Giới Thiệu Chung Về Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam- Chi Nhánh Thành Đô


KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 Chương 1 của khóa luận đã trình bày những kiến thức cơ 1

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

Chương 1 của khóa luận đã trình bày những kiến thức cơ bản về thanh toán quốc tế, vai trò của thanh toán quốc tế đối với nền kinh tế, với các đơn vị xuất nhập khẩu và đặc biệt là đối với ngân hàng thương mại. Sau đó khóa luận đi vào tìm hiều phương thức tín dụng chứng từ, bao gồm khái niệm phương thức tín dụng chứng từ, quy trình nghiệp vụ, các văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức chứng từ.

Ngoài ra, cũng trong chương 1, khóa luận còn nêu ra khái niệm về hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ, các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ cũng như các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả của hoạt động này.

Thêm vào đó, dựa trên cơ sở lý luận ở chương 1 này, chương 2 của khóa luận sẽ đi vào phân tích, đánh giá tình hình thực tế hoạt động thanh toán theo phương thức tín dụng chứng từ tại chi nhánh Thành Đô- ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.


21

CHƯƠNG 2:

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM- CHI NHÁNH THÀNH ĐÔ

2.1. Giới thiệu chung về ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô

BIDV là một trong những ngân hàng TMCP lớn nhất Việt Nam với lịch sử hơn 50 năm hình thành và phát triển cùng với thị phần và mạng lưới hoạt động rộng khắp Việt Nam. Ngay từ khi đất nước bước vào lộ trình hội nhập với kinh tế thế giới, toàn hệ thống BIDV Việt Nam luôn đóng vai trò quan trọng trong quá trình cải cách và phát triển ngành Ngân hàng- Tài chính, luôn là lực lượng tiên phong đi đầu trong các lĩnh vực tín dụng, huy động vốn, dịch vụ, dịch vụ ngân hàng hiện đại,...

BIDV có mạng lưới hoạt động rộng khắp trên 64 tỉnh, thành phố; đứng thứ 3 trong toàn hệ thống (sau Agribank và Viettinbank) với 118 chi nhánh và sở giao dịch, 463 phòng giao dịch, 105 quỹ tiết kiệm, 1.297 máy ATM và 4.566 POS. Ngoài ra, BIDV không ngừng mở rộng quan hệ đại lý với hơn 400 ngân hàng và quan hệ thanh toán với 50 ngân hàng trên thế giới.

Ngày 12/9/2006, ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam đã chính thức khai trương chi nhánh cấp I Thành Đô – Hà Nội, thành viên thứ 89 của hệ thống và là đơn vị thứ 12 trên địa bàn Thủ đô Hà Nội. Trụ sở BIDV Thành Đô đặt tại số 463 Nguyễn Văn Linh, quận Long Biên, thành phố Hà Nội. Chi nhánh Thành Đô được thành lập trên cơ sở nâng cấp chi nhánh cấp 2 khu vực Long Biên thuộc chi nhánh ngân hàng Đầu tư và Phát triển Bắc Hà Nội. BIDV Thành Đô là một trong những chi nhánh tiên phong đi đầu trong hệ thống BIDV Việt Nam chú trọng triển khai nghiệp vụ ngân hàng bán lẻ, dịch vụ nghiệp vụ ngân hàng hiện đại và công nghệ tiên tiến của ngân hàng Việt Nam hiện nay. Sau hơn 6 năm thành lập, BIDV Thành Đô đã thực hiện nhiều chương trình đổi mới nhắm phát huy truyền thống phục vụ đầu tư phát triển, đa dạng hóa khách hàng thuộc mọi thành phần kinh tế, phát triển và nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ ngân hàng, nâng cao hiệu quả an toàn hệ thống theo đòi hỏi của cơ chế thị trường và lộ trình hội nhập, làm nòng cốt cho việc xây dựng tập đoàn tài chính đa năng, vững mạnh, hội nhập quốc tế. Mặc dù hình thành chưa lâu, nhưng những nỗ lực của tập thể lãnh đạo và cán bộ đã giúp BIDV Thành Đô chiếm được lòng tin của khách hàng.

22


Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của BIDV Thành Đô Hoạt động huy động 2

Các hoạt động nghiệp vụ chủ yếu của BIDV Thành Đô

Hoạt động huy động vốn: bao gồm nhận tiền gửi của các tổ chức kinh tế xã hội, các tổ chức tài chính; nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư bằng VND và ngoại tệ; phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu, kỳ phiếu,…; vay vốn của các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước, vay vốn của NHNN và các hình thức huy động vốn khác theo quy định của NHNN.

Hoạt động tín dụng: bao gồm cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng VNĐ và ngoại tệ đối với các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, hộ gia đình và cá nhân theo quy định của Nhà nước và Hội sở chính. Cho vay xuất nhập khẩu, chiết khấu, tái chiết khấu bộ chứng từ, các giấy tờ có giá, cho vay các chương trình dự án kinh tế, cho thuê tài chính và các hình thức khác theo quy định của NHNN.

Dịch vụ thanh toán và ngân quỹ: bao gồm mở tài khoản, cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt trong nước và ngoài nước, thực hiện dịch vụ thu hộ, chi hộ.

Các hoạt động khác: bao gồm góp vốn, mua cổ phần, tham gia thị trường tiền tệ, thực hiện các nghiệp vụ mua bán giấy tờ có giá bằng ngoại tệ và VND, kinh doanh ngoại hối và vàng, nghiệp vụ ủy thác và đại lý, cung ứng dịch vụ bảo hiểm, cung ứng dịch vụ tư vấn tài chính, cung ứng dịch vụ bảo quản vật quý, giấy tờ có giá,

2.1.2. Mô hình hoạt động của ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô

Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh Thành Đô với hơn 200 cán bộ nhân viên, hoạt động theo mô hình tổ chức như sau:

Sơ đồ 0.1. Cơ cấu tổ chức của BIDV Thành Đô


GIÁM ĐỐC

PHÓ GIÁM ĐỐC

PHÒNG TÀI CHÍNH- KẾ TOÁN

PHÒNG QUẢN TRỊ TÍN DỤNG

PHÒNG KẾ HOẠCH

-TỔNG HỢP

PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH

PHÒNG KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN

PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP

PHÒNG QUẢN LÝ RỦI RO

PHÒNG QUẢN LÝ&DV KHO QUỸ

(Nguồn: Phòng kế hoạch- tổng hợp)


23

a. Ban Giám Đốc

Giám Đốc là người trực tiếp điều hành và chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của chi nhánh; tiếp nhận và hướng dẫn cán bộ của chi nhánh về những nhiệm vụ của cấp trên bàn giao; chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của mình; có quyền quyết định sắp xếp, bổ nhiệm, khen thưởng, kỷ luật cán bộ nhân viên của chi nhánh.

Phó Giám đốc: 03 phó Giám đốc cùng hỗ trợ Giám đốc điều hoạt động của chi nhánh.

b. Phòng Tài chính - Kế toán

Quản lý, thực hiện công tác hạch toán kế toán, công tác hậu kiểm đối với hoạt động tài chính kế toán của chi nhánh (bao gồm cả các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm).

Luân chuyển chứng từ và chi tiêu tài chính của các phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm và các phòng nghiệp vụ tại chi nhánh theo quy định.

Quản lý thông tin và lập báo cáo.

c. Phòng Quản trị tín dụng

Trực tiếp thực hiện tác nghiệp và quản trị cho vay, bảo lãnh, trích lập dự phòng rủi ro theo kết quả phân loại nợ của phòng khách hàng.

Thực hiện quản lý thông tin khách hàng, mẫu dấu, chữ ký khách hàng và các tác nghiệp liên quan theo quy trình nghiệp vụ về quản lý thông tin khách hàng và mẫu dấu, chữ ký khách hàng của BIDV.

Kích hoạt Hardware Token/SMS Token cho khách hàng sử dụng dịch vụ BIDV e-Banking, BIDV mobile.

d. Phòng Kế hoạch - Tổng hợp

Tham mưu, xây dựng kế hoạch phát triển và kế hoạch kinh doanh.

Tổ chức triển khai kế hoạch kinh doanh.

Theo dõi tình hình thực hiện kế hoạch kinh doanh.

e. Phòng Tổ chức Hành chính

Quán triệt các văn bản quy định, hướng dẫn và quy trình nghiệp vụ liên quan đến công tác tổ chức, quản lý nhân sự và phát triển nguồn nhân lực của Nhà nước và của BIDV đến toàn thể cán bộ nhân viên trong chi nhánh.


24


 Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập chấm 3

Đầu mối hoàn tất thủ tục pháp lý liên quan đến việc thành lập/chấm dứt hoạt động của phòng giao dịch/quỹ tiết kiệm.

Quản lý hồ sơ cán bộ, hướng dẫn cán bộ kê khai lý lịch, kê khai tài sản, bổ sung lý lịch hàng năm theo quy định. Quản lý thông tin và lập báo cáo liên quan đến công tác tổ chức cán bộ theo quy định.

Quản lý, sử dụng con dấu của chi nhánh theo đúng quy định của pháp luật và của BIDV.

Đầu mối triển khai thực hiện công tác phục vụ các cuộc họp, hội nghị do chi nhánh tổ chức, hoặc do BIDV giao cho chi nhánh tổ chức.

f. Phòng Khách hàng Cá nhân

Tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng là Cá nhân.

Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng.

g. Phòng Khách hàng Doanh nghiệp

Trực tiếp quản lý tài khoản và giao dịch với khách hàng Doanh nghiệp.

Kiểm tra tính pháp lý, tính đầy đủ, đúng đắn của các chứng từ giao dịch.

Chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc tự kiểm tra tính tuân thủ các quy định của Nhà nước và của BIDV trong hoạt động tác nghiệp của phòng, đảm bảo an toàn về tiền và tài sản của ngân hàng và khách hàng.

Bộ phận TTQT: chịu trách nhiệm cung cấp các dịch vụ thanh toán quốc tế cho khách hàng là tổ chức kinh tế; thực hiện trực tiếp việc thanh toán hàng hóa và dịch vụ nhập khẩu bằng phương thức thanh toán; mở hồ sơ L/C nhập khẩu; nhận L/C của ngân hàng nước ngoài mở và thông báo cho khách hàng là người thụ hưởng; thực hiện chiết khấu chứng từ hàng hóa xuất khẩu; công bố tỷ giá giao dịch theo quy định của ngân hàng tại chi nhánh và thực hiện nghiệp vụ mua bán ngoại tệ; nghiệp vụ bảo lãnh trong nước,…

h. Phòng Quản lý rủi ro

Công tác quản lý tín dụng.

Công tác quản lý rủi ro tín dụng.

Công tác quản lý rủi ro tác nghiệp.


25

Công tác phòng chống rửa tiền.

Công tác quản lý hệ thống chất lượng ISO.

Công tác kiểm tra nội bộ.

i. Phòng Quản lý và Dịch vụ kho quỹ

Trực tiếp thực hiện nghiệp vụ về quản lý kho và xuất/nhập quỹ.

Tổ chức việc thực hiện nộp/rút tiền mặt tại NHNN và các đơn vị liên quan, tổ chức việc tiếp quỹ/thu gom tiền tại các đơn vị trực thuộc, các ATM.

Nhận xét: BIDV Thành Đô có cơ cấu tổ chức khá gọn nhẹ và hiệu quả với 08 phòng ban, 03 phòng giao dịch với khách hàng. Tất cả các phòng ban đều chịu sự chỉ đạo thống nhất của Ban giám đốc gồm 01 Giám đốc và 03 Phó giám đốc.

2.1.3. Một số kết quả hoạt động kinh doanh của BIDV Thành Đô


2.1.3.1. Hoạt động huy động vốn giai đoạn 2011- 2013

Đối với bất kỳ hoạt động kinh doanh nào thì nguồn vốn là một yếu tố không thể không nhắc đến, đó là nhân tố không thể thiếu trong quá trình hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Chính vì vậy, BIDV Thành Đô đã triển khai nhiều sản phẩm tiết kiệm, tiền gửi về nội tệ và ngoại tệ với nhiều kỳ hạn khác nhau, lãi suất và chương trình khuyến mãi, quà tặng hấp dẫn,... Chính điều này, BIDV Thành Đô đã thu hút được nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và doanh nghiệp không những trên địa bàn quận Long Biên mà còn trên nhiều quận lân cận. Sau đây là bảng trình bày tình hình huy động vốn của chi nhánh Thành Đô qua 3 năm 2011- 2013.


26

Bảng 0 1 Tình hình huy động vốn của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011 2013 ĐVT Tỷ 4


Bảng 0.1. Tình hình huy động vốn của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: Tỷ đồng



Chỉ tiêu

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Chênh lệch 2011-

2012

Chênh lệch 2012-

2013

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

%

Số tiền

Tỷ trọng

%

Tuyệt đối

Tương đối %

Tuyệt đối

Tương đối %

Phân theo kỳ hạn

2.395

100

2.279

100

2.440

100

-116

-4,84

161

7,06

Ngắn hạn

2.155,50

90

1.185

65

1.095

45

-970,50

-45

-90

-7,60

Trung và dài hạn

239,50

10

1.094

35

1.345

55

854,50

3,57

251

22,94

Phân theo loại tiền

2.395

100

2.279

100

2.440

100

-116

-4,84

161

7,06

Nội tệ

2.357

98,40

2.243

98

2.305

94

-114

-4,84

62

2,76

Ngoại tệ

38

1,60

36

2

135

6

-2

-5,26

99

2,75

Phân theo thành phần kinh tế

2.395

100

2.279

100

2.440

100

-116

-4,84

161

7,06

HĐV từ TCTD

443

18,50

495

22

712

29

52

12

217

44

HĐV từ TCKT

191

8

612

27

346

14

421

68,79

-266

-43

HĐV từ dân cư

1.761

73,50

1.172

51

1.382

57

-589

-33,40

210

18

Tổng nguồn vốn

2.395

100

2.279

100

2.440

100

-116

-4,84

161

7,06

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.

Nâng cao hiệu quả hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam - Chi nhánh Thành Đô - 5

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013)


27

Bảng 2.1 cho thấy rằng nguồn vốn huy động của BIDV Thành Đô có sự biến động qua các năm 2011, 2012, 2013. Năm 2011, tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đạt 2.395 tỷ đồng, trong khi đó sang năm 2012 tồng nguồn vốn trên có sự sụt giảm đáng kể, giảm 116 tỷ đồng, tương ứng giảm 4,84% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm trên là do cuối năm 2011 và đầu năm 2012 lạm phát tăng cao, các ngân hàng thương mại nói chung và BIDV nói riêng gặp khó khăn trong việc huy động vốn do lãi suất ngân hàng không đủ bù đắp cho lạm phát nên khách hàng không tìm đến ngân hàng mà tìm đến các kênh đầu tư khác. Do đó nguồn vốn huy động toàn hệ thống bao gồm chi nhánh Thành Đô có xu hướng giảm trong năm 2012. Sang năm 2013, nền kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng vẫn còn khá nhiều sóng gió. Dẫu vậy, so với năm 2012, tình hình huy động vốn của BIDV Thành Đô đã được cải thiện đáng kể: tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh đã có sự tăng trưởng, tăng 161 tỷ đồng, tương ứng tăng 7,06% so với năm 2012.

Nguồn vốn huy động theo kỳ hạn

Biểu đồ 0.1. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013

ĐVT: Tỷ đồng


3000

2500

239,50

2000

1094

1345

1500

Trung và dài hạn

Ngắn hạn

1000

2155,50

500

1185

1095

0

Năm 2011

Năm 2012

Năm 2013

Biều đồ cơ cấu nguồn vốn huy động theo kỳ hạn của chi nhánh Thành Đô cho thấy nguồn vốn ngắn hạn của BIDV Thành Đô có sự sụt giảm mạnh trong năm 2012 và tiếp tục giảm nhẹ trong năm 2013. Tuy nhiên, ngược lại hoàn toàn với tình hình huy động vốn ngắn hạn, nguồn vốn trung và dài hạn có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2011, BIDV Thành Đô với 90% tỷ trọng vốn huy động là nguồn vốn ngắn hạn,


28

Xem tất cả 89 trang.

Ngày đăng: 22/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí