Phân Tích Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Của Bidv Thành Đô


Cán bộ TTQT tiếp nhận báo có từ ngân hàng nước ngoài chuyển KSV kiểm tra làn 1

Cán bộ TTQT tiếp nhận báo có từ ngân hàng nước ngoài, chuyển KSV kiểm tra làn 2 rồi tiến hành báo có về chi nhánh Thành Đô.

Tại chi nhánh Thành Đô:

Cán bộ TTQT tiếp nhận báo có từ trung tâm thanh toán quốc tế, lập giấy đề nghị báo có, thu phí báo có, thu nợ (nếu có) chuyển kiểm soát viên kiểm tra lần 2 trước khi chuyển cho GDV hạch toán và thông báo cho khách hàng. Sau đó, cán bộ TTQT chuyển hồ sơ về trung tâm thanh toán quốc tế xuất ngoại bảng, đóng và lưu hồ sơ.

2.2.1.2. Quy trình L/C nhập khẩu

Trong dịch vụ L/C nhập khẩu, khách hàng sẽ là người nhập khẩu hàng hóa, BIDV sẽ đóng vai trò là ngân hàng phát hành thư tín dụng. BIDV Thành Đô sẽ bảo lãnh phát hành L/C và thựa hiện thanh toán cho đối tác của khách hàng là người xuất khẩu ở ngoài khi nhận được bộ chứng từ giao hàng phù hợp với các điều kiện, điều khoản của L/C.

Sơ đồ 0.3. Quy trình L/C nhập khẩu



Mở L/C nhập khẩu

Tiếp nhận bộ chứng từ từ NHTB


Giao bộ chứng từ cho khách hàng


Tất toán và đóng hồ sơ L/C nhập khẩu, lưu chứng từ

Chấp nhận thanh toán (đối với L/C trả chậm)


Thanh toán L/C

Bước 1: Mở L/C nhập khẩu

Tại chi nhánh Thành Đô:

Cán bộ TTQT của chi nhánh tư vấn và tiếp nhận hồ sơ yêu cầu mở L/C của khách hàng, kiểm tra các loại giấy tờ, nội dung trên giấy đề nghị mở L/C và trên hợp đồng ngoại thương.

Trong trường hợp khách hàng có nhu cầu vay vốn ngoại tệ: Cán bộ TTQT chuyển hồ sơ cho cán bộ tín dụng thực hiện kiểm tra các điều kiện mở L/C của khách hàng có phù hợp với quy định của BIDV không rồi lập tờ trình trình xét duyệt hồ sơ phát hành L/C. Khi tờ trình được duyệt, cán bộ tín dụng chuyển cho cán bộ TTQT để tiến hành duyệt bán ngoại tệ ký quỹ và

37

giữ phần tiền ký quỹ và phí theo yêu cầu của tờ trình. Sau đó chuyển cho kiểm soát viên kiểm tra lần hai trước khi chuyển hồ sơ lên trung tâm thanh toán quốc tế.

Trong trường hợp khách hàng đã đủ nguồn vốn ngoại tệ phù hợp với đồng tiền thanh toán trong hợp đồng ngoại thương thì cán bộ TTQT chủ động lập tờ trình trình KSV có thẩm quyền ký duyệt. Sau khi đã kiểm tra tính đầy đủ của bộ hồ sơ (đã có sự phê duyệt của KSV) thì cán bộ TTQT chuyển bộ hồ sơ đó lên TT.TTQT.

Tại TT.TTQT:

Cán bộ TTQT tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ mở L/C từ chi nhánh Thành Đô, chuyển hồ sơ sang KSV kiểm tra lần 2 nếu vượt mức thì trình Giám đốc ký duyệt, sau đó chuyển hồ sơ sang GDV hạch toán ký quỹ, thu phí và nhập ngoại bảng phát hành L/C. Sau khi hoàn tất phần hạch toán, cán bộ TTQT soạn điện phát hành L/C chuyển KSV kiểm tra lần 2 và chuyển điện ra nước ngoài.

Tại chi nhánh Thành Đô:

Cán bộ TTQT chi nhánh Thành Đô tiếp nhận L/C gốc từ trung tâm thanh toán quốc tế trình KSV ký duyệt và giao L/C cho khách hàng.

Bước 2: Tiếp nhận bộ chứng từ từ ngân hàng thông báo

Tại chi nhánh Thành Đô:

Cán bộ TTQT của chi nhánh nhận bộ chứng từ từ phòng hành chính, kiểm tra về số lượng, loại chứng từ sau đó lập biên bản kiểm tra chứng từ và trình kiểm soát viên kiểm tra lần 2 trước khi chuyển lên trung tâm thanh toán quốc tế.

Tại TT.TTQT:

Cán bộ TTQT nhận bộ chứng từ từ chi nhánh, tiến hành kiểm tra bộ chứng từ và lập thông báo về tình trạng bộ chứng từ, lập điện thông báo bộ chứng từ bất hợp lệ cho ngân hàng nước ngoài (nếu có) và trình KSV kiểm tra lần 2 nếu vượt mức thì trình Giám đốc ký duyệt trước khi chuyển thông báo cho khách hàng về chi nhánh Thành Đô hoặc trước khi gửi điện ra nước ngoài.

Tại chi nhánh Thành Đô:

Sau đó cán bộ TTQT nhận thông báo về tình trạng bộ chứng từ từ trung tâm thanh toán quốc tế, chuyển KSV ký duyệt, sau đó thông báo cho khách hàng

Bước 3: Giao bộ chứng từ cho khách hàng


38


Cán bộ TTQT của chi nhánh nhận văn bản phản hồi về tình trạng bộ chứng từ 2

Cán bộ TTQT của chi nhánh nhận văn bản phản hồi về tình trạng bộ chứng từ của khách hàng. Nếu:

Bộ chứng từ hợp lệ hoặc bộ chứng từ bất hợp lệ mà khách hàng chấp nhận thanh toán, cán bộ TTQT thực hiện kiểm tra số dư, giữ tiền ký quỹ bổ sung và phí, ký hậu vận đơn/phát hành bảo lãnh nhận hàng cho khách hàng, trình kiểm soát viên kiểm tra lần 2 sau đó giao cho khách hàng bộ chứng từ. Sau đó, cán bộ TTQT chuyển hồ sơ lên trung tâm thanh toán quốc tế để thực hiện thanh toán (L/C trả ngay) hoặc chấp nhận (L/C trả chậm).

Bộ chứng từ bất hợp lệ mà khách hàng không đồng ý thanh toán,cán bộ TTQT chuyển hồ sơ lên trung tâm thanh toán quốc tế để trung tâm điện thông báo cho ngân hàng nước ngoài từ chối thanh toán bộ chứng từ.

Bước 4: Chấp nhận thanh toán (đối với L/C trả chậm)

Tại chi nhánh Thành Đô:

Cán bộ TTQT của chi nhánh sau khi giao bộ chứng từ cho khách hàng, chuyển hồ sơ sang kiểm soát viên kiểm tra lần 2 trước khi chuyển lên trung tâm thanh toán quốc tế và giữ phần tiền phí chấp nhận thanh toán trên tài khoản của khách hàng.

Tại TT.TTQT:

Cán bộ TTQT tiếp nhận hồ sơ từ chi nhánh, kiểm tra và soạn điện chấp nhận và lập giấy đề nghị cho GDV hạch toán thu phí chấp nhận, nhập ngoại bảng theo dõi ngày đáo hạn thanh toán. Sau đó cán bộ TTQT chuyển hồ sơ cho KSV kiểm tra lần 2 trước khi chuyển điện chấp nhận ra nước ngoài và chuyển điện về cho chi nhánh Thành Đô.

Bước 5: Thanh toán L/C

Tại chi nhánh Thành Đô:

Cán bộ TTQT của chi nhánh sau khi giao bộ chứng từ cho khách hàng (L/C trả ngay) hoặc đến hạn thanh toán (L/C trả chậm), lập điện thanh toán và giữ phí thanh toán trên tài khoản khách hàng, chuyển hồ sơ sang kiểm soát viên kiểm tra lần 2 trước khi chuyển lên trung tâm thanh toán quốc tế.

Tại TT.TTQT:

Cán bộ TTQT tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ từ chi nhánh chuyển lên, soạn điện thanh toán cho nước ngoài và lập giấy đề nghị thu phí chuyển cho GDV hạch toán ký quỹ bổ sung, thu phí thanh toán và xuất ngoại bảng. Sau đó chuyển hồ sơ cho KSV kiểm tra trước khi chuyển điện ra nước ngoài. Đồng thời, chuyển điện về cho chi nhánh Thành Đô.

39

Bước 6: Tất toán và đóng hồ sơ L/C nhập khẩu

Cán bộ TTQT chi nhánh Thành Đô nhận điện thanh toán từ trung tâm thanh toán quốc tế, tiến hành tất toán và đóng hồ sơ, lưu chứng từ.

2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của BIDV Thành Đô

2.2.2.1. Phân tích các chỉ tiêu định tính

Sự phát triển của hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ được đánh giá thông qua sự tăng trưởng của các sản phẩm dịch vụ liên quan đến ngoại tê như huy động vốn ngoại tệ, kinh doanh ngoại tệ, tín dụng xuất nhập khẩu:

Chỉ tiêu tổng nguồn vốn ngoại tệ

Biểu đồ 0.7. Tổng nguồn vốn ngoại tệ của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: 1.000 USD


80000

70000

75.550

60000

53.326

50000

40000

30000

20000

10000

46.392

0

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Biểu đồ 2.7 cho thấy tổng nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh Thành Đô có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2012 tổng nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh đạt 53.326 nghìn USD, tăng 13% so với năm 2011, năm 2013 tồng nguồn vốn ngoại tệ cũng tăng, mức tăng đạt 29,42%, mức tăng trưởng gấp hai lần mức tăng của năm 2011. Như vậy, chỉ sau 2 năm, tổng nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh đã đạt tới 75.550 nghìn USD, tăng trưởng gần gấp hai lần. Xu hướng tăng dần của tổng nguồn vốn ngoại tệ qua các năm cho thấy nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu đã tích cực sử dụng dịch vụ thanh toán qua ngân hàng. Hơn nữa, phương thức tín dụng chứng từ chiếm tỷ trọng chính trong hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh. Do đó, tổng nguồn vốn ngoại tệ

40


tăng dần như vậy cho thấy tốc độ tăng trưởng của hoạt động TTQT theo 3

tăng dần như vậy cho thấy tốc độ tăng trưởng của hoạt động TTQT theo phương thức L/C; đặc biệt là L/C xuất khẩu và từ đó tạo tiền đề cho sự phát triển của L/C nhập khẩu- các doanh nghiệp nhập khẩu mở L/C có thể dễ dàng tiếp cận nguồn vốn ngoại tệ của chi nhánh hơn.

Chỉ tiêu hoạt động kinh doanh ngoại tệ

Biểu đồ 0.8. Doanh số kinh ngoại tệ giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: 1.000 USD


Doanh số kinh doanh ngoại tệ

1200000 1.103.500

1000000

839.400

800000

706.800

600000

400000

200000

0

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều ngân hàng nước ngoài và ngân hàng trong nước có thế mạnh về kinh doanh ngoại tệ như ANZ, HSBC hay Vietcombank. Thế nhưng biểu đồ 2.8 trên cho thấy đứng trước những thách thức về đối thủ cạnh tranh cũng như những bất ổn về lạm phát, tỷ giá, hoạt động kinh doanh ngoại tệ của BIDV nói chung và chi nhánh Thành Đô nói riêng đang có xu hướng phát triển mạnh mẽ. Năm 2012 doanh số kinh doanh ngoại tệ đạt 839.400 nghìn USD, tăng tương ứng 18,5% so với doanh số năm 2011; doanh số kinh doanh ngoại tệ năm 2013 tăng xấp xỉ 24% so với năm 2012. Điều đó cho thấy những năm qua hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cũng có những bước phát triển. Hoạt động mua bán ngoại tệ của chi nhánh không phụ thuộc nhiều vào việc mua bán ngoại tệ nhỏ lẻ của khách hàng cá nhân mà phụ thuộc chủ yếu vào hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp: các doanh nghiệp nhập khẩu muốn mở L/C thì cần phải có nguồn ngoại tệ để ký quỹ, đảm bảo thanh toán do đó khi tiến hành mở L/C tại chi nhánh Thành Đô,

41

khách hàng thường yêu cầu mua ngoại tệ ngay tại chi nhánh; còn với các doanh nghiệp xuất khẩu sau khi nhận được tiền thanh toán hàng hóa dịch vụ từ đối tác nước ngoài, các doanh nghiệp thường bán lại cho chi nhánh Thánh Đô để thu về VNĐ chi trả và sử dụng trong nước.

Chỉ tiêu hoạt động tín dụng xuất- nhập khẩu

Bảng 0.3. Cơ cấu tổng dư nợ của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: 1.000 USD



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2011- 2012

Chênh lệch 2012- 2013

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Số tiền

Tỷ trọng (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Tuyệt đối

Tương đối (%)

Dư nợ XNK

86,4

4

73

3,8

98

4,3

-13,4

-18,36

25

25,5

Tổng dư nợ

2.160

100

1.923

100

2.274

100

-237

-12,32

351

15,44

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đô - 7

(Nguồn: Báo cáo thường niên 2011, 2012, 2013)

Cùng với sự sụt giảm của tổng dư nợ chung của chi nhánh trong năm 2012, hoạt động tín dụng XNK của chi nhánh cũng có chiều hướng giảm theo. Năm 2012 dư nợ XNK giảm 13,4 nghìn USD, giảm tương ứng 18,36%. Nhận thức được điều này, trong năm 2013 vừa qua chi nhánh đã không ngừng tạo điều kiện cho các đơn vị nhập khẩu tiếp cận nguồn vốn với lãi suất ưu đãi để họ đầu tư các thiết bị vật tư hàng hóa, trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại nhằm đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng trong nước đạt chất lượng cao và hàng hóa xuất khẩu đạt tiêu chuẩn quốc tế để phục vụ mục tiêu công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước ta. Thêm vào đó, việc các doanh nghiệp gia tăng nhập khẩu như vậy sẽ tạo điều kiện cho hoạt động TTQT nói chung và phương thức tín dụng chứng từ nói riêng phát triển. Về xuất khẩu, chi nhánh cũng tăng cường hỗ trợ các đơn vị xuất khẩu tiếp cận nguồn vốn để bổ sung nguyên vật liệu đầu vào. Nhờ các biện pháp đúng đắn đó mà trong năm 2013 vừa qua tổng dư nợ của chi nhánh cũng như dư nợ xuất nhập khẩu đã có xu hướng gia tăng: tổng dư nợ tăng 15,44% và dư nợ xuất nhập khẩu tăng 25,5% so với năm 2011.

Hoạt động tín dụng XNK của chi nhánh đã góp phần rất lớn vào việc hỗ trợ các doanh nghiệp XNK của Việt nam trên địa bàn quận Long Biên xuất/ nhập khẩu hàng hóa được nhanh chóng, thuận lợi, đúng thời hạn và an toàn. Mặt khác, hoạt động tín dụng xuất nhập khẩu phát triển cũng là tín hiệu tốt cho thấy hoạt động thanh toán theo

42


phương thức tín dụng chứng từ những năm qua cũng đang trên đà phát triển 4

phương thức tín dụng chứng từ những năm qua cũng đang trên đà phát triển.

Chỉ tiêu mức độ đa dạng sản phẩm hoạt động thanh toán theo phương thức tíndụng chứng từ

Các sản phẩm bổ trợ cho phương thức thanh toán tín dụng chứng từ của BIDV Thành Đô khá đa dạng:

Tài trợ nhập khẩu theo L/C trả chậm có điều khoản cho phép thanh toán trả ngay là sản phẩm mà theo đó khách hàng của BIDV được thanh toán L/C theo kỳ hạn trả chậm (tối đa 180 ngày) nhưng người thụ hưởng vẫn được ngân hàng nước ngoài trả ngay trên cơ sở chấp thuận cung cấp dịch vụ của ngân hàng đại lý trước khi mở L/C.

Tài trợ nhập khẩu bằng lô hàng nhập: đây là một hình thức cấp tín dụng ngắn hạn (tối đa 09 tháng) của BIDV cho doanh nghiệp để tài trợ chi phí đối với những lô hàng thanh toán qua BIDV và đảm bảo bằng chính lô hàng đó thông qua phương thức thanh toán bằng tín dụng chứng từ. Khách hàng phải đáp ứng các điều kiện của BIDV như: quy mô hoạt động, kinh nghiệm của Ban lãnh đạo, năng lực tài chính, mối quan hệ- uy tín với BIDV, mặt hàng tài trợ, tài sản đảm bảo,…

Sản phẩm chiết khấu hối phiếu đòi nợ: BIDV cấp tín dụng cho người xuất khẩu trên cơ sở xuất trình hối phiếu đòi nợ kèm bộ chứng từ hàng xuất khẩu đòi tiền theo L/C tại BIDV. Sản phẩm này giúp cho khách hàng đảm bảo được nguồn vốn kinh doanh, tăng tính thanh khoản của bộ chứng từ, chủ động quản lý dòng tiền trong hoạt động kinh doanh, cũng như tăng khả năng cạnh tranh.

Sản phẩm tài trợ thương mại ứng trước theo L/C trả chậm: BIDV thực hiện ứng trước tiền thanh toán bộ chứng từ xuất khẩu xuất trình qua BIDV theo L/C trả chậm cho khách hàng khi nhận được xác nhận chấp nhận thanh toán của ngân hàng phát hành L/C. Tại thời điểm ứng trước, người xuất khẩu coi như được BIDV mua đứt bộ chứng từ xuất khẩu và người xuất khẩu không phải quan tâm về việc ngân hàng phát hành có thanh toán đúng hạn hay không.

Chỉ tiêu thời gian thực hiện thanh toán L/C tại chi nhánh Thành Đô

Thời gian thực hiện thanh toán L/C nhập khẩu tại ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô từ 2 đến 3 ngày, thời gian thực hiện thanh toán L/C xuất khẩu từ 3 đến 4 ngày. Tổng thời gian thanh toán L/C còn phụ thuộc vào hoạt động L/C, có hoạt động giao ngay thì sẽ thanh toán ngay, còn hoạt động trả chậm 45 ngày thì sẽ trả sau 45 ngày. Tùy vào hoạt động thanh toán và thời gian thỏa thuận trên chứng từ mà ngân hàng sẽ thực hiện các quy trình nghiệp vụ của mình. Nhìn chung, mọi quy trình đều

43

được thực hiện trong thời gian nhanh nhất có thể, cán bộ nghiệp vụ được giao nhiệm vụ yêu cầu làm việc với tinh thần trách nhiệm cao, đảm bảo công việc của khách hàng luôn được thuận lợi. Chính vì vậy, thanh toán quốc tế theo phương thức L/C luôn đảm bảo thời gian nhanh nhất sau khi hoàn tất chứng từ thanh toán.

Chỉ tiêu mức độ sai sót của điện thanh toán L/C

Tỷ lệ điện sai, gây tổn thất cho khách hàng chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng số điện thanh toán của chi nhánh. Đặc biệt trong năm 2013, tỷ lệ điện sai sót trong thanh toán bằng 0. Điều đó cho thấy cán bộ thanh toán quốc tế cũng như kiểm soát viên của chi nhánh làm việc hết sức cẩn thận, thực hiện đúng quy trình và thủ tục trong hoạt động thanh toán quốc tế nói chung và thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ nói riêng. Thêm vào đó, để hạn chế tới mức thấp nhất mức độ sai sót như năm 2013, chi nhánh Thành Đô đã không ngừng nâng cấp, gia tăng công nghệ hiện đại cũng như mạng truyền thông; hỗ trợ cho các giao dịch được khởi tạo và thực hiện nhanh chóng, chính xác, không gây ra các rủi ro ảnh hưởng đến uy tín cho ngân hàng.

2.2.2.2. Phân tích các chỉ tiêu định lượng

Chỉ tiêu doanh số thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

Bảng 0.4. Doanh số thanh toán quốc tế tại BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: 1.000 USD



S T T


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Giá trị

Tỷ trọng

%


Giá trị

Tỷ trọng

%


Giá trị

Tỷ trọng

%


1

Doanh số TTQT theo phương thức L/C


35.435


51,90


34.581


51,17


39.645


51,30


2

Doanh số TTQT theo phương thức nhờ thu


4.723


6,92


4.415


6,61


5.926


7,69


3

Doanh số TTQT theo phương thức chuyển tiền


28.103


41,18


27.794


42,22


31.708


41,01

4

Tổng doanh số TTQT

68.261

100

66.790

100

77.279

100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2011, 2012, 2013)


44

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/08/2023