Khái Quát Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Ngoại Thương Việt Nam Trong Hệ Thống Ngân Hàng Thương Mại Việt Nam


CHƯƠNG 3

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ QUẢN TRỊ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NGOẠI THƯƠNG VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2015-2020


3.1. Khái quát Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

3.1.1. Hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam

Thực tế cho thấy những đóng góp của hệ thống NHTM Việt Nam vào quá trình đổi mới và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa – hiện đại hóa là rất lớn. Các NHTM không chỉ khẳng định là một kênh dẫn vốn quan trọng cho nền kinh tế mà còn góp phần ổn định sức mua của đồng tiền. Có thể nói, sau hơn 30 năm tiến hành cải cách, hệ thống ngân hàng Việt Nam đã trải qua bốn giai đoạn phát triển đáng chú ý: (1) Giai đoạn 1990-1996, ghi nhận sự tăng lên nhanh chóng về số lượng và loại hình TCTD nhằm đáp ứng sự tăng vọt của cầu về dịch vụ tài chính trong giai đoạn đầu của thời kỳ chuyển đổi; (2) Giai đoạn 1997-2005: củng cố chấn chỉnh hệ thống ngân hàng 2 cấp mới được hình thành trong bối cảnh khủng hoảng tiền tệ Châu Á, cụ thể là việc triển khai thực hiện chương trình cải cách ngân hàng trọn gói gồm 5 cấu phần là tái cơ cấu các NHTMCP, tái cơ cấu các NHTM Nhà nước, củng cố hệ thống giám sát ngân hàng và hoàn thiện khuân khổ pháp lý về ngân hàng, tạo sân chơi bình đẳng cho mọi ngân hàng tham gia vào và phát triển nguồn nhân lực trong ngành ngân hàng; (3) Giai đoạn 2006-2010: nâng mức vốn pháp định và tăng cường các quy chế điều tiết, các NHTMCP nông thôn được chuyển đổi lên thành NHTMCP đo thị, một số ngân hàng mới được thành lập, xuất hiện loại hình ngân hàng 100% vốn nước ngoài; (4) Giai đoạn 2010 đến nay: hệ thống ngân hàng bộc lộ những yếu kém, dễ tổn thương tồn tích từ lâu, đe dọa gây đổ vỡ hệ thống, dẫn tới yêu cầu bức thiết phải tiến hành tái cơ câu hệ thống các TCTD.

Những năn gần đây, nền kinh tế Việt Nam đã chứng kiến sự thay đổi mạnh mẽ của hệ thống NHTM trên nhiều phương diện: số lượng ngân hàng, tổng tài sản, vốn chủ sở hữu, tổng phương tiện thanh toán và dư nợ tín dụng.


Bảng 3.1. Quy mô của hệ thống NHTM Việt Nam tính đến 31/12/2020

Đơn vị: Tỷ đồng, %


Loai hình TCTD

Tổng tài sản Có

Vốn điều lệ

Tỷ lệ vốn NH cho vay

TDH

Tỷ lệ dư nợ cho vay so với tổng

tiền gửi

Số tuyệt đối

Tốc độ

tăng trưởng

Số tuyệt đối

Tốc độ

tăng trưởng

(1)

(2)

(3)

(4)

(5)

(6)

(7)

NHTM Nhà nước

5.827.968

0,62

158.771

2,25

29,62

82,62

NH chính sách XH

242.073

2,60

18.271

0



NHTMCP

6.167.626

1,89

317.085

(0,02)

28,71

71,99

NH Liên doanh,

nước ngoài

1.560.982

2,52

131.285

0


38,22

Công ty TC, cho

thuê

229.311

0,12

30.879

1,06

33,31


NH Hợp tác xã

44.944

2,89

3.030

0

13,87

49,56

Quỹ tín dụng nhân

dân

149.465

4,37

4.307

4,99



Toàn hệ thống

14.222.369

1,45

664.627

0,61

25,82

72,99

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 193 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế - 11

Nguồn: Ngân hàng Nhà nước

Xét về tầm quan trọng trong hệ thống NHTM Việt Nam, Vietcombank là một trong bốn NHTM nhà nước lớn nhất hệ thống và có vị trí quan trọng hàng đầu để đảm bảo các luồng chuyển động tiền tệ một cách có hiệu quả phục vụ phát triển bền vững kinh tế - xã hội; đóng góp tích cực vào sự tăng trưởng GDP. Hơn thế nữa, Vietcombank giữ vai trò chủ đạo, dẫn dắt của NHTM Nhà nước trong việc triển khai, thực hiện chỉ đạo của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và NHNN với nhiều kết quả nổi bật; luôn dẫn đầu trong top 10 ngân hàng có lợi nhuận cao nhất, điển hình như năm 2019 và năm 2020 mức lợi nhuận của Vietcombank đạt trên 23.000 tỷ đồng đứng ở vị trí thứ nhất toàn hệ thống (chi tiết tại Phụ lục số 5), ứng dụng công nghệ hiện đại và quản trị rủi ro hiệu quả, đảm bảo hoạt động tín dụng an toàn với tỷ lệ nợ xấu thấp và là một trong những ngân hàng luôn có mức nợ xấu giảm dần qua các năm, năm 2020 mức nợ xấu tại Vietcombank giảm 9,9% so với năm 2020 (chi tiết tại Phụ lục số 7); thêm vào đó Vietcombank luôn là ngân hàng trong nhiều năm liên tiếp dẫn đầu về tỷ suất lợi nhuận và tỷ lệ lãi cận biên trong hệ thống và có xu hướng càng ngày càng tăng cao (chi tiết tại Phụ lục số 8, 9,10) . Về những đóng góp hiệu quả cho nền


kinh tế, Vietcombank là ngân hàng có nhiều năm liền nộp thuế thu nhập doanh nghiệp lớn nhất cả nước với tổng đóng góp cho ngân sách nhà nước đạt hơn 40.000 tỷ đồng trong các năm từ 2015-2020, bên cạnh đó còn tích cực đóng góp cho cộng đồng thông qua chuỗi các hoạt động an sinh xã hội, y tế, giáo dục.

3.1.2. Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam

Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Ngân hàng Ngoại thương chính thức được thành lập theo Quyết định số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành ngày 30 tháng 10 năm 1962 trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc Ngân hàng Trung ương (nay là NHNN). Theo Quyết định trên, Ngân hàng Ngoại thương đóng vai trò là ngân hàng chuyên doanh đầu tiên và duy nhất của Việt Nam tại thời điểm đó hoạt động trong lĩnh vực kinh tế đối ngoại bao gồm cho vay tài trợ xuất nhập khẩu và các dịch vụ kinh tế đối ngoại khác (vận tải, bảo hiểm...), thanh toán quốc tế, kinh doanh ngoại hối, quản lý vốn ngoại tệ gửi tại các ngân hàng nước ngoài, làm đại lý cho Chính phủ trong các quan hệ thanh toán, vay nợ, viện trợ với các nước xã hội chủ nghĩa (cũ)... Ngoài ra, Ngân hàng Ngoại thương còn tham mưu cho Ban lãnh đạo NHNN về các chính sách quản lý ngoại tệ, vàng bạc, quản lý quỹ ngoại tệ của Nhà nước và về quan hệ với Ngân hàng Trung ương các nước, các Tổ chức tài chính tiền tệ quốc tế.

Ngày 21 tháng 09 năm 1996, được sự ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc NHNN đã ký Quyết định số 286/QĐ-NH5 về việc thành lập lại Ngân hàng Ngoại thương theo mô hình Tổng công ty 90, 91 được quy định tại Quyết định số 90/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 1994 của Thủ tướng Chính phủ. Ngân hàng Ngoại thương là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn để thực hiện thí điểm cổ phần hóa, Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) đã chính thức đi vào hoạt động ngày 2 tháng 6 năm 2008, sau khi thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hoá thông qua việc phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng ngày 26/12/2007. Tháng 12 năm 2007, Vietcombank đã thực hiện thành công việc chào bán cổ phần lần đầu ra công chúng theo quy định của pháp luật với tổng số cổ phần chào bán lần đầu ra công chúng (IPO) là 6,5% vốn điều lệ (tương đương 97.500.000 cổ phần) thông qua Sở giao dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh, chính thức chuyển


đổi cơ chế từ doanh nghiệp Nhà nước sang cổ phần có tên là Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam.

Sơ đồ 3.1. Cơ cấu tổ chức của Vietcombank

ĐẠI HỘI ĐỒNG CỔ ĐÔNG

HỘI ĐỒNG QUẢN TRỊ

THƯ KÝ HĐQT

ALCO

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

PHÓ TỔNG GIÁM ĐỐC

QUẢN LÝ TÀI CHÍNH


TỔNG HỢP & CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN

ĐẦU TƯ

CÔNG NỢ

KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG

KINH DOANH VỐN

CHÍNH SÁCH & SẢN PHẨM BÁN LẺ

QUAN HỆ CÔNG CHÚNG

TỔ CHỨC CÁN BỘ VÀ ĐÀO TẠO

TRUNG TÂM CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

KẾ TOÁN TÀI CHÍNH HSC

CHÍNH SÁCH TÍN DỤNG

QUẢN LÝ RỦI RO HOẠT ĐỘNG

PHÁP CHẾ

QUẢN TRỊ

QUẢN LÝ BÁN SẢN PHẨM BÁN LẺ

QUẢN LÝ XÂY DỰNG CƠ BẢN

VĂN PHÒNG

KẾ TOÁN QUỐC TẾ

QUAN HỆ NGÂN HÀNG ĐẠI LÝ

TRUNG TÂM THẺ

QUẢN LÝ NGÂN QUỸ

QUẢN LÝ RỦI RO THỊ TRƯỜNG

VĂN PHÒNG ĐẢNG ĐOÀN

QUẢN LÝ ĐỀ ÁN CÔNG NGHỆ

Kiêm giám đốc chi nhánh Hồ Chí Minh.

Thay mặt ban lãnh đạo trong quan hệ với các cơ quan Đảng và chính quyền trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh và các khu vực lân cận.

Thay mặt ban lãnh đạo chỉ đạo việc thống nhất về mặt bằng lãi suất, phí, cũng như các định hướng kinh doanh khác trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh

TRUNG TÂM TÀI TRỢ THƯƠNG MẠI


TRUNG TÂM THANH TOÁN


VỐN TÍN DỤNG QUỐC TẾ

DỊCH VỤ TÀI KHOẢN KHÁCH HÀNG

TRUNG TÂM DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG

KHÁCH HÀNG FDI

THÔNG TIN TÍN DỤNG VÀ PHÒNG CHỐNG RỬA TIỀN

KIỂM TRA GIÁM SÁT TUÂN THỦ

BAN THI ĐUA

HỢP TÁC CHIẾN LƯỢC

QUẢN LÝ NỢ

TRUNG TÂM ĐÀO TẠO

TỔNG HỢP PHÂN TÍCH CHIẾN LƯỢC

VĂN PHÒNG CÔNG ĐOÀN

QUẢN LÝ TÀI SẢN NỢ CÓ

ỦY BAN QUẢN LÝ RỦI RO

GIÁM SÁT HOẠT ĐỘNG

KIỂM TOÁN NỘI BỘ

HỘI ĐỒNG TÍN DỤNG TW

TÁC NGHIỆP KD VỐN

CÔNG TY CHUYỂN TIỀN VIETCOMBANK

SỞ GIAO DỊCH VÀ 89 CHI NHÁNH

VINAFICO HONGKONG

CÔNG TY LIÊN DOANH

CÔNG TY CHO THUÊ TÀI CHÍNH

VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN SINGAPORE

CÔNG TY LIÊN KẾT

CÔNG TY TNHH CAO ỐC VIETCOMBANK

CÔNG TY CHỨNG KHOÁN

BAN KIỂM SOÁT

TỔNG GIÁM ĐỐC

Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank

Sau hơn nửa thế kỷ hoạt động trên thị trường, Vietcombank hiện là một trong những ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam với trên 18.000 cán bộ nhân viên, hơn 600 Chi nhánh/Phòng Giao dịch/Văn phòng đại diện/Đơn vị thành viên trong và ngoài nước, gồm Trụ sở chính tại Hà Nội, 111 chi nhánh và 472 phòng giao dịch trên toàn quốc, 4 công ty con tại Việt Nam, 1 văn phòng đại diện và 3 công ty con tại nước ngoài, 01 văn phòng đại diện tại Singapore, 01 văn phòng đại diện tại Mỹ, 03 Đơn vị sự nghiệp, 04 Công ty liên doanh, liên kết…. Bên cạnh đó, Vietcombank còn phát triển một hệ thống Autobank với 2.536 máy ATM và trên 69.000 điểm chấp nhận


thanh toán thẻ (POS) trên toàn quốc. Hoạt động ngân hàng còn được hỗ trợ bởi mạng lưới hơn 1.856 ngân hàng đại lý tại 176 quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Với tầm nhìn trong hoạt động quản trị ngân hàng, Vietcombank luôn xác định rõ và hướng tới việc xây dựng một ngân hàng có cơ cấu tổ chức, phương pháp và mô hình quản trị chuẩn mực, tuân thủ các quy định của pháp luật và bắt nhịp với các thông lệ quốc tế, đảm bảo hoạt động kinh doanh hiệu quả, an toàn và bền vững. Uy tín, chất lượng và hiệu quả hoạt động của Vietcombank chính là những dấu hiệu nhận biết tính hiệu quả của đổi mới quản trị tại ngân hàng không chỉ được bạn bè và khách hàng trong nước đánh giá cao mà còn được cộng đồng quốc tế ghi nhận. Liên tục nhiều năm liền từ 2000-2020, Vietcombank đã vinh dự được các tạp chí, tổ chức danh tiếng như The Banker, Financial Time, EuroMoney, Asia Money, Trade Finance, … bình chọn là Ngân hàng tốt nhất Việt Nam.

3.2. Thực trạng hiệu quả quản trị Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam

3.2.1. Tình hình hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng thương mại cổ phần ngoại thương Việt Nam giai đoạn 2015-2020

Trong những năm qua tuy gặp nhiều khó khăn thách thức chung của nền kinh tế, song Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam luôn thực hiện nghiêm túc những chỉ đạo sát sao của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và đã hoàn thành tốt nhiệm vụ, mục tiêu, kế hoạch đã đề ra để giành được những thành tích đáng khích lệ trên các mặt hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Hiện tại Vietcombank giữ vững vị trí ngân hàng vượt trội về hiệu quả kinh doanh và lần đầu tiên trở thành doanh nghiệp niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất thị trường chứng khoán.


Bảng 3.2. Một số các chỉ tiêu hoạt động kinh doanh cơ bản của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: Tỷ đồng, %


Chỉ tiêu/Năm


2015


2016


2017


2018


2019


2020

So sánh mức tăng trưởng

16/15

17/16

18/17

19/18

20/1

9

Tổng tài sản (TTS)

674.39

5

787.935

1.035.293

1.074.02

7

1.222.814

1.326.230

18,0

29,7

3,7

13,9

8,5

Dư nợ tín dụng

395.62

0

460.808

557.688

639.370

741.387

845.128

16,0

21

14,6

16,0

14,0

Tổng nguồn vốn

524.71

5

600.737

726.734

823.390

1.039.086

1.053.34

14,5

21

13,3

16,0

1,37

Vốn chủ sở hữu

45.172

48.102

52.558

62.179

80.954

94.095

6,0

9,3

18,3

30,2

16,2

Vốn điều

lệ

35.978

35.978

35.978

35.978

37.089

37.089

0

0

0

3,1

0

Lợi nhuận trước thuế

6.827

8.523

11.341

18.269

23.212

23.050

25,0

33,1

61,1

27,1

(0,7)

Lợi nhuận sau thuế

5.332

6.851

9.111

14.622

18.597

18.473

28,0

33,0

60,5

27,2

(0,7)

Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của Vietcombank

a) Tình hình nguồn vốn

− Vốn chủ sở hữu, Vốn điều lệ

Xét về Vốn chủ sở hữu và Vốn điều lệ ngân hàng: số liệu bảng 3.2 và Biểu đồ

3.1 cho thấy Vốn chủ sở hữu của Vietcombank tăng đều qua các năm, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt giai đoạn năm 2018 đạt mức tăng trưởng vốn chủ sở hữu cao nhất 30,2% để đáp ứng các điều kiện và yêu cầu liên qua đến việc thực hiện Thông tư 41/2016/TT-NHNN ban hành bởi Ngân hàng nhà nước Việt Nam (NHNN); tính đến thời điểm cuối năm 2020 Vốn chủ sở hữu đạt 94.095 tỷ đồng tăng 16,2%. Còn xét về vốn điều lệ tại Vietcombank chúng ta nhận thấy có sự bổ sung vốn điều lệ ở năm 2019 tăng 3,1% so với 3 năm trước đó và được duy trì ở năm 2020. Đây cũng là những con số giúp Vietcombank luôn giữ vị trí một trong tốp ba những ngân hàng có vốn điều lệ và vốn chủ sở hữu cao nhất trong hệ thống ngân hàng tại Việt Nam.


Biểu đồ 3.1. Tăng trưởng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

Đơn vị: Tỷ đồng


100000

90000

80000

70000

60000

50000

40000

30000

20000

10000

0

2015

2016

2017

2018

2019

2020

VỐN CHỦ SỞ HỮU VỐN ĐIỀU LỆ

(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank các năm)

− Tổng nguồn vốn huy động

Xét về Tổng nguồn vốn huy động: nhìn số liệu Bảng 3.2 và biểu đồ 3.2 ta thấy Vietcombank đang thực hiện cơ cấu lại danh mục nguồn vốn theo hướng gia tăng hiệu quả, tổng nguồn vốn huy động của Vietcombank đã có mức tăng trưởng mạnh mẽ trong 6 năm, đặc biệt năm 2017 đạt 823.390 tỷ đồng tăng trưởng 21% so với năm 2016 vượt kế hoạch 6%; cơ cấu nguồn vốn huy động dịch chuyển theo sát với định hướng phát triển của Vietcombank từ bán buôn sang bán lẻ và định hướng thu hút nguồn vốn huy động chi phí thấp. Sau đó đứng thứ hai là tăng trưởng 16% năm 2019. Tuy nhiên đến năm 2020 mức tăng trưởng nguồn vốn của Vietcombank ở mức khiên tốn là 1,37% do tình hình kinh tế khó khăn chung của đại dịch, tăng trưởng huy động dương đã là một thành công lớn cho năm 2020 đầy thử thách tại Việt Nam.


Biều đồ 3.2. Tăng trưởng nguồn vốn huy động của Vietcombank giai đoạn 2015-2020

TỔNG NGUỒN VỐN HUY ĐỘNG

1200000

1000000

800000

600000

400000

200000

0

2015

2016

2017

2018

2019

2020

Đơn vị: Tỷ đồng








































(Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietcombank các năm)

b) Tình hình Tài sản

− Tổng tài sản

Xét về Tổng tài sản: Nhìn vào bảng số liệu 3.2 và Biểu đồ 3.3 cho thấy tổng tài sản của Vietcombank tăng đều qua các năm, đặc biệt năm 2017 đạt 1.074.027 tỷ đồng, mức tăng trưởng cao nhất 29,7% so với năm 2016, vượt kế hoạch 18%. Tổng giá trị tài sản tính đến 31/12/2020 đạt 1.326.230 tỷ đồng tăng trưởng 8,5% so với năm 2019 đạt kế hoạch Đại hội cổ đông đã đề ra mặc dù năm 2020 Vietcombank cũng như nền kinh tế Việt Nam nói chung gặp rất nhiều khó khăn do ảnh hưởng của đại dịch Covid. Hiện tại Vietcombank đang là một trong top ba các Ngân hàng có tổng tài sản lớn nhất trong hệ thống ngân hàng Việt Nam.

Xem tất cả 193 trang.

Ngày đăng: 08/02/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí