Giá Trị Thanh Toán L/c Xuất- Nhập Khẩu Giai Đoạn 2011- 2013


Qua bảng 2 4 có thể thấy phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng khá 1

Qua bảng 2.4, có thể thấy phương thức tín dụng chứng từ được sử dụng khá rộng rãi, phương thức này thường chiếm tỷ lệ khá cao trên 50% qua các năm. Cụ thể, năm 2011 doanh số TTQT theo phương thức TDCT chiếm 51,9% tổng doanh số TTQT của chi nhánh Thành Đô. Tuy nhiên sang năm 2012 doanh số phương thức này có sự sụt giảm nhẹ so với năm 2011 nhưng mức giảm là không đáng kể, tỷ trọng doanh số thanh toán theo phương thức L/C vẫn tiếp tục duy trì được ở mức trên 50%.

Điều này chứng tỏ những năm qua, đối đầu với những khó khăn chung của ngành, BIDV Thành Đô vẫn duy trì được doanh số TTQT theo phương thức L/C như vậy là một kết quả đáng mừng. Bởi những năm vừa qua, nhiều doanh nghiệp xuất nhập khẩu mở tài khoản tại BIDV Thành Đô không tìm kiếm được kênh thông tin về bạn hàng mới, do đó với ưu điểm quy trình thanh toán chặt chẽ, rủi ro được hạn chế tới mức tối thiểu của mình, phương thức thanh toán TDCT ngày càng được khách hàng của chi nhánh Thành Đô tin tưởng và sử dụng.

Bảng 0.5. Giá trị thanh toán L/C xuất- nhập khẩu giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: 1.000 USD


Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Giá trị thanh toán L/C nhập khẩu

Phát hành L/C

246

251

264

Thanh toán L/C

32.509

31.189

36.219

Giá trị thanh toán L/C xuất khẩu

Thông báo L/C

1.534

1.712

1.738

Thanh toán L/C

1.392

1.680

1.688

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đô - 8

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2011, 2012, 2013)

Bảng 2.5 cho thấy:

Hoạt động thanh toán xuất nhập khẩu theo phương thức thanh toán L/C của ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô tăng dần qua các năm 2011 đến năm 2013.

Năm 2011, các hoạt động ngoại thương được chú trọng, ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô đã thúc đẩy hoạt động thanh toán nhập khẩu theo phương thức L/C, đạt giá trị thanh toán là 32.509 nghìn USD. Năm 2012, cả thế giới bước vào giai đoạn kinh tế khủng hoảng, mặc dù rất nỗ lực, giá trị phát hành L/C tăng lên nhưng giá trị thanh toán lại giảm đi, điều này cho thấy, mặc dù rất nỗ lực thúc đẩy hoạt động thanh toán nhập khẩu, nhưng kết quả đạt được vẫn không bằng năm 2011. Đến năm 2013, hoạt động thanh toán L/C có một bước tiến vượt bậc, tăng cả về giá trị phát hành L/C và giá trị thanh toán L/C. Điều này cho thấy, lãnh đạo ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô đã ý thức được điều kiện kinh tế rất khó khăn và nỗ lực đưa ra những

45

phương án chiến lược nhằm cải thiện tình hình thanh toán L/C nhập khẩu, việc này đã mang lại kết quả tích cực, khi mà giá trị thanh toán L/C đã tăng 5.030 nghìn USD so với năm 2012. Kết quả này cho thấy, lãnh đạo cùng cán bộ nhân viên ngân hàng BIDV chi nhánh Thành Đô đã đi đúng hướng và đang có những chiến lược phù hợp trong thời kỳ kinh tế khó khăn như hiện nay.

Đối với hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu. Trong năm 2011, giá trị thanh toán L/C còn khá khiêm tốn, song đến năm 2012, cho dù nền kinh tế rất khó khăn, hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu đạt giá trị cao hơn so với năm 2011. Điều này cho thấy, BIDV Thành Đô đã thúc đẩy rất tốt hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của mình, mang lại kết quả tốt trong năm 2012. Đến năm 2013, có lẽ bị ảnh hưởng không nhỏ bởi sự khó khăn của nền kinh tế thế giới nói chung và kinh tế Việt Nam nói riêng, nêm kết quả đạt được không tăng so với năm 2012, tuy nhiên, trong điều kiện khó khăn, tất cả các doanh nghiệp đều phải nỗ lực thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh, việc tìm kiếm lợi nhuận rất khó khăn, kết quả đạt được của BIDV Thành Đô là rất đáng khích lệ.

Bảng 0.6. Số món thanh toán L/C xuất- nhập khẩu giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: 1.000 USD



Năm

L/C xuất khẩu

L/C nhập khẩu

Giá trị thanh toán

Số món

Giá trị thanh toán

Số món

2011

2.926

32

32.509

122

2012

3.392

29

31.189

104

2013

3.426

35

36.219

140

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2011, 2012, 2013)

Bảng 2.6 cho thấy:

Năm 2011, số món L/C xuất khẩu là 32, tổng giá trị thanh toán là 2.926 nghìn USD, giá trị thanh toán trung bình cho 1 món là 91,44 nghìn USD, đây là một con số còn khá khiêm tốn về giá trị, có lẽ do hoạt động thanh toán L/C còn khá mới mẻ đối với các doanh nghiệp nên chưa nhận được sự quan tâm nhiều từ phía các nhà xuất khẩu. Đến năm 2012, có thể nhận thấy rằng số món đã giảm đi 3 món, chỉ còn lại 29 món, tuy nhiên về giá trị thanh toán thì lại tăng lên rõ rệt, con số này là 3.392 nghìn USD, trung bình cho một món là 116,96 nghìn USD, như vậy hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của doanh nghiệp được cải thiện tích cực, thể hiện qua cả con số lẫn giá trị thanh toán, chính sách thúc đẩy thanh toán L/C xuất khẩu của doanh nghiệp đã

46


đạt kết quả cao Đến năm 2013 nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng số 2

đạt kết quả cao. Đến năm 2013, nền kinh tế rơi vào suy thoái trầm trọng, số món và giá trị thanh toán vẫn tăng, song về giá trị trung bình mỗi món chỉ đạt 98,89 nghìn USD, giảm so với năm 2013. Mặc dù vậy, đây vẫn là một kết quả đáng khen cho chi nhánh Thành Đô; trong điều kiện kinh tế khó khăn, chi nhánh vẫn duy trì được hoạt động thanh toán L/C xuất khẩu của mình ổn định, các biện pháp chiến lược mà phía ngân hàng sử dụng để lôi kéo khách hàng vẫn đạt kết quả tích cực.

Về giá trị thanh toán L/C nhập khẩu, có thể nhận thấy, các con số biến động theo chiều hướng tương tự giá trị L/C xuất khẩu. Năm 2011, số món L/C nhập khẩu đạt được là 122, với tổng giá trị thanh toán đạt 32.509 nghìn USD, cho giá trị trung bình mỗi món là 266,46 nghìn USD. Đến năm 2012, số món này giảm đi 18 món, giá trị thanh toán đạt được là 31.189 nghìn USD, trung bình mỗi món đạt gần 300 nghìn USD, đây là sự tăng trưởng mạnh mẽ trong điều kiện kinh tế lúc bấy giờ. Số món giảm nhưng giá trị mỗi món lại tăng, điều này cho thấy trong năm 2012, điều mà ngân hàng chú trọng hơn là về giá trị thanh toán và thúc đẩy những hợp đồng mang lại giá trị lớn hơn là tìm kiếm khách hàng nhỏ lẻ. Trong điều kiện kinh tế khó khăn, chính sách này đã mang lại kết quả đáng khích lệ cho ngân hàng, chứng tỏ ngân hàng đã đi đúng hướng để điều chỉnh hoạt động của mình phù hợp với điều kiện kinh tế. Đến năm 2013, số món tăng lên đạt 140 món, với giá trị thanh toán là 36.219 nghìn USD, đạt giá trị trung bình 258,7 nghìn USD. Hoạt động thanh toán L/C nhập khẩu của ngân hàng đang diễn biến theo chiều hướng tích cực, mang lại kết quả tốt cho ngân hàng.

Có thể nói rằng, những năm gần đây, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng trầm trọng, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp nói chung và ngành ngân hàng, đương nhiên không thể thoát khỏi tình hình khó khăn này, nhưng qua bảng số liệu số món và giá trị thanh toán xuất- nhập khẩu của BIDV chi nhánh Thành Đô có thể thấy, ngân hàng luôn nỗ lực cải thiện cũng như điều chỉnh hoạt động của mình để có thể phù hợp với điều kiện kinh tế, mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Những kết quả đạt được đã chứng minh rằng, các chiến lược mà ngân hàng áp dụng trong điều kiện khó khăn của nền kinh tế là phù hợp, ngân hàng luôn nỗ lực vươn mình để thích nghi với điều kiện khó khăn chung, tìm kiếm khách hàng mới, giữ mối quan hệ với khách hàng thân thiết, tạo uy tín và chỗ đứng cho mình trong ngành ngân hàng Việt Nam.



47

Biểu đồ 0.9. Cơ cấu giá trị thanh toán L/C xuất- nhập khẩu giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: 1000 USD


45000


40000


35000


30000


25000


20000

3

9

3

9

3

9

15000

Giá trị thanh toán

L/C nhập khẩu

Giá trị thanh toán L/C xuất khẩu

10000


5000


0

2.926

Năm 2011

3.392

Năm 2012

3.426

Năm 2013


6.21


2.50


1.18

Biểu đồ 2.8, cho thấy giá trị thanh toán L/C nhập khẩu cao gấp nhiều lần so với giá trị thanh toán L/C nhập khẩu. Sự mất cân đối giữa giá trị thanh toán L/C xuất khẩu và giá trị thanh toán L/C nhập khẩu không chỉ là tình trạng của riêng chi nhánh Thành Đô mà còn là tình trạng chung của các chi nhánh khác cũng như của các ngân hàng ở Việt Nam. Nguyên nhân là do Việt Nam luôn trong tình trạng nhập siêu: Năm 2013, tổng xuất khẩu của VN đạt khoảng 132 tỉ USD, tăng 15,3% so với năm 2012. Để khắc phục tình trạng này, ngoài các thị trường truyền thống như Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản, các nước ASEAN..., hàng Việt Nam đã thâm nhập sang thị trường mới như châu Phi, Trung Đông, Mỹ Latin. Tuy nhiên, hàng hóa của Việt Nam vẫn chưa thể cạnh tranh về mẫu mã, chất lượng cũng như giá cả với hàng hóa của các nước khác. Do đó, tổng nhập khẩu của Việt Nam cả năm 2013 lên tới khoảng 132,5 tỉ USD, tăng 16,5% so với năm 2012, và nhập siêu cả năm ước khoảng 500 triệu USD.


48


Chỉ tiêu doanh thu TTQT theo phương thức L C Bảng 0 7 Doanh thu TTQT theo các phương 3

Chỉ tiêu doanh thu TTQT theo phương thức L/C

Bảng 0.7. Doanh thu TTQT theo các phương thức giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: 1.000 USD



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013


Giá trị

Tỷ trọng

%


Giá trị

Tỷ trọng

%


Giá trị

Tỷ trọng

%

Doanh thu TTQT theo phương thức L/C

1.548

53

1.350

51,2

1.883

53,3

Doanh thu TTQT theo phương thức nhờ thu

190

6,5

168

6,4

205

5,8

Doanh thu TTQT theo phương thức chuyển tiền

1.182

40,5

1.119

42,4

1.443

40,9

Doanh thu TTQT

2.920

100

2.637

100

3.531

100

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2011, 2012, 2013)

Bảng 2.7 cho thấy sự khác biệt giữa kết quả doanh thu theo các phương thức trong thanh toán quốc tế. Theo bảng số liệu, dễ dàng nhận thấy các kết quả đạt được năm 2012 là thấp nhất, doanh thu của năm 2013 luôn đạt kết quả cao nhất. Doanh thu TTQT đạt được chủ yếu tạo ra từ doanh thu theo phương thức L/C, năm 2011, con số này chiếm 53% trong tổng doanh thu TTQT, doanh thu theo phương thức nhờ thu chiếm tỷ trọng thấp nhất, đạt 6,5%, doanh thu theo phương thức chuyển tiền chiếm 40,5%. Sự khó khăn trong tình hình kinh tế chung năm 2012 khiến cho các giá trị thanh toán quốc tế đều giảm, tuy nhiên doanh thu đạt được theo phương thức chuyển tiền trong năm này lại tăng lên, từ 40,9% năm 2011 tăng lên 42,4% vào năm 2012, có thể nói trong năm này, việc tìm kiếm các hợp đồng kinh tế là không dễ dàng, khách có xu hướng lựa chọn một phương thức thanh toán an toàn, thận trọng, tiết kiệm chi phí hơn, đó là phương thức chuyển tiền. Sang năm 2013, với nỗ lực cải tiến các phương thức thanh toán quốc tế của ngân hàng BIDV Thành Đô, việc thanh toán bằng phương thức L/C đã tăng trưởng trở lại, đạt mức 53,3%, cao nhất trong 3 năm liền đó, phương thức thanh toán bằng chuyển tiền cũng giảm, chỉ còn chiếm tỷ trọng 40,9%.

Qua bảng số liệu cho thấy, phương thức thanh toán bằng L/C luôn tỏ ra là phương thức thanh toán hiệu quả, được các doanh nghiệp tin dùng nhiều nhất trong các phương thức thanh toán quốc tế. Phương thức thanh toán bằng L/C cũng mang lại lợi nhuận cao cho chi nhánh, chiếm tỷ trọng cao nhất trong doanh thu từ thanh toán quốc tế. Việc duy trì, phát triển phương thức thanh toán quốc tế bằng L/C sẽ mang lại

49

nhiều giá trị lợi nhuận cho phía BIDV Thành Đô và phát triển được nhiều giá trị lợi ích kinh tế. Ngân hàng cần phải ngày càng hoàn thiện hoạt động thanh toán quốc tế, nhất là theo phương thức thanh toán bằng L/C để thu hút khách hàng, phục vụ khách hàng hiệu quả, giảm thiểu chi phí cho các doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để giúp khách hàng hoạt động tốt hơn, mang lại nguồn lợi nhuận cho ngân hàng

Các chỉ tiêu doanh thu, chi phí và lợi nhuận TTQT theo L/C

Bảng 0.8. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo L/C tại BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: 1.000 USD



S T T


Chỉ tiêu


Năm 2011


Năm 2012


Năm 2013

Chênh lệch 2011- 2012

Chênh lệch 2012- 2013

Tuyệt đối

Tỷ lệ (%)

Tuyệt đối

Tỷ lệ (%)

1.

Doanh thu TTQT theo phương thức L/C

1.827

1.589

2.291

-238

-14,98

702

30,64

2.

Chi phí TTQT theo phương thức L/C

42,1

47,8

50

5,7

11,92

2,2

4,4

3.

Lợi nhuận TTQT theo phương thức L/C

1.784,

9

1.541,2

2.241

-243,7

-15,81

699,8

31,24


4.

Lợi nhuận TTQT L/C Doanh thu TTQT L/C


97,7


97


97,82


-0,7


-0,72


0,82


-0,84

5.

Chi phí TTQT L/C Doanh thu TTQT L/C

0,023

0,03

0,022

0,007

23,33

-0,008

36,36

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh đối ngoại năm 2011, 2012, 2013)

Bảng 2.6 trên, cho thấy rằng:

Doanh thu TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ có sự sụt giảm trong năm 2012, giảm 238.000 USD so với năm 2011 về giá trị tuyệt đối, tương đương với tỷ lệ giảm là 14,98%/năm, trong khi chi phí liên quan tới phương thức tín dụng chứng từ lại tăng 5.700 USD, tăng tương đương 11,92%/năm. Chi phí tăng trong khi lợi nhuận giảm, có thể thấy được hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ trong năm 2012 chưa đạt hiệu quả mong muốn, khâu quản lý chi phí chưa tốt. Đây là một năm rất khó khăn trong tình hình kinh tế Việt Nam nói riêng và trên thế giới nói chung, cũng có thể trong thời kì này, chi nhánh tìm cách thúc đẩy hoạt động của mình, tăng đầu tư xúc tiến khách hàng và tìm kiếm khách hàng tiềm năng, tăng chi phí để tìm


50


ra phương án hiệu quả lâu dài Việc tăng chi phí giảm doanh thu đã kéo theo lợi 4

ra phương án hiệu quả lâu dài. Việc tăng chi phí, giảm doanh thu đã kéo theo lợi nhuận thanh toán theo phương thức L/C năm 2012 giảm 243,7%, giảm tương đương 15,81% so với năm 2011.

Năm 2012, tỉ lệ lợi nhuận trên doanh thu giảm 700 USD, tương ứng giảm 0,72% trong khi tỉ lệ chi phí trên doanh thu tăng 7 USD, tăng tương ứng 23,33%, điều này cho thấy công tác quản lý chi phí ở chi nhánh trong hoạt động thanh toán theo phương thức chứng từ là chưa tốt, hiệu quả hoạt động năm 2012 giảm so với năm 2011. Việc giảm hiệu quả hoạt động năm 2012 có thể do nhiều yếu tố, một trong những nguyên nhân phải kể đến là bối cảnh kinh tế chung 2012 là rất khó khăn, nhiều doanh nghiệp phá sản, hoạt động kinh tế ì ạch đã ảnh hưởng lớn đến hoạt động, doanh thu và lợi nhuận của chi nhánh.

Năm 2013, kết quả hoạt động TTQT theo phương thức L/C tại BIDV Thành Đô khả quan hơn năm 2012. Doanh thu TTQT tăng 894.000 USD so với năm 2012, tỉ lệ tăng tương ứng là 25,32%. Trong đó, doanh thu TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ cũng khả quan hơn khi tăng về giá trị tuyệt đối là 702.000 USD, tương đương với tỉ lệ tăng 30,64% so với năm 2012, đây là kết quả tích cực mà chi nhánh đạt được sau một năm nỗ lực thúc đẩy hoạt động TTQT theo phương thức chứng từ tại chi nhánh. Cùng với đó là sự tăng về chi phí hoạt động TTQT theo phương thức chứng từ, giá trị tăng tuyệt đối là 2.200 USD, tương đương với tỷ lệ tăng 4,4 %, tỷ lệ tăng này giảm nhiều so với tỷ lệ tăng chi phí năm 2012, tăng không đáng kể so với tỷ lệ tăng doanh thu, điều này cho thấy trong năm 2013, chi nhánh đã quản lý rất tốt hoạt động của mình, nhất là công tác quản lý chi phí, mặc dù tình hình kinh tế năm 2013 vẫn còn rất khó khăn, song từ kết quả hoạt động cho thấy, chi nhánh đã kiểm soát tốt chi phí, doanh thu của mình, mang lại hiệu quả hoạt động tốt trong năm vừa qua khi lợi nhuận đã tăng lên 699.800 USD, về tỉ lệ tăng tương đương là 31,24%.

Trong năm 2013 vừa qua, nền kinh tế khó khăn, nhưng BIDV Thành Đô đã cố gắng rất nhiều trong việc đơn giản hóa quy trình, thủ tục gọn nhẹ cũng như mức phí để thu hút khách hàng mới và để các doanh nghiệp lựa chọn phương thức L/C trong thanh toán hợp đồng ngoại thương nhằm giảm bớt những rủi ro trong thanh toán của các doanh nghiệp, từ đó giúp các doanh nghiệp kinh doanh đạt kết quả tốt hơn tháo gỡ khó khăn giúp nền kinh tế phục hồi và cũng là giúp chi nhánh Thành Đô hoạt động hiệu quả hơn, đặc biệt là hoạt động TTQT theo phương thức L/C.

Tỷ trọng giữa chi phí liên quan tới TT theo phương thức L/C và doanh thu TTQT theo phương thức L/C cũng giúp ta đánh giá được hiệu quả hoạt động TTQT theo phướng thức tín dụng chứng từ tại BIDV Thành Đô. Tỉ lệ doanh thu trên lợi nhuận


51

tăng 820 USD, tương đương mức tăng 0,84% so với năm 2012, tỉ lệ chi phí so với lợi nhuận giảm 8 USD, tỉ lệ giảm 36,36%.

Qua phân tích cho thấy, mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp phá sản nhiều, phải nỗ lực rất nhiều mới có thể chống chọi lại với tình hình kinh tế, nhưng doanh thu, lợi nhuận hoạt động của chi nhánh đã tăng so với năm 2012, công tác kiểm soát chi phí đạt hiệu quả cao nhờ ban lãnh đạo đã có sự can thiệp kịp thời, tổ chức hoạt động hiệu quả và chi những khoản hợp lý, vừa tiết kiệm được chi phí cho ngân hàng, lại mang lại lợi nhuận, tăng lợi nhuận hoạt động trong phương thức thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ, đây là một kết quả đáng khích lệ của ngân hàng trong thời kì kinh tế khó khăn, hy vọng rằng lãnh đạo và nhân viên ngân hàng sẽ tiếp nối được thành tích này và nỗ lực hơn nữa đẩy mạnh hoạt động để giữ được hoạt động tốt, mang lại hiệu quả tích cực trong những năm tiếp theo.

Bảng 0.9. Số lượng khách hàng hoạt động TTQT theo phương thức L /C tại chi nhánh Thành Đô giai đoạn 2011-2013

Năm

2011

2012

2013

Số lượng khách hàng

69

85

107

(Nguồn: Phòng Khách hàng doanh nghiệp)

Hiện nay số lượng khách hàng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức L/C tại chi nhánh đã lên đến 107 khách hàng thuộc nhiều thành phần kinh tế khác nhau, hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ sản xuất công nghiệp đến thương mại dịch vụ, xây dựng,…Điều đó cho thấy trong quá trình hoạt động, chi nhánh không chỉ phục vụ tốt những khách hàng sẵn có mà còn chủ động tìm kiếm, thu hút thêm nhiều khách hàng tham gia hoạt động thanh toán quốc tế mới trên địa bàn quận Long Biên.

2.2.3. Đánh giá hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ

2.2.3.1. Những kết quả đạt được

Qua phân tích một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động TTQT theo phương thức tín dụng chứng từ ở trên, có thể thấy BIDV Thành Đô đã đạt được một số kết quả đáng khích lệ sau đây:

Nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ chiếm một tỷ trọng cao nhất trong hoạt động thanh toán của chi nhánh BIDV Thành Đô. Thông qua nghiệp vụ này, BIDV Thành Đô từng bước tiếp cận hơn với khách hàng, giúp họ bảo

52

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 22/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí