điều nay gây khó khăn không nhỏ cho chi nhánh trong việc quản trị nguồn vốn, khó bảo đảm cân đối kỳ hạn. Kỳ hạn huy động vốn ngắn trong khi kỳ hạn cho vay bình quân dài, tạo nguy cơ rủi ro kỳ hạn và lãi suất. Chính vì vậy trong năm 2012 và 2013, để giảm thiểu rủi ro BIDV Thành Đô đã triển khai kế hoạch điều chỉnh giảm huy động vốn ngắn hạn và tăng cường huy động vốn trung và dài hạn. Từ đó không những giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa- là các doanh nghiệp chủ yếu vay vốn trung và dài hạn để đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh có cơ hội tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, tạo điều kiện thúc đẩy nền kinh tế phát triển mà còn góp phần ổn định hoạt động kinh doanh của chi nhánh Thành Đô.
Nguồn vốn huy động theo loại tiền
Biểu đồ 0.2. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo loại tiền của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013
ĐVT: Tỷ đồng
2500
2450
2400
38
2350
2300
2250
2200
2150
135
36
Ngoại tệ
Nội tệ
2357
2305
2243
2100
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Biểu đồ 2.2 cho thấy:
Qua các năm, nguồn vốn ngoại tệ luôn chỉ chiếm một tỷ lệ khá nhỏ trong tổng nguồn vốn huy động của chi nhánh Thành Đô: năm 2012 nguồn vốn ngoại tệ chỉ đạt 36 tỷ đồng, giảm 5,26% so với năm 2011, năm 2013 nguồn vốn ngoại tệ tăng lên đáng kể nhưng vẫn ở mức thấp so với nguồn vốn nội tệ, tăng 2,75% so với năm 2012. Nguyên nhân chủ yếu của sự mất cân đối trong cơ cấu huy động vốn theo loại tiền là do khách hàng của chi nhánh chủ yếu là khách hàng trên địa bàn huyện Gia Lâm và quận Long Biên, nguồn thu ngoại tệ và việc sự dụng ngoại tệ trong giao dịch trong nhưng năm gần đây tuy đã có xu hướng gia tăng nhưng không nhiều.
29
Mặc dù chỉ chiếm tỷ trọng khá nhỏ trong tổng nguồn vốn những tỷ trọng nguồn vốn ngoại tệ lại có sự tăng trưởng qua các năm: năm 2011 nguồn vốn ngoại tệ chiếm 1,60% tổng nguồn vốn nhưng qua hai năm, tỷ trọng nguồn vốn này của chi nhánh đã chiếm 6% tổng nguồn vốn. Cũng giống như tình hình huy động vốn ngoại tệ, vốn nội tệ của BIDV Thành Đô trong năm 2011 cũng giảm 4,84% so với năm 2012. Nguyên nhân của sự sụt giảm của nguồn vốn nội tệ là do trong những năm vừa qua NHNN liên tục hạ trần lãi suất huy động xuống khá thấp, mới nhất là tháng 6/2013, NHNN tiếp tục hạ trần lãi suất xuống còn 7%/năm, trong khi đó lãi suất tiền gửi bằng ngoại tệ lại khá ổn định. Chính vì vậy mà trong năm 2013, nguồn vốn ngoại tệ đã có mức tăng trưởng gần bằng mức tăng trưởng của nguồn vốn nội tệ: nguồn vốn nội tệ tăng trưởng 2,76% và nguồn vốn ngoại tệ tăng trưởng 2,75%.
Nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế
Biểu đồ 0.3. Cơ cấu nguồn vốn huy động theo thành phần kinh tế giai đoạn 2011- 2013
ĐVT: Tỷ đồng
3000
2500
2000
1382
1500
1761
1172
1000
HĐV từ dân cư
HĐV từ TCKT HĐV từ TCTD
612
346
500
191
443
495
712
0
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Biểu đồ 2.3 cho thấy nguồn vốn huy động từ dân cư luôn chiếm tỷ lệ cao hơn nhiều so với nguồn vốn huy động từ TCKT và TCTD. Điều đó cho thấy niềm tin của người dân đặt vào BIDV nói chung và chi nhánh Thành Đô. Năm 2011 huy động vốn từ dân cư của chi nhánh chiếm tới 73,5% tổng vốn huy động. Tuy nhiên nhóm khách hàng dân cư là nhóm khách hàng được chi nhánh đánh giá là không ổn định, nhu cầu thanh toán sử dụng cao, khách hàng thường gửi với kỳ hạn ngắn. Do đó, sang năm 2012, tỷ trọng này giảm xuống còn 51% tổng vốn huy động và năm 2013 tỷ trọng này
30
đạt 57% tổng huy động. Ngược lại với sự sụt giảm của huy động vốn từ dân cư, huy động vốn từ TCKT của chi nhánh năm 2012 lại có xu hướng tăng mạnh: tăng gần 70% so với huy động vốn từ TCKT năm 2011, điều này cho thấy những bất ổn của nền kinh tế năm 2012 ảnh hưởng tới hầu hết các ngành nghề, các hoạt động sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp là khách hàng của chi nhánh đều suy giảm. Bởi vậy, hầu hết khách hàng doanh nghiệp của chi nhánh có xu hướng gửi tiền vào chi nhánh thay vì đầu tư mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh. Tiền gửi của các tổ chức kinh tế đa phần là tiền gửi không kỳ hạn, lãi suất huy động thấp nhưng sự ổn định không cao nên sang năm 2013 BIDV Thành Đô đã điều tiết lại, giảm huy động vốn từ TCKT từ 612 tỷ đồng xuống còn 346 tỷ đồng, giảm tới 43,46% so với năm 2012.
Ngược lại với sự bất ổn của nguồn vốn huy động từ dân cư và từ TCKT, nguồn huy động vốn từ TCTD của BIDV Thành Đô lại có xu hướng tăng đều qua các năm. Năm 2012 tăng 12% so với năm 2011, năm 2013 có mức tăng trưởng cao, đạt 44%.
2.1.3.2. Hoạt động tín dụng giai đoạn 2011- 2013
Bảng 0.2. Tình hình dư nợ của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2011 | Năm 2012 | Năm 2013 | Chênh lệch 2011- 2012 | Chênh lệch 2012- 2013 | ||||||
Số tiền | Tỷ trọng % | Số tiền | Tỷ trọng % | Số tiền | Tỷ trọng % | Tuyệt đối | Tương đối (%) | Tuyệt đối | Tương đối (%) | |
Dư nợ ngắn hạn | 1.790 | 85 | 1.481 | 77 | 1.478 | 65 | -309 | -17 | -3 | -0,2 |
Dư nợ trung- dài hạn | 316 | 15 | 15 | 442 | 796 | 35 | 126 | 40 | 354 | 80 |
Tổng dư nợ | 2.160 | 100 | 1.923 | 100 | 2.274 | 100 | -237 | -12,32 | 351 | 18,3 |
Có thể bạn quan tâm!
- Quy Trình Nghiệp Vụ Của Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
- Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ
- Giới Thiệu Chung Về Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam- Chi Nhánh Thành Đô
- Phân Tích Các Chỉ Tiêu Đánh Giá Hiệu Quả Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Của Bidv Thành Đô
- Giá Trị Thanh Toán L/c Xuất- Nhập Khẩu Giai Đoạn 2011- 2013
- Định Hướng Phát Triển Hoạt Động Thanh Toán Quốc Tế Theo Phương Thức Tín Dụng Chứng Từ Tại Ngân Hàng Tmcp Đầu Tư Và Phát Triển Việt Nam- Chi Nhánh
Xem toàn bộ 89 trang tài liệu này.
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2011, 2012, 2013)
Bảng 2.2 cho thấy:
Dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn của chi nhánh có sự biến động qua các năm. Cụ thể năm 2012 tổng dư nợ đạt được 1.923 tỷ đồng, giảm 183 tỷ đồng, tương ứng giảm 8,7% so với năm 2011. Nguyên nhân của sự sụt giảm này là do trong tổng dư nợ của chi nhánh Thành Đô, dư nợ ngắn hạn luôn chiếm tỷ trọng cao, do đó tổng dư nợ
31
của cả chi nhánh phụ thuộc khá nhiều vào dư nợ ngắn hạn. Năm 2012 cùng với sự giảm mạnh của hoạt động huy động vốn ngắn hạn (giảm 45% so với năm 2011), dư nợ ngắn hạn năm 2012 của chi nhánh cũng có xu hướng giảm theo, giảm 309 tỷ đồng, tương ứng giảm 17% so với năm 2011. Trước sự giảm sút của dư nợ ngắn hạn, dư nợ trung và dài hạn năm 2012 lại có sự tăng trưởng mạnh, tăng 40% so với năm 2011 (tăng 126 tỷ đồng). Điều đó cho thấy, để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp nói riêng và tình hình kinh tế khó khăn năm 2012 nói chung, BIDV Thành Đô đã tăng cường hỗ trợ các doanh nghiệp có thể tiếp cận được nguồn vốn của chi nhánh với kỳ hạn trung và dài hạn. Với kỳ hạn vay vốn trung và dài hạn như vậy các doanh nghiệp có thể yên tâm hơn trong hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc mở rộng sản xuất kinh doanh của mình, từ đó khắc phục dần những khó khăn của nền kinh tế. Mặt khác, với việc tăng cường cho vay trung dài hạn như vậy, chi nhánh Thanh Đô cũng gặp nhiều khó khăn trong việc thu hồi vốn và quay vòng vốn; làm giảm một số nguồn thu của chi nhánh từ hoạt động đầu tư vốn vào các lĩnh vực khác. Tuy nhiên, thấy được những chuyển biến tích cực của các doanh nghiệp Việt Nam và nền kinh tế, trong năm 2013 BIDV Thành Đô tiếp tục đẩy mạnh cho vay trung và dài hạn, dư nợ trung và dài hạn năm 2013 đạt 796 tỷ đồng, tăng trưởng 80% so với 2012, trong khi đó, dư nợ ngắn hạn tiếp tục có xu hướng giảm nhưng mức giảm không đáng kể, giảm 3 tỷ đồng so với năm 2012. Điều đó thể hiện tinh thần chia sẻ của chi nhánh Thành Đô với các doanh nghiệp trong thời kỳ khó khăn nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp phục hồi nền sản xuất.
Biểu đồ 0.4. Cơ cấu dư nợ của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013
ĐVT: Tỷ đồng
2500
2000
316
796
442
1500
1000
1790
Trung- Dài hạn
Ngắn hạn
1481
1478
500
0
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
32
Biểu đồ 2.4 cho thấy dư nợ ngắn hạn có xu hướng giảm dần nhưng vẫn luôn chiếm tỷ trọng khá cao trong tổng dư nợ của chi nhánh qua các năm. Cụ thể, dư nợ ngắn hạn của chi nhánh năm 2011 chiếm 85% tổng dư nợ, năm 2012 chiếm 70%, sang năm 2013 tỷ trọng này chỉ còn 65% tổng dư nợ. Dư nợ ngắn hạn những năm qua của chi nhánh luôn ở mức cao hơn so với dư nợ trung và dài hạn. Điều đó giúp cho chi nhánh giảm thiểu rủi ro trong việc thu hồi vì dư nợ ngắn hạn có thời gian thu hồi vốn nhanh. Mặt khác, dư nợ trung và dài hạn của chi nhánh tuy chiếm tỷ trọng nhỏ hơn trong tổng dư nợ nhưng qua các năm dư nợ trung và dài hạn đang có xu hướng tăng lên: năm 2011 tỷ trọng dư nợ trung và dài hạn chỉ chiếm 15% tổng dư nợ thì đến năm 2013 tỷ trọng này đã chiếm tới 35% tổng dư nợ. Điều này cho thấy BIDV Thành Đô đã có nhiều chính sách lãi suất ưu đãi để các doanh nghiệp có thể tiếp cận được với nguồn vốn trung và dài hạn để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh.
2.1.3.3. Hoạt động dịch vụ giai đoạn 2011- 2013
Biểu đồ 0.5. Biểu đồ biểu diễn thu dịch vụ ròng giai đoạn 2011- 2013
ĐVT: Tỷ đồng
20
18
18,7
16
14
12
10
8
6
4
2
0
13,2
14
Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013
Nhưng năm vừa qua, các hoạt động dịch vụ của chi nhánh đã và đang mang lại nguồn thu nhập khá ổn định. Thu dịch vụ ròng năm 2012 đạt 14 tỷ đồng, tăng 5,7% so với năm 2011; thu dịch vụ ròng năm 2013 của chi nhánh Thánh Đô vẫn có xu hướng tăng, tăng 4,7 tỷ đồng so với năm trước, tăng trưởng 34%. Các nguồn thu dịch vụ chủ chốt của BIDV Thành Đô như dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, tài trợ thương mại, dịch vụ thẻ,…
33
Hoạt động kinh doanh thẻ: thu từ hoạt động kinh doanh thẻ trong giai đoạn năm 2011- 2013 đều có sự gia tăng khá mạnh. Năm 2012 thu phí dịch vụ thẻ đạt 0,88 tỷ đồng, tăng 50% so với năm 2011, năm 2013 tăng 37,14% so với năm 2012 (đạt mức
1.2 tỷ đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do trong những năm qua, BIDV Thành Đô luôn coi việc gia tăng các lợi ích cho chủ thẻ là một trong những mục tiêu trọng tâm mà chi nhánh đang triển khai, kèm theo đó là các chương trình khuyến mãi trực tiếp như tặng quà, tích điểm, tặng tiền cho chủ thẻ. Đặc biệt, BIDV Thành Đô đã và đang tiến hành liên kết với nhiều nhà cung cấp dịch vụ giảm giá, ưu đãi lớn cho chủ thẻ khi thanh toán bằng thẻ thay vì trả bằng tiền mặt. Mới đây nhất, BIDV đã triển khai chương trình ưu đãi dành cho chủ thẻ BIDV “mùa giáng sinh- năm mới 2014” với hàng loạt các ưu đãi về ẩm thực, mua sắm, du lịch; giảm lên tới 50% đối với hóa đơn cho khách hàng là chủ thẻ của BIDV, thanh toán qua POS của BIDV. Cơ cấu phí thu trong dịch vụ thẻ có sự chuyển đổi theo hướng thu phí thanh toán qua POS, thanh toán qua ATM, thể hiện bước tiến đáng kể trong việc sử dụng thẻ của khách hàng. Giao dịch thanh toán bằng thẻ sẽ giúp cho khách hàng không những tránh được những rủi ro trong tính toán, tiền giả, tiền rách,…
Dịch vụ thanh toán: giai đoạn 2011- 2013, thu ròng từ dịch vụ thanh toán cũng có xu hướng tăng, năm 2012 tăng 11,25% so với năm 2011 (thu ròng đạt 3,11 tỷ đồng). Nguyên nhân của sự tăng lên đáng kể này một phần là do trong năm 2012 phí ủy nhiệm thu, ủy nhiệm chi, thanh toán quốc tế tại BIDV Thành Đô,… có chiều hướng tăng. Bước sang năm 2013 thu ròng dịch vụ thanh toán mức tăng đạt 37,8% so với năm 2012, tăng từ 3,11 tỷ đồng lên tới 5 tỷ đồng. Mức phí của BIDV Thành Đô trong năm 2013 đã có sự ổn định hơn và BIDV Thành Đô cũng đang nỗ lực nâng cao chất lượng của sản phẩm, dịch vụ hơn. Chính vì điều đó đã khiến khách hàng tin tưởng, hài lòng, tín nhiệm BIDV Thành Đô.
Dịch vụ BSMS: tổng số khách hàng BSMS lũy kế đến năm 2012 là trên 10.000 khách hàng, tăng 20% so với năm 2011, trong đó có 9.500 khách hàng cá nhân (chiếm 95% tổng số khách hàng) và 530 khách hàng doanh nghiệp. Số khách hàng chiếm 47% lượng khách hàng có tài khoản tiền gửi thanh toán (cao hơn mức bình quân của toàn hệ thống là 27%). Thu phí dịch vụ BSMS năm 2012 là 0,504 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 19% thu dịch vụ bán lẻ của chi nhánh. Tiền đề là sự tăng trưởng về tổng số khách hàng BSMS năm 2012, năm 2013 có thể coi là một năm thành công của dịch vụ BSMS nói riêng và Chi nhánh Thành Đô nói chung: thu phí dịch vụ BSMS năm 2013 đạt 1,2 tỷ đồng tăng 0,696 tỷ đồng, tương ứng tăng 58% so với thu phí dịch vụ BSMS năm 2012.
34
2.1.3.4. Lợi nhuận trước thuế của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013
Biểu đồ 0.6. Lợi nhuận trước thuế của BIDV Thành Đô giai đoạn 2011- 2013
ĐVT: Tỷ đồng
Năm 2013
74,95
Năm 2012
19,95
Năm 2011
8,17
0
10
20
30
40
50
60
70
80
Biểu đồ 2.7 cho thấy lợi nhuận trước thuế của BIDV Thành Đô có xụ hướng tăng dần qua các năm và đặc biệt trong năm 2013 lợi nhuận trước thuế của chi nhánh có bước nhảy vọt, lợi nhuận trước thuế năm 2013 tăng 276% so với năm 2012, đạt mức 74,95 tỷ đồng. Điều này cho thấy, trong bối cảnh kinh tế khó khăn mà chi nhánh Thành Đô đạt được lợi nhuận trước thuế cao như vậy là một điều không dễ dàng. BIDV Thành Đô với đội ngũ cán bộ nhân viên trẻ, năng động và trình độ cao đã không ngừng nỗ lực đẩy mạnh dư nợ của chi nhánh. Ngoài dư nợ tăng cao và nguồn lợi nhuận mà chi nhánh thu về năm 2013, lợi nhuận trước thuế của chi nhánh tăng cao còn do chi phí hoạt động và trích lập dự phòng rủi ro giảm mạnh, thu hồi nợ tăng mạnh giúp cắt giảm chi phí. Thêm vào đó, BIDV Thành Đô còn dùng lượng vốn huy động dư thừa để đầu tư hoặc sử dụng vào các hoạt động khác ngoài tín dụng để tăng thêm lợi nhuận của toàn chi nhánh.
2.2. Thực trạng hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam- chi nhánh Thành Đô
2.2.1. Quy trình nghiệp vụ thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại BIDV Thành Đô
2.2.1.1. Quy trình L/C xuất khẩu
Trong nghiệp vụ thanh toán L/C xuất khẩu, khách hàng của BIDV Thành Đô là người xuất khẩu, BIDV đảm nhận vai trò là ngân hàng thông báo thư tín dụng cho khách hàng. Ngoài ra, liên quan đến thanh toán L/C xuất khẩu, BIDV còn cung cấp các dịch vụ khác như: cung cấp thông tin xuất khẩu, thông tin về ngân hàng phát hành
35
thư tín dụng và các vấn đề liên quan đến thư tín dụng, tư vấn hợp đồng ngoại thương, tư vấn nội dụng thư tín dụng, hướng dẫn lập chứng từ và tra soát thanh toán.
Sơ đồ 0.2. Quy trình L/C xuất khẩu
Thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C
Xử lý bộ chứng từ
Thanh toán L/C
Bước 1: Thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C
Tại trung tâm thanh toán quốc tế (TT.TTQT):
Cán bộ TTQT tiếp nhận L/C hoặc sửa đổi L/C từ ngân hàng nước ngoài, tiến hành kiểm tra tính xác thực nội dung L/C hoặc sửa đổi L/C, lập thông báo trình KSV (kiểm soát viên) kiểm tra trước khi chuyển về cho chi nhánh Thành Đô qua mạng nội bộ, đồng thời lập giấy đề nghị giao dịch viên (GDV) hạch toán thu phí thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C.
Tại chi nhánh Thành Đô:
Cán bộ TTQT của chi nhánh tiếp nhận và kiểm tra tính xác thực của thông báo L/C hoặc sửa đổi L/C bằng cách kiểm tra SWIFT key, mẫu chữ ký của người có thẩm quyền trên L/C, TEST key. Sau đó tiến hành thông báo cho khách hàng.
Trong trường hợp khách hàng muốn được BIDV Thành Đô hỗ trợ tài chính, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm tài trợ xuất khẩu theo các quy định của ngân hàng.
Bước 2: Xử lý bộ chứng từ
Tại chi nhánh Thành Đô:
Cán bộ TTQT của chi nhánh tiếp nhận bộ chứng từ khách hàng xuất trình, lập biên bản kiểm tra số lượng, loại chứng từ, sau đó chuyển hồ sơ sang KSV kiểm soát trước khi chuyển lên TT.TTQT.
Tại TT.TTQT:
Cán bộ TTQT tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ từ chi nhánh Thành Đô và chuyển hồ sơ sang KSV kiểm tra lần 2, sau đó phản hồi kết quả về cho chi nhánh.
Bước 3: Thanh toán L/C
Tại TT.TTQT:
36