản trị rủi ro

16

16

13

16

BGRI

Điểm BGRI



72.34

78

áo cáo thường niên của Vietcombank qua các năm về cổ đông

Nguồn: Khảo sát chuyên gia và số liệu của Vietcombank

Quan phân tích b

và ĐHĐCĐ cho thấy đa số các công bố liên quan đến cổ đông và đại hội đồng cổ đông cả giai đoạn Mô hình 1 và Mô hình 2 nhìn chung tuân thủ tốt các quy định. Các quyền lợi của cổ đông, hoạt động của Ban kiểm soát và Công khai minh bạch đều được quy định cụ thể trong điều lệ tổ chức và hoạt động của Vietcombank. Tuy nhiên giai đoạn Mô hình 2 tổng điểm của bộ chỉ số CGI cao hơn so với Mô hình 1 5 điểm tăng từ 89 điểm lên 94 điểm, chứng tỏ Vietcombank đã từng bước áp dụng triệt để các quy định của Thông lệ quốc tế trong hoạt động quản trị điều hành ngân hàng.

Về chỉ số quản trị rủi ro BRI được chấm điểm dựa trên 16 tiêu chí lấy thông tin từ các báo cáo công khai của Vietcombank và thông qua phỏng vấn, gọi điện trực tiếp cho các chuyên gia và lãnh đạo ngân hàng, điểm tối đa cho cấu phần quản trị rủi ro là 16 điểm. Dựa theo kết quả chấm điểm BRI tại 2 giai đoạn 2 mô hình quản trị 1


và 2 ta thấy điểm số quản trị rủi ro đã tăng từ 13 điểm lên 16 điểm tuyệt đối, chứng tỏ vấn đề quản trị rủi ro trong ngân hàng đã được quan tâm và hoàn thiện ở mức cao. Thực tế cho thấy rằng việc quản trị rủi ro, đặc biệt là hướng tới quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế như Basel II và Basel III đòi hỏi một nguồn lực lớn từ ngân hàng.

3.2.3. Nhận định chung về hiệu quả quản trị của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Từ những kết quả đánh giá bằng các chỉ tiêu định lượng đã triển khai ở phần trước từ trang 82 đến trang 97 cho phép tác giả rút ra những nhận định chủ yếu sau đây:

3.2.3.1. Những kết quả chủ yếu và nguyên nhân

Trước những diễn biến bất thường của môi trường kinh tế - xã hội, Vietcombank đã nỗ lực phấn đấu thực hiện thành công đa mục tiêu vừa đảm bảo phát triển bền vững vừa đưa ra các giải pháp hỗ trợ khách hàng trong giai đoạn diễn biến xấu của môi trường kinh doanh. Những kết quả đạt được của Vietcombank về công tác quản trị điều hành trong gian đoạn từ 2015 đến 2020 thể hiện ở những điểm cơ bản sau:

a) Kết quả hoạt động kinh doanh có nhiều đổi mới tích cực

Trong giai đoạn 5 năm gần đây, Vietcombank luôn hoàn thành và vượt các chỉ tiêu do Đại hội đồng cổ đông đưa ra:

+ Tổng tài sản không ngừng gia tăng qua các năm, giai đoạn 2018-2020 có khối lương tổng tài sản tăng gấp đôi so với giai đoạn đầu của 2015-2017 từ 674.395 tỷ đồng năm 2015 lên 1.326.320 tỷ đồng năm 2020, luôn vượt kế hoạch được giao.

+ Dư nợ tín dụng tăng trưởng mạnh qua các năm và nằm trong mức trần tăng trưởng tín dụng của NHNN giao.

+ Tổng huy động vốn đạt con số trên 1 triệu tỷ đồng ở năm 2020 tăng gấp đôi so với thời kỳ đầu của giai đoạn 2015-2017. Vietcombank thực hiện điều chỉnh giảm chỉ tiêu huy động vốn theo từng năm để bám sát với mức tăng trưởng tín dụng và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Điều tiết các chương trình huy động vốn phù hợp với thị trường và tốc độ tăng tín dụng của Vietcombank, đồng thời cấu trúc lại danh mục


huy động vốn, cấu trúc lãi suất huy động để duy trì lãi suất huy động vốn bình quân ở mức thấp.

+ Chất lượng tín dụng tiếp tục được kiểm soát chặt chẽ và đẩy mạnh công tác xử lý nợ xấu. Nợ xấu có xu hướng giảm qua các năm và đạt mức dưới 1% những năm gần đây. Tỷ lệ dự phòng bao nợ xấu nội bảng không ngừng tăng, đạt mức cao nhất trong lịch sử Vietcombank và cao nhất trong toàn ngành ngân hàng. Vietcombank chủ động phân loại khách hàng thành 4 nhóm định hướng quan hệ tín dụng với các tiêu chí khoa học và hệ thống: nhóm A tăng trưởng, nhóm B duy trì, nhóm C rút giảm dư nợ, tăng cường biện pháp đảm bảo và nhóm D rủi ro cao, tiến tới dừng quan hệ tín dụng. Mở rộng tín dụng vào vào các ngành kinh tế tiềm năng cao và hiệu quả, định kỳ rà soát kiểm điểm kết quả thực hiện. Tăng tần suất rà soát danh mục tín dụng và nhóm khách hàng, điều chỉnh kịp thời trước sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Kiên định không hạ chuẩn điều kiện tín dụng và yêu cầu tài sản đảm bảo trước diễn biến không thuận lợi của thị trường.

+ Lợi nhuận hợp nhất trước và sau thuế đảm bảo tăng trưởng bền vững đặc biệt ở giai đoạn 2018-2020.

+ Quy mô vốn hóa thị trường luôn dẫn đầu các ngân hàng niêm yết.

b) Hoạt động quản trị

+ Vietcombank đã xây dựng và triển khai hữu hiệu hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ, góp phần ngăn ngừa, kịp thời xử lý các vấn đề tồn tại phát sinh. Hệ thống kiểm soát được hoạt động đồng bộ và gắn kết trên cả 3 tuyến phòng thủ, đặc biệt với sự tham gia từ tuyến phòng thủ của bộ phận Vận hành chi nhánh và kiểm soát tuân thủ cũng đã góp phần nhận diện sớm rủi ro, giảm thiểu đáng kể các vi phạm nghiêm trọng và từng bước kiểm soát việc khắc phục tổn thất.

+ Vietcombank đã sắp xếp lại mô hình tổ chức tại Trụ sở chính đặc biệt là đối với Khối Bán lẻ theo mô hình tổ chức mới để bám sát chiến lược đưa Vietcombank là Ngân hàng bán lẻ số 1 Việt Nam. Mô hình chuyển đổi mới này thực hiện dựa trên cơ sở kết quả của Dự án chuyển đổi mô hình ngân hàng bán lẻ (RTOM). Đồng thời Vietcombank cũng điều chỉnh mô hình tín dụng bán buôn (CTOM) theo Thông tư số


13 của NHNN. Chuyển đổi các mô hình này trên cơ sở thực hiện sắp xếp lại các phòng ban và bố trí lại nhân sự theo hướng tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với chức năng các phòng ban nghiệp vụ.

+ Vietcombank đã xây dựng và ban hành các quy định, quy chế nội bộ về Quy định giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn trong hoạt động của Vietcombank, quy trình tín dụng bán buôn, cơ chế thẩm quyền ưu đãi phí đối với khách hàng bán buôn, Quy định về quản trị rủi ro thanh khoản…đem lại những hiệu quả tích cực trong công tác quản trị điều hành và hiệu quả hoạt động kinh doanh.

+ Công tác quản trị rủi ro hoạt động cũng được định hình qua việc hoàn thiện công cụ chính sách, xây dựng lộ trình triển khai các quy định an toàn vốn Basel II và Basel III cùng sự tăng cường giám sát, điều phối xử lý khắc phục rủi ro cao góp phần cải thiện trạng thái bản đồ nhiệt Rủi ro toàn ngân hàng. Nhờ đó, các rủi ro phát sinh đều được nhận diện sớm và xử lý ngay từ giai đoạn đầu.

c) Đối với An toàn hoạt động

Theo quy định trong Trụ cột 1 của Hiệp ước Basel II, các ngân hàng phải đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu đối với rủi ro tín dụng, rủi ro hoạt động, rủi ro thị trường là 8% dựa trên cơ sở vốn cấp 1, vốn cấp 2. Trong đó, các phương pháp đánh giá rủi ro của Basel II cũng phức tạp hơn so với Basel I, nhưng chính xác hơn do đánh giá dựa trên nhiều cơ sở.

Trong những năm qua, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của Vietcombank đều cao hơn mức quy định của NHNN và vượt tiêu chuẩn quy định của Basel II. Trong giai đoạn 2015-2020 tỷ lệ an toàn vốn của Vietcombank đều vượt mức 8% quy định của Basel II. Đây là kết quả đáng mừng trong công tác quản trị rủi ro của Vietcombank. Tỷ lệ an toàn vốn cao thể hiện năng lực tài chính của Vietcombank tương đối mạnh và ổn định trong thời gian qua, phù hợp với tiêu chuẩn quy định của Basel II.

d) Đối với Công nghệ thông tin và chuyển đổi ngân hàng số

+ Vietcombank đã tăng cường cơ sở hạ tầng, đáp ứng yêu cầu kinh doanh; thực hiện nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin đảm bảo tính sẵn sàng cao cho các


ứng dụng quan trọng, tăng cường quản trị công nghệ thông tin tiệm cận với các tiêu chuẩn quốc tế.

+ Vietcombank đã thực hiện triển khai được hoạt động của trung tâm ngân hàng số, bổ sung hoàn thiện các quy trình, chính sách nội bộ nền tảng để triển khai ngân hàng số, đảm bảo dịch vụ an toàn và tuân thủ quy định của pháp luật.

+ Có những biện pháp tăng cường đảm bảo an toàn, an ninh, bảo mật cho hệ thống công nghệ thông tin.

e) Đối với đổi mới hoạt động công bố thông tin

Hoạt động công bố thông tin theo nguyên tắc thị trường tại Vietcombank đã được thực hiện đều đặn và minh bạch hơn. Trong mấy năm gần đây, trước yêu cầu của NHNN về việc phải đảm bảo số liệu báo cáo đầy đủ hơn, chính xác hơn và kịp thời hơn, hơn nữa do yêu cầu của chính các NHTM về việc phải có thông tin đảm bảo cả về số lượng lẫn chất lượng nhằm phục vụ tốt hoạt động quản lý điều hành, hoạt động báo cáo thống kê tại Vietcombank đã được thực hiện một cách bài bản hơn, đều có bộ phận chuyên trách tổng hợp báo cáo thống kê theo cả ngành dọc và ngành ngang. Ngoài ra V ietc om ban k còn thể hiện sự quan tâm hơn đến hoạt động báo cáo thống kê thông qua việc không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn của cán bộ làm hoạt động báo cáo thống kê, tăng chi phí đầu tư máy móc công nghệ, không ngừng cải tiến hệ thống mẫu biểu báo cáo nhằm đảm bảo đủ chỉ tiêu báo cáo theo yêu cầu, thay đổi quy trình nghiệp vụ nhằm quản lý tốt nhất chất lượng thông tin trên hệ thống (tách độc lập bộ phận tác nghiệp số liệu trên hệ thống)…

Bên cạnh việc chú trọng quản lý số liệu báo cáo thống kê, Vietcombank trong thời gian qua đều tập trung đầu tư công nghệ mới, tận dụng tối đa khả năng khai thác số liệu từ hệ thống, tăng tỷ trọng tổng hợp số liệu báo cáo thống kê một cách tự động, giảm khối lượng công việc làm bằng tay… Vì vậy, số liệu báo cáo thống kê phản ánh chính xác hơn tình hình thực tế, hỗ trợ công tác quản lý điều hành một cách có hiệu quả hơn.

Ngoài ra, Vietcombank cũng đã và đang thực hiện hiện đại hóa ngân hàng, mua phần mềm hiện đại của nước ngoài, qua đó:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 08/02/2023